Thứ Năm, 2 tháng 5, 2024

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG THEO HƯỚNG LƯỠNG DỤNG, NGÀY CÀNG HIỆN ĐẠI

 Trong các nghị quyết chuyên đề của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển công

nghiệp quốc phòng ở các giai đoạn trước đây đã xác định chủ trương và nhiệm vụ phát

triển tiềm lực khoa học – công nghệ của công nghiệp quốc phòng Việt Nam, phấn đấu

thực hiện một số nhiệm vụ trọng điểm mang tính đột phá, mũi nhọn để tiếp cận và làm

chủ được các ngành công nghệ mới liên quan tới chế tạo vũ khí. Tập trung đầu tư sản

xuất thành công các chủng loại vũ khí, trang bị, khí tài hiện đại và chiến lược, trong đó

có những chủng loại “Made in Việt Nam” đạt trình độ tiên tiến, hiện đại tương đương so

với thế giới và khu vực để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa Quân đội. Chúng ta cần ưu tiên

ứng dụng hiệu quả các công nghệ nền tảng, các thành tựu của cuộc Cách mạng công

nghiệp lần thứ Tư, thực hiện “đi tắt, đón đầu” trong một số lĩnh vực công nghệ quân sự

đặc thù để tạo chuyển biến bước ngoặt về năng lực thiết kế – chế tạo các sản phẩm có

tính đột phá về tính năng chiến thuật – kỹ thuật. Ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến,

lưỡng dụng, tiến tới làm chủ công nghệ nền, công nghệ lõi trong nghiên cứu, thử

nghiệm, sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật có hàm lượng công nghệ cao.

Công nghiệp quốc phòng là một bộ phận của công nghiệp quốc gia, vừa sản xuất

phục vụ nhu cầu tiêu dùng quân sự, vừa tham gia sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng

dân dụng. Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ mới vào nghiên cứu, thiết kế, chế tạo sản

phẩm quốc phòng, đồng thời sản xuất các sản phẩm dân sinh cũng như đẩy mạnh phát

triển, chuyển giao một số công nghệ cho công nghiệp dân sinh. Phát triển công nghiệp

quốc phòng theo hướng lưỡng dụng sẽ khai thác tốt tiềm năng, phát huy tốt nội lực

trong xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng để đáp ứng đồng thời các yêu cầu

của quốc phòng – an ninh và yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Qua

đó, giảm bớt sự phụ thuộc, đa dạng hóa việc tiếp cận công nghệ, nguồn lực trong quá

trình thực hiện các mục tiêu chiến lược đã đề ra. Tăng cường chuyển giao công nghệ,

liên doanh, liên kết, hợp tác cùng nghiên cứu phát triển mẫu vũ khí mới, hợp tác về đào

tạo nhân lực, phát triển thị trường quốc tế và xây dựng thương hiệu, xuất khẩu sản phẩm

quân sự, lưỡng dụng và sản phẩm kinh tế. Tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu trong

phân công chuyên môn hóa sản xuất, trước hết là các sản phẩm kinh tế và lưỡng dụng.

Như thế, vừa đáp ứng yêu cầu tăng cường khả năng quốc phòng để làm tròn nghĩa vụ

bảo vệ Tổ quốc, vừa góp phần phát triển kinh tế-xã hội, phục vụ đời sống nhân dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét