Thứ Tư, 3 tháng 8, 2022

ÂM MƯU CŨ, THỦ ĐOẠN MỚI!

Chống phá quân đội là âm mưu xuyên suốt trong “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Gần đây, mưu đồ này được chúng thực hiện bằng những thủ đoạn mới, thâm độc, xảo quyệt hơn trước thông qua mạng xã hội với “kỹ xảo” biến không thành có…

Mấy ngày gần đây, một số tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội như YouTube, Facebook... xuất hiện một số hình ảnh, lời nói chứa đựng thông tin xuyên tạc, bôi nhọ một số tập thể, cá nhân trong quân đội. Chúng dựng chuyện như thật về “bão”, về “đấu đá nội bộ” trong Bộ Quốc phòng. Vẫn sử dụng chiến thuật “gắp lửa bỏ tay người”, nhưng chúng lại “diễn thuyết” qua giọng điệu như moi tin của “người trong cuộc” rồi “cắt dán” “đổi trắng thay đen”… Mục đích chúng hướng tới là làm mất uy tín đội ngũ cán bộ, gây chia rẽ mối quan hệ đoàn kết đồng chí, đồng đội, làm giảm niềm tin của nhân dân vào “Bộ đội Cụ Hồ”.

Điều đáng nói là chúng đã sử dụng phần mềm chỉnh sửa, cắt cúp, gán ghép hình ảnh các đồng chí lãnh đạo cấp cao và nguyên lãnh đạo cấp cao của quân đội làm hình ảnh nền, sắp xếp, trình bày theo ý đồ rồi đọc những lời bình xuyên tạc. Chiêu bài này thực chất là kiểu ngụy tạo chứng cứ để lừa bịp những người nhẹ dạ cả tin.

Những cái mà chúng gọi là “tin mật”, “nguồn tin riêng”, “nguồn tin đáng tin cậy”, “tin từ nội bộ”... mà các thế lực thù địch, phần tử phản động rêu rao, thực chất là mớ thông tin ngụy tạo, nhảm nhí, không đúng sự thật nhằm mục đích giật gân, câu view…

Số lượng các sản phẩm truyền thông độc hại này xuất hiện với tần suất lớn, lan truyền trên mạng xã hội khá nhanh gây bức xúc dư luận. Nhiều người dùng mạng xã hội, nhất là cán bộ trong quân đội, cựu chiến binh, học sinh sinh viên, cán bộ trong các cơ quan Nhà nước... đã lên tiếng đấu tranh, bác bỏ các luận điệu sai trái này ngay trong phần bình luận của các bài viết, hoặc trực diện đấu tranh trên các diễn đàn của mạng xã hội do phát hiện được sự xuyên tạc, những vô lý khi trích dẫn thông tin, ví dụ như gọi sai họ, tên, chức vụ của cán bộ; những chuyện bịa đặt…

Thực tế, thời gian qua, một số cán bộ, nguyên cán bộ cấp cao của quân đội đã vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật bị xử lý, truy tố. Việc xử lý cán bộ vi phạm nói như lời đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là để cho Đảng ta mạnh thêm, trong sạch thêm. Các cơ quan thông tin đại chúng của Việt Nam, trong đó có những cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng đã thông tin công khai, minh bạch vấn đề này và toàn quân đã nghiêm túc rút kinh nghiệm. Lợi dụng vấn đề đó, một số đối tượng thù địch lại xuyên tạc, bôi đen tình hình nội bộ quân đội, công kích, phá hoại mối quan hệ đoàn kết đồng chí, đồng đội, bóp méo truyền thống văn hóa “Bộ đội Cụ Hồ”; hạ thấp uy tín của quân đội trong tình hình mới.

Phát biểu tại hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ tư vào ngày 13-7 vừa qua, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Quân ủy Trung ương đã nhiệt liệt hoan nghênh và biểu dương những thành tích của Bộ Quốc phòng và cán bộ, chiến sĩ toàn quân đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2022.

Để tạo bước đột phá mạnh mẽ, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của năm 2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Quân ủy Trung ương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác, triển khai chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI. Quân ủy Trung ương và các đơn vị trong toàn quân phải kiên quyết hơn nữa trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Mỗi cán bộ, chiến sĩ, nhất là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp phải luôn tự soi, tự sửa, giữ mình và rèn luyện, tu dưỡng, gương mẫu, đi đầu trong cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm”; góp phần công sức, trí tuệ, làm cho quân đội ngày càng mạnh hơn, trưởng thành hơn, mãi mãi xứng đáng là “Bộ đội Cụ Hồ”, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Toàn quân đang nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương.

Các thế lực thù địch hiểu rõ, quân đội ta chính là thành trì vững chắc về chính trị, tư tưởng của Đảng và Nhân dân. Để phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng, chúng nhắm vào trận địa tư tưởng trong quân đội, xuyên tạc, phá hoại từ trung tâm bộ máy lãnh đạo. Đây là chiêu bài “rút gạch chân tường” hướng đến mục tiêu làm sụp đổ hệ tư tưởng của Đảng.

Mỗi cán bộ, chiến sĩ trong quân đội cần cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch và sẵn sàng đáp trả. St

  

Làm tình báo!

 “Tình báo là một khoa học. Người làm tình báo ắt phải có 4 đức tính: Bí mật - cẩn thận - khôn khéo - kiên nhẫn”.

Sinh thời, Bác Hồ luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến lực lượng tình báo quốc phòng, ngoài những lần gặp gỡ, trò chuyện thân ái với cán bộ, chiến sĩ, Bác còn gửi thư thăm hỏi, động viên; tại Hội nghị tình báo quốc phòng lần thứ 2, đầu tháng 8 năm 1949 Bác đã gửi thư và ân cần căn dặn những điều tâm đắc đối với ngành tình báo.

Theo Bác, tình báo là một khoa học; do vậy, phải bí mật, tức là tuyệt đối tránh sơ suất; phải cẩn thận, tức là tuyệt đối tránh cẩu thả; phải khôn khéo, tức là tuyệt đối tránh luộm thuộm; phải kiên nhẫn, tức là tuyệt đối tránh hấp tấp. Đây là những nguyên tắc cơ bản của công tác tình báo và cũng là những đức tính cần phải có của mỗi cán bộ, chiến sĩ tình báo, chi phối toàn bộ quá trình tổ chức và hoạt động của tình báo quốc phòng. Hoạt động tình báo là hoạt động bí mật, quan hệ trong hoạt động tình báo là “cự ly, đơn tuyến”. Không giữ được bí mật thì không còn hoạt động tình báo. Có cẩn thận, khôn khéo, kiên nhẫn mới bảo đảm được bí mật để hoạt động lâu dài và ngược lại. Thực tế đã chứng minh, nhờ có giữ tốt bí mật mà nhiều cán bộ, chiến sĩ tình báo của ta đã thâm nhập được vào các cơ quan đầu não của địch, hoạt động trong thời gian dài. Nhờ có khôn khéo, cẩn thận, kiên nhẫn nên đã tác động, chuyển hóa được quần chúng tham gia phục vụ cho cách mạng, kể cả những người đứng trong hàng ngũ địch, cung cấp những tin tình báo có giá trị, góp phần vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Học tập và làm theo lời dạy của Bác, cán bộ, chiến sĩ tình báo quân đội phải luôn quán triệt, học tập, tu dưỡng rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm bí mật trong mọi công việc, trong mọi tình huống. Làm việc phải cẩn thận, tỉ mỉ, cụ thể, chu đáo, không chủ quan mất cảnh giác, trước mọi công việc, phải luôn thận trọng, hiểu thật rõ, phải xem xét mọi mặt, phải dự tính, lường trước mọi tình huống, đặc biệt là tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, nguyên tắc…Phải thật khôn khéo, sáng suốt, linh hoạt, chủ động, sáng tạo, nhanh nhạy, tinh thông, nâng cao cảnh giác cách mạng, tuyệt đối không để địch mua chuộc, lôi kéo, khống chế. Phải kiên trì, nhẫn nại, bền gan, vững chí, tin tưởng vào chính mình, vào đồng đội và tin vào chiến thắng góp phần giữ vững, tô thắm truyền thống 16 chữ vàng: “Trung dũng kiên cường, độc lập sáng tạo, bí mật khôn khéo, đoàn kết quyết thắng”, xứng đáng là “tai, mắt” tin cậy của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng.St

 

TẠI SAO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN PHẢI "TỰ SOI, TỰ SỬA"

 


Việc “tự soi, tự sửa” đòi hỏi người cán bộ, đảng viên phải có tính tự giác, thật thà và trung thực, nhất là khi “tự soi, tự sửa” những hạn chế, khuyết điểm của bản thân. “Tự soi, tự sửa” là một giải pháp rất quan trọng, có tính quyết định để ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Bởi vì, các biểu hiện suy thoái ở một bộ phận cán bộ, đảng viên chủ yếu từ mình mà ra và tự mình là chính. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải tự mình soi xét, khi thấy có biểu hiện suy thoái phải quyết tâm sửa chữa và tự giác khắc phục.St

 

LỜI BÁC HỒ DẠY

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY 04/8/1952:

“ Vũ khí tốt mà tinh thần hèn thì cũng vô dụng “.

Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài “Máy bay “phản lực” phản Mỹ”, đăng trên Báo Cứu quốc, số 2135, ngày 04 tháng 8 năm 1952.

Trong thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân ta bước vào giai đoạn quyết liệt; với sự giúp sức của các đồng minh, thực dân Pháp tập trung huy động và đưa vào chiến trường Đông Dương các loại vũ khí trang bị hiện đại nhằm cứu vãn tình thế bất lợi đối với quân đội Pháp đang diễn ra trên chiến trường. Trước tình hình đó, yêu cầu đặt ra đối với Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh phải xây dựng và phát huy tốt nhân tố chính trị, tinh thần cho quân và dân ta, quyết tâm đánh thắng thực dân Pháp xâm lược.

Lênin đã chỉ rõ: “Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tùy thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường”. Tuy nhiên, nhân tố chính trị, tinh thần không phải tự nhiên mà có, nó là sản phẩm của truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm, của tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, hình thành từ nhận thức sâu sắc về tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân tố chính trị, tinh thần đã góp phần làm chuyển hóa lực lượng, tạo thế và lực, kết nối tất cả các nguồn lực, các nhân tố tạo nên sức mạnh tổng hợp của quân và dân ta, là sức mạnh của cả dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại làm nên một Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm xưa vẫn vẹn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đặc biệt, thực hiện phương hướng xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, cùng với việc huấn luyện làm chủ các loại vũ khí, trang bị hiện đại, cần phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, chăm lo xây dựng nhân tố chính trị, tinh thần; giáo dục, rèn luyện cho bộ đội có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu; nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa... hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và quan điểm “vũ khí luận”, tuyệt đối hóa vai trò của vũ khí, coi nhẹ sức mạnh nhân tố chính trị tinh thần. St


Đồng chí Lê Quang Đạo, người lãnh đạo xuất sắc của quân đội ta!

 Đồng chí Lê Quang Đạo (tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyện), sinh ngày 8/8/1921 trong một gia đình có truyền thống yêu nước, cách mạng, tại xã Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Năm 1930 - 1936, Nguyễn Đức Nguyện học và tốt nghiệp tiểu học ở trường làng. Từ năm 1937 - 1939, học Trường tư thục Gia Long, sau chuyển sang học ở Trường Trung học tư thục Thăng Long - Hà Nội. Trong thời gian này, Nguyễn Đức Nguyện đã tham dự những buổi nói chuyện chính trị ở trụ sở Đảng Xã hội tại Hội quán Trí Tri phố Hàng Quạt; tham gia Đoàn Thanh niên dân chủ Hà Nội, rồi Thanh niên phản đế.

Chân dung đồng chí Lê Quang Đạo. Chân dung đồng chí Lê Quang Đạo.

Tháng 8/1940, Nguyễn Đức Nguyện[1] được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương; cuối năm 1940, được phân công là Bí thư Chi bộ Đảng, Ủy viên Ban Cán sự Đảng phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; được trực tiếp làm việc với các nhà hoạt động cách mạng như Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt..., được dự lớp huấn luyện chính trị ngắn ngày của đồng chí Nguyễn Văn Cừ. Cuối năm 1941 đến đầu năm 1942, được phân công làm Bí thư Ban cán sự Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh. Sau đó là Bí thư Ban Cán sự đảng bộ tỉnh Phúc Yên, Xứ ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ.

Từ tháng 5/1943 đến tháng 10/1944, là Bí thư Ban Cán sự Đảng bộ thành phố Hà Nội, Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ. Giai đoạn này, Đảng bộ Hà Nội trong tình thế vô cùng khó khăn trước những cuộc khủng bố trắng của thực dân Pháp; trên cương vị Bí thư Thành ủy, Đồng chí đã thể hiện tài năng lãnh đạo, trực tiếp lăn lộn với giới trí thức, học sinh, sinh viên xây dựng các tổ chức quần chúng nhằm tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân Hà Nội ủng hộ và tham gia cách mạng. Cái tên “Đốc lý đỏ” mà thực dân Pháp đặt cho nói lên vai trò của Đồng chí trong việc gây dựng phong trào cách mạng ở Hà Nội.

Từ tháng 5/1945 đến tháng 8/1945, phụ trách báo Quyết Thắng và mở các lớp huấn luyện cán bộ Việt Minh ở chiến khu Hoàng Hoa Thám (Bắc Giang); và là chính trị viên Chi đội Giải phóng quân Bắc Giang, tham gia lãnh đạo tổng khởi nghĩa ở Bắc Giang.

Sau Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, từ tháng 10/1945 đến tháng 6/1946, Đồng chí được cử về tham gia thành lập Thành ủy Hải Phòng và được cử làm Bí thư. Trên cương vị Bí thư Thành ủy Hải Phòng trong lúc cách mạng đang ở thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Đồng chí đã tích cực đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức cứu quốc, củng cố chính quyền, xây dựng lực lượng vũ trang và chỉ đạo tổ chức thành công Tổng tuyển cử ở Hải Phòng, góp phần giữ vững chính quyền cách mạng, củng cố lòng tin của Nhân dân đối với Đảng.

Lần thứ hai, giữa năm 1946, Đồng chí được cử về Hà Nội giữ nhiệm vụ Bí thư, trong lúc Hà Nội vô cùng căng thẳng do thực dân Pháp chuẩn bị gây chiến. Với vai trò là Bí thư Thành ủy, Phó Bí thư Khu ủy đặc biệt Hà Nội (Khu XI), Đồng chí đã cùng cán bộ, chiến sĩ bảo vệ Trung ương rút khỏi Hà Nội an toàn, cùng Trung đoàn Thủ đô chiến đấu, cầm cự trong nội thành suốt hai tháng và cũng là một trong những người cuối cùng rút khỏi Hà Nội. Sau khi cơ quan của Thành ủy Hà Nội chuyển về đóng ở Chương Mỹ, Hà Đông; Đồng chí đã quyết định đưa cán bộ về cơ sở, tiến hành xây dựng và khôi phục các chi bộ Đảng, các tổ chức đoàn thể quần chúng, tổ chức lực lượng du kích, đào hầm bí mật, chiến đấu ngay trong lòng địch, gây cho địch nhiều khó khăn, tổn thất.

Năm 1948, đồng chí Lê Quang Đạo là Bí thư liên Tỉnh ủy Hà Nội - Hà Đông; cuối năm 1948 là khu ủy viên, rồi Ủy viên Thường vụ Liên khu III, phụ trách công tác tuyên huấn.

Từ năm 1949 đến tháng 7/1950, Đồng chí giữ chức Phó Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng và phụ trách Báo Sự thật, Tạp chí Lý luận.

Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo tại Quốc hội khóa VIII năm 1987. (Nguồn: Ảnh tư liệu)Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo tại Quốc hội khóa VIII năm 1987. (Nguồn: Ảnh tư liệu)

Tháng 7 năm 1950 Đồng chí được điều động vào Quân đội nhân dân Việt Nam, phụ trách Cục Tuyên huấn kiêm giám đốc Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Gần như suốt 28 năm chiến tranh, Đồng chí khoác áo lính và thường có mặt ở những chiến trường nóng bỏng với những trọng trách quan trọng. Trên cương vị Cục trưởng Cục Tuyên huấn (tháng 10/1950), Đồng chí sớm nắm bắt được những yêu cầu quan trọng đặt ra đối với công tác lãnh đạo chính trị, chủ động đề xuất những nội dung quan trọng của công tác giáo dục chính trị trong bộ đội và được phân công biên soạn, viết nhiều tài liệu về công tác chính trị, tư tưởng, xây dựng Đảng, đặc biệt là các tài liệu chỉnh huấn, chỉnh quân. Cùng với đó, Đồng chí còn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tuyên huấn cho các cấp, các đơn vị, góp phần xây dựng ngành tuyên huấn quân đội ngày càng hoàn thiện về tổ chức và giỏi về nghiệp vụ.

Trong những năm tháng ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đồng chí Lê Quang Đạo được Quân ủy Trung ương giao phụ trách công tác đảng, công tác chính trị trong các chiến dịch lớn, vào những thời điểm quyết liệt, như: Phó Chủ nhiệm chính trị chiến dịch Biên giới (1950); Phó Chủ nhiệm chính trị chiến dịch Điện Biên Phủ (1954); Bí thư Đảng ủy, Chính ủy chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh (1968), chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971), đường 9 - Quảng Trị (1972).

Trên cương vị được giao, Đồng chí luôn đi sát mặt trận, bám sát chiến trường, nắm chắc diễn biến của từng trận đánh, gần gũi chiến sĩ, phát huy tinh thần tập thể, dân chủ, động viên bộ đội quyết tâm chiến đấu. Đồng chí đã cùng cán bộ, chiến sỹ quân đội ta lập nên những chiến thắng vẻ vang, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc.

Giữa tháng 6/1973, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III được tổ chức tại Hà Nội, thay mặt Quân ủy Trung ương, đồng chí Lê Quang Đạo đã trình bày tham luận khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo độc lập, tự chủ của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến; đồng thời nêu rõ những ưu điểm, chỉ ra những hạn chế, thiếu sót trong quá trình chỉ đạo cuộc kháng chiến và nguyên nhân của những khuyết điểm đó. Bài phát biểu của đồng chí Lê Quang Đạo tại Hội nghị Trung ương lần thứ 21 khóa III đã góp phần vào thành công của Hội nghị lịch sử, quyết định đường lối chiến lược để kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Để tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác giáo dục chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam, cuối năm 1973, đồng chí Lê Quang Đạo được cử giữ chức Giám đốc kiêm Bí thư Đảng ủy Học viện Chính trị quân sự (đến năm 1977). Trên cương vị này, Đồng chí cùng Ban Giám đốc Học viện đề ra những chủ trương, biện pháp nhằm nâng cao công tác giáo dục, đào tạo cán bộ chính trị cho quân đội, bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ và đơn vị cơ sở đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội nhân dân chính quy, hiện đại.

Với những đóng góp to lớn và quan trọng đối với công tác chính trị, tư tưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam suốt hai cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc, đồng chí Lê Quang Đạo, được mệnh danh là “Anh cả của ngành tuyên huấn quân đội”.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960), Đồng chí được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng; tại Hội nghị lần thứ 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III (tháng 3/1972) được bầu vào Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương.

Năm 1974, Đồng chí được thăng quân hàm Trung tướng. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (tháng 12/1976), Đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Chủ tịch Lê Quang Đạo tiếp Đoàn đại biểu Mẹ Việt Nam Anh hùng đến thăm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào năm 1998. (Nguồn: Ảnh tư liệu)Chủ tịch Lê Quang Đạo tiếp Đoàn đại biểu Mẹ Việt Nam Anh hùng đến thăm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào năm 1998. (Nguồn: Ảnh tư liệu)

Tháng 12/1978, Đồng chí rời Quân đội và được phân công là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội kiêm Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Hà Nội (nay là Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội). Là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Đồng chí đã cùng tập thể Thường vụ Thành ủy lo chạy gạo, mì, chất đốt... cho nhu cầu tối thiểu của người dân. Trong gian nan, Đồng chí đã dành nhiều công sức đi xuống các trường đại học, các viện nghiên cứu, nhà máy, xí nghiệp, gặp gỡ lắng nghe ý kiến ở cơ sở để có cái nhìn toàn diện, cụ thể về sự phát triển Thủ đô và từng bước tháo gỡ những khó khăn. Thực tế sinh động là căn cứ quan trọng để Đồng chí sớm nhìn nhận ra và đồng tình với quan điểm đổi mới của đồng chí Trường Chinh trong dự thảo Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, bởi vì đó là thời kỳ khởi đầu một bước ngoặt mới trong sự phát triển của đất nước.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (tháng 3/1982), đồng chí Lê Quang Đạo tiếp tục được bầu vào Ủy viên Trung ương Đảng và Bí thư Trung ương Đảng, trực tiếp làm Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương. Năm 1983, phụ trách công tác Dân vận của Trung ương và tham gia Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Tháng 3/1982, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, đồng chí Lê Quang Đạo tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bí thư Trung ương Đảng, được phân công làm Trưởng ban Khoa giáo Trung ương. Với tầm nhìn bao quát, đồng chí Lê Quang Đạo đã quan tâm đến tất cả các ngành khoa học cũng như công tác quản lý, hoạt động khoa học. Đồng chí đã đề xuất quan điểm đổi mới, dân chủ trong nghiên cứu khoa học, coi trọng bồi dưỡng và sử dụng nhân tài, nhất là đội ngũ trí thức, trí thức trẻ. Những năm tháng phụ trách công tác khoa giáo của Đảng, Đồng chí đã cùng với tập thể lãnh đạo, cán bộ Ban Khoa giáo Trung ương tổ chức nhiều buổi tọa đàm, hội thảo, gặp gỡ để lắng nghe ý kiến tâm huyết, trí tuệ của nhân sĩ, trí thức, nhà khoa học, góp phần tìm ra giải pháp tháo gỡ tình hình khó khăn, đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng. Nhiều vấn đề của báo cáo đã được thể hiện trong “Báo cáo chính trị đổi mới toàn diện đất nước” mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã thông qua.

Tháng 6/1987, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VIII, Đồng chí được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.

Ngày 17/6/1987, tại phiên họp thứ nhất Quốc hội khóa VIII, đồng chí Lê Quang Đạo được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Trên cương vị người đứng đầu Quốc hội, Đồng chí đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc đổi mới sâu sắc, toàn diện về tổ chức hoạt động của Quốc hội, đẩy nhanh công tác lập hiến và lập pháp để thể chế hóa các nghị quyết của Đảng, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước bằng pháp luật. Đồng chí đã đóng góp nhiều công sức vào việc soạn thảo Hiến pháp năm 1992, phù hợp với cương lĩnh đổi mới của Đảng, đáp ứng đòi hỏi của cách mạng và Nhân dân trong giai đoạn mới; đồng thời ra sức thực hiện chương trình xây dựng pháp luật để Quốc hội và Hội đồng Nhà nước thông qua được nhiều bộ luật, luật và pháp lệnh. Bên cạnh đó, Đồng chí đã góp phần tích cực trong việc Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước, mở đầu thời kỳ đổi mới còn nhiều khó khăn phức tạp. Đồng chí cũng rất chú trọng đổi mới phong cách làm việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Việc điều hành Quốc hội thảo luận, chất vấn thực sự dân chủ, đổi mới đã phát huy trí tuệ của các đại biểu, tạo được không khí cởi mở, đoàn kết trong Quốc hội.

Tháng 11/1988, tại Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ III, Đồng chí được cử vào Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đầu năm 1993, thôi giữ chức Chủ tịch Quốc hội để chuyên trách về công tác Mặt trận với cương vị Bí thư Đảng ủy, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc. Tháng 8/1994, tại Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IV, Đồng chí được bầu làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Với 17 năm tham gia Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 5 năm giữ chức vụ Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1994 - 1999), Đồng chí đã có nhiều đóng góp trong xây dựng Mặt trận, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, như: giúp Trung ương Đảng xây dựng Chỉ thị 17-CT/TW, ngày 18/4/1983 “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, đặc biệt năm 1993, Đồng chí đã cùng cán bộ, Đảng đoàn Mặt trận tham mưu Đảng ban hành Nghị quyết 07 ngày 17/11/1993 về “Đại đoàn kết dân tộc, tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất trong tình hình mới”, một nghị quyết tạo bước ngoặt cho đại đoàn kết dân tộc và công tác Mặt trận trong công cuộc đổi mới đất nước. Với tư cách là Trưởng ban soạn thảo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đồng chí đã dốc sức cùng tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 5 nhất trí thông qua Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đây là công trình lớn cuối cùng của Đồng chí cống hiến cho Đảng, Nhà nước, Mặt trận và Nhân dân ta, đã góp phần thiết thực nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước, góp phần thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Nhân dân với Đảng và Nhà nước, phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đại đoàn kết dân tộc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và xây dựng chủ  nghĩa xã hội.

Đặc biệt, quá trình tham gia cách mạng lâu dài và gian khổ, trải qua nhiều lĩnh vực hoạt động công tác khác nhau đã đem lại cho đồng chí Lê Quang Đạo vốn sống phong phú, kiến thức sâu rộng và phương pháp công tác linh hoạt, sáng tạo. Là một nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, quân đội và Mặt trận, ở cương vị công tác nào, đồng chí Lê Quang Đạo cũng cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng chung. Do năng lực tư duy sắc sảo, nhạy bén và giàu kinh nghiệm thực tiễn, đồng chí đặc biệt quan tâm phát triển công tác tư tưởng, lý luận của Đảng. Qua các tác phẩm mà đồng chí để lại, có thể khẳng định, đồng chí Lê Quang Đạo đã có đóng góp to lớn cho công tác tư tưởng, lý luận của Đảng ta.

Với những đóng góp to lớn đó, đồng chí Lê Quang Đạo hoàn toàn xứng đáng với sự đánh giá cao của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam: "Đồng chí Lê Quang Đạo là nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đồng chí đã đi trọn cuộc đời một cách vẻ vang và để lại cho chúng ta tấm gương về cuộc đời cao đẹp của một người cộng sản mẫu mực, một nhà yêu nước chân chính, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một con người đầy lòng vị tha, ham học hỏi, giầu trí tuệ, rất mực khiêm tốn, sống giản dị, trong sáng và chu đáo, chân thành và thủy chung, gần gũi và đoàn kết với mọi người".

Ngày 24/7/1999, đồng chí Lê Quang Đạo mất tại Hà Nội.

Hơn 60 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Lê Quang Đạo đã có những công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Ghi nhận công lao to lớn của Đồng chí với dân tộc, Đảng, Nhà nước tặng Đồng chí Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Đại đoàn kết dân tộc và nhiều Huân, Huy chương cao quý khác.

110 năm ngày sinh đồng chí Võ Chí Công, người cách mạng ưu tú của đất nước!

 Sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng, Võ Toàn đã được giáo dục về tinh thần dân tộc và chịu ảnh hưởng của nhiều chí sĩ tiền bối của quê hương xứ Quảng như: cụ Phan Châu Trinh, cụ Huỳnh Thúc Kháng... Ngay từ năm 14 tuổi, Võ Toàn đã cùng cha tham gia các phong trào đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu và để tang cụ Phan Châu Trinh, đòi dân sinh, dân chủ.

Từ năm 1930 đến năm 1932, Đồng chí tham gia hoạt động trong các phong trào thanh niên do Đảng ta tổ chức. Năm 1935, Đồng chí gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) và năm 1936 được cử làm Bí thư chi bộ ghép Mỹ Sơn, huyện Tam Kỳ.

Trong những năm trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đồng chí Võ Chí Công đã lăn lộn, bám dân, bám địa bàn, gây dựng cơ sở cách mạng tại Quảng Nam. Sau cao trào vận động dân chủ 1936 - 1939, phong trào cách mạng bị đàn áp khốc liệt, nhiều tổ chức Đảng và cơ sở quần chúng ở Quảng Nam bị tan vỡ, Đồng chí phải thoát ly để hoạt động, giữ gìn và xây dựng cơ sở Đảng.

Năm 1939, Đồng chí được bổ sung vào Phủ ủy Tam Kỳ và được cử làm Bí thư Phủ ủy Tam Kỳ. Do Bí thư và một số Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Quảng Nam bị bắt, Tỉnh ủy gần như không hoạt động, Đồng chí đã tiến hành chắp nối, xây dựng lại các tổ chức Đảng trong tỉnh và thành lập Ban liên lạc tỉnh để tiến tới thành lập Tỉnh ủy lâm thời Quảng Nam.

Tháng 3 năm 1940, Tỉnh ủy lâm thời Quảng Nam được thành lập, Đồng chí được cử làm Bí thư Tỉnh ủy lâm thời. Tháng 10 năm 1940, tại Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng, Đồng chí được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam, phụ trách huyện Tam Kỳ và Tiên Phước - một địa bàn địch thường xuyên khủng bố, đánh phá ác liệt. Nhưng với tinh thần không quản hy sinh, vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, Đồng chí thường xuyên đi sâu đi sát cơ sở, kịp thời chỉ đạo phong trào cách mạng.

Sau cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ, thực dân Pháp khủng bố rất ác liệt, Đồng chí vừa phải di chuyển để tránh sự truy nã của địch, vừa tiến hành khôi phục hoạt động của các tổ chức Đảng ở các huyện và tìm cách bắt liên lạc với Xứ ủy và Trung ương Đảng.

Tháng 10 năm 1941, tại Hội nghị thành lập lại Xứ ủy Trung Kỳ, Đồng chí được bầu là Xứ ủy viên, phụ trách các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Sau đó, tại Hội nghị củng cố Ban Chấp hành Đảng bộ Quảng Nam, Đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ Quảng Nam.

Đầu năm 1942, chính quyền thực dân, phong kiến lại tiến hành khủng bố phong trào cách mạng các tỉnh miền Trung, nhiều cán bộ Xứ ủy Trung Kỳ và các tỉnh bị bắt, Đồng chí phải đi vào Nha Trang rồi Phan Thiết, sau đó lên Đà Lạt để vừa tránh khủng bố, vừa xây dựng cơ sở cách mạng ở các tỉnh này sau đó lại trở về Quảng Nam hoạt động.

Tháng 6 năm 1942, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam bị bắt, tại Hội nghị thành lập Ban Chấp hành Liên Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng, Đồng chí được cử làm Bí thư Liên tỉnh ủy. Tháng 12 năm 1942, Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam họp mở rộng đã bầu Đồng chí làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam.

Tháng 10 năm 1943, Đồng chí bị địch bắt, giam cầm và tra tấn rất dã man ở Nhà lao Hội An, rồi bị kết án tù chung thân, sau đó giảm xuống 25 năm tù, đày đi Nhà tù Buôn Ma Thuột.

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Tháng 6 năm 1945, để mị dân, quân đội Nhật đã cho thả nhiều tù chính trị, trong đó có Võ Toàn. Được trả tự do, Đồng chí về Quảng Nam và được bổ sung vào Ủy ban Việt Minh Quảng Nam.

Từ ngày 12 đến 13 tháng 8 năm 1945, trước tình thế cách mạng mới, tuy chưa nhận được chỉ thị của Trung ương, Tỉnh ủy Quảng Nam đã họp quyết định tiến hành khởi nghĩa và thành lập Ủy ban bạo động để lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền. Đồng chí được cử tham gia bộ phận Thường trực của Ủy ban, có trách nhiệm vạch kế hoạch tiến hành khởi nghĩa.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đồng chí được cử làm Trưởng ty Tư pháp tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, sau đó kiêm Chính trị viên Trung đoàn 93.

Từ năm 1946 đến năm 1952, Đồng chí làm Phó ban Tổ chức cán bộ và Thanh tra Quân khu 5, rồi Bí thư Ban cán sự Đông bắc Campuchia, Ủy viên Liên khu ủy 5, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng. Tháng 9 năm 1953, Đồng chí dẫn đoàn đại biểu Liên khu 5 đi dự Hội nghị toàn quốc bàn về cải cách ruộng đất. Sau hội nghị, Đồng chí được Trung ương phân công tham gia thí điểm cải cách ruộng đất ở Việt Bắc. Với tư cách là người trong cuộc, Đồng chí phê phán cách làm rập khuôn, giáo điều, dẫn đến những sai lầm, tổn thất cho cách mạng và rút ra nhiều kinh nghiệm quý giá, tránh được nhiều tổn thất trong việc giải quyết vấn đề ruộng đất và chính sách đối với nông dân ở vùng giải phóng.

Sau Hiệp định Giơnevơ, theo đề nghị của Đồng chí được trở về miền Nam công tác, Đồng chí được phân công trở lại Khu 5 để truyền đạt chủ trương của Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam và ở lại hoạt động bí mật, lãnh đạo tập kết, chuẩn bị lực lượng cách mạng lâu dài ở miền Trung, trên cương vị Phó Bí thư Khu ủy và sau đó là quyền Bí thư Khu ủy Khu 5.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9 năm 1960), Đồng chí được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đồng chí Võ Chí Công ký lệnh công bố Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, ngày 13/4/1992 tại Phủ Chủ tịch. (Nguồn: Ảnh tư liệu)Đồng chí Võ Chí Công ký lệnh công bố Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, ngày 13/4/1992 tại Phủ Chủ tịch. (Nguồn: Ảnh tư liệu)

Tháng 1 năm 1961, Trung ương Cục miền Nam được thành lập, Đồng chí được phân công làm Phó Bí thư thường trực Trung ương Cục, phụ trách dân vận, mặt trận, kinh tế, tài chính và vấn đề phá ấp chiến lược, chống bình định của địch. Năm 1962, Đồng chí được bầu làm Phó Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, được Trung ương cử làm đại diện của Đảng tại Mặt trận.

Tháng 12 năm 1963, sau Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III), Bộ Chính trị cho tổ chức lại chiến trường miền Nam cho phù hợp với tình hình mới. Tháng 1 năm 1964, Bộ Chính trị điều động Đồng chí Võ Chí Công từ chiến trường Nam Bộ về lại Khu 5 làm Bí thư Khu ủy kiêm Chính ủy Quân khu 5 và vẫn giữ chức phó Bí thư Trung ương Cục.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược vô cùng gian khổ và ác liệt, Đồng chí Võ Chí Công được rèn luyện trực tiếp trong ngọn lửa đấu tranh cách mạng của vùng đất Quảng Nam kiên cường và chiến trường Khu 5 ác liệt. Đồng chí lần lượt được giao giữ trọng trách Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Bí thư Khu ủy kiêm Chính ủy Khu 5. Là người giữ chức vụ cao nhất ở Khu 5, Đồng chí được coi là linh hồn của phong trào cách mạng Khu 5, luôn có mặt ở những địa bàn trọng yếu, ác liệt nhất của chiến trường Khu 5. Đồng chí cùng tập thể Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy Khu V trực tiếp chỉ đạo việc đoàn kết, tập hợp, động viên mọi lực lượng trong Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, lãnh đạo quân và dân miền Nam vượt qua muôn vàn hy sinh, gian khổ, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.  

Đồng chí Võ Chí Công là một trong những nhà lãnh đạo thực tiễn xuất sắc trong cuộc trường chinh giải phóng dân tộc. Bản lĩnh của người lãnh đạo cao cấp thể hiện nổi bật ở sự quyết đoán, năng động và dám chịu trách nhiệm trong những thời khắc có tính chuyển biến quyết định của cách mạng và chiến tranh, tận dụng triệt để thời cơ một đi không trở lại. Là người xem trọng thực tiễn, sâu sát với phong trào cách mạng, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm, đường lối chiến tranh nhân dân, Đồng chí đã lãnh đạo quân và dân Khu 5 vượt qua những giai đoạn khó khăn. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, Đồng chí đã lãnh đạo quân và dân Khu 5 sát cánh cùng các cánh quân chủ lực giải phóng Tây Nguyên, Đà Nẵng và các tỉnh duyên hải miền Trung, làm thay đổi cục diện chiến trường, tạo đà thắng lợi cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Sau ngày đất nước thống nhất, trên cương vị là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch nước), Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, Đại biểu Quốc hội khóa VI, VII, VIII, Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đồng chí luôn trăn trở về con đường đi lên của cách mạng; sớm thể hiện sự tìm tòi đổi mới tư duy về kinh tế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp; trân trọng, ủng hộ những sáng kiến của cán bộ, nhân dân và các địa phương; cùng tập thể Trung ương lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện công cuộc đổi mới, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá thế bị bao vây, cấm vận; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường quốc phòng - an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Năm 1975, Đồng chí được cử làm Phó ban đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ ở miền Nam. Tháng 4 năm 1976, Đồng chí được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa VI, được cử giữ chức vụ Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Hải sản. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (tháng 12 năm 1976), Đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị, giữ chức vụ Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Trưởng ban Cải tạo nông nghiệp miền Nam (1978). Tháng 4 năm 1981, Đồng chí trúng cử đại biểu Quốc hội khóa VII, được cử làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (tháng 3 năm 1982), Đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị, Ban Bí thư, được phân công làm Thường trực Ban Bí thư. Tháng 6 năm 1986, Đồng chí được phân công giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12 năm 1986), Đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị. Tháng 4 năm 1987, Đồng chí được Quốc hội khóa VIII bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng. Tại kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa VIII (tháng 12 năm 1988), Đồng chí được cử làm Chủ tịch Ủy ban sửa đổi Hiến pháp năm 1980 thành lập hiến pháp năm 1992. Từ tháng 6 năm 1991 đến tháng 12 năm 1997, Đồng chí là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Do tuổi cao sức yếu, Đồng chí mất ngày 8 tháng 9 năm 2011 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 100 tuổi.

100 năm tuổi đời, 76 năm tuổi Đảng, Đồng chí Võ Chí Công đã phấn đấu trọn đời mình và có những cống hiến hết sức to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân ta. Đồng chí đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân Chương Sao vàng, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Đồng chí Võ Chí Công là một chiến sĩ cộng sản kiên cường, mẫu mực, trung thành tuyệt đối với mục tiêu, lý tưởng cách mạng, cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Cuộc đời và sự nghiệp của Đồng chí là một tấm gương sáng về tinh thần cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, giản dị, khiêm tốn, luôn phấn đấu hết mình vì lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của nhân dân.

Nhằm tri ân và tưởng nhớ những cống hiến, hy sinh của Đồng chí Võ Chí Công, một khu tưởng niệm được xây dựng tại quê hương ông tại thôn Khương Mỹ, xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Tên ông được đặt cho đường phố ở Đà Nẵng (đoạn đường nối Nguyễn Hữu Thọ với Trần Đại Nghĩa), ở Thủ đô Hà Nội (đoạn từ Hoàng Quốc Việt đến cầu mới Nhật Tân), ở Thành phố Hồ Chí Minh (đường Vành đai 2 từ Khu công nghệ cao Quận 9 đến cầu Phú Mỹ).

Đồng chí Võ Chí Công là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đồng chí luôn thể hiện phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trung thành tuyệt đối với mục tiêu, lý tưởng cách mạng, làm hết sức mình để giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân; sống giản dị, khiêm tốn, được đồng chí, đồng bào tin yêu, quý mến; được bạn bè quốc tế trân trọng

Chúng ta thấy gì sau những hy sinh?

 

 Các anh hy sinh để lại nỗi đau. Đó là nỗi đau vô cùng đối với gia đình, người thân và đồng đội, khó có thứ ngôn từ nào tả xiết, khó có hạn định thời gian và chính sách nào bù đắp, lấp đầy. Nỗi đau của những người mẹ mất con, những người vợ mất chồng và những đứa trẻ mất cha. Nỗi đau đầy hơn khi người thiếu phụ mất đi chỗ dựa duy nhất của đời mình. Nỗi đau còn hiện diện trên mọi trang báo, trong hàng vạn dòng trạng thái của mỗi người dân trong những ngày qua. Bên tượng đài, những đoá hoa lặng lẽ đặt xuống, cũng bởi những tấm lòng đang trĩu nặng nỗi đau. 

“BẤT TUÂN DÂN SỰ” HỆ QUẢ CỦA “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM - NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH

 

 

 Những năm qua, “Bất tuân dân sự” (BTDS) với hình thức “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”… trở thành chiêu bài thâm độc của các thế lực thù địch xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, lật đổ chính quyền nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, BTDS là hệ quả của “diễn biến hòa bình” mà các thế lực thù địch với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi để tập hợp lực lượng, gây rối an ninh trật tự, khi có thời cơ sẽ tiến hành bạo loạn, lật đổ chính quyền. Do vậy, cần phải nhận diện chính xác, có biện pháp đấu tranh phòng chống kịp thời làm thất bại mọi thủ đoạn phá hoại của bọn cơ hội chính trị, phản động và các thế lực thù địch.

 

"1999 – KHÔNG ĐÁNH MÀ THẮNG CỦA R. NICH-XƠN
CÓ PHÁ VỠ ĐƯỢC NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA CHÚNG TA KHÔNG ?

 Trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng thù địch thường xuyên thực hiện tấn công vào hệ tư tưởng và lực lượng lãnh đạo, cầm quyền nhà nước và xã hội, luôn là mục tiêu quan trọng nhất. R. Nich-xơn trong cuốn sách: “1999 – không đánh mà thắng” rút ra kết luận: rút cuộc sự cạnh tranh giữa các hệ thống xã hội cuối cùng, cái có tác dụng quyết định đối với lịch sử là tư tưởng chứ không phải là vũ khí. Chính vì vậy, chủ nghĩa đế quốc đã đồng thời thực hiện chiến tranh xâm lược và “diễn biến hoà bình”, chống phá hệ thống xã hội chủ nghĩa ngay từ khi nước Nga Xô-viết ra đời. Tuy nhiên, từ khi các nước xã hội chủ nghĩa tiến hành cải tổ, cải cách, đổi mới, các thế lực thù địch đã tập trung mũi nhọn, đẩy tới cuộc “chiến tranh không có khói súng” - chiến lược “Diễn biến hoà bình” đối với các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, tấn công vào hệ tư tưởng, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Ngày nay, cuộc đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, như Đảng ta đã nói đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế thị trường… cần phải tính tới tính phức tạp, những khó khăn và thách thức mới.

Những luận điệu mà cái thế lực thù địch thường sử dụng để tấn công vào hệ tư tưởng của Đảng ta là: Chủ nghĩa Mác – Lê-nin ra đời từ thế kỷ XIX, nay đã lỗi thời. Xã hội xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở bộ phận quan trọng nhất. Chủ nghĩa tư bản là “sự tột cùng của lịch sử”, nghĩa là chủ nghĩa tư bản sẽ tồn tại vĩnh viễn. Không có tư tưởng Hồ Chí Minh và nếu có thì đó cũng là “tư tưởng cộng sản cũ rích”.

Để đánh bại cuộc tấn công của các thế lực thù địch về chính trị, tư tưởng, lý luận, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào con đường xã hội chủ nghĩa, công tác nghiên cứu lý luận và công tác chính trị, tư tưởng cần phải bảo vệ hệ tư tưởng, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Muốn vậy, phải làm rõ vì sao Đảng ta lựa chọn chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của mình? Đảng, Nhà nước, toàn quân, toàn dân và cả hệ thống chính trị đã, đang và phải tiếp tục hiện thực hoá bằng thực tiễn của mình./.

 

TƯỚNG GIÁP VĨ ĐẠI NHƯ THẾ NÀO?


Trước tiên, tướng Giáp là một người như thế nào? Những ngày đầu cuộc chiến chống Pháp lần thứ 2, khi các tướng lĩnh Pháp đọc thông tin về tướng Giáp, họ ngạc nhiên và lạ kỳ vì người lãnh đạo quân đội Việt Minh xuất thân từ một thầy giáo dạy lịch sử, từng thi trượt trường Quốc học Huế, chưa từng trải qua một khóa huấn luyện quân sự chuyên nghiệp nào, cũng chẳng đi lên là một chiến binh dạn dày kinh nghiệm và chưa từng tham gia chỉ huy một chiến dịch quân sự lớn cấp trung đoàn với quy mô từ 2000 - 3000 binh lính.
Và có lẽ người Pháp không ngờ rằng, người thầy giáo mà họ đã từng coi thường ấy đã đánh gục họ một cách tâm phục khẩu phục. Nhật báo lớn của Ấn Độ là The Hindu viết rằng, các lãnh đạo quân sự Pháp tự tin rằng họ sẽ chiến thắng khi đối đầu với quân đội du kích Việt Nam trong một trận đánh quân sự thông thường. Việt Minh sẽ thảm bại!
Tháng 05/1950, Sư đoàn 308 của tướng Giáp đã tiến hành một chiến thuật “tàng hình” với 4 tiểu đoàn bộ binh âm thầm leo lên những ngọn núi đá vôi bao quanh cứ điểm Đông Khê cùng với 5 pháo cỡ nòng 75mm. Trước đó, công tác tình báo của Pháp rất chủ quan và họ không nghĩ rằng những người Việt Nam có thể làm được điều này.
Sau 2 ngày, tướng Giáp tiếp tục chỉ huy các tiểu đoàn này rút xuống phía dưới để tránh phản pháo, hợp đồng tiến công đánh tan cứ điểm Đông Khê. Lúc ấy, tướng Giáp đã buộc những người Pháp phải đặt câu hỏi rằng: Tại sao ông ấy lại nghĩ ra chiến thuật này và họ dám làm điều này? Những người lính này là những người như thế nào?
Đại tướng Marcel Carpentier với tâm thế thắng trận từ Thế chiến 1 & 2 đã tỏ ra “bề trên” với tướng Giáp. Theo History, Marcel Carpentier đã mang tâm lý kiêu ngạo lây lan sang nhiều sĩ quan Pháp, ông ấy đánh giá quá cao bản thân ông ấy và lính của ông ấy và đánh giá quá thấp những người nông dân dưới sự chỉ huy của tướng Giáp.
Trong 9 năm, từ 1945 - 1954, tướng Giáp đã đối đầu với 7 - 10 vị tướng Pháp và ông đã khiến cho không một vị tướng Pháp nào được nở nụ cười trên đất Việt Nam. Vị tướng cuối cùng so găng với tướng Giáp là Christian de Castries bất lực nhìn những người lính Việt Minh cắm cờ trên nóc hầm chỉ huy ở Điện Biên Phủ. Hơn 2200 lính Pháp tử trận, hơn 10.000 lính khác phải trở thành tù binh và đây là thiệt hại lớn nhất của quân đội Pháp từ sau Thế chiến 2 đến thời điểm hiện tại. Trong suốt 9 cuộc chiến, đã có tới 94.000 lính Pháp t.ử trận tại Việt Nam.
Nhà sử học người Pháp Bernard Fall viết rằng không ai ngờ rằng Pháp thất bại tại Việt Nam, đó là thất bại nặng nề đến mức ám ảnh người Pháp, là thiệt hại ở ngoài Pháp nặng nhất từ năm 1749 (một số tài liệu ghi 1759) sau cái chết của thiên tài quân sự Louis-Joseph de Montcalm tại Quebec, Canada. Bernard Fall cũng được cho rằng là người đầu tiên ví tướng Giáp với Napoleon Bonaparte, chính xác hơn là “The Red Napoleon”.
Tạp chí AirForce của Hiệp hội Hàng không Hoa Kỳ viết rằng: “Tướng Giáp là nhà hoạch định chiến lược quân sự vĩ đại nhất kể từ thời Hannibal. Vị tướng này đã xây dựng một đội quân hùng hậu từ 34 chiến binh đầu tiên vào năm 1944. Đến năm 1954, đội quân của ông đã vận chuyển pháo binh lên vùng núi biệt lập ở Điện Biên Phủ và khiến cho quân đội Pháp vốn được trang bị mạnh hơn rất nhiều thất bại nhục nhã”.
Khi đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi vào năm 2013, những tờ báo uy tín bậc nhất thế giới đã dành ông sự “tôn trọng tuyệt đối”. Tờ Washington Post viết: “Tướng Giáp đã đánh bại quân Pháp, quân đội Mỹ tại chiến tranh Việt Nam”. Còn New York Time bình luận: “Tướng Giáp đã hất cẳng Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam”. Còn Telegraph nhận định rằng đại tướng Võ Nguyên Giáp đứng ở vị trí thứ hai sau chủ tịch Hồ Chí Minh, là nhân vật đáng tôn kính nhất Việt Nam hiện tại”.
Tờ Financial Times của Anh Quốc nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Một giáo viên lịch sử tổ chức một cuộc duyệt binh chỉ với 34 thành viên, mặc áo nâu sẫm, đội mũ homburg và đeo súng lục nhỏ bên hông. Và đó chính là khởi đầu khiêm tốn của một trong những vị tướng vĩ đại nhất lịch sử thế giới, là kiến trúc sư chính cho sự thất bại của các cường quốc trong thế kỷ 20”.
Thượng nghị sĩ, Cựu ứng viên Tổng thống John McCain từng viết rằng “Tướng Giáp là một nhà chiến lược quân sự lỗi lạc”. AFP trích lời nhiều nhà nghiên cứu sử học, khẳng định rằng tướng Giáp là một trong những nhà chiến lược quân sự tài ba và nổi tiếng nhất, không chỉ ở Việt Nam mà trong lịch sử quân sự thế giới. Nhà sử học người Pháp Hugues Tertrais bình luận rằng tướng Giáp đã châm một ngọn lửa vào thùng thuốc súng hủy diệt các cường quốc.
Ngày 07/05/1954 - Chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng đã đưa tướng Giáp bước vào ngôi đền của những vị tướng huyền thoại và người ta đã công nhận tướng Giáp như là một nhà chiến lược bậc thầy và truyền cảm hứng cho các phong trào giải phóng khắp nơi, từ Việt Nam lan ra khắp châu Á, châu Phi, Nam Mỹ…
vubao20-st
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'Cä THỂ BẠN CHƯA BIẾT? TƯỚNG GIÁP VĨ ĐẠI NHƯ THẾ NÀO?'
3

LIỆT SỸ CHƯA BIẾT TÊN...


Đến Nghĩa trang Liệt sỹ ở bất cứ địa phương nào trên dải đất hình chữ S này, người viếng đều có thể bắt gặp những ngôi mộ mà trên tấm bia ghi thông Liệt sĩ chỉ đề vỏn vẹn: "Liệt sỹ chưa biết tên".
Đây là nỗi đau, nỗi day dứt của hàng triệu người còn sống cũng nỗi mong mỏi của hàng trăm nghìn gia đình thân nhân Liệt sỹ...
"NHỮNG NGÔI MỘ LIỆT SỸ CHƯA BIẾT TÊN"
Có những day dứt khó nói nên lời
Trong nghĩa trang khắp mọi miền Tổ quốc
Ta thường gặp những tấm bia thân thuộc
Vẻn vẹn đề “LIỆT SỸ CHƯA BIẾT TÊN”
Các anh ai cũng có những cái tên
Cha mẹ đặt lúc vừa oe oe khóc
Cái tên theo anh những ngày đi học
Cô bạn thầm thì khẽ gọi yêu thương
Bởi chiến tranh, anh gác bút lên đường
Xa tuổi học trò, ước mơ dang dở
Lá thư tỏ tình gấp hoài trong vở
Lặng lẽ âm thầm theo bước anh đi
Trong chiến tranh chẳng biết trước điều gì
Bão đạn, mưa bom, quân thù xảo quyệt
Hết trận này tới trận kia khốc liệt
Anh vững vàng cùng đồng đội xông lên
Rồi một ngày nơi ngọn núi không tên
Anh ngã xuống máu hòa vào trong đất
Lễ truy điệu khi tạm ngưng chiến trận
Mảnh gỗ ven rừng khắc vội dòng tên
Giặc vẫn còn, đồng đội lại tiến lên
Chiến đấu, hy sinh, người còn người mất
Người chôn anh nay cũng hòa trong đất
Nơi rừng sâu núi thẳm ngút ngàn xanh
Độc lập, hòa bình, chấm dứt chiến tranh
Thế hệ chúng tôi trèo đèo lội suối
Đi tìm đưa các anh về nguồn cội
Thấy anh rồi nhưng chẳng thấy tên anh
Thế là mẹ vẫn thao thức năm canh
Với vời vợi chờ anh về với mẹ
Cô bạn thuở nào vẫn chờ lặng lẽ
Ở phương trời nào anh biết không anh
Chưa biết tên, nhưng anh không vô danh
Tên các anh hóa thành tên đất nước
Tháng bẩy ông trời bắc cầu Ô Thước
Xin bắc cầu... để tìm được... tên anh.
(Nguyễn Việt Khoa)
vubao19-st
Có thể là hình ảnh về 2 người, tượng đài, ngoài trời và văn bản
4