Chính sách nhất quán của Đảng và
Nhà nước Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Trong mọi chiến lược
phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, con người luôn được đặt vào vị trí
trung tâm.
Đánh giá phiến diện, thiếu
khách quan
Ngày 19/7 vừa qua, Bộ Ngoại
giao Hoa Kỳ đã công bố báo cáo tình hình buôn người năm 2022. Đây là báo cáo
hằng năm theo Đạo luật Bảo vệ nạn nhân bị mua bán của Hoa Kỳ năm 2000 do Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ trình lên Quốc hội nước này, trong đó nhận xét công tác
phòng, chống mua bán người của 188 quốc gia trên thế giới nhằm kêu gọi Chính
phủ các nước thực hiện nghiêm túc Công ước của Liên hợp quốc (LHQ) về phòng,
chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư bổ sung.
Trong báo cáo tình hình
buôn người năm 2022, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xếp Việt Nam trong nhóm 3, tụt 18 bậc
so với năm 2021 (năm 2021, đánh giá Việt Nam thuộc nhóm 2) cùng với các nước
như Brunei, Campuchia, Malaysia, Myanmar tại Đông Nam Á và một số nước khác như
Trung Quốc, Cuba... Cũng theo báo cáo này, những nước nằm trong nhóm 3 có thể
bị hạn chế nhận một số viện trợ từ Hoa Kỳ trong tương lai. Báo cáo trên có
những nhận xét không khách quan, không phản ánh những nỗ lực to lớn của Việt
Nam trong việc đấu tranh, phòng chống tội phạm mua bán người trong thời gian
qua.
Liên quan đến vấn đề trên,
người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ngày 21/7 khẳng định: “Bộ Ngoại
giao Mỹ ra báo cáo năm 2022 về tình hình mua bán người trên thế giới với các
thông tin không xác thực, không phản ánh đầy đủ, chính xác về tình hình và nỗ
lực phòng, chống mua bán người của Việt Nam”.
Không ngừng nỗ lực đấu
tranh với nạn buôn người
Việc nhìn nhận, đánh giá
một vấn đề cần phải dựa trên những thông tin xác thực, có các hoạt động kiểm
chứng, khảo sát thực tế, nếu không sẽ đưa ra những nhận xét thiếu khách quan,
phiến diện. Điều này tác động không tốt đến quan hệ ngoại giao hai nước, gây ra
những hiểu lầm đáng tiếc và tạo cớ để các thế lực thù địch suy diễn, xuyên tạc
về công cuộc phòng, chống tội phạm mua bán người ở Việt Nam nói riêng, công tác
đảm bảo quyền con người nói chung.
Thực tế, việc phòng, chống
mua bán người được Đảng, Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm, có sự vào cuộc
của cả hệ thống chính trị và được tiến hành trên nhiều lĩnh vực, từ phòng ngừa,
phát hiện, xử lý tội phạm cũng như hỗ trợ nạn nhân. Việt Nam không ngừng hoàn
thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về phòng, chống mua bán
người. Những nỗ lực, cố gắng của Việt Nam trong đấu tranh phòng, chống tội phạm
mua bán người thời gian qua là toàn diện, rõ nét.
Tại Điều 150 và Điều 151,
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định rõ về tội mua bán
người và tội mua bán người dưới 16 tuổi. Đặc biệt, Luật Phòng, chống mua bán
người được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2012 đã quy định khung
pháp lý quan trọng làm cơ sở cho công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tội
phạm mua bán người. Với mục tiêu huy động mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh tổng
hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, tiến
tới đẩy lùi tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc, ngày 10/5/2016, Thủ
tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 30/7 hằng năm là “Ngày Toàn dân phòng,
chống mua bán người”. Nghị định số 62/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định căn cứ
xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân của họ.
Ngày 11/2/2019, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao ban hành Nghị quyết số
02/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về “Tội mua
bán người”; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg phê duyệt
Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến
năm 2030, quyết định này có hiệu lực từ ngày 9/2/2020. Tiếp đó, Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quyết định số 1944/QĐ-TTg ngày 18/12/2021 của Chương trình thực
hiện Kết luận số 13-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày
22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống
tội phạm giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030, nhất là các phương án,
kế hoạch, giải pháp đảm bảo ANTT, phòng, chống tội phạm trong và sau dịch bệnh
COVID-19.
Ngày 18/7 vừa qua, hướng
tới Ngày Thế giới và Toàn dân phòng chống mua bán người, các bộ: Lao động,
Thương binh và Xã hội, Công an, Quốc phòng và Ngoại giao cũng đã ký Quy chế
phối hợp trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán nhằm
không ngừng nâng cao hiệu quả công tác phối hợp liên ngành, tiến hành xác minh,
xác định, giải cứu, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân và trong hoạt động điều tra, truy
tố, xét xử vụ án mua bán người.
Việt Nam cũng tích cực hợp
tác quốc tế về phòng, chống mua bán người, phát huy vai trò của cơ quan đại
diện ở nước ngoài trong việc nắm tình hình, kịp thời phát hiện và giải cứu nạn
nhân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, hồi hương công dân Việt Nam là nạn nhân bị mua
bán trở về nước. Các điều ước quốc tế, hiệp định song phương, đa phương, các
thỏa thuận hợp tác về phòng, chống mua bán người mà Việt Nam là thành viên được
triển khai thực hiện có hiệu quả. Theo đó, ngày 20/3/2020, Thủ tướng Chính phủ
đã ký quyết định ban hành Kế hoạch triển khai thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp
pháp, an toàn và trật tự của LHQ. Việt Nam tiếp tục nỗ lực thực hiện Kế hoạch
triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM) nhằm
củng cố môi trường di cư minh bạch, ngăn chặn nguy cơ mua bán người trong các
hoạt động di cư quốc tế, trong đó đề ra các giải pháp toàn diện và bao trùm
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý di cư, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của
người di cư nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nguy cơ mua bán người, giảm
tội phạm mua bán người, tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ hiệu quả các nạn nhân của thực
trạng mua bán người. Trên thực tế, tình hình phòng, chống mua bán người trong
nước và qua biên giới cũng luôn được rà soát để kịp thời có biện pháp xử lý phù
hợp, khắc phục những khó khăn do đại dịch COVID -19 gây ra.
Không chỉ xâm hại quyền con
người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đạo đức, nhân phẩm, tính mạng của
các nạn nhân, tội phạm mua bán người còn gây ảnh hưởng xấu đến nền tảng đạo
đức, giống nòi, thuần phong mỹ tục, tác động trực tiếp đến tình hình an ninh,
trật tự, an toàn xã hội... Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm ấy, những năm qua,
các cơ quan chức năng của Việt Nam từ Trung ương đến địa phương luôn thể hiện
trách nhiệm cao, thái độ kiên quyết trong phối hợp đấu tranh, ngăn chặn, xử lý
tội phạm mua bán người. Các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đã chú
trọng xây dựng, duy trì hoạt động các chuyên trang, chuyên mục, chương trình
phát thanh, truyền hình tuyên truyền về phòng, chống mua bán người, trong đó
tập trung tuyên truyền về các phương thức, thủ đoạn mới, địa bàn trọng điểm của
tội phạm này, những đối tượng có nguy cơ cao trở thành nạn nhân, quyền lợi mà
nạn nhân được hỗ trợ và đường dây nóng tiếp nhận thông tin về nạn nhân và vụ
việc. Đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin
đại chúng, các trang mạng và mạng xã hội...
Về nhiệm vụ hỗ trợ nạn nhân
bị mua bán, Việt Nam đang tích cực xây dựng, triển khai quy trình chuẩn về hỗ
trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng; xây dựng quy chế phối hợp liên ngành, liên cấp
về tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân và cung cấp kết nối dịch vụ tiếp nhận, hỗ trợ nạn
nhân và người nghi là nạn nhân bị mua bán. Củng cố, phát triển, cải thiện chất
lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong công tác hỗ trợ
nạn nhân bị mua bán, bảo đảm tính sẵn có, dễ tiếp cận; đầu tư, nâng cấp trang
thiết bị, xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ hỗ trợ nạn nhân và thí
điểm các mô hình hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng. Đồng thời, lồng ghép nội
dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình phòng, chống tội phạm,
phòng, chống tệ nạn xã hội, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, bình
đẳng giới, bảo vệ trẻ em và các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác…
Theo số liệu của Cục Cảnh
sát hình sự, từ năm 2010-2020, trên địa bàn cả nước đã điều tra, khám phá 4.116
vụ, khởi tố 6.012 bị can phạm tội mua bán người ra nước ngoài; trong số này có
419 vụ, 476 bị can mua bán trẻ em ra nước ngoài. Theo báo cáo của các TAND, kết
quả xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự từ năm 2016 đến năm 2021 về tội mua bán
người đã giải quyết là 450 vụ/506 vụ án đã thụ lý; tội mua bán người dưới 16
tuổi đã giải quyết là 190 vụ/225 vụ án thụ lý. Đây là những con số “biết nói”
minh chứng những nỗ lực không biết mệt mỏi của Việt Nam trong phòng, chống nạn
mua bán người.
Cần phải nhìn nhận đúng một
thực tế là không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới,
hoạt động mua bán người tiếp tục diễn biến phức tạp. Ðây là công việc nhiều khó
khăn, trở ngại nhưng với quyết tâm chính trị và bằng kinh nghiệm của mình, Việt
Nam sẽ tiếp tục huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn
dân tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tội phạm mua bán người.
Trong bối cảnh tội phạm mua bán người hình thành các đường dây, tổ chức xuyên
quốc gia, Việt Nam chủ trương tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới,
các tổ chức quốc tế trong phòng, chống tội phạm mua bán người.
Liên quan đến bản Báo cáo
của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
nhấn mạnh: “Chúng tôi mong muốn phía Hoa Kỳ trong thời gian tới hợp tác chặt
chẽ hơn nữa để có đánh giá đầy đủ về tình hình và nỗ lực phòng, chống mua bán
người của Việt Nam. Chúng tôi cũng sẵn sàng trao đổi với các nước, trong đó có
cả Hoa Kỳ cũng như các bên liên quan về các vấn đề hợp tác cụ thể để cùng nhau
triển khai hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người”./.
Hơn 35 năm qua, công cuộc đổi mới do Đảng ta lãnh đạo và khởi xướng đã mang lại những “gam màu” tươi sáng cho “bức tranh” thương mại trên nhiều bình diện khác nhau. Thời gian tới, cần tiếp tục nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển thương mại, góp phần tạo nên diện mạo mới cho bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam.
Thành tựu phát triển thương mại sau hơn 35 năm đổi mới
Mạng lưới thương mại không ngừng mở rộng
Mạng lưới bán lẻ truyền thống và hiện đại tiếp tục “phủ sóng” trên các địa bàn, đáp ứng sự gia tăng cả về quy mô và trình độ phát triển, nhu cầu mua sắm của các tầng lớp dân cư. Cả nước hiện có 1.163 siêu thị và 250 trung tâm thương mại, với các thương hiệu mạnh đến từ các nước như: Lotte, Central Group, TCCGroup, Aeon, CircleK, KMart, Auchan, Family Mart,... Toàn quốc đã thiết lập trên 100 điểm bán hàng cố định “Tự hào hàng Việt Nam” tại 61 địa phương. Có 8.581 chợ truyền thống (61 chợ đầu mối) cùng gần 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa đang duy trì hoạt động. Kênh bán lẻ truyền thống đã có những thay đổi mạnh mẽ (thanh toán điện tử, kết hợp cả bán hàng trực tuyến (online) với trực tiếp (offline)); tiếp cận xu hướng hiện đại từ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, kết nối phản ánh người tiêu dùng với nhà sản xuất.
Thương mại điện tử trở thành “đột phá khẩu”
Với 53% dân số tham gia mua bán trực tuyến, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2020 tăng trưởng 18% (năm 2019 là 25%), đạt 11,8 tỷ USD. Năm 2021, tăng 10,2% so với năm 2020, đạt 13 tỷ USD(1). Lần đầu tiên, mua sắm hàng hóa qua TMĐT đã trở thành phương thức phân phối chủ yếu, phát huy hiệu quả, góp phần duy trì chuỗi cung ứng và chuỗi lưu thông. Cũng lần đầu tiên, “Gian hàng quốc gia Việt Nam” - nơi tập hợp các sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam được tổ chức, xây dựng trên sàn TMĐT JD.com, do Việt Nam chủ trì triển khai qua phương thức TMĐT xuyên biên giới.
Xuất, nhập khẩu là điểm sáng
Thặng dư thương mại năm 2020 đạt 19,95 tỷ USD, cao hơn mức thặng dư năm 2019 (10,8 tỷ USD) và năm 2018 (6,5 tỷ USD); gấp hơn 10 lần năm 2017 và gần 13 lần so với mức thặng dư thương mại năm 2016. Năm 2021, dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và bảo hộ mậu dịch gia tăng, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn bứt phá, thiết lập “kỳ tích” mới với kim ngạch đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020. Với tỷ lệ xuất, nhập khẩu/GDP năm 2021 đạt 184,7%, năm 2020 là 158,6% và năm 2016 là 136,7%, kinh tế Việt Nam có độ mở cao (đứng thứ 2 Đông Nam Á, thứ 3 châu Á, thứ 4 thế giới).
Kim ngạch xuất khẩu tăng cao ở những thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam, như Mỹ: 24,2%; Trung Quốc: 15%; Liên minh châu Âu (EU): 14%; Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): 25,8%; Hàn Quốc: 15,8%; Ấn Độ: 21%; Niu Di-lân: 42,5% và Ô-xtrây-li-a: 3,1%. Việt Nam gia nhập nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Điều này càng trở nên có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm do làn sóng COVID-19 lần thứ tư bùng phát làm “tê liệt” chuỗi cung ứng toàn cầu.
Kiểm soát nhập khẩu đã từng bước được cải thiện. Nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu tăng trưởng chậm lại. Nhập khẩu hàng hóa phục vụ sản xuất để xuất khẩu và hàng hóa thiết yếu luôn chiếm 89% - 94% kim ngạch nhập khẩu. Nhóm hàng không khuyến khích nhập khẩu chỉ chiếm 6% - 11%.
Thương mại biên giới sôi động
Thương mại biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Cam-pu-chia, Việt Nam - Trung Quốc thực sự là động lực góp phần vào việc phát triển quan hệ, hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực giữa Việt Nam và các nước. Hoạt động xuất, nhập khẩu biên mậu biên giới phía Bắc trở nên sôi động, được tiến hành chủ yếu theo các hình thức: chính ngạch, buôn bán qua biên giới, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu, kho ngoại quan, trao đổi hàng hóa giữa cư dân biên giới.
Sự phát triển của thương mại biên mậu làm cho thị trường miền núi, vùng cao, biên giới khởi sắc. Thương mại góp phần tạo thêm nhiều việc làm, thu nhập và sức mua của người dân nhờ đó cũng được nâng lên. Cơ cấu kinh tế - xã hội các tỉnh vùng cao biên giới từng bước dịch chuyển theo hướng tích cực, tạo sức hấp dẫn, thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, yếu tố không chắc chắn trong buôn bán tiểu ngạch khiến thương mại biên mậu có độ rủi ro cao, tác động mạnh tới các hợp đồng thương mại chính ngạch.
Bối cảnh mới và những vấn đề đặt ra
Hiện nay, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và xung đột thương mại ngày càng gia tăng. Hội nhập kinh tế quốc tế đang làm thay đổi cách nghĩ, cách làm thương mại lâu nay. Thương mại số (bao gồm các giao dịch thương mại hàng hóa, dịch vụ được cung cấp trên môi trường số hoặc cung cấp theo hình thức truyền thống, nhưng được thực hiện với sự hỗ trợ của công nghệ số) đã và đang trở thành xu hướng chủ đạo.
Lĩnh vực phân phối và bán lẻ tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều tiềm năng, do quy mô dân số lớn (gần 100 triệu người), cơ cấu dân số trẻ (60% dân số ở độ tuổi 18 - 50); tầng lớp “trung lưu” đang phát triển mạnh, chi tiêu hộ gia đình tăng trung bình 10,5%/năm, trong khi tỷ lệ bao phủ của hệ thống bán lẻ hiện đại thấp hơn nhiều nước trong khu vực (chỉ đạt 25% tổng mức bán lẻ, trong khi ở Phi-líp-pin là 33%, Thái Lan: 34%, Ma-lai-xi-a: 60%, Xin-ga-po: 90%...). Thương mại nội địa chưa khai thác hết tiềm năng của khu vực thị trường mới nổi. Dung lượng của thị trường trong nước còn thấp, mới xấp xỉ 1/2 lần so với thị trường xuất khẩu và khoảng 1/4 so với thị trường xuất, nhập khẩu.
Sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực thương mại đã tạo ra áp lực cho các chủ thể bán lẻ trong nước, vốn bị hạn chế về tiềm lực tài chính, kinh nghiệm và công nghệ,... Các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc thỏa thuận để đưa hàng hóa vào bán tại các cơ sở phân phối vì mức chiết khấu. Hiệp hội Siêu thị Hà Nội ước tính các doanh nghiệp FDI hiện đang chiếm tới 50% thị phần (có thể con số này cao hơn trong thực tế).
Chuỗi cung ứng hàng hóa trong hoạt động thương mại gặp nhiều khó khăn. Việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản đã mang lại những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, câu chuyện liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, Nhà nước và nhà kinh doanh) vẫn chưa tạo được những đột phá và chuyển biến mạnh mẽ, khiến nông sản Việt Nam nhiều khi vẫn rơi vào tình trạng phải “giảicứu”.
Thời gian qua, tuy kết cấu hạ tầng phục vụ logistics ở nước ta được quan tâm đầu tư, nâng cấp nhưng còn thiếu tính kết nối và chưa đáp ứng được yêu cầu. Chi phí logistics vẫn ở mức cao, chiếm hơn 20% tổng GDP quốc gia, cao hơn nhiều so với chi phí logistics trung bình trên thế giới (11% - 12% GDP).
Kết quả sơ bộ từ Khảo sát mức sống dân cư năm 2021 của Tổng cục Thống kê cho thấy, thu nhập bình quân/tháng trong năm 2021 theo giá hiện hành ước đạt khoảng 4,2 triệu đồng, giảm 73.000 đồng so với năm 2020; tỷ lệ nghèo tiếp cận đa chiều khoảng 4,4%, giảm 0,4 điểm phần trăm so với năm 2020 (thu nhập bình quân đầu người năm 2020 giảm khoảng 2%, tương đương giảm 71.500 đồng/tháng so với năm 2019). Sức mua giảm đã và sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng của tổng mức bán lẻ hàng hóa (tốc độ tăng tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2017 là 10,9%; năm 2018: 11,7%; năm 2019: 11,8%; năm 2020: 2,6%; năm 2021: -3,8%. Song, nếu loại trừ yếu tố giá thì các con số tương ứng với các năm là 9,3%; 8,4%; 9,5%; -3%; -6,2%).
Nhìn toàn cảnh, thị trường nông thôn, đặc biệt là khu vực miền núi vẫn là một thị trường có sức mua bình quân đầu người khá thấp(2), mang tính phân tán. Quy luật lợi nhuận sẽ thúc đẩy việc tập trung mạng lưới ở các nơi giao lưu thuận tiện, kết quả là thị trường nông thôn đang có khuynh hướng bị khu vực hóa với một số vùng hết sức khó khăn, có nơi thậm chí chưa có những tiền đề cần thiết cho kinh tế hàng hóa.
Hạ tầng thương mại, như chợ đầu mối, kho hàng hóa (bao gồm cả kho lạnh)... cũng chưa theo kịp nhu cầu. Việc kêu gọi và thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại còn nhiều hạn chế. Chính sách ưu đãi đầu tư (thuế, đất đai, tín dụng...) để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại nói chung và ngành phân phối bán lẻ nói riêng còn nhiều bất cập. Các chợ truyền thống và cửa hàng tạp hóa với nguồn lực hạn chế, khả năng tiếp cận công nghệ thấp, thiếu cả công cụ và kinh nghiệm, rất dễ bị “chèn ép”.
Nhìn tổng quát, còn quá ít những doanh nghiệp và hệ thống phân phối đủ mạnh, có khả năng tài chính, mạng lưới kinh doanh, nhân lực, công nghệ quản lý và điều hành phù hợp với xu thế hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa. Sự phát triển của hệ thống phân phối trong nước vẫn chủ yếu theo bề rộng, thiếu sự liên kết, hợp tác, ổn định...
Tại Việt Nam, TMĐT đang dần trở thành hình thức kinh doanh phổ cập. Tuy nhiên, những dịch vụ và tiện ích của TMĐT Việt Nam mới chỉ đáp ứng nhu cầu mua sắm tối thiểu, vẫn còn một khoảng cách lớn so với nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, tỷ lệ hàng Việt Nam trên các sàn TMĐT vẫn thấp; chưa đến 20% “tốp” mặt hàng được tìm mua trên sàn trong mùa dịch là hàng Việt Nam. Việc “lép vế” trên kênh mua sắm trực tuyến, khiến các doanh nghiệp trong nước có nguy cơ đánh mất cơ hội phát triển.
Chúng ta chưa có chiến lược xuất khẩu bền vững cho từng thị trường. Tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhưng chưa vững chắc, rất dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài. Tính gia công của sản xuất, tính đại lý của thương mại ở nước ta còn rất lớn. Lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam chủ yếu vẫn dựa trên giá cả, chứ chưa dựa trên giá trị. Xuất khẩu nông sản theo hình thức trao đổi thương mại biên giới (tiểu ngạch) vẫn chiếm tỷ trọng cao.
Xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào khu vực FDI. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI (kể cả dầu thô) chiếm tới 73,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước thấp hơn mức tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước (19%) và chỉ chiếm 26,4% kim ngạch xuất khẩu (cùng kỳ năm 2020 chiếm 27,7%).
Quá trình chuyển dịch cơ cấu thị trường nhìn chung diễn ra tương đối tốt trong những năm gần đây, tuy nhiên, sự chuyển dịch này chưa được định hướng trên một tầm nhìn dài hạn (chủ yếu mới chỉ là sự thích ứng với thay đổi của tình hình). Chính vì vậy, nó đã nhanh chóng bộc lộ những điểm yếu, khó có thể phát triển bền vững và duy trì tốc độ tăng trưởng cao cũng như khả năng “len chân” vào các thị trường ngách.
Với tỷ trọng nhập khẩu cao từ thị trường các nước châu Á (nhập siêu chủ yếu từ các thị trường này) và xuất siêu sang các thị trường có công nghệ nguồn - Việt Nam đang bị “neo chặt” ở khâu có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc phát triển theo mô hình “rút ngắn”, “đi tắt đón đầu”, nguy cơ tụt hậu rất lớn.
Một số mặt hàng nông sản chưa đáp ứng được những yêu cầu của thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản,... do sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, hàm lượng công nghệ thấp. Bên cạnh đó, các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ, lưu thông chưa có sự gắn kết chặt chẽ, khiến nguy cơ đứt gãy rất dễ xảy ra.
Nhập khẩu đã có chuyển biến theo hướng ưu tiên nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư đầu vào. Tuy nhiên, trong cơ cấu nhập khẩu, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng còn chiếm tỷ trọng thấp (41%), phần lớn vẫn là công nghệ trung gian, công nghệ trung bình nên chưa tạo được động lực mạnh mẽ làm thay đổi cơ cấu xuất khẩu. Giá nhập khẩu của một số mặt hàng tăng khá cao, tác động tiêu cực đến cán cân tổng thể, thị trường ngoại hối, tỷ giá thương mại, chưa kể thị trường xuất, nhập khẩu vẫn còn tình trạng “bỏ trứng vào một giỏ”...
Xúc tiến thương mại được gia tăng, khởi sắc, tuy nhiên, vẫn chưa thực sự gắn kết với quá trình sản xuất. Mối quan hệ, tương tác giữa Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) với các hiệp hội, doanh nghiệp, các liên minh hợp tác xã đã có những chuyển biến nhưng chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra.
Phương hướng và một số giải pháp phát triển
Giai đoạn 2022 - 2025, vấn đề đặt ra cho Việt Nam là sản xuất và chế tạo những sản phẩm gì để thỏa mãn nhu cầu của thị trường nội địa và tham gia thị trường thế giới? Đối với những quốc gia có quy mô dân số trung bình như Việt Nam, việc tìm ra điểm cân bằng rất quan trọng. Cần nhanh chóng cấu trúc lại thị trường, trước hết là mối quan hệ giữa thị trường nội địa và thị trường quốc tế; đồng thời, cấu trúc lại nền kinh tế.
Trong 4 phân ngành (nghề) của dịch vụ, phân phối, bán lẻ là phân ngành phát triển mạnh mẽ nhất. Trong một tương lai gần, phải “đón đầu” xu hướng phát triển của dịch vụ bán buôn, từng bước hình thành các trung tâm bán buôn hiện đại. Khi ngày càng có nhiều thương hiệu Việt Nam, cần có chính sách khuyến khích “bên nhượng” và hỗ trợ “bên nhận” để phân ngành này “nở rộ”, hướng tới hàng triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh. Cần hướng các nhà phân phối, đặc biệt là doanh nghiệp FDI, tập trung đầu tư chủ yếu vào phương thức cung cấp dịch vụ phân phối là hiện diện thương mại.
Gắn lưu thông với sản xuất, chế biến và hình thành nên các chuỗi cung ứng hàng hóa. Phát triển các chuỗi cung ứng là con đường hợp thời nhất để có ngành thương mại hiện đại trong một thị trường hiện đại.
Về loại hình kinh doanh, cần hướng vào phát triển một lực lượng đông đảo các cửa hàng tiện lợi, trở thành “người nội trợ” cho mọi nhà. Từng bước liên kết lại thành chuỗi; trong đó, doanh nghiệp chỉ huy chuỗi (công ty mẹ) sử dụng công nghệ “tracking”, theo dõi đơn hàng thông qua việc cung cấp các dãy số nhất định, được các nhà vận chuyển gửi cho khách khi xác định đơn hàng và trung tâm logistics (logistics nội bộ) bảo đảm “trọn gói” việc cung cấp hàng hóa theo đặt hàng (order) cho toàn bộ các cửa hàng trong chuỗi.
Là khu vực rộng lớn, thị trường nông thôn là địa bàn giàu “tiềm năng” với hàng Việt Nam, thương nhân Việt Nam, cung cách kinh doanh Việt Nam,... Vì thế, tư tưởng cơ bản và nhất quán là sự vận động thông suốt của hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng được thực hiện theo nhiều hình thức tổ chức với quy mô và cấu trúc khác nhau. Đây được xem là thị trường cơ sở, là nơi bán lẻ, giao dịch trực tiếp chiếm ưu thế.
Trong bối cảnh hiện nay, khi sản xuất ở khu vực này chủ yếu với quy mô nhỏ gắn với kinh tế hộ gia đình thì lưu thông phải phát triển mạnh, mới mở rộng quy mô sản xuất và thực hiện chuyên môn hóa. Vì thế, cần có các chủ thể trung gian cần thiết hỗ trợ cho chủ thể trung tâm của thị trường nông thôn là hộ gia đình. Ở đây, cần đặc biệt coi trọng vai trò cung ứng dịch vụ của hợp tác xã (HTX), vai trò các HTX dịch vụ tự nguyện. Như vậy, việc xây dựng và phát triển các cụm kinh tế - thương mại - dịch vụ gồm nhiều chủ thể kinh doanh với các hình thức sở hữu đa dạng được xem là “mắt xích” hết sức quan trọng trong việc tổ chức lại thị trường nông thôn.
Cần tiếp tục củng cố, phát triển chợ truyền thống trên thị trường nông thôn, trọng tâm là chợ dân sinh (hạng III, bán lẻ). Đồng thời, lựa chọn kỹ các điều kiện để phát triển một số chợ đầu mối bán buôn nông sản gần các trung tâm tiêu dùng lớn. Trong số các chợ đầu mối này, lại chọn ra một số chợ có tiềm năng và tiền đề để phát triển lên một trình độ cao hơn: chợ đấu giá, sàn giao dịch hàng hóa...
Đến nay, nước ta đã có quan hệ thương mại với 224 đối tác; đã, đang đàm phán, ký kết và thực thi 17 FTA. Việt Nam trở thành một trong những nước đi đầu khu vực trong việc hình thành các khuôn khổ hợp tác kinh tế đa phương. Với mục tiêu đến năm 2030 thuộc nhóm 15 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới và xếp thứ 2 trong ASEAN về quy mô thị trường bán lẻ và TMĐT, đòi hỏi sự nỗ lực rất cao trong thời gian tới. Để đạt được kết quả này, cần tập trung vào các giải pháp sau:
Một là, cải cách thể chế, môi trường kinh doanh.
Luật Doanh nghiệp cần có quy định để kịp thời điều chỉnh các hành vi kinh doanh mới của nền kinh tế số; vừa để không xảy ra “khoảng trống pháp lý”, vừa tạo thuận lợi cho hành vi kinh doanh mới được thực hiện và phát triển. Việt Nam cần tạo ra những đột phá mạnh mẽ về cải cách điều kiện kinh doanh (bằng cách thay đổi cách thức quản lý nhà nước, chuyển mạnh sang hậu kiểm).
Luật Thương mại và các cơ chế, chính sách quản lý cần bổ sung và hoàn thiện nhằm tạo điều kiện thực hiện thuận lợi hóa thương mại. Luật Thuế xuất, nhập khẩu cũng cần được sửa đổi thống nhất, đồng bộ với quy định của Hiến pháp và các luật hiện hành; tương thích với các cam kết và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Việc xây dựng Luật Công nghiệp hỗ trợ để tận dụng được làn sóng chuyển dịch vốn FDI hiện tại trở thành vấn đề thời sự.
Cơ chế điều hành thị trường cần phải có những “đột phá” mạnh mẽ để nhanh chóng, linh hoạt xử lý nhanh những biến động. Thực tế cho thấy, tổ chức và xử lý thông tin thị trường còn nhiều bất cập. Cần hoàn thiện cơ chế phối hợp thông tin thị trường giữa các cơ quan quản lý với các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng. Cơ chế thu thập, xử lý thông tin cũng cần đổi mới theo hướng đi sâu vào các ngành hàng.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) chỉ đạo, hướng dẫn đào tạo kỹ năng và vận hành hoạt động kinh doanh trực tuyến, hỗ trợ vận chuyển; thanh toán trực tuyến; hỗ trợ và ưu tiên thương nhân kinh doanh nông sản tham gia các chương trình mua sắm trực tuyến, gian hàng Việt trực tuyến quốc gia;... phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại, các sở công thương địa phương đẩy mạnh quảng bá sản phẩm nông sản trên các kênh TMĐT. Hỗ trợ các địa phương thúc đẩy tiêu thụ lượng nông sản lớn (đã, đang và sẽ vào vụ thu hoạch) trên các sàn giao dịch TMĐT.
Các cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và “Hàng Việt Nam chinh phục người tiêu dùng Việt Nam” cần có thêm những xung lực mới bằng việc đẩy nhanh các chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa thông qua một số hoạt động, như tổ chức “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia - Vietnam Grand Sale”; xây dựng các điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”.
Hai là, tổ chức lại chuỗi cung ứng và thị trường.
Để bảo đảm liên kết địa phương, liên kết vùng, cần có góc nhìn bao quát hơn về sứ mệnh của vùng, không phải theo góc độ đơn lẻ từng tỉnh. Để phát triển liên kết dọc trong chuỗi cung ứng, cần sự hỗ trợ của các bộ, ngành (công thương; nông nghiệp và phát triển nông thôn, khoa học và công nghệ...), sự tham gia của các hiệp hội và các doanh nghiệp; trong đó, doanh nghiệp phải là chất xúc tác, chủ động kết nối.
Trên địa bàn nông thôn, lấy các trục giao thông liên thôn, liên xã có điều kiện và tiềm năng phát triển thương mại, nhất là đối với các thôn, xã ở xa khu vực thị trấn huyện lỵ để hình thành các trục thương mại đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nông sản và nhu cầu mua hàng hóa tiêu dùng của dân cư. Trên các tuyến trục này, có thể kết hợp giữa phát triển chợ và dãy cửa hàng, hoặc phát triển các điểm thu mua, bán lẻ hàng hóa. Song song với sự phát triển các cụm công nghiệp, cần tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh công nghiệp và dịch vụ được tự do di chuyển đến các thị trấn, thị tứ, nơi gần đường giao thông để xây dựng cơ sở kinh doanh. Việc làm này vừa đáp ứng nhu cầu trước mắt, vừa tạo ra những điều kiện để sớm hình thành các tụ điểm công - thương nghiệp - dịch vụ ở nông thôn.
Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành liên quan và các địa phương tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan tới phát triển hệ thống thương mại, đặc biệt là các loại hình cần tập trung phát triển trong thời gian tới, như hạ tầng logistics, chợ đầu mối. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và ban hành tiêu chí xếp hạng các nhà bán lẻ FDI trong việc tuân thủ pháp luật Việt Nam, coi đây là căn cứ xem xét việc cấp phép cho nhà phân phối nước ngoài được mở mới cơ sở bán lẻ thứ 2 (không coi đây là tiêu chí về kiểm tra nhu cầu kinh tế - ENT).
Xây dựng kế hoạch tổng thể (tầm quốc gia) để phối hợp tốt hơn trong việc kiểm tra, kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu qua biên giới. Xây dựng quy chế về quản lý kiểm dịch, vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu cùng hệ thống giám sát, kiểm tra và công nhận từ khâu sản xuất để bảo đảm quy mô, chất lượng và nâng cao uy tín hàng hóa.
Ba là, triển khai có hiệu quả các FTA mà Việt Nam đã ký kết.
Xúc tiến xây dựng chiến lược mới về# hội nhập kinh tế quốc tế và xem xét tiến hành đàm phán với Mỹ về FTA song phương. Bên cạnh đó, cần có bộ máy chuyên môn với chức năng nhiệm vụ rõ ràng, thực thi việc theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu lực của pháp luật và thể chế, kiểm soát độ mở của nền kinh tế.
Bốn là, gia tăng xuất khẩu.
Bộ Công Thương cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tập trung: 1- Xây dựng các đề án xuất khẩu nông sản sang từng thị trường có tiềm năng; 2- Đẩy nhanh việc hoàn tất thủ tục bổ sung một số mặt hàng trái cây, nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc; tăng cường trao đổi, đàm phán sớm ký kết Nghị định thư về kiểm dịch thực vật đối với các loại nông sản của Việt Nam để giảm bớt thời gian, thủ tục kiểm tra, kiểm soát tại các cửa khẩu; thống nhất quy trình xét nghiệm, khử khuẩn đối với hoa quả, nông sản trước khi xuất khẩu; 3- Xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, rào cản thương mại đối với sản phẩm nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường quốc tế; đáp ứng thay đổi yêu cầu kỹ thuật của thị trường nhập khẩu; 4- Phối hợp với các địa phương để điều chỉnh chiến lược ngành hàng, lựa chọn các mặt hàng có thế mạnh của địa phương để đưa vào kế hoạch phát triển thương mại. Phối hợp cùng các đơn vị chức năng thuộc Bộ Giao thông Vận tải xử lý tình trạng thiếu container rỗng, container lạnh và có giải pháp giảm cước vận tải phục vụ xuất khẩu và nhập khẩu. Xem xét xây dựng liên minh hiệp hội của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, có sự tham gia của các doanh nghiệp logistics để giảm chi phí trung gian. Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất khẩu các sản phẩm nông, thủy sản tiếp cận vốn tín dụng.
Năm là, đổi mới quản trị chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Cần chú trọng những vấn đề trong đổi mới quản trị chiến lược của doanh nghiệp, như hiệu quả; tinh thần thượng tôn pháp luật; quy chuẩn đạo đức kinh doanh. Mô hình chiến lược được doanh nghiệp chọn nên theo dạng mở, xác lập tầm nhìn trong thời gian 2 năm - 3 năm. Bài toán lợi nhuận không còn là ưu tiên hàng đầu, thay vào đó là khả năng thích ứng, chống chịu với những cú sốc của thị trường. Chuyển đổi số là tất yếu, ưu tiên chiến lược cần thực hiện, song không phải là mục tiêu mà là phương pháp, công cụ để doanh nghiệp tạo lập sức cạnh tranh, chống chọi với những biến động của thị trường.
Trong một nền sản xuất nông nghiệp còn mang tính nhỏ lẻ như Việt Nam, vai trò của thương lái cực kỳ quan trọng, cần xem xét tổ chức các câu lạc bộ thương lái để hoạt động thu mua nông sản có bài bản, có sự chia sẻ và liên kết, để nông dân, doanh nghiệp và thương lái cùng cộng đồng trách nhiệm./.
-------------------------
(1) Theo tính toán của Google, Temasel, Bain & Company (2) Theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc, thu nhập thực tế bình quân một người dân tộc thiểu số khoảng 1,1 triệu đồng đến 1,2 triệu đồng/tháng, tương đương với 13 triệu đồng đến 14 triệu đồng/năm. Tính chung cả nước, tiêu dùng cuối cùng năm 2020 chỉ tăng 1,06%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng 7,23% của năm 2019
Khi loài người đang ở thời kỳ mông muội, họ đã biết
đặt ra các quy ước, quy định bằng miệng hay các chỉ dấu với nhau. Các quy định
đó đưa ra giới hạn để mọi người phải tuân thủ và đảm bảo các nguyên tắc chung.
Khi xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ, nhà nước xây dựng các văn bản quy phạm
pháp luật, buộc tất cả mọi người trong xã hội đó có nghĩa vụ chấp hành, tuân thủ
và nếu như ai vi phạm thì phải chịu các biện pháp xử lý tương ứng.
Thời đại ngày nay, mọi quốc gia trên thế giới
đều quản lý xã hội bằng pháp luật và các quốc gia hoàn thiện hệ thống pháp luật
theo tình hình, đặc điểm, điều kiện cụ thể. Điều đó thể hiện sự tiến bộ, văn
minh của loài người.
Thế nhưng, hiện một số người, nhất là số cơ
hội chính trị có quan hệ với các tổ chức thù địch, đối tượng phản động lưu
vong, chống phá Nhà nước từ bên ngoài đang tìm cách đi ngược lại sự văn minh,
tiến bộ xã hội. Các đối tượng tìm kiếm sự can thiệp từ bên ngoài nhằm kêu gọi
xóa bỏ một số điều luật với các mục đích chính trị xấu.
Chẳng hạn, các đối tượng kêu gọi xóa bỏ một số
điều luật được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), bao gồm
một số điều luật thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia như: Điều 109
"Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân"; Điều 117 "Tội
làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm
chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam". Hay như Điều 331 "Tội lợi
dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân" thuộc Chương XXII về các tội xâm phạm trật tự
quản lý hành chính...
Thực chất, việc kêu gọi xóa bỏ các điều luật
này xuất phát từ các đối tượng có âm mưu, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước.
Vậy, mục đích của các đối tượng kêu gọi xóa bỏ các điều luật này là gì?
Thứ nhất, các đối tượng đang muốn đưa mình
thoát khỏi "vùng cấm" của luật pháp, muốn đứng ngoài vòng pháp luật
để dễ bề hoạt động chống phá mà không bị chế tài pháp luật xử lý. Các đối tượng
đang cố gắng tạo cho mình một vành đai an toàn, nằm trong "nhóm lợi
ích" vượt ra ngoài sự quản lý của pháp luật để tiến hành các hoạt động
chống phá Nhà nước như: Tuyên truyền chống Nhà nước; thành lập các tổ chức
chính trị đối lập, đối trọng với Đảng Cộng sản Việt Nam… mà không bị pháp luật
cấm đoán.
Thứ hai, các đối tượng muốn gây sự chú ý từ
bên trong lẫn bên ngoài, thông qua các hoạt động tuyên truyền kêu gọi, tẩy chay,
đòi xóa bỏ các điều luật nhằm gây sự chú ý cho dư luận trong nước cũng như cộng
đồng quốc tế, nhất là các tổ chức theo dõi nhân quyền, các cơ quan truyền thông
thiếu thiện chí, thường xuyên có các bài viết chống phá Việt Nam như đài RFA,
RFI... Các hoạt động kêu gọi nhằm đánh lạc hướng dư luận để tạo suy nghĩ rằng
môi trường chính trị của Việt Nam đang "rối ren"; tâm lý người dân
bất ổn, hoang mang, qua đó hòng tạo áp lực dư luận để đòi hỏi phải thay đổi các
quy định hoặc xóa bỏ các điều luật này.
Thứ ba, tất cả các hoạt động kêu gọi xóa bỏ
các quy định của điều luật trên không nằm ngoài âm mưu tạo ra môi trường thuận
lợi để tiến hành các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, mục đích hướng đến là
thay đổi nhận thức của đông đảo quần chúng toàn xã hội, tiến tới xóa bỏ, lật đổ
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc kêu gọi xóa bỏ một số điều
luật trong Bộ luật Hình sự Việt Nam nhằm xuyên tạc, vu khống, hạ bệ hình ảnh
Việt Nam, cho rằng chúng ta vi phạm dân chủ, nhân quyền; vu cáo nhà nước sử dụng
các điều luật này để "bóp nghẹt" quyền tự do dân chủ, các quyền căn
bản của công dân được Hiến định.
Các đối tượng chống phá muốn xóa bỏ các điều
luật nói trên đều nằm trong âm mưu, ý đồ hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và
đây không phải là thủ đoạn mới. Các Bộ luật Hình sự trước đây khi ban hành và
thực thi thì các tổ chức, cá nhân thù địch, phản động cũng tìm cách đả phá, đòi
huỷ bỏ những điều luật mà họ cho rằng "lạc hậu", "trói
cột", "bịt miệng"…
Thời gian qua, đã có nhiều đối tượng phạm tội,
bị truy tố theo các tội danh quy định tại Điều 109, Điều 117, Điều 331, Bộ luật
Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Trong đó, phạm tội quy định tại Điều 117
"Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật
phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" có thể kể đến
các đối tượng như: Nguyễn Đình Thành (SN 1991, trú tại xã Hội Nghĩa, thị xã Tân
Uyên, Bình Dương), Nguyễn Năng Tĩnh (SN 1976, trú tại xóm 11, xã Quỳnh Hưng,
huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), Nguyễn Đức Hùng (trú tại phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ
Anh, Hà Tĩnh)… Các đối tượng này đều có hành vi làm, tàng trữ, phát tán hoặc
tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Việt Nam. Những
hành vi này ảnh hưởng đến an ninh trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, tác động đến
đời sống tinh thần và sự thống nhất về nền tảng tư tưởng chính trị, làm ảnh
hưởng đến niềm tin của quần chúng nhân dân vào hệ thống chính trị… Hành vi phạm
tội của các đối tượng đều bị truy tố, xử lý theo tội danh, điều khoản tương
ứng, đúng quy định pháp luật.
Thực tế, không phải vì nhận thức thiếu hiểu
biết dẫn tới phạm pháp mà hầu hết các đối tượng đều hiểu rõ những hành động của
mình là trái với quy định của pháp luật, là phạm tội, nhưng với các động cơ
khác nhau, họ vẫn cố tình thực hiện hành vi phạm tội. Thậm chí không ít đối
tượng dù bị cơ quan chức năng nhiều lần cảnh cáo, nhắc nhở hay xử phạt hành
chính, xử lý hình sự nhưng sau đó vẫn bất chấp, cố tình thực hiện hành vi,
thách thức pháp luật. Do đó, việc xử phạt với các điều khoản tương ứng hành vi,
tính chất phạm tội là việc làm đương nhiên của cơ quan bảo vệ pháp luật. Điều
đó càng cho thấy sự nghiêm minh của pháp luật và việc xử lý đó được cộng đồng
xã hội đồng tình ủng hộ (ngoại trừ các phần tử tham gia các tổ chức phản động,
chống phá Nhà nước).
Một nguyên tắc trong xây dựng nhà nước pháp
quyền là phải thượng tôn pháp luật, không ai có thể đứng ngoài pháp luật. Dù là
ai, vị trí nào, gia thế ra sao thì khi vi phạm đều xử lý bình đẳng và pháp luật
hình sự cũng quy định rõ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Theo đó, những ai chủ mưu, cầm đầu, cố tình thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội, phạm tội nhiều lần, tái phạm nguy hiểm… thì sẽ bị tăng nặng trách nhiệm
hình sự. Ngược lại, những ai vì nhận thức thấp kém, phạm tội do bị rủ rê, lôi
kéo; biết ăn năn, hối lỗi, thành khẩn khai báo… thì được giảm nhẹ hình phạt.
Khi xét xử, luận tội, toà án xem xét công và tội rõ ràng, công minh.
Việc điều tra, truy tố, xét xử các bị can, bị
cáo tuân thủ theo quy định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự, quá
trình xét xử đảm bảo việc tranh tụng dân chủ trước toà. Các vụ án xét xử bị cáo
theo các tội danh mà các đối tượng thường xuyên có hoạt động kêu gọi xóa bỏ như
Điều 109, Điều 117, Điều 331 Bộ luật Hình sự cũng đảm bảo theo quy định, nguyên
tắc đó. Các hoạt động tố tụng đều thực hiện theo các trình tự, thủ tục được
luật pháp quy định, thể hiện sự công khai, minh bạch, trách nhiệm trong các
hoạt động công tố và các bản án được xem xét khách quan, người dân ủng hộ, điều
này cũng góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam.
Ổn định chính trị - xã hội là điều kiện tiên
quyết để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Bài học từ một số quốc
gia vùng Trung Đông, Bắc Phi, Nam Mỹ… cho thấy, khi xã hội bất ổn, rối ren, hậu
quả khủng hoảng đến với người dân là không thể lường, sự bất ổn đó tác động
trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ, làm đảo lộn đời sống vật chất, tinh thần của
người dân. Và một trong những nguyên do dẫn tới sự bất ổn đó là có bàn tay chống
phá của các thế lực xấu, sự bào mòn các giá trị căn bản của luật pháp và xã
hội.
Do đó, bảo vệ sự ổn định chính trị - xã hội,
tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật là yếu tố căn bản, góp phần tạo nên
một xã hội công bằng, bền vững, loại trừ các nguy cơ can thiệp, chống phá, lật
đổ chính quyền nhân dân, đó là mục tiêu tối thượng trong công cuộc bảo vệ an
ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Việc đòi bỏ điều luật này, điều
luật kia dưới vỏ bọc dân chủ, nhân quyền chỉ là chiêu trò, thủ đoạn của các thế
lực chống phá nhằm gây rối ren, bất ổn xã hội./.
Trong hơn 30 năm trường kì kháng chiến của quân và dân ta (1945-1975) có thể xem giai đoạn này là thời kỳ khốc liệt và bi hùng nhất trong lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của nhân dân ta, đánh Pháp, kháng Nhật, đánh bật đế quốc sừng sỏ nhất là Mỹ ra khỏi Việt Nam, đấu luôn VNCH thống nhất giang san, bạn bè quốc tế phải nghiêng mũ thán phục mà thốt lên rằng "chỉ cần 1/2 Việt Nam mà đã làm nên được như vậy". Sau ngày giải phóng 30/4/1975, đất nước chúng ta đã rất mệt mỏi và kiệt quệ, nền kinh tế tụt hậu do chiến tranh, công nghiệp nặng, cơ sở vật chất, giao thông cầu đường bị phá hủy nặng nề, phần thì bị Mỹ cấm vận kinh tế vv...chúng ta bắt đầu lại bằng con số 0 tròn trĩnh.
Cứ nghĩ độc lập đã được lập lại, nhưng chưa kịp hít hơi thở của bầu không khí hòa bình ấy thì đội quân Khmer Đỏ tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, giết chóc người dân và đốt phá làng mạc Việt Nam trong những năm 1975 - 1978. Tội ác của chúng thiết nghĩ khỏi cần phải kể. Trong khi đó Trung Quốc không chịu làm trung gian hòa giải cho Việt Nam đã đành, tai nghe, mắt thấy nhân dân Việt Nam bị thảm sát mà Liên Hợp Quốc thì không có phản ứng gì. Vết thương kia chưa kịp nguôi ngoai, nuốt lệ vào trong lại một lần nữa con xa cha mẹ già, chồng xa vợ hiền, cha xa con thơ nhỏ dại, Việt Nam lại phải gồng mình đứng lên đánh dẹp khmer Đỏ, truy kích tàn quân Pônpot thọc sâu vào biên giới Thái Lan cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng. Sau hơn 30 năm kinh nghiệm chiến tranh lúc này đây quân đội Việt Nam rất thiện chiến và tinh nhuệ, cộng thêm lòng yêu nước ngày càng được tôi luyện qua bao gian khổ của nhân dân mà sức mạnh tăng lên đáng kể, thế giới lúc bấy giờ có câu " Đại bá Liên Xô, tiển bá Việt Nam" khiến Trung Quốc phải dè chừng. Lợi dụng thời cơ và chiến thuật đúng đắn, bộ đội chủ lực của Việt Nam đang tham chiến bên Campuchia, năm 1979 Trung Quốc dở trò tiểu nhân đánh lén sau lưng ta, còn đòi "dạy cho Việt Nam một bài học" của Đặng Tiểu Bình, xuôi 60 vạn quân tấn công vào biên giới phía Bắc của nước ta. Thời thế lúc đó rất khó cho Việt Nam, một mình nước ta phải đánh tay đôi với Khơme Đỏ và Trung Quốc, nhưng Trung Quốc đánh dòng rã một tháng trời với dân quân tự vệ Việt Nam mà không vào được Hà Nội, bộ đội chủ lực Việt Nam vừa kịp về tới thì bọn họ liền tuyên bố rút quân, thật đáng hổ thẹn cho Trung Hoa Vĩ Đại.
Tôi thật may mắn khi sinh ra trong thời bình và tôi thật sự tự hào vì là người con đất Việt, bắt đầu từ Âu Lạc đến nay có 2271 năm lịch sử tuy có bề dày lịch sử như thế, nhưng hiếm có quốc gia nào như Việt nam, để giữ được độc lập và chủ quyền đã phải trải qua nhiều gian khổ trước những đế quốc to lớn hơn mình, chúng ta hãy thử lại 1 phép tính với 4 lần Bắc thuộc , Lần1: 246 năm, Lần 2: 501 năm, Lần 3: 336 năm, Lần 4 giặc Minh xâm lăng 13 năm, tổng cộng 1096 năm bị Trung Quốc đô hộ. Nội chiến phân tranh Lê - Mạc và Trịnh - Nguyễn: 261 năm. Đế quốc xâm lược Pháp Thuộc: 82 năm, Nhật thuộc: 5 năm, kháng Pháp: 9 năm, kháng Mỹ: 21 năm, tổng cộng 117 năm, Lấy tổng số 2271 năm lịch sử của Việt Nam trừ đi tổng thời gian đô hộ của các đế quốc xâm lược lẫn thời gian nội chiến phân tranh trong nước" 2271 - ( 1096 + 117 + 261) = 1474 năm bị dày vò bởi chiến tranh và loạn lạc , chỉ còn lại 797 năm hòa bình, một con số đáng phải suy ngẫm khi mà số năm chiến tranh (1474 năm) > hòa bình (797 năm), chiến tranh lớn hơn gấp 2 lần con số hòa bình, nhưng nếu cho tôi chọn sinh lại 1000 lần đi nữa, thì tôi vẫn chọn quê hương đất lửa Việt Nam.
Phó
Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa
Kỳ về tình hình và nỗ lực phòng, chống mua bán người của Việt Nam
không xác thực.
Ngày 21/7, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã trả lời
câu hỏi của báo giới, đề cập tới việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam và
một số quốc gia vào báo cáo về tình hình buôn bán người.
"Triển khai chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn
2021-2025 và định hướng đến năm 2030 vào tháng 2/2021, thời gian qua Việt Nam
đã và đang đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống mua bán người
với sự vào cuộc và tập trung cao độ của tất cả các bộ, ngành và địa
phương, ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luật Người Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 và các văn bản chính sách, pháp
luật về phòng ngừa mua bán người, lao động cưỡng bức, hỗ trợ nạn nhân bị mua
bán, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng", bà Phạm Thu Hằng nêu rõ.
Cũng theo bà Phạm Thu Hằng, trên thực tế, tình hình phòng, chống mua bán
người trong nước và qua biên giới cũng luôn được rà soát để kịp thời có biện
pháp xử lý phù hợp, khắc phục những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra. Việt
Nam đang tiếp tục nỗ lực thực hiện Kế hoạch triển khai thỏa thuận toàn cầu
về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM) nhằm củng cố môi trường di cư minh
bạch, ngăn chặn nguy cơ mua bán người trong các hoạt động di cư quốc tế.
Hôm 18/7, hướng tới Ngày Thế giới và Toàn dân phòng chống mua bán người
30/7, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ
Ngoại giao cũng đã ký quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ
trợ nạn nhân bị mua bán.
Bà Phạm Thu Hằng nhấn mạnh: "Trên tinh thần đó, chúng tôi mong muốn
phía Hoa Kỳ trong thời gian tới, hợp tác chặt chẽ hơn nữa để có đánh giá đầy đủ
về tình hình và nỗ lực phòng, chống mua bán người của Việt Nam. Chúng tôi cũng
sẵn sàng trao đổi với phía Hoa Kỳ cũng như các bên liên quan về những vấn đề
hợp tác cụ thể để cùng nhau triển khai hiệu quả công tác phòng, chống mua bán
người".
Hội nghị Thượng đỉnh về tự do tôn
giáo quốc tế năm 2022 được tổ chức từ ngày 28 - 30/6 tại Washington DC, Hoa Kỳ.
Cũng như năm 2021, Nguyễn Đình Thắng - đối tượng cầm đầu tổ chức Ủy ban cứu người
vượt biển (gọi tắt là BPSOS) tiếp tục lợi dụng hội nghị này để tuyên truyền,
xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam nhằm đánh bóng tên tuổi cho tổ chức
và tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ.
Thông thường, một kẻ lợi dụng vỏ bọc đấu tranh vì nhân quyền,
tự do tôn giáo như Nguyễn Đình Thắng sẽ được số đối tượng cơ hội chính trị ở hải
ngoại tung hô, ủng hộ. Thế nhưng, Nguyễn Đình Thắng lại bị chính số người Mỹ gốc
Việt tại hải ngoại “bóc mẽ”, vạch trần là kẻ xảo trá chính trị, lợi dụng lòng
tin của cộng đồng để ăn chặn tiền gửi, mà đỉnh điểm của việc này chính là vụ
Holy Ngô, kẻ từng tham gia tổ chức BPSOS kiện Nguyễn Đình Thắng ra tòa án Mỹ về
những bất minh tài chính. Chỉ điều đó cũng phần nào phản ánh bản chất của kẻ cơ
hội Nguyễn Đình Thắng.
Nguyễn Đình Thắng lợi dụng
các diễn đàn nhằm đánh bóng tên tuổi cho tổ chức, qua đó tìm kiếm những nguồn
tài trợ bù đắp vào những thiếu hụt tài chính do bị cộng đồng hải ngoại tẩy
chay. Và đây không phải là lần đầu tiên Nguyễn Đình Thắng lợi dụng các sự kiện
để tiến hành âm mưu chống phá.
Trước đó, tại diễn đàn tại
APF 2016 diễn ra ở Đông Timor, đối tượng đã có ý định cử một phái đoàn tham dự
để công khai tuyên truyền, ủng hộ số chống đối trong nước, xuyên tạc tình hình
tự do tôn giáo, vu cáo chính quyền Việt Nam cưỡng chế đất và tài sản của người
dân trái pháp luật; vận động chính giới các nước can thiệp, đề nghị Việt Nam
cho phép thành lập các “nghiệp đoàn tự do và độc lập”... Khi Hội nghị Thượng
đỉnh tự do tôn giáo quốc tế 2022 diễn ra, kẻ “té nước theo mưa” Nguyễn Đình
Thắng lại ráo riết thực hiện các hoạt động chống phá.
Trở lại Hội nghị Thượng
đỉnh tự do tôn giáo quốc tế 2022, đây là một diễn đàn mở để các tổ chức có thể
tham gia, miễn là có tiền. Do đó, để tham gia hội nghị này, Nguyễn Đình Thắng
chỉ cần đăng ký và nộp lệ phí tham gia làm “đối tác tài trợ”. Sau đó, đối tượng
tuyên truyền là thành viên ban tổ chức hội nghị, được phân công chủ trì 2 phiên
thảo luận với chủ đề “giới trẻ lãnh đạo” và “chiến dịch toàn cầu cho các tù
nhân tôn giáo”. Đồng thời tự nhận mình là tổ chức người Việt duy nhất tham dự
hội nghị này. Thực hiện ý đồ chống phá Việt Nam, từ ngày 28 - 30/6/2022, BPSOS
đã tham gia, tổ chức nhiều hoạt động như: Tham gia tuần hành và vận động đòi
trả tự do cho số đối tượng trong nước như Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Văn Hoá và
Ybum Byă; tổ chức thảo luận, đưa ra cái gọi là “bằng chứng” nhằm xuyên tạc tình
hình tự do tôn giáo tại Việt Nam…
Thật nực cười cho những
hành động của BPSOS khi vận động đòi trả tự do cho số đối tượng vi phạm pháp
luật chỉ vì họ theo một tôn giáo nào đó và chúng huyễn hoặc rằng đây là hành
động “đàn áp tôn giáo”. Trong khi đó, các trường hợp như Nguyễn Bắc Truyển,
Nguyễn Văn Hoá và Ybum Byă đều là các đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam, đã
được đưa ra xét xử công khai, bản án dành cho các đối tượng là đúng người, đúng
tội, hoàn toàn thích đáng và mọi hành động vận động đòi trả tự do cho số đối
tượng trên là phi lý.
Để có thể thấy bản chất của
Nguyễn Đình Thắng trong việc này, chúng ta có thể tìm hiểu về nhân thân của
những người đang được Thắng kêu gọi trả tự do. Nguyễn Bắc Truyển (SN 1968, trú
tại phường 4, quận 4, TP Hồ Chí Minh), đang phải chấp hành bản án 11 năm tù, 3
năm quản chế về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Trong vụ án
này, Truyển cùng các đối tượng gồm Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn và Nguyễn
Văn Đài đều là các thành viên sáng lập ra tổ chức Hội Anh em dân chủ do Nguyễn
Văn Đài là người khởi xướng, cầm đầu. Hội Anh em dân chủ do các đối tượng thành
lập ngày 24/4/2013 có tên gọi, logo, biểu tượng, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
Hội có chủ tịch và các phó chủ tịch, có trưởng đại diện của các vùng, miền Bắc,
Trung, Nam và hải ngoại.
Trên cơ sở cương lĩnh vắn
tắt, hội đã thực hiện hàng loạt các hành vi như: Xây dựng cơ cấu tổ chức, thành
lập và phân công nhiệm vụ cho các ban, tổ chức họp các hội viên vào tối thứ bảy
hoặc chủ nhật hàng tuần; có kế hoạch đào tạo hội viên, phát triển lực lượng,
thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam;
có quan hệ với các tổ chức, cá nhân nước ngoài để vận động ủng hộ tài trợ kinh
phí cho hội hoạt động, lập dự án xin tài trợ cho hoạt động của hội; lợi dụng
các sự kiện chính trị, sự kiện nhạy cảm trong nước để kích động người dân phản
đối chính quyền. Theo bản án phúc thẩm, Nguyễn Bắc Truyển bị phạt 11 năm tù,
quản chế 3 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Theo cáo trạng, từ năm
2013, Nguyễn Văn Hóa đã lập tài khoản Facebook “Nguyễn Văn Hóa” (Maria
Luygonjaga) để chia sẻ, phát tán các bài viết, video, hình ảnh có nội dung kích
động, xuyên tạc sự thật. Đối tượng đã tuyên truyền các luận điệu phản động,
trái với đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Việc làm của
Hoá nhằm mục đích kích động người dân tụ tập, biểu tình sau sự cố môi trường
biển và tình hình lũ lụt trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Từ năm 2014
đến đầu năm 2015, Nguyễn Văn Hóa đã sử dụng blog “Luoishoa” để đăng tải, phát
tán các tài liệu có nội dung tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý,
phao tin, bịa đặt gây hoang mang trong quần chúng nhân dân.
Nội dung các tài liệu này
do Nguyễn Văn Hóa copy, đăng tải, phát tán các bài viết của các đối tượng chống
phá khác. Ngoài ra, một số tài liệu, hình ảnh, video do Hóa tự làm hoặc biên
tập lại và gửi cho các báo, đài phản động nước ngoài để tiếp tục phát tán. Các
đối tượng này đều có hoạt động vi phạm pháp luật tại Việt Nam.
Về vấn đề tự do tôn giáo,
chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Trên thực
tế, thời gian vừa qua, Việt Nam không ngừng nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp
luật về tôn giáo, chính sách tín ngưỡng, trong đó có việc thông qua Luật Tín
ngưỡng, tôn giáo và các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
Điều đó được thể hiện trong
nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức thành công ở Việt Nam, trong
đó có các sự kiện như kỷ niệm 500 năm cải chánh đạo Tin lành (năm 2017), Đại lễ
Phật đản Liên hợp quốc Vesak (năm 2019), Tổng hội dòng Đa Minh thế giới (năm 2019)...
Những nỗ lực này của Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Mục đích của Nguyễn Đình Thắng và BPSOS tham gia vào các sự kiện này chính là
việc “đánh bóng” tên tuổi nhằm thu hút sự chú ý của các tổ chức quốc tế và kiếm
tài trợ để phục vụ cho các hoạt động cũng như có thêm nguồn thu nhập cho đối
tượng cầm đầu tổ chức BPSOS chứ không hề mang lại “tự do tôn giáo” như chúng
rêu rao./.
Vào năm 1991 của thế kỷ trước, nước Mỹ không thể chịu được sự tồn tại của Liên bang Xô Viết và khối XHCN, mặc dù Mỹ và Liên Xô từng là đồng minh trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II, đánh bại chủ nghĩa phát xít do Đức cầm đầu.
Sau khi thế chiến thứ II kết thúc thì cuộc chiến giữa một bên là chủ nghĩa đế quốc và bên kia là chủ nghĩa Cộng sản, cuộc đấu tranh giữa hai phe thông qua cuộc “chiến tranh lạnh”. Chủ nghĩa đế quốc Mỹ quyết tiêu diệt chủ nghĩa Cộng sản trên toàn thế giới, không riêng gì Liên Xô và khối Vacsava ở đông Âu. Và Việt Nam, Cuba cũng là một mục tiêu chống phá của đế quốc.
Ngay khi bước chân vào Nhà Trắng, Ronald Reagan đã nghĩ đến việc làm tan rã Liên bang Xô Viết, với sự giúp sức của William Joseph Casey, người đứng đầu cơ quan tình báo CIA, đã tiến hành bốn việc:
Thứ nhất, Ngấm ngầm chi viện cho Công đoàn Đoàn kết Ba Lan về tài chính, tình báo, hậu cần để phái phản lại đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan có thể tồn tại trong đất nước đó.
Thứ hai, viện trợ tài chính và quân sự cho phe đối nghịch ở Afghanistan, đồng thời phe này đưa chiến tranh vào Liên Xô.
Thứ ba, bằng mọi cách làm cho giá dầu mỏ trên thị trường quốc tế hạ thấp với mục đích giảm thu nhập của Liên Xô khiến đất nước này gặp khó khăn về tài chính.
Thứ tư, phong tỏa Liên Xô về mặt khoa học kỹ thuật để Mỹ luôn giữ được vị trí đứng đầu thế giới.
Nhìn vào bốn quốc sách trên mà Ronald Reagan đã thực hiện, có những điểm tương đồng với những gì mà Joe Biden đang thực hiện với nước Nga ngày nay. Regan không lôi kéo các nước thuộc EU vào cuộc chiến chống Liên Xô mà chỉ lôi kéo Ba Lan và kích động bọn phản loạn ở Afghanistan, vì Tây Âu không lấy làm lý thú lắm với điều này. Họ vẫn cho Moskva vay một khoản tiền để xây dựng đường ống dẫn khí thiên nhiên lớn (Nord Stream?). Còn Biden thì không chỉ lôi kéo cả khối EU mà lôi kéo cả khối NATO vào chống Nga.
Một điểm tương đồng giữa chiến dịch của Regan và Biden là tìm mọi cách để giảm thu nhập của Liên Xô trước đây và của Nga ngày nay. Làm cho nền kinh tế của đối phương trở nên khủng hoảng và kiệt quệ, giảm sút khả năng duy trì cuộc chiến. Thời Reagan chống Liên Xô cũng lôi kéo các nước EU và NATO (khi đó các nước XHCN đông Âu vẫn tồn tại) nhưng không mãnh liệt và trắng trợn như thời Biden. Biden hiện tại chống Nga điên cuồng hơn song hiệu quả có vẻ không bằng Reagan.
Việc Reagan làm sụp đổ Liên Xô, ngoài những quyết sách như đã nói ở phần trên, còn có sự tiếp tay của những phần tử lãnh đạo đất nước cam tâm làm kẻ lãnh sứ mệnh trực tiếp xóa sổ Liên bang Xô Viết như Gorbachev và 7 nhân vật khác nữa trong đảng Cộng sản Liên xô, song quan trọng nhất, quyết định nhất vẫn là tên phản đảng Gorbachev. Cựu thủ tướng Anh, bà Thatcher đã có lần nói: “chúng tôi đã làm cho Gorbachev trở thành tổng bí thư!”.
Ngày nay, đứng sau Biden là 30 nước trong EU và NATO cũng “tiền hô hậu ủng”, “nhất hô bá ứng”, còn phía đối diện chỉ có một mình nước Nga, song người đứng đầu nước Nga hiện tại lại không phải là Gorbachev. Cho nên có thể nói, vai trò cá nhân trong lịch sử là rất quan trọng. Thời thế tạo anh hùng, song cũng có khi anh hùng tạo nên thời thế!
Tháng 5 năm 1993 sau khi Liên Xô sụp đổ, Gorbachev thăm Pháp đã trả lời phỏng vấn báo "Le Figaro" nội dung bài phỏng vấn có câu hỏi về khả năng “hỗ trợ bên ngoài” trong việc xóa sổ Liên Xô, Gorbachev lần đầu tiên công nhận rằng trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Reagan tại Reykjavik, hắn đã trao Liên Xô vào tay Mỹ.
Nếu Reagan không có Gorbachev và 7 tên phản đảng thì Regan sẽ không thành công. Ngày nay Biden vận hết nội công để lật đổ nước Nga song lại thiếu mất “yếu tố Gorbachev” thì chắc gì đã thành công!
Viết đến đây tôi lại nhớ đến cái sáng kiến “quái gở” mà cựu tổng thống Mỹ, Barack Obama đã cố công cổ súy, đó là “Thủ lĩnh lãnh đạo trẻ Đông Nam Á”. Tôi được biết, Gorbachev từng là cán bộ đoàn Thanh niên Komsomol, đồng thời là người đứng đầu đảng bộ Cộng sản Stavropol, vào đầu thập niên 1970 đã tham dự cuộc gặp mặt “những chính khách trẻ” tại Italia, trong cuộc gặp này, Gorbachev đã nổi lên là “người cải tổ số 1”.
Từ đây, chúng ta mới thấy vai trò của lớp trẻ đối với tương lai của đất nước quan trọng đến thế nào! Và cũng không khó gì mà không nhận ra những trái tim đen tối, bề ngoài thì ve vãn lôi kéo nước ta vào cuộc chiến chống nước khác, song nếu không đạt được mục đích họ sẵn sàng đánh phá chúng ta trong mọi phương diện. Thời nay, bạn bè thật bụng với nhau không có nhiều./.
Hình trong bài: Bìa cuốn sách nói về âm mưu của Reagan.