Thứ Năm, 2 tháng 5, 2024

NHỮNG LÝ TƯỞNG VÀ GIÁ TRỊ TỐT ĐẸP CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga đã đưa ra lời giải chính xác trên

thực tế về phương hướng, mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc, đó chính là chủ

nghĩa xã hội và vai trò của giai cấp công nhân trong cuộc cách mạng giải phóng này.

Theo đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã nhận thức rõ mối quan hệ biện chứng

giữa đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, giữa sứ mệnh lịch sử

của giai cấp công nhân, nhân dân lao động với tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: Cách mạng Tháng Mười Nga đã “mở ra con

đường giải phóng cho các dân tộc và cho cả loài người, mở ra thời đại mới trong lịch sử,

thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư sản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới”.

Từ thành quả Cách mạng Tháng Mười của những người Bônsêvích Nga, giai cấp

công nhân, nhân dân lao động Việt Nam không chỉ tìm thấy đồng minh, có được sự ủng

hộ quốc tế to lớn, mà còn giúp họ vận dụng thành công những phương pháp, cách thức,

kinh nghiệm trong cách mạng giải phóng dân tộc, như đúc rút mang tính chân lý của

Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào

khác con đường cách mạng vô sản”.

Thực tiễn cũng đã minh chứng, Cách mạng Tháng Mười Nga và thời đại mới do

nó tạo nên một nhân tố thời đại quan trọng, đó là: Từ việc nghiên cứu Cách mạng Tháng

Mười Nga, tin tưởng vào chủ nghĩa Mác – Lênin và đi theo con đường thời đại mà Cách

mạng Tháng Mười Nga, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi dựng và tham gia sáng lập Đảng

Cộng sản Pháp (tháng 12-1920); Người dầy công truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào

trong nước và chuẩn bị mọi mặt cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào mùa

xuân năm 1930; Người đã thức tỉnh các tầng lớp nhân dân, nhất là giai cấp công nhân

nhất tề đứng lên gánh vác sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Tháng Tám thành công, khai

sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Tinh thần cách mạng không ngừng của Cách mạng Tháng Mười Nga tiếp tục

được giai cấp công nhân Việt Nam tiếp bước, thực hiện mục tiêu: Độc lập dân tộc gắn

liền với chủ nghĩa xã hội; giải phóng dân tộc để đi lên chủ nghĩa xã hội, giải phóng giai

cấp, giải phóng con người. Những kinh nghiệm của chủ nghĩa xã hội thời chiến ở Liên

Xô được vận dụng sáng tạo trong “kháng chiến kiến quốc”, đặc biệt là trong thời kỳ vừa

xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng ở miền Nam, thống

nhất đất nước ở Việt Nam.


Trải qua 105 năm, dù chủ nghĩa xã hội hiện thực đã từng chịu những tổn thất

nặng nề, nhưng “Những thành tựu có quy mô và tầm vóc lịch sử thế giới của chủ nghĩa

xã hội là không thể phủ nhận, nó đã từng là giá trị thể hiện bản chất ưu việt của chủ

nghĩa xã hội, mãi mãi còn in dấu trong lương tâm, ký ức nhân loại” của Cách mạng

Tháng Mười Nga vẫn có tầm ảnh hưởng sâu rộng và sức sống bất diệt.

Những lý tưởng và giá trị tốt đẹp của Cách mạng Tháng Mười Nga đã, đang và sẽ tiếp

tục cổ vũ, dẫn đường cho giai cấp công nhân Việt Nam xây dựng một xã hội – xã hội

chủ nghĩa: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đại hội XIII của Đảng

khẳng định, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là phải

kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội và coi đó là một vấn đề mang

tính nguyên tắc, có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng tư tưởng vững chắc

của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động. Đây cũng chính là phương

hướng, khát vọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của giai cấp công nhân và mọi

giai tầng khác trong xã hội trong thực hiện sứ mệnh phát triển đất nước phồn vinh, hạnh

phúc theo những giá trị thời đại khởi nguồn từ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét