Cũng
phải thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày
nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải
phóng và phát triển sức sản xuất. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các
điều kiện kinh tế cao đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không
ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư
bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Hơn thế
nữa, trong điều kiện Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ngày nay, những mâu thuẫn
đó càng được bộc lộ với tốc độ nhanh hơn, biểu hiện rõ nét hơn.
Các
cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt là, năm 2008 - 2009 chúng
ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước
Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến
hầu hết các nước trên thế giới. Và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng
hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới
tác động của đại dịch COVID-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh
tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội
tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng,
thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng
thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc. Những tình huống từ địa hạt
kinh tế - tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã
hội, và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị
với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế.
Cùng
với khủng hoảng kinh tế - tài chính là khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự
cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh
thái,... đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại và phát triển
của nhân loại. Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế - xã hội lấy
lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất
ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội.
Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng
tư bản chủ nghĩa. Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh
tính không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của
nó.
Theo
nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải
quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa. Vì
đây là những mâu thuẫn nội tại, chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì những mâu
thuẫn này càng lớn và không thể khắc phục được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét