Những
năm qua, trong nước và thế giới đã xuất hiện nhiều bài viết phê phán Học thuyết
Hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác-Lênin, với mưu toan xuyên tạc, bóp méo phủ nhận
Học thuyết này của Chủ nghĩa xã hội.
A.V.Tooffler,một
nhà tương lai học của Hoa kỳ viết: “Tôi cho rằng cuộc cách mạng nông nghiệp của
10.000 năm về trước làm biến đổi lịch sử nhân loại là làn sóng thứ nhất, đến
cuộc cách mạng công nghiệp là làn sóng thứ hai. Và rồi từ giữa thập niên 1950 là thời kỳ bắt đầu biến đổi khoa kỹ và xã
hội loài người là nền văn minh thứ ba. Tức là nền văn minh mới sau thời kỳ công
nghiệp hóa1.
Để phủ nhận phương pháp tiếp cận hình thái kinh tế - xã
hội của Mác, Ăng ghen, Lênin. A.V. Tooffler đưa ra
các lý do sau:
Mét là, họ cho
rằng cách tiếp cận nền văn minh đứng ở đỉnh cao hơn cách tiếp cận hình
thái, và nó xuất phát từ nền văn minh hậu công nghiệp, trong khi đó cách tiếp
cận hình thái chỉ dựa trên nền văn minh công nghiệp.
Điều này
không đúng! Vì Mác không tự hạn chế phương pháp của mình ở thời kỳ công nghiệp
hay hậu công nghiệp - một phương pháp đúng, khoa học thì nó không bó hẹp ở một
thời điểm nào đó. Chừng nào xã hội còn
tồn tại còn cần đến ăn, uống... còn sản xuất, cò phải giải quyết mâu thuẫn
LLSX- QHSX- KTTT.. ... thì phương pháp
tiếp cận của Mác vẫn còn giá trị.
Hai là,họ cho
rằng cách tiếp cận hình thái chỉ nhấn mạnh yếu tố kinh tế. Trong khi đó cách
tiếp cận nền văn minh coi mọi yếu tố đều có tác động lớn đến sự phát triển của
xã hội.
Cách lập luận đó cũng không đúng và là sự xuyên tạc
quan điểm của Mác, Ăng ghen và Lê nin. Các nhà kinh điển coi và đánh giá cao
vai trò của kinh tế, là nhân tố nền tảng quyết định mọi sự biến trong lịch sử, suy cho đến cùng. Nhưng Mác, Ăng ghen, Lê nin chưa bao giờ cho kinh tế là nguyên nhân
duy nhất quyết định hết thảy.
Hơn thế nữa nếu
khi đề cập tới kinh tế, C.Mác chỉ vạch ra và coi đó là cái sườn. Trong mọi
lúc mọi cái ông đều chú ý tới các yếu tố khác của hình thái kinh tế - xã hội: kiến trúc thượng tầng, chế độ chính trị,
quan hệ xã hội, các hình thái ý thức xã hội, coi các nhân tố đó được hình thành
trên cơ sở kinh tế, nhưng tất cả các yếu tố đó đều có tác động qua lại lẫn nhau
và tác động trở lại kinh tế, tức là đã thêm thịt, thêm da cho bộ sườn đó.
Ba là,họ
còn cho rằng, cách tiếp cận nền văn minh tránh được sai lầm, vì nó lấy sự thống nhất, hòa hợp làm nguyên
lý cơ bản, còn cách tiếp cận hình thái xem xét thế giới theo cách nhìn “lưỡng
phân” chỉ dẫn tới những xung đột, mâu thuẫn, đối kháng.
Đây lại là một
nhận định sai lầm chủ quan. Sự vật, thế giới tồn tại, vận động được thể hiện ra là lưỡng phân hay nhất phân; đối kháng hay thống nhất, xung đột hay hòa thuận là do
bản chất, kết cấu của sự vật, thế giới đó quyết định, chứ không phải do phương pháp tiếp cận áp
đặt cho thế giới.
Hiện nay trên thế giới có các vùng khác nhau, với các
nước có trình độ phát triển khác nhau. Theo con số thống kê thế giới có khoảng
30 nước phát triển cao, hơn 100 nước đang phát triển, trong đó có khoảng 30
nước chậm phát triển - rất nghèo khổ. Trong từng nhóm nước phát triển, đang
phát triển cũng có sự phân cực rất sâu sắc.
Hơn nữa, các cuộc chiến tranh, các cuộc khủng bố do Mỹ
và đồng minh phát động chống lại IRắc 1991, Nam Tư 1999, Apganixtang 2001 và
hiện nay đang diễn ra một cách thảm khốc trên đất nước IRắc (2003) hoàn toàn
bác bỏ quan niệm đó.
Phương pháp tiếp
cận Hình thái kinh tế - xã hội của A.Tooffler có những hạt nhân hợp lý nhất
định về phương diện văn minh. Tuy nhiên phương pháp tiếp cận này hạn chế căn bản là chỉ dựa vào trình độ khoa
học - công nghệ, của lực lượng sản xuất- coi đây yếu tố quyết định duy nhất và
là trực tiếp đối với sự thay đổi của đời sống xã hội, của con người, bỏ qua các
yếu tố khác: quan hệ sản xuất, giai cấp, dân tộc, chế độ chính trị. Vì vậy nó
không vạch ra được bản chất, quy luật của mọi sự biến đổi của xã hội trên những nguyên lý căn bản của đời sống xã
hội.
Ở Việt Nam, đã có một số bài viết đề cao phương pháp tiếp
cận Hình thái kinh tế - xã hội của A.Tooffler. Từ đó đưa ra những luận điệu “đi
lên CNXH là đưa dân tộc vào chỗ chết”[1]; “ các nước XHCN còn lại sẽ sụp đổ như một hội chứng
Đôminô, không thể tránh khỏi”[2]. Và họ đi đến nhận định, rằng, chỉ có “dắt tay nhau dưới tấm biển chỉ đường của trí
tuệ” thì mới đến thành công!
Với tư tưởng đề cao văn minh trí tuệ, văn minh tin học; phủ
nhận đấu tranh giai cấp; phủ nhận những thành tựu mà CNXH đã đạt được trong
phát triển kinh tế - xã hội và KHCN, văn hóa...., các quan điểm trên đã một lần
nữa thể hiện tính chất sai trái, phản diện cả về khoa học và chính trị. Đúng
như tác giả Hữu Thọ nhận xét: “ Những biểu hiện của tư tưởng cơ hội ở nước ta
hiện nay không được xây dựng trên một cơ sở lý luận xét lại nào, mà chỉ là sự
cóp nhặt hỗn tạp giữa các trào lưu triết học, xã học tư sản hiện đại chưa thoát
được căn bệnh giáo điều đối với chủ nghĩa Mác- Lê nin và đối với các trào lưu
tư tưởng tư sản đương thời. Mặt khác, chúng
còn là hiện thân của chủ nghĩa cá nhân thực dụng”.[3]
Mến Lê Văn.
1. A.V Tooffle, Thăng trầm quyền lực, NXB Thông tin lý
luận KHXH, TP.Hồ Chí Minh 1991, tr.19.
[1]Nhận dạngcác
quan điểm sai trái, thù địch, Nxb CTQG, H. 2005, tr.45- 50
Từng cánh hoa vàng
thả vào sóng biếc
Biển duềnh lên ôm ký ức vào lòng
Ta chợt thấy hồn mình là hoa ấy
Cũng nổi chìm, xa xót, cũng mong manh
Từng cánh hoa vàng
thả vào quá khứ
Ba trăm năm vọng tiếng trống khao lề
Ba trăm năm một chủ quyền biển đảo
Mộ gió nào nghẹn gió - khúc ly quê
Những người lính hóa
thân vào biển cả
Thân xác các anh làm lũy sóng ngăn thù
Có phải biển khóc thương anh nên hóa mặn
Có phải mẹ nhớ anh nên nhờ sóng vỗ về
Biển yên thế sao hồn
ta giông bão
Khói nắng nhòa dệt đóa nhang thiêng
Biển hiền thế mà khi cần giận dữ
Sóng gầm lên dựng cột mốc chủ quyền
Sóng rất thật, hoa
cúc vàng rất thật
Nhẹ nhàng thôi hoa nhé chạm vào anh
Ta gởi sóng, biển ơi, ta gởi sóng
Nhớ thương này ôm trọn những lênh đênh
Trong thời gian gần đây, trên địa bàn
các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình liên tiếp xảy ra các vụ việc biểu tình,
gây rối trật tự an ninh, an toàn xã hội có liên quan đến tôn giáo, nhất là với
tín đồ công giáo, và mới đây là vụ gây rối diễn ra ngày 02/10/2016. Các hoạt động
chủ yếu là tụ tập đông người tuần hành biểu tình đòi đóng cửa Công ty Formosa,
không nhận tiền đền bù thiệt hại và đòi Formosa phải rút khỏi Việt Nam. Vậy, thực
chất đằng sau các vụ việc biểu tình của tín đồ công giáo là gì?
Sự
thật lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc ta đã chứng minh một chân lý, mà Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định với nhân dân ta, với bạn bè quốc tế và
cả các kẻ thù xâm lược: “Đất nước Việt Nam là một, Dân tộc Việt Nam là một,
sông có thể cạn, núi có thể mòn; song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” và “dù
phải đốt cháy cả dãy trường sơn cũng phải quyết tâm giành độc lập dân tộc,
thống nhất đất nước.” Việc chia rẽ đất nước ta thành Nam kỳ, Trung kỳ, Bắc kỳ
là tội ác và là âm mưu “chia để trị” hòng làm suy yếu sức mạnh của khối đoàn
kết dân tộc Việt Nam của thực dân Pháp xâm lược. Song với mưu đồ tuyên truyền,
kích động chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ nhân dân hai miền Nam Bắc,
Bùi Tín đã cố tình bịa đặt, vu cáo trong Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước,
Đảng Cộng sản Việt Nam“đã lừa dối được một bộ phận nhân dân Miền Nam”vào Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam
Việt Nam, sau đó“thay khẩu hiệu đoàn kết bằng nhẫn tâm “bóp chanh bỏ vỏ”, bạc
bẽo…”; “cho 20 vạn cán bộ miền Bắc vào tiếp quản, trợ giúp bà con ta sau giải
phóng, thực tế là một đội quân chiếm đóng, nô lệ hóa nhân dân…hiếp đáp, khinh
thị, bóc lột làm giàu trên lưng bà con của mình”; Rồi
Bùi Tín, quy kết “với chính sách nhất quán như thế”, hiện nay Đảng Cộng sản
Việt Nam đã“giành hẳn 14 ghế trong Bộ Chính trị cho người miền Bắc, cho quan
thái thú miền Bắc vào cầm đầu đô thị lớn nhất là Sài Gòn”… Đến
đây, bạn đọc hẳn đã hiểu bộ thật của Bùi Tín đang tìm cách chống phá Đảng, Nhà
nước bằng cách kích động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc
Thượng tướng Hoàng Minh Thảo (tên thật là
Tạ Thái An) sinh năm 1921 tại xã Bảo Khê, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Ông
tham gia cách mạng năm 1937. Ông được phong quân hàm thượng tướng vào năm 1984.
Tháng 3-1975, ông là tư lệnh chiến dịch Tây nguyên và là chỉ huy trưởng trận
đánh Buôn Ma Thuột. Sau ngày đất nước hòa bình, năm 1976 ông là viện trưởng Học
viện Lục quân. Từ năm 1977-1989, ông là viện trưởng Học viện Quân sự cao cấp (nay là Học viện Quốc phòng). Năm 1990, ông là Viện trưởng Viện Chiến lược quân
sự Bộ Quốc phòng và giữ chức vụ này cho
đến khi nghỉ hưu (1995).
Phủ
nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội là một thủ đoạn trong chiến
lược “Diễn biến hòa bình”, “phi chính trị hóa” Quân đội ta của các thế lực thù
địch. Hiện nay, chiêu trò đó càng được
các thế lực thù địch tận dụng một cách triệt để, với mưu đồ thâm hiểm và xảo
quyệt hơn. Điều đó là không thể, cần lên án, bác bỏ.
Lịch sử ra đời,
phát triển của xã hội loài người từ khi xuất hiện nhà nước cho thấy, bất kỳ
giai cấp, đảng phái nào khi nắm quyền lãnh đạo đất nước cũng đều tổ chức ra
quân đội để bảo vệ quyền lợi chính trị, kinh tế của mình và sự toàn vẹn của
lãnh thổ quốc gia. Bởi thế, quân đội là một hiện tượng xã hội mang tính lịch
sử, sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, mang bản chất giai cấp sâu sắc, không
có quân đội phi giai cấp, siêu giai cấp, trung lập, đứng ngoài chính trị. V.I. Lênin
đã khẳng định: “Quân đội không thể và không nên trung lập. Không lôi kéo quân
đội vào chính trị, đó là khẩu hiệu của bọn tôi tớ, giả nhân, giả nghĩa của giai
cấp tư sản…”[1].
Không tôn trọng sự thật khách quan, sợ sự thật
khách quan, vốn là thuộc tính của các thế lực phản động. Chúng thường hành động
theo lô-gích “không ưa thì dưa có dòi".
Mỗi khi cơ quan tư pháp Việt Nam xử lý những
người vi phạm pháp luật, như Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân,
Trần Khải Thanh Thuỷ, v.v..., thì các thế lực thù địch
ở trong và ngoài nước đều lu loa lên rằng “Việt Nam vi phạm nhân quyền”, “đàn
áp những người bất đồng chính kiến, dám nói thẳng ý kiến về các vấn đề chính trị,
tôn giáo và nhân quyền”. Họ đánh tráo khái niệm, đổi trắng thay đen, gọi những
kẻ phạm pháp bị xử lý theo pháp luật đó là “tù nhân chính trị”, “tù nhân tôn
giáo”, “tù nhân lương tâm” với ám chỉ rằng: ở Việt Nam cứ hoạt động tôn giáo,
hoặc có “lương tâm” đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền là trở thành “tù
nhân”. Đó là sự xuyên tạc, vu cáo hết sức xảo trá, nham hiểm. Cũng như ở mọi nước
khác trên thế giới, Nhà nước Việt Nam không chấp nhận việc lợi dụng các quyền tự
do, dân chủ để có các hành động vi phạm pháp luật. Ở Việt Nam, không có đàn áp
chính trị, không có ai bị bắt vì lý do chính kiến, tôn giáo; chỉ có những người
vi phạm pháp luật bị xử lý theo đúng các quy định pháp luật của Việt Nam. Nhưng
các thế lực thù địch, với cách nhìn phiến diện, đầy ác cảm, vẫn cố tình xuyên tạc,
bóp méo sự thật đó.
Sự thật
là qua 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân
dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực. Đương nhiên,
bên cạnh những thành tựu to lớn cũng không tránh khỏi có những điểm yếu kém,
tiêu cực của một số cá nhân trong bộ máy lãnh đạo, quản lý, điều hành và những tồn tại, bất cập trong cơ chế quản lý mà Nhà nước
ta đã công khai trước toàn dân và kiên quyết xử lý, khắc phục. Thế nhưng, các thế lực thù
địch lại cố tình không thừa nhận những thành tựu đã đạt được ở Việt Nam, đặc biệt
trên lĩnh vực tự do, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo. Chúng chỉ nhặt nhạnh những vụ việc
tiêu cực, yếu kém riêng lẻ đã được đăng tải công khai trên báo chí Việt Nam để tô vẽ lên thành bức tranh xám xịt: “Việt Nam sau 30 năm đổi mới vẫn chỉ là con
số O; đất nước tụt hậu, nhân dân nghèo, đói; quyền tự do dân chủ của nhân dân,
nhất là của đồng bào dân tộc thiểu số và tôn giáo bị xâm phạm nghiêm trọng…”.
Theo họ, nguyên nhân là do Đảng Cộng sản “độc tài, toàn trị”. Hỏi rằng, có bao
nhiêu người ở Việt Nam cũng như trên thế giới có thể tin những lời lẽ xuyên tạc,
bịa đặt, vu cáo, bôi đen thực tế ở Việt Nam trắng trợn đến như vậy? Họ đâu có hiểu được về lịch sử của dân tộc ta, về giá trị to lớn mà Đảng cộng sản Việt Nam mang lại cho con dân đất Việt. Chỉ những kẻ tráo trở, không biết trân trọng những giá trị của lịch sử và hiện tại ở Việt Nam mới có những suy nghĩ xấu xa, bỉ ổi như vậy mà thôi./.
Thực tiễn đã khẳng định rõ sức mạnh của khối
đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng các thế lực thù địch
phản động luôn tìm cách xuyên tạc, phủ nhận. Để thực hiện mưu đồ đó, một số đối
tượng đã phát tán tài liệu bịa đặt, dựng cảnh người dân ăn mặc rách rưới, nhem
nhuốc... rồi chụp ảnh, quay camera gửi ra nước ngoài tung lên một số trang mạng
nhằm bôi nhọ chế độ, xuyên tạc nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước ta. Địa bàn chúng thường hoạt động là ở các buôn, làng thuộc vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Nhưng tất cả những chiêu trò đó
không qua được tai mắt nhân dân và các lực lượng chức năng.
Theo lời kể của fb Trần
Hạnh, người biết sự việc trong stt có tựa đề: "Linh mục hay côn đồ?"
thì linh mục Đặng Hữu Nam đã đánh một em học sinh nhập viện, sau đó huy động
giáo dân hành hung một bác trung niên để đe dọa.
Sự việc được kể lại như sau:
"Vào khoảng 10h45 trưa ngày 12/11/2016, linh mục
Đặng Hữu Nam, quản xứ Phú Yên (An Hoà) đi xe ô tô theo hướng từ giáo xứ Phú Yên
lên Ngã tư Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu. Khi qua cổng UBND xã An Hoà đúng lúc học
sinh trường THCS tan trường, đường rất đông người, lúc này có 02 em học sinh
đạp xe về cùng chiều với xe ô tô của LM Nam. Khi 02 em đi qua xe ô tô chở linh
mục, chưa hiểu chuyện gì đang diễn ra thì LM Nam hạ kính ô tô xuống và gằn
giọng nói to: “bọn mày đứng lại cho tao, bọn mày chạy là bọn mày chết”. Chuyện
gì đến cũng sẽ đến, ông ta xuống xe, chẳng nói chẳng rằng, nắm cổ áo của 01 em,
dùng tay tát và đấm túi bụi vào mặt, vào đầu em. Thật may cho các em; lúc này
đứng bên đường có một người trung niên chứng kiến sự việc, vào can ngăn vì
không thể chứng kiến cảnh một người lớn tuổi (kể cả là một vị linh mục hay bất
cử ai) lại có hành xử thô bạo với trẻ em như vậy được. LM Nam không chịu dừng
lại ở đó, vẫn tiếp tục cãi cố, mà đáng lẽ ra nên ôn hòa nghe người kia giải
thích. Nhưng không, với bản tính hung hăng sẵn có, vị linh mục này tiếp tục gọi
điện cho giáo dân xứ Phú Yên kéo lên để hỗ trợ. Vì ông ta đuối lý quá mà!!
Đoàn người hung hăng hiếu chiến mang theo típ nước
bằng sắt, gậy đến tìm đuổi đánh bằng được người trung niên kia vì cho rằng có
lời nói qua lại với “Cha Nam”. Không chỉ dừng lại, LM Nam còn huy động thêm
khoảng 200 giáo dân cùng kéo lên tìm người trung niên kia để đánh. Hậu quả
người trung niên bị đánh phải nhập viện cấp cứu với nhiều thương tích chí mạng
ở vùng đầu, trên gò má và cánh tay.
Thật đáng xấu hổ cho một mục tử được Thiên chúa giao
phó nhiệm vụ loan báo tin mừng như linh mục Đặng Hữu Nam? Ông là linh mục hay
là côn đồ vậy?"
Nếu sự việc là sự thật, chúng ta cần lên án mạnh mẽ
hành động xâm hại trẻ em dù đó là ai. Hơn nữa đây là một vụ việc có tính chất
côn đồ, hành vi có tính tổ chức khi linh mục này kêu gọi hơn 200 giáo dân với
vũ khí để uy hiếp nhân chứng. Vì vậy, đề nghị cơ quan pháp luật sớm điều tra,
xử lý nghiêm minh, bảo vệ nhân chứng và khởi tố những kẻ hành hung đe dọa công
dân.
Chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu là mối quan tâm lớn, thường xuyên của Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh coi tham ô, lãng phí là tội lỗi như việt gian bán nước. Theo Bác:
- Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ô là: Ăn cắp của công làm của tư; đục khoét của nhân dân; ăn bớt của bộ đội; tiêu ít mà khai nhiều; lợi dụng của chung, của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình.
- Đứng về phía nhân dân mà nói, tham ô là: ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế.
Biểu hiện của hành vi tham ô là biến "của công" thành "của tư". "Của công" chính là tài sản của nhân dân, do nhân dân đóng góp, phục vụ mục đích chung là giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước. "Của công" thành "của tư" tức là tài sản chung nhưng không được sử dụng phục vụ mục đích chung mà chỉ dành làm của riêng, quỹ riêng cho một tập thể, một địa phương.
Bất cứ hành vi lấy "của công" làm "của tư" nào cũng đều là hành vi tham ô. Đây chính là hành vi tham ô hiểu theo nghĩa rộng. Theo nghĩa này, chủ thể của hành vi tham ô không chỉ là cán bộ, công chức - những người nắm chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước. Người dân bình thường, nếu "ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế" cũng là chủ thể của hành vi tham ô.
Hành vi tham ô tinh vi khác được Hồ Chí Minh chỉ ra là tham ô gián tiếp với biểu hiện như: một số cán bộ được Chính phủ và nhân dân trả lương hằng tháng đều cho, nhưng lại kém lòng trách nhiệm, đứng núi này trông núi nọ, làm việc chậm chạp, ăn cắp giờ... Đây là hình thức tham ô đặc biệt, tuy không gây hậu quả nghiêm trọng ngay, nhưngxảy ra hằng ngày, thường xuyên, liên tục, làm ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước, hiệu lực quản lý của nhà nước, là một trong những mối nguy hại lớn đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Kể từ năm 1982
đến nay, sau nhiều lần đổi tên và cải biến về phương thức, thủ đoạn chống phá
đất nước Việt, song tổ chức khủng bố Việt Tân vẫn không hề thay đổi bản chất,
giữ nguyên âm mưu theo ngoại bang chống phá dân tộc Việt Nam. Được CIA tài trợ
rất nhiều triệu U ÉT SỜ ĐÊ và huấn luyện, chỉ đạo đường hướng, cách thức hoạt động,
cho nên Việt Tân tựa một con bạch tuộc với tham vọng chính trị dơ dáy.
Những vấn đề cần thiết cho Công tác đối ngoại quốc phòng
để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Một là,phải quán triệt, nắm vững đường lối, chính sách đối ngoại quốc phòng độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với công tác thông tin đối ngoại về quốc phòng. Bởi lẽ, có nắm vững và quán triệt sâu quan điểm, chính sách đối ngoại quốc phòng của Đảng và Nhà nước thì công tác tuyên truyền đối ngoại mới đảm bảo đúng định hướng, đạt chất lượng, hiệu quả. Nếu không làm tốt điều đó, tất nhiên, sẽ có kết quả ngược lại; và như thế sẽ cực kỳ nguy hiểm, hậu quả sẽ khôn lường. Vì vậy, công tác thông tin đối ngoại phải tiếp tục quán triệt, thấu suốt đường lối đối ngoại về quốc phòng của Đảng, được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội XII; Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Hội nhập quốc tế”, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ X; Nghị quyết 806-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về “Hội nhập quốc tế và Đối ngoại về quốc phòng đến năm 2020 và những năm tiếp theo” và mới đây là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) “Về thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”. Đồng thời phải nắm vững phương châm “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế”, trên cơ sở đó tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng quốc tế về quan điểm, chính sách quốc phòng mang tính chất hòa bình, tự vệ, thể hiện ở chủ trương không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế, giải quyết mọi bất đồng và tranh chấp với các quốc gia khác bằng biện pháp hòa bình dựa trên những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
Quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt Việt Nam - Lào
Hơn bảy thập kỷ qua, kể từ khi Ðảng CS Ðông Dương ra đời, tình hữu nghị và mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào đã được các lãnh tụ của hai dân tộc là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản trực tiếp đặt nền móng và tiếp tục được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp, trải qua bao biến cố lịch sử, vượt lên mọi chông gai, thử thách, trở thành mối quan hệ mẫu mực, thủy chung hiếm có.
Sau Chiến tranh Lạnh, dự luận quốc tế đã chứng kiến
các cuộc “cách mạng màu” hay “cách mạng nhung” diễn ra ở một số nước Đông Âu, Cộng
đồng các quốc gia độc lập (SNG), Bắc Phi, Trung Đông... nhằm lật đổ chế độ cầm
quyền hợp hiến, dựng lên chính quyền chịu sự chi phối các nước Phương Tây.
Thành công của các cuộc bạo loạn lật đổ có sự góp công lớn của mạng lưới truyền
thông, các trang mạng xã hội... đặc biệt là vai trò đạo diễn và tài trợ của các
tổ chức phi chính phủ.
Các cuộc cách mạng màu sắc diễn ra
trên các khu vực trên thế giới đều được đặt những cái tên nghe rất “mỹ miều”:
“cách mạng tuyết trắng” diễn ra ở Moscow Liên bang Nga năm 2012. Mục đích của các
nước Phương Tây là muốn kiểm soát hoàn toàn nước Nga; duy trì nước Nga trong
tình trạng trì trệ lạc hậu triền miên và chỉ thực hiện chức năng duy nhất là
cung cấp tài nguyên và nhân lực phục vụ sự thịnh vượng của các nước Phương Tây.
Nếu không kiểm soát được nước Nga, các nước Phương Tây sẽ làm tan rã nước Nga
thành nhiều quốc gia độc lập nhỏ hơn. Người cản đường mục tiêu đó chính là
Putin, người sẽ trở thành Tổng thống nhiệm kỳ thứ 3.
Cuộc “cách mạng hoa hồng” ở Gruzia năm
2003, các thế lực hiếu chiến đã đưa Saakashvili lên cầm quyền; “cách mạng cam” ở
Ukraina phiên bản 1.0 năm 2004, đưa Yushchenco lên làm Tổng thống và phiên bản
2.0 năm 2014. “cách mạng hoa tulíp năm 2005 ở Kyrgyzstan đưa Bakiyev lên làm Tổng
thống.
Bạo loạn lật đổ diễn ra các nước Bắc
Phi và Trung Đông mang tên “mùa xuân Arab”: “cách mạng hoa nhài” năm 2010-2011
tại Tunisia lật đổ Tổng thống Beb Ali;
Ai Cập, Yemen, Libya, và Syria; “cuộc cách mạng nhung” tại Venezuena năm
2012 nhằm loại bỏ Tổng thống Hugo Chavez
Một thực tế hiển nhiên, từ lâu các nước
Phương Tây và các thế lực hiến chiến đã thực hiện âm mưu sử dụng cái gọi là các
tổ chức phi chính phủ đứng đằng sau các “cuộc cách mạng màu” với thủ đoạn chủ
yếu là:
Trực
tiếp cung cấp tài chính cho các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức phi chính
phủ:
Theo F.William, tác giả cuốn sách mang
tựa đề “chiến lược giành ưu thế toàn diện hay là nền dân chủ bá quyền trong
trật tự thế giới mới” (“full Spectrum Dominance: Totalitarian Democracy in the
new World Order”), chứng minh rằng các cuộc “cách mạng nhung” đầy kịch tính ở
nhiều nước vừa qua đều do các tổ chức phi chính phủ ở Mỹ như “Ngôi nhà Tự do”,
“Quĩ Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ”, “Viện Nghiên cứu Quốc tế của Đảng Cộng hòa”,
“Viện Nghiên cứu Quốc tế của Đảng Dân chủ”, đạo diễn và tài trợ, để thực hiện
kế hoạch “bình định” thế giới.
Còn theo Michael McFaul, Đại sứ quan
tại Nga từ năm 2011-1014, là một trong những người viết “kịch bản” và chỉ đạo
các cuộc biểu tình bạo loạn tại Gruzia, Ucraine, Kycgyzstan, Uzbekistan...,
khẳng định: các tổ chức phi chính phủ Mĩ đã dành khoảng 12,45 triệu USD cho các
cuộc “cách mạng nhung” ở không gian hậu Xô Viết. Tổ chức “Ngôi nhà Tự do” được sự giúp đỡ của
“Viện Nghiên cứu Quốc tế của Đảng Cộng hòa”, “Viện Nghiên cứu Quốc tế của Đảng
Dân chủ” đã cung cấp tài chính cho lực lượng chuyên làm nhiệm vụ giám sát,
tuyên truyền và quản lý khoảng 1000 chuyên gia tại các cuộc bầu cử tại Ucraine.
Số tiền này còn được đầu tư cho hoạt động của 250 quan sát viên từ Mĩ đến
Ucraine theo kênh của “Văn phòng thể chế Dân chủ và Quyền con người” thuộc “Tổ
chức An ninh và Hợp tác Châu Âu” để duy trì hoạt động của tất cả các đảng phái
chính trị, các chính khách hàng đầu ở Ucraine cũng như dùng cho các hoạt động
phân tích quá trình trước khi diễn ra bầu cử, đầu tư trước bầu cử và truyền
thông tin về “Nhóm công tác trung tâm” của các quan sát viên; đầu tư cho “Ủy
ban cử tri Ucraine” thông qua “Viện Quốc gia dân chủ Mĩ”, ủy ban này chịu trách
nhiệm giám sát các phương tiện thông tin đại chúng, hình thành các tổ chức xã
hội để kiểm soát bầu cử tại chỗ và huấn luyện các quan sát viên ở cấp độ khác
nhau.
Trong cuộc cách mạng “tuyết trắng” ở
Nga, Quốc hội Mĩ đã phê chuẩn khoản đầu tư 50 triệu USD cho chiến dịch phá hoại
cuộc bầu cử Tổng thống ở Nga thông qua các tổ chức phi chính phủ của Mĩ (NED). Trong
bản báo cáo hàng năm công bố, đã có khoảng 61 tổ chức xã hội phi chính phủ Nga “ăn
lương” của NED. Chẳng hạn, “trung tâm Báo chí Quốc tế ở Moscow”, ở đó có khoảng
80 tổ chức phi chính phủ quốc tế có thể họp báo về bất kỳ chủ đề nào, đã nhận
với số tiền là 2.783.000 USD. Ngoài ra NED còn tài trợ cho các tổ chức trong hệ
thống quản lý dư luận xã hội “độc lập”; quản lý báo chí, tuyên truyền chính
trị, hoạt động của các ủy ban bầu cử, tiến hành tổ chức hội thảo để đưa ra
những cáo buộc gian lận trong bầu cử, đánh giá dự luận xã hội...
Đối với cuộc cách mạng “hoa tulíp” ở
Kyrgyzstan đã có hơn 50 tổ chức phi chính phủ, đóng vai trò vừa là trung tâm
thu thập thông tin, nắm bắt tình hình, tổ chức và phối hợp hoạt động bạo loạn
chống chính phủ, vừa làm nhiệm vụ cung cấp tài chính cho các lực lượng đối lập.
Đóng vai trò then chốt trong các tổ chức phi chính phủ của Mĩ gồm: “Viện Albert
Einstein” được chính phủ Mĩ tài trợ thông qua “Quĩ Quốc gia ủng hộ dân chủ”;
“Quĩ Quốc gia ủng hộ dân chủ”; “Viện Xã hội mở”, Tổ chức “Ngôi nhà tự do”.
Những tổ chức phi chính phủ này hoạt động gắn bó chặt chẽ với các tổ chức tình
báo, quân sự; đó cũng là nơi đào tạo các nhân viên để thực hiện đảo chính thay đổi các chế độ không thân thiện với Mĩ trên
khắp thế giới
Các
tổ chức phi chính phủ nổi danh là các trung tâm tình báo, gián điệp, đóng
vai trò quan trọng trong các cuộc đảo chính do Mĩ tiến hành trên khắp thế giới.
Tại khu vực Mỹ Latinh, các văn phòng của “Cơ quan phát triển Quốc tế Mỹ (USAID)”
là vỏ bọc hữu hiệu nhất che đậy hoạt động của các điệp viên “Cơ quan tình báo
trung ương (CIA)” và “Cơ quan Tình báo Quốc phòng”. USAID cung cấp tài chính,
kỹ thuật và ủng hộ về tinh thần cho các lực lượng đối lập, tìm cách can dự với
các lực lượng vũ trang và cơ quan thực thi pháp luật, tuyển dụng các điệp viên
trong các lực lượng này để sẵn sàng giúp đỡ phe đối lập khi có cơ hội. Ở Venezuela mục
tiêu của USAID là loại bỏ Tổng thống Hugo Chavez, bảo vệ lợi ích kinh tế chủ
chốt của Mĩ. Thực hiện mục đích đó, giai đoạn 2004-2006 USAID đã cung cấp 15
triệu USD cho 300 tổ chức dân sự để thực hiện các sứ mệnh được gọi là “Bảo vệ
nhân quyền” và “Thúc đẩy các chương trình giáo dục”. Các tài liệu của Đại sứ
quán Mĩ còn cho biết USAID đã tiếp xúc với 238.000 người Venezuela thông qua
300 diễn đàn, hội thảo và các khóa đào tạo nhằm lôi kéo họ chống lại chính phủ
và Tổng thống Hugo Chavez. Ngoài ra USAID còn tài trợ cho 34 tổ chức phi chính
phủ để thâm nhập vào bộ máy lãnh đạo, xây dựng các chương trình can thiệp vào
hoạt động của các tổ chức địa phương...
Diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ là
chiến lược toàn cầu phản cách mạng của các thế lực thù địch chống phá lật đổ
các nước xã hội chủ nghĩa và các thể chế chính trị không thân thiện với Mĩ và
các nước phương Tây, dựng lên chính quyền theo sự điều hành của các thế lực
phản động quốc tế. Sử dụng các tổ chức phi để là một công cụ để Mĩ và các nước
phương Tây thực hiện mục đích trên./.
Đã từ lâu, với
thế hệ chúng ta, ngày 2/9 là Ngày Quốc khánh thiêng liêng của đất nước. Trải
qua hàng nghìn năm lịch sử, Tổ quốc thiêng liêng được vun đắp bởi xương máu và
mồ hôi nước mắt của biết bao thế hệ người Việt Nam. Trong các cuộc chiến tranh
giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc thế kỷ vừa qua thôi, máu của hàng triệu người
ngã xuống vẫn còn ấm nóng trên lá quốc kỳ. Biết ơn các bậc tiền nhân, biết ơn
đồng chí, đồng bào, thì ngày hôm nay đối với những người chèo lái con thuyền Tổ
quốc, không có cách nào khác là phải nhận lấy gánh nặng trách nhiệm trên đôi
vai của mình.
Ngô Quyền, với
chiến thắng vẻ vang trên sông Bạch Đằng đã chấm dứt giai đoạn 1.000 năm Bắc
thuộc và mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc. Theo đánh giá của
sử gia Ngô Thì Sỹ (1726-1780) thì: "Trận thắng trên sông Bạch Đằng là
cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần
sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả,
vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lững ở một thời bấy giờ mà thôi đâu"
(Việt Sử Tiêu Án).
Trong lịch sử
phát triển, con người vốn còn phần “con” của loài dã thú nên đã tham ác trong
cuộc đấu tranh sinh tồn, hiện hữu trong xã hội trước kia là quy luật chiến
thắng thuộc về kẻ mạnh, kẻ ác. Bản chất hoang dã đó được thể hiện rất rõ trong
giai đoạn đầu của Chủ nghĩa tư bản mà chúng ta được xem nhiều qua văn chương và
phim ảnh. Vì thế mà loài người thấy cần có một sự công bằng, đó chính là tính
chất cơ bản nhất của CNXH. John Ball, một trong những lãnh đạo của cuộc
khởi nghĩa nông dân ở Anh vào năm 1381, được coi là người có tư tưởng chủ
nghĩa xã hội đầu tiên, đã nói câu nói nổi tiếng: "When Adam delved and Eve
span, Who was then the gentleman?" (Khi Adam đào đất và Eve quay sợi,
Thì ai là chủ đây?). Suốt thời kỳ Khai sáng trong thế kỷ 18,
sự phê bình về bất bình đẳng đã xuất hiện trong tác phẩm của những nhà lý luận
như Jean Jacques Rousseau ở Pháp,
tác phẩm Du contrat social (Hợp đồng xã hội) của ông bắt đầu với "Con
người được sinh ra tự do và đâu đâu anh ta cũng ở trong xiềng xích". Trong
thế kỷ 19, cụm từ "chủ nghĩa xã hội" thường được các nhà phê
bình xã hội châu Âu nói chung dùng để phê phán chủ nghĩa tư bản. Cứ thế
dần dần các nhà tư tưởng đã khái quát lại thành hệ thống lý luận của chủ nghĩa
xã hội, đấu tranh cho một xã hội công bằng. Những người theo Chủ nghĩa Xã
hội đã tự hình thành nhiều nhánh khác nhau, riêng chủ nghĩa Mác- Lênin thì cho
Chủ nghĩa Xã hội là giai đoạn nằm giữa quá trình từ Chủ nghĩa Tư bản tiến lên
Chủ nghĩa Cộng Sản. Một số trường phái Chủ nghĩa Xã hội vẫn chấp
nhận đa nguyên về chính trị nhưng vẫn tạo ra sự bình đẳng xã hội bằng
chính sách thuế và an sinh xã hội.
Như vậy, Chế
độ XHCN phải tốt đẹp hơn Chế độ Tư Bản CN, là sự phát triển tất yếu của nền văn
minh. Chủ nghĩa Tư Bản hoang dã đã phát triển vô độ thành Chủ nghĩa Đế quốc,
gây ra hai cuộc Đại chiến Thế giới I và II. Khi chiến tranh chấm dứt, những
nước chiến thắng lại chia phe, Mỹ đứng đầu một bên và Liên Xô đứng đầu một bên.
Vì bị chính trị hóa, các “phe” thường tự nhận, tự gán cho nhau những khái niệm
chế độ không hoàn toàn đúng với bản chất đích thực của nó. Thực tế đến nay
không có nước nào tuyệt đối là một chế độ theo đúng định nghĩa của lý thuyết.
Đến Liên Xô từng coi mình là “Thành trì XHCN” nhưng thực tế cơ chế vận hành xã
hội còn mang nhiều tính chất của xã hội phong kiến. Như thời Brezhnev khi là
TBT đã củng cố vị trí bằng cách buộc Podgorny nghỉ hưu để đồng thời làm Chủ
tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô, tương đương với chức vụ của
một tổng thống, là người thống trị ban lãnh đạo từ năm 1977 trở về sau. Ông ta
tự phong mình làm Nguyên soái Liên Xô và được nhận danh
hiệu Anh hùng Liên Xô tới 4 lần. Như vậy Brezhnev đúng là một ông vua kiểu
mới và như một số sự phê phán, thực chất nhà nước Liên Xô là nhà nước mang hình
hài XHCN nhưng máu chảy trong đó còn là máu phong kiến. Cũng chính vì thế mà nó
đã vỡ tan tành. Còn Mỹ và các nước phương Tây thực ra là “được” phe XHCN gán
cho theo CNTB. Nhưng thực tế, để tồn tại và phát triển, nhiều tính chất xấu xa
của Chủ nghĩa Tư Bản hoang dã đã đã được điều chỉnh. Như Wikipedia viết: “Lý
tưởng của chủ nghĩa cộng sản là đối trọng để chủ nghĩa tư bản trở nên tốt đẹp
hơn để được xã hội loài người chấp nhận”. Nhiều chính sách an sinh xã hội tại
Mỹ và các nước phương Tây hướng về cộng đồng rõ ràng là mang tính chất của CNXH
mà thời CNTB hoang dã không thể có. Cùng với nền tảng phát triển sẵn có, họ đã
là “phe” thắng thế, được thế giới gọi là các nước phát triển, còn họ thì tự coi
mình là thế giới tự do, dân chủ. Nhưng dù vậy tính chất của xã hội tư bản chủ
nghĩa vẫn tồn tại nhiều nhiều bất công không thể điều chỉnh, đặc biệt là sự bất
công trong hưởng thụ thành quả lao động. Vì thế mới có Phong trào biểu tình
“Chiếm Phố Wall”; phong trào của những người “đại diện cho 99% dân lao
động” chống lại “1% giới tư bản”, cái “hệ thống được dựng lên để 1% những người
giàu nhất nhận 40% chiếc bánh”./.
Từ thực tiễn lãnh đạo cách mạng của Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã chứng minh: trong cách mạng giải phóng dân tộc, đặc biệt là qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đảng ta đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động quần chúng, đoàn kết được quần chúng đi theo cách mạng, đã tạo nên sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần vô cùng to lớn cho cách mạng để chiến thắng kẻ thù. + Trong cách mạng tháng 8/1945 và Kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ có nhiều nhân sỹ, trí thức Công giáo ủng hộ, tham gia dưới những hình thức khác nhau, điển hình như các ông Nguyễn Văn Hà (Bộ trưởng Bộ Văn hóa), Vũ Đình Tụng (Bộ trưởng Bộ Xã hội)…, như các linh mục Vũ Xuân Kỷ, Võ Thành, Nguyễn Thế Vịnh, Phạm Quang Phước…, các tu sỹ, giáo dân tiêu biểu như các ông Đinh Ngọc Liên, Lê Văn Đệ… + Xã Quảng Phúc, Quảng Trạch, Quảng Bình (98% dân số của xã là giáo dân) trong kháng chiến chống Mỹ được mệnh danh là “Lũy thép bờ bắc sông Gianh”; nhân dân trong xã đã đánh 4.886 trận, phải gánh chịu 33.991 quả bom tạ (bình quân một người chịu 7 quả). Với quyết tâm “Thà tim mình ngừng đập quyết không để mạch máu giao thông của Tổ quốc bị chia cắt” ,“Xe chưa qua nhà không tiếc”. Năm 1969, xã Quảng Phúc được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ và đến nay cấp ủy, chính quyền, đoàn thể đều do đảng viên Công giáo phụ trách). + Cụ Giusse Lê Văn Hiền là giáo dân xã Quảng Phúc, ngày 25/8/1970 Cụ được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. + Một người con của xã Quảng Phúc đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến Trường Sa ngày 14/3/1988, với tinh thần “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo. Hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của quân chủng Hải quân anh hùng”. Đó là Thiếu úy Trần Văn Phương (Phêrô Trần Văn Phương). + Đỗ Văn Chiến (giáo xứ Liên Phú/Hải Hậu/Nam Định), ngày 22/12/1969, Đỗ Văn Chiến được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Năm 1988, trong kỳ họp trù bị thành lập Ủy ban đoàn kết công giáo Việt Nam, có một vị linh mục đã hỏi ông: “Anh là sĩ quan Quân đội, là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, chắc chắn anh là đảng viên, vậy anh có bỏ đạo không” , anh Chiến trả lời: “Thưa cha, Luật pháp nước Việt Nam không hề có điều khoản ấy”. + Hiện nay đồng bào công giáo đã góp phần rất đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế, giải quyết nhiều vấn đề xã hội, xóa đói giảm nghèo… Công giáo ở Việt Nam đã xây dựng và đưa vào hoạt động rất nhiều nhà trẻ, mẫu giáo; trường cấp 1, 2; cơ sở dạy nghề; trường khuyết tật; tủ phim thư viện; trạm xá, cơ sở chữa bệnh; trại phong, tâm thần, ma túy, HIV; cơ sở dưỡng lão, người khuyết tật; cơ sở giúp đỡ di dân và nhà trọ sinh viên. Trong chống Pháp căn cứ địa Việt Bắc được đồng bào các dân tộc che chở, giúp đỡ, bảo vệ đã trở thành căn cứ địa vững chắc nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp mà kẻ thù nhiều lần tiến công nhưng đều thất bại… Trong chống Mỹ trong chiến trường miền Nam, căn cứ địa Tây Ninh, căn cứ địa Dương Minh Châu, Chiến khu D; những sóc Bom Bo, những chùa khơ me, những ấp chiến lược ngay trong lòng địch đã trở thành những nơi tiếp tế, che dấu cán bộ… Từ những tình cảm, hành động cao đẹp ấy càng minh chứng rõ nét cho quan điểm “Sống Tốt đời – Đẹp đạo”, mỗi giáo dân sẽ là một một công dân chân chính, sống hòa hợp, đoàn kết với toàn dân tộc, đóng góp nhiều hơn cho đất nước. Chính vì vậy, trong thời điểm hiện tại, một số bà con giáo dân bị lợi dụng “lòng yêu nước bảo vệ chủ quyền biển, đảo, các vấn đề nóng của xã hội” để tập hợp lực lượng đấu tranh với chính quyền, tạo ra các cuộc biểu tình, tuần hành tại các thành phố mà bản chất là để chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. NhiỀU bà con giáo dân, các vị linh mục chức sắc đã bày tỏ sự bất bình với những hành động trên và khẳng định đó không phải là “Kính Chúa – Yêu nước”, Chúa muốn con chiên và nhân loại sống hòa binh, đoàn kết và thương yêu nhau. Chính vì vậy trách nhiệm chúng ta chính là tuyên truyền, vận động để bà con giáo dân hiểu những điều tốt đẹp ấy, hỗ trợ bà con ổn định sản xuất, xóa đói giảm nghèo, phát triển cùng toàn dân tộc. Khẳng định quan điểm của Đảng và nhà nước, Đảng ta luôn thực hiện nhất quán chính sách: “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. NTT
Phải thừa nhận mạng Internet
tiện ích thật, nó giúp cho chúng ta có thể biết rất rất nhiều thứ từ cổ
chí kim, từ Âu đến Á, có thể giúp cho ta biết cả những người mà
chính ta cũng chẳng bao giờ biết mặt họ. Hữu ích thật. Phải thừa nhận nhiều khi
vào Internet giúp cho ta xả được cái sờ troét. Nhưng cũng phải công nhận
chính Internet lại làm cho ta nhiều khi hoa mắt, chóng mặt, đau đầu,
buốt tai khi nhận những thông tin "bẩn" mà mọi người cổ suý, tung
hứng cho nhau. Mình không có thói quen đi bình luận về người khác và cũng
chả bao giờ thích như vậy, nhưng vì thấy cái "bẩn" nên cũng cố gắng
tham gia quét, nhặt bỏ đi.
Chuyện là, hôm nọ lang thang vào
Facebook xem thiên hạ bàn tán sự đời, tò mò thấy bài viết "Những
người tốt, liên hiệp lại" của Phạm Đoan Trang, nghe tên bài là thấy
phấn khởi - một cái đẹp hiện hữu, nhưng không phải, đó lại là một cái tên
trá hình, một thông tin "bẩn". Mình không biết Phạm Đoan Trang
là ai? nhưng qua bài viết mình thấy người này không phải là người tốt, bởi vì
chính bản thân Phạm Đoan Trang trong bài viết cho rằng: “Đằng nào thì bất kỳ hình thức tụ tập, liên kết nào của những
người tốt, để cùng làm việc tốt, cũng là hành động chống lại cái nhà nước độc
đảng, độc tài và bất tài này rồi”.
Thật là nực
cười, “Chống lại nhà nước”, chống lại Đảng mà cũng gọi là “người tốt”, “việc
tốt” được sao? Các vị nên nhớ rằng, để có được một nước Việt Nam độc lập, hoà
bình, ổn định và phát triển như hôm nay, hàng triệu người đã phải ngã xuống. Họ
có phải là những người “chống lại nhà nước”, chống lại Đảng hay không? Từ cổ
chí kim, từ Đông sang Tây, chưa có một quốc gia nào được hình thành mà không có
tổ chức nhà nước, và cũng không có một nhà nước nào lại cho phép một tổ chức
hay cá nhân nào chống lại họ. Đó là một qui luật tất yếu khách quan. Vậy mà các
vị, phần lớn được sinh ra và lớn lên trong hoà bình, chưa hề đóng góp một giọt
mồ hôi nào cho đất nước chứ chưa nói đến xương máu, lại mượn cớ “tự do”, “dân
chủ” để lập hội này, hội nọ nhằm chống lại Đảng, chống lại Nhà nước. Đó là một
điều không thể chấp nhận được.
Còn “xã
hội dân sự” là một xã hội như thế nào? đã có quốc gia nào áp dụng chưa và vì
sao thì chắc các vị cũng tự biết. Đừng hùa theo để trục lợi kinh tế. Thực chất
cái gọi là “Hội” của các vị cũng chỉ rất ít thành viên tham gia. Mục đích chính
không phải vì “cứu nguy” cho dân tộc mà là nhằm tìm kiếm tài trợ của nước ngoài
để chia chác lợi ích. Và như vậy, chính các vị là những người đang tìm cách phá
hoại nền độc lập dân tộc chứ không phải vì “lòng yêu nước”.
Việc các
vị vận động Quốc hội hoãn thông qua dự luật về Hội dự kiến được tiến hành vào
ngày 18 tháng 11 tới sẽ không được ủng hộ, bởi lẽ tôn chỉ mục đích của các
“Hội” như đã trình bày ở trên. Còn các “tổ chức ngoại vi của đảng” như các vị
nói là Mặt trận tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ…sở dĩ được
cho phép thành lập và hoạt động vì đó là những hội vì dân vì nước thực sự.
Như vậy cũng
đủ hiểu “người tốt” theo kiểu của Phạm Đoan Trang chỉ là những kẻ bỏ đi./.
Chuyến bay thương mại sử dụng
cho công tác nước ngoài mới đây của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là một tín hiệu
khác lạ so với thông lệ. in dẫn lại
trên VTV và các báo cho biết: Sau khi viếng nhà vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej,
chiều tối 28/10/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt
Nam đã rời Bangkok trên chuyến bay thương mại của Vietnam Airlines. Đây là lần
đầu tiên Thủ tướng đi công tác nước ngoài bằng máy bay thương mại.
Bản tin rất
gọn. Nhưng phía sau những mô tả ngắn gọn đó, sẽ thấy vài điều mới lạ, có ý
nghĩa vượt ra khỏi ý nghĩa một chuyến công cán thông thường của người đứng đầu
Chính phủ.
Để chống
phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch coi “diễn biến hòa bình” trên lĩnh
vực tư tưởng, văn hoá là mũi đột phá, hòng làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về
lý luận, tư tưởng, tạo ra “những khoảng trống” để đưa hệ tư tưởng tư sản thâm
nhập vào cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm chuyển hoá, xoá bỏ hệ tư tưởng xã
hội chủ nghĩa. Bởi vậy, cần nhận diện rõ bộ mặt thật của thủ đoạn thâm độc này
để có phương sách đấu tranh phù hợp, hiệu quả.
Sau khi Liên
Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch tập trung
mọi nỗ lực tấn công tiêu diệt chủ nghĩa xã hội và phong trào cộng sản, công
nhân quốc tế còn lại trên phạm vi toàn cầu, trong đó có Việt Nam bằng chiến
lược “Diễn biến hòa bình”. Nội dung chính của chiến lược này là sử dụng mọi thủ
đoạn kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội, đối ngoại, an ninh, kết hợp
với răn đe quân sự để ngầm phá từ bên trong, tạo ra lực lượng chính trị đối lập
núp dưới chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền; kích động các mâu thuẫn tôn
giáo, dân tộc, chủng tộc,… để gây rối loạn trong nước. Trong các thủ đoạn đó, chúng
xác định chống phá trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa là khâu đột phá với nhiều âm
mưu, thủ đoạn thâm độc; lấy cái hiện tượng đưa vào
bản chất, lấy cái đơn lẻ đánh vào hệ thống, biến những việc đơn giản
thành phức tạp để đánh lừa dư luận và tâm lý người dân.
Dường
như đã thành quy luật, cứ đến những ngày kỷ niệm, các sự kiện chính trị xã hội
quan trọng của Đảng, của đất nước, dân tộc…, thì các thế lực thù địch, những kẻ
tự xưng là “nhà hoạt động xã hội”, “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền”, “người
yêu nước” lại “đẩy” lên các trang mạng, các web, blog,… những quan điểm sai
trái, độc hại.
Sau Đại hội XII của Đảng, trong
khi Đảng và Nhà nước ta, nhân dân ta triển khai nhiều hoạt động đưa Nghị quyết
Đại hội XII vào cuộc sống, trong đó có cuộc đấu tranh chống tham nhũng, chống
“lợi ích nhóm”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, thì họ cho rằng, đó là những
cuộc “đấu đá” nội bộ, giữa “nhóm lợi ích mới” với “nhóm lợi ích cũ”.
Sau 30 năm tiến hành đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới tác động, đang đặt ra những nguy cơ, thách thức lớn đối với cách mạng Việt Nam. Trước những khó khăn, thách thức, đã làm xuất hiện những tư tưởng cơ hội về chính trị biểu hiện là sự giao động ngả nghiêng về chính trị, không kiên định trên những vấn đề nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng. Khi cách mạng thuận lợi thì tỏ ra rất cấp tiến, khi cách mạng gặp khó khăn thì thoái lui, thoả hiệp. Họ thường ít bộc lộ quan điểm một cách thật rõ ràng, họ che dấu bộ mặt thật, vừa tỏ ra ủng hộ đường lối của Đảng, bảo vệ Chủ nghĩa Mác-Lê nin, thổi phồng một khía cạnh trong đường lối hợp với quan điểm của họ. Họ lấy danh nghĩa đổi mới tư duy, bổ sung cụ thể hóa đường lối của Đảng, thêm chi tiết này, thêm chi tiết khác mà thực chất là sửa cốt lõi đường lối quan điểm của Đảng ta. Những tư tưởng đó còn biểu hiện trên lĩnh vực đạo đức lối sống một số người mang danh nghĩa Đảng cộng sản, chiến sĩ cách mạng nhưng sống không có lý tưởng, tính toán thực dụng, tìm kiếm cơ hội để đạt danh vọng cá nhân, hình thức bề ngoài rất cách mạng, rất nhất trí với đường lối của Đảng, rất tin tưởng chủ nghĩa xã hội, nhưng bên trong họ sống không trung thực, luôn tìm mọi cách để chạy chức, chạy quyền, tạo dựng tín nhiệm có lợi cho bản thân, sống sa hoa truỵ lạc, sa rời quần chúng. Đây là nguy cơ làm gia tăng "diễn biến hòa bình", "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"trong nội bộ hiện nay.
Hình ảnh phiên tòa Nguyễn Hữu Vinh và đồng phạm
Trong thời gian qua và hiện nay, ở trong và ngoài nước có một số người tiếp tay, cổ xúy cho các thế lực thực hiện "diễn biến hòa bình", họ tự cho rằng mình là "cấp tiến", thực hiện "dân chủ", "yêu nước", thực ra bản chất chính là sự cơ hội về chính trị, như: Nguyễn Huy, Dương Thu Hương, Hồng Hà, Lữ Phương, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Phong, Hồ Hiếu, Bùi Tín, Trần Độ, Trần Công Định, Cù Huy Hà Vũ, Blogger Anh Ba Sàm v.v... Họ cho rằng “giữ vai trò độc tôn chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ đưa tới sự trì trệ về trí tuệ”, mục đích là bác bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, nền tảng tư tưởng của Đảng. Họ cho rằng đi theo CNXH “là ngõ cụt, là thất bại”; sự lãnh đạo của Đảng ta hiện nay là “Đảng trị”, “Đảng chỉ nên lãnh đạo chính trị”, “sự lãnh đạo độc quyền của Đảng là nguồn gốc của sự lạm quyền, tham nhũng”. Họ bác bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, cho rằng với nguyên tắc này “nhiều lắm dân chủ chỉ trở thành đồ rởm”, chỉ có tác dụng trang trí cho tập trung quyền lực. Họ bác bỏ vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh, cho rằng nền kinh tế quốc doanh “trở thành nguồn tham ô, lãng phí ghê gớm”, kinh tế quốc doanh thành chủ đạo có nghĩa là triệt tiêu hoặc làm suy yếu các thành phần kinh tế khác, nhất là kinh tế tư nhân. Họ còn hô hào phát triển kinh tế tư nhân, cho đó là thành phần chủ lực trong nền kinh tế thị trường. Hô hào dân chủ tư sản “trong quan niệm về dân chủ, không nên cứng nhắc đưa ra dân chủ tư sản và dân chủ vô sản”, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, từ bỏ đấu tranh giai cấp. Có quan điểm cho rằng “Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác là thứ xa xỉ phẩm”, rằng “Cụ Hồ không hiểu gì về chủ nghĩa xã hội mà vẫn chọn”, rằng “Chủ nghĩa xã hội khoa học cũng là không tưởng, chủ nghĩa Mác-Lênin cũng chỉ là không tưởng mới”, họ đòi xoá bỏ điều 4 của Hiến pháp nước ta nói về địa vị pháp lý của sự lãnh đạo của Đảng. Mới đây còn có bài viết “Không thể cùng lúc đi trên hai con đường” nhằm phủ nhận con đường CNXH mà chúng ta đã chọn v.v...
Tất cả những quan điểm sai trái trên, kể cả những người tự cho mình “đổi mới”, “tiên tiến” ở nước ta đều là phủ nhận những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ yếu là phủ nhận vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, của Đảng cộng sản Việt Nam. Những người này, xét cho cùng vì không đạt được mục đích nào đó của cá nhân (địa vị, tiền tài..) nên đã quay lưng lại nói xấu Đảng ta. Họ đã quên rằng thực tế lịch sử đã và đang chứng minh: giai cấp công nhân Việt Nam với đội tiền phong của mình đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác; nhất là gần 30 năm đổi mới vừa qua, đã đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân, đã đưa dân tộc Việt Nam lên một tầm cao mới như thế nào!
Điều đáng lo ngại hơn cả là những phần tử cơ hội về chính trị "giấu mặt", núp bóng dưới danh nghĩa đảng viên cộng sản viên Đảng cộng sản, nhưng trên thực tế đã "thoái hóa, biến chất", phai nhạt lý tưởng cách mạng, tính toán thực dụng, tìm kiếm cơ hội để đạt danh vọng cá nhân; hình thức bề ngoài rất cách mạng, rất nhất trí với đường lối của Đảng, rất tin tưởng chủ nghĩa xã hội, nhưng bên trong không trung thực, thẳng thắn tự phê bình và phê bình thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh;nói nhiều làm ít, nói nhưng không làm; cố tình hiểu sai, cắt khúcchủ trương, chính sách hiện hành, chỉ khai thác những nội dung có lợi cho riêng mình, né tránh những vấn đề phức tạp…Họ luôn tìm mọi cách chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tội, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân, huy chương…Mục đích của họ làngoi lên, chui sâu, leo cao, tạo dựng “cơ chế ngầm”, bảo vệ, bao che cho nhau để trục lợi, làm giàu bất chính.. Cơ chế này luôn tìm cách “hạ gục”, vô hiệu hóa uy tín của những người trung thực, có trình độ, năng lực; trù dập những người thẳng thắn đấu tranh phê bình, người bảo vệ công bằng, bình đẳng, bảo vệ sự nghiệp và lý tưởng cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
Chủ nghĩa cơ hội dù biểu hiện dưới hình thức nào đi nữa cũng đều nguy hại đến uy tín của Đảng và sự tồn vong của chế độ XHXN ở nước ta. Vì vậy để tăng cường cuộc đấu tranh đẩy lùi và khắc phục tư tưởng cơ hội chủ nghĩa với mọi biểu hiện của nó là vấn đề vừa cơ bản lâu dài, vừa cấp bách của Đảng ta hiện nay. Chúng ta cần thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau đây:
Đối với các tổ chức đảng cần luôn xây dựng chủ trương, nghị quyết cách sát đúng, giữ nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tính tiền phong gương mẫu của cán bộ đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ. Nâng cao chất lượng sinh hoạt, đẩy mạnh phê bình và tự phê bình ở từng tổ chức đảng và mỗi đảng viên. Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện mơ hồ mất cảnh giác, phai nhạt mục tiêu lý tưởng, thoái hoá biến chất, vi phạm phẩm chất đạo đức lối sống của người cán bộ đảng viên. Đấu tranh với những hành vi vi phạm cương lĩnh, đường lối nghị quyết của Đảng, vi phạm nguyên tắc của Đảng. Giải quyết dứt điểm việc gây mất đoàn kết trong nội bộ Đảng, giữ vững sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, bảo đảm cho toàn Đảng luôn thống nhất cả về lý luận và thực tiễn, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức đủ trình độ năng lực để lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi.Tiếp tục thực hiện tốt tự phê bình và phê bình trong Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về "một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" gắn với đẩy mạnh Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tăng cường công tác kiểm tra giám sát, bảo vệ chính trị nội bộ.
Thường xuyên tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng một cách chủ động kịp thời sắc bén, có tính thuyết phục cao, củng cố khối đoàn kết thống nhất chính trị tư tưởng trên cơ sở đường lối quan điểm của Đảng. Giáo dục cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nắm vững lý luận chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, đường lối quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xây dựng niềm tin vào đường lối đổi mới xây dựng đất nước của Đảng.
Đẩy mạnh đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lí luận, vạch trần bản chất phản động, phản khoa học của âm mưu “diễn biến hòa bình”, nhất là việc lợi dụng những tư tưởng, thành phần cơ hội để chống phá. Kiên quyết đấu tranh đập tan các luận điệu xuyên tạc của địch, phản động mưu toan xoá bỏ chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xuyên tạc chủ nghĩa xã hội và vai trò lãnh đạo của Đảng, cổ vũ "dân chủ, nhân quyền tư sản". Không lúc nào được buông lỏng cuộc đấu tranh vạch trần bản chất sai trái, nguy hại của chủ nghĩa cơ hội, hữu khuynh, xét lại của chủ nghĩa giáo điều cũ và mới, của mọi biểu hiện mơ hồ giao động về chính trị cũng như lối sống cơ hội, thực dụng. Kiên quyết bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng ta.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn nhằm bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Mở rộng dân chủ phát huy tự do tư tưởng, động viên mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu lý luận. Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn, không phát ngôn vô tổ chức, không truyền bá những quan điểm riêng trái với cương lĩnh đường lối của Đảng.
Đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, là nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Để bảo vệ Đảng, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi mỗi tổ chức đảng và mỗi cán bộ đảng viên phải luôn đề cao cảnh giác, phân biệt nhận rõ kẻ cơ hội để đấu tranh loại trừ chúng ra khỏi tổ chức đảng, đảm bảo cho tổ chức đảng luôn được trong sạch vững mạnh. Muốn vậy mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng học tập nghiên cứu lý luận Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để có đủ trình độ lý luận, trí tuệ phân tích làm rõ tính phản động của chủ nghĩa cơ hội. Xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng không giao động trước những luận điệu xuyên tạc của chủ nghĩa cơ hội. Xây dựng niềm tin vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, niềm tin cộng sản chủ nghĩa.Do vậy, chúng ta phải:
Thường xuyên đứng vững trên quan điểm lập trường của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt sâu sắc đường lối chủ trương chính sách của Đảng, có niềm tin vững chắc vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, vào sức mạnh chiến thắng của Quân đội. Dù ở bất cứ cương vị nào cũng phải phải tích cực học tập nghiên cứu, để nâng cao bản lĩnh, trí tuệ, không ngừng rèn luyện đạo đức cách mạng, để có thể miễn dịch được "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", không xa vào tư tưởng cơ hội.
Phải thật minh mẫn sáng suốt trước âm mưu ngày càng tinh vi xảo quyệt của kẻ thù và những cám dỗ về quyền lực, danh vọng, tiền tài, vật chất tác động làm suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống. Luôn nhận thức sâu sắc rằng, để thúc đẩy “phi chính trị hóa Quân đội” các thế lực thù địch không từ bất cứ thủ đoạn nào, rất tinh vi, xảo quyệt, kể cả những biện pháp hèn hạ nhất, mọi hành động của chúng đều có mục đích vì thế không được mất cảnh giác, nóng vội, chủ quan. Muốn vậy, phải thường xuyên nghiên cứu, học tập, rèn luyện nâng cao tri thức, đạo đức, phong cách làm việc, công tác; phát huy trí tuệ tập thể, đề cao dân chủ, thường xuyên nắm chắc tình hình chính trị tư tưởng của đơn vị, quan tâm giải quyết kịp thời, thấu đáo mọi vấn đề, đặc biệt là những vấn đề nhạy cảm mới nảy sinh, những khó khăn bức xúc của nhân dân, bởi đó chính là nơi các thế lực thù địch triệt để khai thác, lợi dụng chống phá ta.
Trong bất cứ điều kiện hoàn cảnh nào cũng phải giữ vững định hướng thống nhất về tư tưởng trong đơn vị bằng cách phát huy sức mạnh của các binh chủng trên mặt trận tư tưởng - văn hóa và đội ngũ cán bộ chính trị. Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) gắn với đẩy mạnh Học tập và làm theotư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng và xây dựng môi trường văn hóa trong có chiều sâu, ngày càng hiệu quả.
Tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, chiến sỹ và nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, đồng thời cảnh giác, đập tan âm mưu thủ đoạn của kẻ thù. Đặc biệt chú trọng xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, phát huy hiệu quả hoạt động của lực lượng đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên các lĩnh vực như tư tưởng lý luận, xuất bản, báo chí, Internet… PHONG VIỆT
Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016
Thương về "khúc ruột miềm Trung"
Mùa mưa bão đang bước vào giai đoạn đỉnh điểm. Những ngày qua vào đợt mưa lũ trên mảnh đất miền Trung đã cuốn trôi đi hàng nghìn ngôi nhà, hàng trăm con người đã phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất. Sự chia ly, mất mát, đau thương…đó là những gì đã và đang hiện hữu nơi đây. Nhưng đồng bào miền Trung sẽ mạnh mẽ chiến thắng bão lũ, vươn lên số phận.
Chúng ta con người Việt Nam hãy dành chút thời gian cho nhau, cùng nhau hành động chia sẻ những nỗi buồn, giúp nhau lau đi những giọt nước mắt, xoa dịu đi những nỗi đau. Hãy để những dòng nước lũ , những cơn mưa vô tình không còn nhuốm màu thương đau, để miền Trung thân thương sớm có lại cuộc sống bình yên. Mỗi người dân Việt Nam chúng ta với tinh thần “lá lành đùm lá rách” hãy san sẻ, thương về miền Trung cùng đồng bào miền Trung vượt qua những nỗi đau.
Đồng bào miền Trung đang gồng mình chống lại sự khắc nhiệt của thiên tai. Phát huy truyền thống "lá lành đùm lá rách.." "thương người như thể thương thân"... của dân tộc ta, với tất cả tấm lòng, chúng ta hãy ủng hộ đồng bào của chúng ta bằng những hành động cụ thể. Chúng ta hãy khẳng định cho thế giới biết, tinh thần đoàn kết, lòng nhân hậu, lòng thương yêu con người, tinh thần yêu nước chân chính là vô tận, không một quốc gia nào, không một thể chế chính trị nào có thể sánh bằng Việt Nam! Hãy yêu tổ quốc bằng những việc làm nhỏ nhất, ý nghĩa!
Lịch sử nhân loại hiếm
thấy một đất nước, dân tộc nào mà người lính được toàn dân tin yêu,
mến phục và gọi với cái tên trìu mến “Bộ đội Cụ Hồ”, gắn với hình ảnh cao
đẹp của vị lãnh tụ dân tộc như ở Việt
Nam.
Danh
hiệu “Bộ đội Cụ Hồ” là giá trị độc đáo của văn hóa giữ nước gắn với mục tiêu,
lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà thời đại Hồ Chí Minh đúc kết,
được các thế hệ người Việt Nam tin tưởng, trân trọng và bạn bè trên thế giới ca
ngợi, khâm phục.
Thực
tiễn qua các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, cũng như công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc cho thấy hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” với những phẩm chất, nhân cách
tốt đẹp đã trở thành biểu trưng đặc sắc của nét đẹp văn hoá quân sự Việt Nam. Điều
đó không chỉ thể hiện “mối quan hệ máu thịt”, tình quân dân như “cá với nước”
của cán bộ, chiến sĩ quân đội với nhân dân ta mà còn thể hiện ở phẩm chất nhân
cách người quân nhân cách mạng “vì nhân
dân mà chiến đấu, vì nhân dân quên mình, vì nhân dân sẵn sàng hy sinh”; một quân
đội mà trong bất luận điều kiện, hoàn cảnh nào đều tận trung với nước, hiếu với
dân, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã
hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng
đánh thắng; đó còn là tình sâu nghĩa nặng, ấm áp ân tình của nhân dân dành cho
cán bộ, chiến sĩ quân đội và lãnh tụ kính yêu của mình.
Danh
hiệu cao quý "Bộ đội Cụ Hồ" là tài sản văn hoá tinh thần vô giá do
nhân dân yêu mến, trao tặng, gửi gắm niềm tin yêu dành riêng cho cán bộ, chiến
sĩ quân đội ta; ghi nhận những cống hiến xuất sắc và tinh thần tận tuỵ, đức
tính hy sinh của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân đội ta đối với sự nghiệp đấu tranh
cách mạng, bảo vệ hoà bình, vì hạnh phúc của nhân dân. Vì vậy, giữ vững và phát
huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ", làm cho danh hiệu ấy ngày toả sáng là trách
nhiệm của mỗi cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam.