Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2024

NHẬN DIỆN ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH PHỦ NHẬN NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

 Hiện nay, cùng với công kích chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ra sức xuyên tạc, phủ nhận nền văn hóa Việt Nam. Các thế lực phủ địch phủ nhận chủ nghĩa yêu nước Việt Nam; phủ nhận giá trị các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược của dân tộc; đánh đồng chính nghĩa và phi nghĩa, làm lẫn lộn vai trò của những chiến sĩ cách mạng chân chính với những kẻ cướp nước và bè lũ bán nước. Chúng tuyên truyền cho các giá trị văn hóa phương Tây; cố tình hạ thấp giá trị các sáng tác văn học, nghệ thuật ca ngợi cuộc sống lao động, chiến đấu của quần chúng công - nông; tán dương các tác phẩm có khuynh hướng bôi nhọ lịch sử, phủ nhận chủ nghĩa anh hùng cách mạng, phẩm chất cao đẹp của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang…Một số kẻ còn lợi dụng tự do sáng tác để đả kích, nói xấu chế độ; kích động những người bất mãn viết hồi ký, tiểu thuyết, truyện ngắn để xuyên tạc, vu khống Đảng, Nhà nước và chế độ. Điển hình như: Hồi ký của một thằng hèn của Tô Hải; Hồi ký của Nguyễn Đăng Mạnh; cuốn cẩm nang du lịch Trương Gia Giới phát cho du khách tại Công ty lữ hành Saigontourist, trong đó in hình bản đồ Trung Quốc có đường lưỡi bò ở Biển Đông; cuốn sách Đèn cù của Trần Đĩnh và Đêm giữa ban ngày của Vũ Thư Hiên; Bộ phim Điệp vụ Biển Đỏ của đạo diễn Lâm Siêu Hiền…hòng ca ngợi chủ nghĩa hưởng thụ, sống gấp, sống không có tương lai, hoài bão, thiếu lý tưởng, gieo rắc tư tưởng hoài nghi hoài nghi con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; cổ vũ bạo lực, đề cao danh vị, đồng tiền; chạy theo thần tượng, theo trend trái với thuần phong mỹ tục dân tộc, làm mất đi phương hướng thẩm mỹ tích cực, tác động tiêu cực đến tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của công chúng, gây rối lòng dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm suy giảm lòng tin của các tầng lớp nhân dân vào thể chế chính trị và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam…

Với những âm mưu, thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa đang là “nguy cơ hiện hữu” làm thay đổi các thang giá trị về đạo đức, lối sống trong xã hội; khơi dậy bản năng chạy theo lợi ích vật chất, cá nhân mà quên đi đạo lý, nghĩa vụ và trách nhiệm của người công dân trong một quốc gia văn minh, tiến bộ; thậm chí làm cho con người sa ngã, quay lưng lại với truyền thống, với những giá trị mang đậm bản sắc của cốt cách con người Việt, dân tộc Việt Nam.

Để đấu tranh bảo vệ nền văn hóa của dân tộc trong tình hình mới, thiết nghĩ, trước hết mỗi cấp ủy, chính quyền, cơ quan ban, ngành chức năng cần phải nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa, quán triệt đầy đủ các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng về Văn hóa với trách nhiệm "phải soi đường cho quốc dân đi". Trên cơ sở đó xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện, huy động tối đa các nguồn lực để phát triển văn hóa.

Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; thực hiện đúng quan điểm Đại hội XIII của Đảng: “Phát triển kinh tế là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên”. Lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam làm nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững.

Tiếp tục phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất; xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị của quốc gia - dân tộc; phát triển các phong trào văn hóa sâu rộng, thực chất; cải thiện điều kiện, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, bảo đảm sự công bằng; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại.

Phát huy vai trò chủ thể sáng tạo, chủ thể thụ hưởng văn hóa là nhân dân; đề cao, phát huy vai trò tiên phong của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, của những người làm công tác văn hóa; tôn trọng và bảo vệ sự biểu đạt đa dạng của văn hóa, của người dân, các dân tộc, các vùng, miền.

Xây dựng môi trường văn hóa số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số, làm cho văn hóa thích nghi, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét