Thứ Ba, 21 tháng 5, 2024

Quy trình Quốc hội bầu chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.

     Nếu Quốc hội biểu quyết thông qua, Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ và phát biểu nhậm chức. Sau đó, Quốc hội phê chuẩn Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh theo đề nghị của Chủ tịch nước.

Sáng nay (22/5), Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại đoàn về danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.

Theo lịch trình, sau đó, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Căn cứ kết quả bỏ phiếu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết bầu Chủ tịch nước. Nếu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết, Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ và phát biểu nhậm chức.

Sau đó, Quốc hội phê chuẩn Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh theo đề nghị của Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Từ báo cáo của Ban kiểm phiếu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết phê chuẩn Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Việc thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh được thực hiện ngay sau đó.

200520240906-le-minh-khai.jpg

Mới đây, tại Hội nghị Trung ương 9, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, để Quốc hội khóa XV bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.

Nếu được bầu, Ông Tô Lâm là Chủ tịch nước thứ 13 trong lịch sử nhà nước Việt Nam (tính từ năm 1945 đến nay).

Dự kiến, cũng trong sáng ngày 22/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an đối với ông Tô Lâm. Sau đó, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét