Thứ Năm, 27 tháng 6, 2024

TÌM HIỂU GIÚP BẠN: LIÊN HIỆP QUỐC, TÒA ÁN QUỐC TẾ... ĐÔI KHI CŨNG GIỐNG BÙ NHÌN!

         Nhà báo kỳ cựu người Anh Max Hastings, viết trong cuốn 'Vietnam: An Epic Tragedy', đã từng tâm sự: “Tôi từng hỏi Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch rằng tại sao khi bị Khmer Đỏ tấn công biên giới Tây Nam vào cuối năm 1978, Việt Nam không tố cáo sự việc này ra Liên Hiệp Quốc mà lại tấn công Campuchia. Nguyễn Cơ Thạch khi ấy đã nói rằng:
- Vì chúng tôi không coi trọng Liên Hợp Quốc như các ngài.
- Tại sao thế?
- Vì trong 40 năm qua, chúng tôi đã bị 4 trong 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc xâm lược”.

Đấy các bạn ạ! Tôi vẫn thường hay nói: Một cánh tay yếu đuối chỉ có thể lau nước mắt, việc của mình thì mình nhất định sẽ phải đứng ra. Làm được điều này không chỉ đòi hỏi cần có can đảm và kiên tâm, mà cần phải có thực lực.

Không có thực lực, mà cố mù quáng lao ra, thường sẽ chuốc lấy thảm bại. Năm xưa, Việt Nam mà mang vấn đề Campuchia ra Liên Hợp Quốc tranh luận, nhất định sẽ chỉ nhận lấy chê cười. 

Và thực tế, 10 năm sau đó, thực tế đã chứng minh rằng quyết định của Việt Nam chúng ta là hoàn toàn chính xác. Khi công cuộc Việt Nam tiêu diệt Khmer Đỏ, cứu người Campuchia khỏi nạn diệt chủng lại bị chính Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc lên án, rằng Việt Nam có ý đồ xâm lược Campuchia.

Điều đó cho thấy cái gọi là bù nhìn của nhiều tổ chức quốc tế, nó luôn là sân sau của kẻ mạnh.

Ngược dòng thời gian hơn 20 năm về trước, chỉ trong 3 tháng (từ 24/3 và 10/6/1999), Mỹ và Nato đã tiến hành chiến dịch không kích vào Nam Tư, với lý do “bảo vệ nhân quyền, chống thanh trừng sắc tộc”, tức là bảo vệ người Albania chống lại sự diệt chủng của người Serbia và Nam Tư.

Cả thế giới phản đối, Mỹ và Nato chả có quyền gì, nhưng Mỹ vẫn cứ làm. Hậu quả là hàng ngàn người vô tội đã chết, hàng vạn người bị thương, hàng triệu người mất nhà cửa, tổng thiệt hại ước đoán 35 tỷ USD. Chẳng những vậy, hơn 15 tấn bom chứa uranium nghèo mà Mỹ đã thả xuống dẫn đến số lượng bệnh nhân ung thư bộc phát ở Serbia trong vòng hai thập kỷ qua đã tăng hàng chục lần.

Như thường lệ, Tổng thống Slobodan Milosevic bị Mỹ kết án là mang TỘI DIỆT CHỦNG. Ông bị bắt và đưa ra Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư ở La Haye để xét xử, nhưng tòa chưa kịp tuyên án thì ông đã bất ngờ qua đời trong tù vào năm 2006.

10 năm sau, dưới sức ép của Nga và nhiều nước khác, Tòa án La Haye đã lên tiếng, dĩ nhiên là xác nhận sự vô tội của của ông Milosevic trong cáo buộc tội ác chống lại loài người, thừa nhận sự thật là nhà lãnh đạo Serbia đã chết oan uổng trong một nhà tù của Liên Hợp Quốc, còn đất nước Serbia oằn mình gánh chịu những hậu quả thảm khốc. (Nhưng tất cả diễn ra trong âm thầm) Kẻ thủ ác Mỹ vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, chả ai làm gì được.

Slobodan Praljak, nguyên chỉ huy trưởng lực lượng quân sự Croatia ở Bosnia, năm 2013 ông là một trong sáu quan chức của Bosnia Croat bị Tòa án quốc tế kết án tội ác chiến tranh chống lại loài người. Năm 2017, ông đã uống thuốc độc giấu sẵn, tự sát ngay trong phiên tòa ở La Hay, nơi đám đồ tể tay sai đế quốc kết án ông 20 năm tù giam vì tội “diệt chủng người Hồi giáo”. Trước khi chết, ông vẫn lớn tiếng bác bỏ tính hợp pháp của phiên tòa và nói: “Tôi không có tội, tôi chỉ chết để phản đối. Rồi lịch sử sẽ chứng minh và giải phóng cho tôi”.

Slobodan Praljak đã chết một vài giờ sau đó. Rồi đây, rất có thể ông sẽ lại như Milosevic minh oan, nhưng lúc đó ai sẽ trả lại tính mạng cho ông đây?

Mười bốn năm trước, vào cái ngày mà Saddam Hussein bị xử tử, thủa ấy tôi hẵng là cậu sinh viên lười học ham chơi, tuy suốt ngày lướt web nhưng lượng thông tin/kiến thức được tiếp cận chưa phong phú như bây giờ, nghe tin người ta tử hình Tổng thống của Iraq là Saddam Hussein vì tội 'Chống lại loài người', tôi giật mình hoài nghi: Chẳng nhẽ người Hồi giáo lại tàn ác như vậy ư?

Sau này lớn hơn, tìm hiểu thêm về các nguồn tin CHÍNH THỐNG, cũng như các bài viết của những người đáng tin cậy, tôi giật mình bàng hoàng. Hóa ra, người ta có thể 'đổi trắng thay đen' trơ trẽn như vậy, họ gây ác nhưng lại được tôn vinh dưới danh nghĩa người 'bảo vệ hòa bình và công lý'.

Nói thêm cho các bạn chưa biết, Saddam Hussein (28/4/1937 – 30/12/2006) là tổng thống Iraq từ năm 1979 cho đến năm 2003, khi Mỹ tấn công Iraq với lý do là Saddam đã “tàng trữ vũ khí hủy diệt hàng loạt”. Ông đã bị bắt và phải ở tù. Tháng 11/2005 ông bị đem ra tòa án xét xử. Dư luận trong nước Iraq và quốc tế phản đối vì họ cho rằng tòa án không hợp hiến và không tuân thủ các hiệp ước quốc tế. Tuy nhiên, một Tòa án tổ chức bởi chính phủ mới thân Mỹ đã kết luận ông có tội “chống lại loài người”, đã ra lệnh treo cổ ông.

Khi được một 'phóng viên' hỏi: “Tại sao ông lại gây biết bao đau khổ cho chúng tôi? Chúng ta là một dân tộc giàu có, nhiều tài nguyên, tại sao ông lại gây ra ngần ấy cuộc chiến tranh, tại sao?”

Saddam trả lời ông không gây chiến với bất cứ ai: “Tôi chỉ chiến đấu chống lại kẻ thù của Iraq. Trước đây các anh là những người chân đất, không có giầy dép mà đi, không có sữa mà uống, tôi là người đã mang lại cuộc sống ấm no cho các anh, tôi đã làm cho các anh trở thành con người.”

Nghe chua xót thật các bạn ạ!
Saddam là nhà lãnh đạo mà truyền thông phương Tây mô tả ông là nhà độc tài tàn nhẫn, ác quỷ khát máu, trong khi nhiều người Ả Rập và các nước thế giới thứ ba thì xem ông là một chiến sĩ đã dũng cảm chống lại ách cường quyền của Mỹ và phương Tây.

Trong cuốn hồi ký “Gia đình, Bạn bè, Đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình xuất bản năm 2012, bà đã viết: “Nếu cố tổng thống Saddam Hussein có sai lầm gì trong đối nội, đối ngoại… có tội lỗi gì với nhân dân của ông, lịch sử của Iraq sẽ phán xét. Nhưng đối với Việt Nam, tôi nghĩ chúng ta phải biết ơn sự giúp đỡ quý báu của ông trong những năm Việt Nam vừa ra khỏi chiến tranh.”

Lý do mà Mỹ tấn công Iraq, lật đổ Saddam là vì ông 'tàng trữ vũ khí hủy diệt hàng loạt', 'âm mưu chống lại loài người'. Các cáo buộc mà Mỹ đưa ra sau này được chứng minh là bịa đặt, vì những vũ khí này đã không bao giờ được Mỹ tìm thấy tại Iraq sau nhiều năm tìm kiếm ngoài những thùng hóa chất cũ kỹ có từ trước năm 1991. Nhưng khi đó thì mọi việc đã ngã ngũ: Tổng thống G.Bush đã đăng đàn thừa nhận sai lầm song lúc ấy Saddam Hussein đã bị tử hình, còn Iraq thì chìm trong chiến tranh và đổ nát.

Tôi nghĩ thật ghê tởm, treo cổ người khác, tàn phá đất nước họ, vơ vét dầu mỏ, khoắng sạch hét vàng, vậy mà chỉ một câu xin lỗi là xong ư?

Té ra, chiến tranh Iraq 2003 thực chất là 1 cuộc chiến vì dầu mỏ, trong đó Mỹ - Anh muốn dựng lên 1 chính phủ thân phương Tây để mở cửa cho các công ty Mỹ và Anh vào khai thác nguồn tài nguyên dầu khí phong phú của Iraq. Dù không tìm thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt, cũng không có ai ở Mỹ - Anh phải chịu trách nhiệm hay bị xử lý vì những thông tin sai và vô căn cứ cả, tất cả đều “vô can”. Chỉ có một thực tế: Chủ quyền Iraq bị xâm phạm, Tổng thống nước này bị lật đổ và xử tử, còn người dân Iraq thì phải hứng chịu bao khổ đau do chiến tranh gây ra.

Các bạn có thấy Tòa án quốc tế, Liên Hợp quốc hành xử có giống những tên hề không? Khi mà nguyên thủ quốc gia một đất nước nào đó bị quy là độc tài với tội diệt chủng, cả đất nước ấy tan hoang dưới bom đạn đế quốc và tài nguyên thiên nhiên bị đám ác quỷ hút đến cạn kiệt.

Đám ác quỷ ấy chính là những kẻ hay rao giảng đạo đức, hiên ngang một tay che trời, gây ác mà vẫn có tiếng la chính nghĩa. Đám đầu sỏ đế quốc Âu - Mỹ vẫn nhởn nhơ rao giảng nhân quyền trên xác hàng chục triệu người Hồi giáo, còn đám diệt chủng Khmer Đỏ Campuchia tay sai từng được chúng viện trợ để gây náo loạn thế giới. Sau này mặc dù bị Tòa án quốc tế kết tội diệt chủng, ấy nhưng lũ ác nhân ấy đều được chết già.  

Trong khi các lãnh đạo chính trị và quân sự người Croatia, Serbia, Syria, Lybia lại nhanh chóng bị Tòa án quốc tế đưa ra xét xử với cáo buộc là “tội phạm chiến tranh và diệt chủng, dù họ chỉ bảo vệ sự thống nhất lãnh thổ và thực tế cho thấy không hề có thảm sát người Hồi giáo ở đây, ngoại trừ hàng nghìn nạn nhân người Slavo bị sát hại bởi Mỹ và NATO.

Tổng thống Nam Tư Milosevic, Tổng thống Iraq Saddam Hussein, Tổng thống Libya Muammar al-Gaddafi... đều bị Mỹ kết luận là "Độc tài kh.át má.u", bằng cách này hay cách khác đều bị Mỹ xử tử vì TỘI DIỆT CHỦNG dù chẳng có bằng chứng nào. Iraq, Syria... bị Mỹ kết tội sở hữu và phát triển Vũ khí hủy diệt hàng loạt. Mãi về sau này Mỹ vẫn chẳng thể tìm ra chứng cứ. Thật trùng hợp, Mỹ làm thinh hoặc Tổng thống nước họ thản nhiên xin lỗi vì nhầm lẫn. Sau chiến tranh, cái giá của tự do, dân chủ, của nhân quyền là gì? Là tan hoang đau khổ, là đổ nát chết chóc, là khủng hoảng triển miên. Vậy, ai phải chịu thảm họa Nhân quyền này, thì Tòa án Quốc tế và HĐBA Liên Hợp Quốc im hơi lặng tiếng.

Những năm 70-80 của thế kỷ trước, khi Khmer Đỏ thực hiện chính sách diệt chủng tàn sát gần 2 triệu người dân Campuchia, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã cứu người dân Campuchia thoát nạn diệt chủng, giúp đất nước Chùa Tháp hồi sinh, thì chính Liên Hợp Quốc bù nhìn này khi Mỹ đã bắt tay với Trung Quốc), nhắm mắt, làm ngơ trước sự thật, không lên án tội ác tày trời của Khmer Đỏ mà đi lên án Việt Nam xâm lược Campuchia, hùa theo Mỹ cấm vận Việt Nam.

Không những thế, sau khi Khmer Đỏ bị lật đổ thì Liên Hợp Quốc thành lập Tòa án quốc tế để xét xử các cựu lãnh đạo Khmer Đỏ phạm tội ác chiến tranh chống lại loài người mà lại quên đi không trả lại sự công bằng cho người Việt Nam đã cứu Campuchia thoát nạn diệt chủng.

Vậy, công lý và nhân quyền ở đâu khi thể hiện sự bất công đáng xấu hổ này của Liên Hợp Quốc? Qua đây chúng ta thấy, Tòa án Quốc tế nghe tên có vẻ to, thế nhưng thực quyền thì chẳng có gì. Thậm chí nhiều khi Tòa án quốc tế có những phán quyết nhằm HỢP THỨC HÓA cũng như PHỤC VỤ / CỔ SÚY cho kẻ mạnh. Hay cái gọi là Tổ chức nhân quyền Liên Hợp Quốc chỉ là một tổ chức chuyên ăn theo nói leo, chưa bao giờ làm tròn mục đích tôn chỉ của mình từ khi khai sinh ra. Thậm chí, có thể hiểu đây là tổ chức “bù nhìn”, thậm chí là “tay sai” cho Mỹ và các nước Đế quốc phương Tây.

Như Tổng thống Nam Tư đã nói trước khi bị ám sát chết trong tù của La Haye:
“Hãy nhớ lấy lời tôi: đừng để điều này cũng xảy ra với các bạn, những con chó điên phương Tây sẽ chộp lấy cổ họng các bạn, như đã làm với Nam Tư”./.
Yêu nước ST.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét