Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

Những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ tháng 12/2020

 Báo chí đưa tin sai sự thật bị phạt đến 100 triệu đồng; khai sai số tiền mang theo khi xuất cảnh bị phạt đến 50 triệu đồng; làm mất hóa đơn bị phạt đến 10 triệu đồng… là những chính sách sẽ có hiệu lực từ tháng 12/2020 được bạn đọc quan tâm.

Tấm gương sáng về phẩm chất của người cán bộ cách mạng

 

Sáng 30-11, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Quốc phòng (BQP) chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo khoa học (HTKH) cấp quốc gia “Đồng chí Lê Đức Anh với cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế”.

Không thể xuyên tạc về tự do tôn giáo ở Việt Nam

 

Thời gian gần đây tiếp tục xuất hiện những thông tin sai lệch, tiêu cực, những đánh giá phiến diện về tình hình hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam. Thực tế đó càng cần thiết phải lên tiếng bảo vệ sự thật, bảo vệ lẽ phải, tái khẳng định chính sách đúng đắn cũng như những thành tựu mà đất nước ta đã đạt được trong việc bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.


Thực tế hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay cho thấy rõ ràng chính sách nhất quán và đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam là: Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, cũng như các nước khác, Việt Nam không chấp nhận việc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước hay kích động bạo lực, chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, tôn giáo, gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân... Chính sách đó đã luôn được Nhà nước Việt Nam khẳng định và thực hiện nhất quán.

Cũng có thể khẳng định rằng, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay khá sôi động, đa dạng với nhiều hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, nhiều tổ chức tôn giáo và mô hình tổ chức tôn giáo. Trong xu thế phát triển của đất nước và xu thế chung của thời đại, các tôn giáo tại Việt Nam luôn được tạo điều kiện hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật. Cụ thể, chức sắc và tín đồ thuộc các tôn giáo đều được tự do sinh hoạt, tự do thực hành các lễ nghi tôn giáo, biểu hiện đức tin, được tạo điều kiện tốt nhất để mở mang cơ sở vật chất, tu sửa nơi thờ tự và mở mang, phát triển quan hệ giao lưu quốc tế. Các ngày lễ trọng, lễ hội truyền thống như Lễ Phật đản của Phật giáo, Lễ Giáng sinh, Lễ Phục sinh của Công giáo và Tin lành... được tổ chức trang nghiêm, thu hút đông đảo không chỉ tín đồ mà cả quần chúng nhân dân tham gia. Cùng với sự phát triển về tổ chức, đăng ký hoạt động cho các tôn giáo đủ điều kiện, số lượng tín đồ và các hoạt động tôn giáo tại Việt Nam cũng không ngừng gia tăng trong những năm gần đây.

Sự ra đời của các tổ chức tôn giáo một mặt phản ánh sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam trong thực hiện nhất quán quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mặt khác khẳng định Việt Nam không phân biệt đối xử giữa người có tín ngưỡng, tôn giáo; không phân biệt hay kỳ thị bất kỳ tôn giáo nào, dù là nội sinh hay truyền từ nước ngoài, tôn giáo đã ổn định hay mới được công nhận, miễn sao hoạt động của họ nằm trong khuôn khổ pháp luật. Dư luận của tuyệt đại bộ phận chức sắc, tín đồ cũng thừa nhận rằng, chính sách, pháp luật về tôn giáo của Nhà nước Việt Nam là đúng đắn, phù hợp, không có cản trở nào trong các hoạt động và sinh hoạt tôn giáo của họ.

Sự thật là thế, vậy mà những năm gần đây, trong các báo cáo tự do tôn giáo của một số nước lại đề cập đến Việt Nam với những thông tin sai lệch, vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, vi phạm quyền “tự do tôn giáo” của người dân. Họ cho rằng Chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục hạn chế các hoạt động có tổ chức của nhiều tôn giáo, thậm chí có hành động đàn áp một số tín đồ tôn giáo. Bên cạnh đó, còn một bộ phận nhỏ chức sắc, tín đồ của một số tôn giáo cho rằng họ không được hưởng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; rêu rao rằng ở Việt Nam không có tự do tôn giáo, Nhà nước Việt Nam xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của giáo hội...

Những đánh giá ấy chẳng những không phản ánh đúng bản chất tình hình mà thậm chí cố tình phớt lờ những thành tựu của Việt Nam trong tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Thực chất đây không chỉ là những nhận thức sai lệch, mà xuất phát từ âm mưu, mục đích chính trị, nhằm lợi dụng vấn đề tự do tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước ta và chính quyền các cấp.

Dù ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, quyền tự do tôn giáo đều phải diễn ra trong khuôn khổ pháp luật, chứ không thể có sự tự do vô chính phủ, tự do vô nguyên tắc. Và dĩ nhiên, ở Việt Nam cũng vậy! Nói về điều này, trước hết phải nhắc lại Điều 18 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, trong đó nêu rõ, quyền tự do của cá nhân thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng của mình phải chịu các giới hạn, chẳng hạn như các giới hạn được luật pháp quy định và các giới hạn cần thiết để bảo vệ an toàn, trật tự, sức khỏe xã hội, hay tinh thần hoặc các quyền cơ bản và quyền tự do của những người khác. Nói cách khác, quyền tự do tôn giáo hay bất cứ một quyền nào khác trên phương diện pháp lý đều bị giới hạn bởi khuôn khổ luật pháp.

Cần phải thấy rằng, quyền tự do tôn giáo là vấn đề gắn với thể chế chính trị-xã hội và điều kiện kinh tế-văn hóa-xã hội ở từng quốc gia cụ thể, không thể tồn tại một khái niệm quyền tự do tôn giáo chung chung, trừu tượng. Cũng không thể đem giá trị, quan niệm về tự do tôn giáo ở một quốc gia này để áp dụng, đo lường hoặc đánh giá mức độ quyền tự do tôn giáo ở một quốc gia khác. Trên phương diện đối ngoại giữa các quốc gia, không thể đem tiêu chuẩn về tự do tôn giáo ở quốc gia này để áp đặt lên một quốc gia khác và buộc các quốc gia khác phải tuân theo.

Trở lại với âm mưu, luận điệu vu cáo rằng Việt Nam có các hoạt động đàn áp tôn giáo, một lần nữa cần nhìn vào thực tế để thấy mặt thật của vấn đề. Chẳng hạn, lâu nay tại Việt Nam đã xuất hiện không ít hoạt động tôn giáo trái pháp luật của một số tổ chức Tin lành nước ngoài chưa được cấp phép, điển hình là các tổ chức tà giáo mang danh nghĩa Tin lành truyền vào Việt Nam như Hội thánh của Đức Chúa Trời mẹ, Tân Thiên Địa... Hoạt động của đa phần các tổ chức này đều trái với văn hóa truyền thống Việt Nam, nhuốm màu mê tín dị đoan, hoạt động lén lút, có dấu hiệu trục lợi và nhìn chung là vi phạm pháp luật, bị dư luận lên án. Tuy nhiên, đối với các hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật của các tổ chức tà giáo như vậy, lực lượng chức năng Việt Nam chủ yếu nhắc nhở, chấn chỉnh và xử lý dựa trên quy định pháp luật.

Như vậy, một lần nữa chúng ta khẳng định chắc chắn rằng, ở Việt Nam hoàn toàn không có cái gọi là đàn áp tôn giáo. Những luận điệu xuyên tạc, vu cáo chỉ là chiêu trò mà các thế lực thù địch lợi dụng, sử dụng để nhằm phục vụ âm mưu chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Điều đáng mừng là trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chúng ta đã có thêm nhiều kênh quan trọng để đưa ra tiếng nói và khẳng định thực tế tình hình tự do tôn giáo ở đất nước mình. Thông qua các cơ chế và diễn đàn song phương, đa phương, khu vực và quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc, có một sự thật rõ ràng đang được thừa nhận, đó là Việt Nam đang tích cực cùng các quốc gia khác trên thế giới đấu tranh bảo vệ, phát huy các nguyên tắc, nội dung tiến bộ về tự do tôn giáo, và vẫn sẽ kiên trì bảo vệ lẽ phải trong lĩnh vực này./.

Một số giải pháp cơ bản đảm bảo quy mô, phân bố dân số hợp lý ở Việt Nam hiện nay.

 


Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác dân số nói chung về quy mô dân số nói riêng. Thống nhất nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội về tiếp tục chuyển trọng tâm vào kế hoạch hóa gia đình sang giải quyết toàn diện các vấn đề về quy mô, phân bố dân số trong mối quan hệ hữu cơ với phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh.

Đưa công tác dân số, đặc biệt là nâng cao chất lượng dân số, bảo đảm quy mô dân số phù hợp thành một nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp. Thực hiện lồng gép có hiệu quả các yếu tố như quy mô dân số, phan bố dân số trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của đất nước, của từng ngành, từng địa phương, phát huy tối đa lợi thế dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số.

Tăng cường phối hợp liên ngành, phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân và của cả cộng đồng trong công tác dân số. Phân  công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng đối với từng ngành, từng cơ quan, đoàn thể trong thực hiện các mục tiêu, giải pháp; đặc biệt là trong thực hiện phong trào thi đua, các cuộc vận động về sinh đủ 2 con và đến các vùng khó khăn lập nghiệp; thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng môi trường sống lãnh mạnh, nâng cao sức khỏe đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Đề cao tính tiên phong gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước, lực lượng vũ trang trong thực hiện chủ trương, chính sách về công tác dân số, nhất là sinh đủ 2 con, chú trọng nuôi dạy con tốt, gia đình hành phúc, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội

Hai là, nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động, giáo dục về dân số nói chung về quy mô, phân bố dân số nói riêng

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nội dung truyền thông, giáo dục phải chuyển mạnh sang chính sách dân số và phát triển.

Thực hiện tốt cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con, bảo đảm quyền và trách nhiệm trong việc sinh con và nuôi dạy con tốt. Tập trung vận động sinh ít con hơn ở vùng, đối tượng có mức sinh cao (vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng nông thôn); duy trì kết quả ở những nới đã đạt mức sinh thay thế; sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp (khu vực thành thị, đối tượng trình độ cao).

 Đổi mới toàn diện nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường. Hình thành kiến thức và kỹ năng về dân số nói chung về quy mô, phân bố dân số nói riêng, có hệ thống ở thế hệ trẻ

Ba là, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về quy mô, phân bố dân số

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về dân số gắn với xây dựng gia đình hạnh phúc. Rà soát, điều chỉnh hoặc bãi bỏ một số quy định về xử lý vi phạm trong công tác dân số; đồng thời đề cao tính gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chính sách dân số, xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc. Nâng cao hiệu lực pháp lý trong quản lý và tổ chức thực hiện, bảo đảm đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người dân, triển khai toàn diện các nội dung của công tác dân số. Kiện toàn hệ thống thanh tra chuyên ngành dân số, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm trong thực hiện không nghiêm về thực hiện tỷ xuất sinh và phân bố dân số.

Rà soát, bổ sung các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi. Ngăn ngừa có hiệu quả việc lạm dụng khoa học- công nghệ để lựa chọn giới tính thai nhi. Đẩy mạnh công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Ban hành chiến lược dân số trong tình hình mới; phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững và thích ứng với già hóa dân số.

Rà soát nâng cao chất lượng quy hoạch các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, nông thôn mới, chuẩn bị các điều kiện để dân cư được phân bố tương ứng, phù hợp với phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của từng vùng và trong chiến lược tổng thể xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Có chính sách thu hút người di cư để đảm bảo phân bố phù hợp; tạo điều kiện cho người di cư sinh sống ổn định, lâu dài ở các khu vực khó khăn, trọng yếu về kinh tê- xã hội, an ninh quốc phòng. Thực hiện có hiệu quả chính sách bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số, đặc biệt là các dân tộc thiểu số ít  người. Có chính sách khuyến khích, động viên người lập nghiệp từ vùng thành thị đồng bằng lên vùng núi, hải đảo, biên giới.

Bốn là, phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số

Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới cung cấp dịch vụ dan số toàn diện nhất là về quy mô, phân bố dân số.

Tiếp tục củng cố mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Phát triển mạng lưới cung cấp các dịch vụ tầm soát, chẩn đoán bệnh tật trước khi sinh, sơ sinh, hỗ trợ sinh sản, tư vấn kiểm tra sức khỏe sinh sản trước hôn nhân bảo đảm cho việc kết hôn, sinh con thuận lợi, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Tăng cường kết nối, hợp tác với các cơ sở cung cấp dịch vụ ngoài công lập. Đổi mới phương thức cung cấp, đưa dịch vụ tới tận người sử dụng; thúc đẩy cung cấp dịch vụ qua mạng.

Sắp xếp lại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, tạo lập môi trường thân thiện, hòa nhập giữa các nhóm đối tượng và với xã hội.

Ưu tiên đầu tư nguồn lực nhà nước, đồng thời huy động nguồn lực xã hội trong sinh sản với các đối tượng khó khăn vùng sâu, vùng xa.

Đẩy mạnh nghiên cứu về dân số và phát triển nói cung, quy mô dân số, phân bố dân số nói riêng, nhất là các vấn đề mới, trọng tâm về vấn đề sinh sản, di dân; đồng thời lồng gép yếu tố quy mô dân số, phân bố dan số vào kế hoạch phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực. Tăng cường hợp tác giữa các cơ sở nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, phát triển mạng lưới nghiên cứu về dân số và phát triển

Năm là, bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số

Đảm bảo đủ nguồn lực đáp ứng yêu cầu triển khai công tác dân số nói chung, công tác hoạt động về quy mô, phân bố dân số nói riêng. Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho công tác sinh sản, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể thao… nhằm nâng cao chất lượng mọi mặt của nhân dân, nhất là đối tượng cần sinh đủ mức sinh thay thế và các khu vực cần thu hút dân chuyển đến để phân bố dân số phù hợp.

Đẩy mạnh xã hội hóa, có chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, phân phối, cung cấp các phương tiện, dịch vụ trong lĩnh vực dân số.

Phát riển thị trường, đa dạng hóa các gói bảo hiểm nhà nước, bảo hiểm thương mại với nhiều mệnh giá tương ứng các gói dịch vụ khác nhau để các nhóm dân số đặc thù đều bình đẳng trong việc tham gia và thụ hưởng các dịch vụ phúc lợi, an sinh xã hội.

Sáu là, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ dân số

Tiếp tục kiện toàn bộ máy làm công tác dân số theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, đồng thời thực hiện quản lý chuyên môn thống nhất. Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng, nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cộng tác viên ở thôn bản, tổ dân phố, nhất là vùng cần sinh đủ 2 con và sinh thấp hơn 2 con theo kế hoạch; những vùng cần dân di dân đến…

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ dân số các cấp các ngành đáp ứng yêu cầu chuyển hướng sang chính sách dân số vá phát triển. Đưa nội dung dân số và phát triển vào chương trình đào tạo, tập huấn, nghiên cứu khoa học.

Xây dựng cơ chế phối hợp liên nghành nhằm tăng cường chỉ đạo, điều phối hoạt động của các ngành, cơ quan có chức năng quản lý các lĩnh vực liên quan tới dân số và phát triển.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cung cấp dịch vụ, tạo thuận lợi cho người dân. Đẩy nhanh triển khai thực hiện đăng ký dân số và cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia thống nhất dùng chung đáp ứng yếu cầu quản lý xã hội. Cung cấp số liệu đầy đủ, tin cạy và dự báo dân số chính xác phục vụ việc điều chỉnh quy mô dân số và phân bố dân số cho phù hợp.

Bảy là, tăng cường hợp tác quốc tế

Chủ động tích cực hội nhập, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số. Tích cực tham gia các tổ chức diễn đàn đa phương, song phương về dân số và phát triển. Tranh thủ sự đồng thuận, hỗ trợ về tài chính, tri thức, kinh nghiệm và kỹ thuật của các nước, các tổ chức quốc tế. Tập trung nguồn lực để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc về dân số.

Dân số là vấn đề rất hệ trọng của mỗi quốc gia dân tộc hiện nay. Thực hiện tốt công tác dân số có ý nghĩa quan trọng, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển con người. Trong công tác dân số vấn đề quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới chất lượng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội là vấn đề quy mô, dân số phù hợp. Những giải pháp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dân số nói chung, bảo đảm quy mô dân số, phân bố dân số cho phù hợp nói riêng cần phải thực hiện đồng bộ, hiệu quả và thường xuyên nghiên cứu, bổ sung để ngày càng hoàn thiện hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phân bố dân số phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng trong thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển

 


Phân bố dân số không phù hợp do nhiều yếu tố mang lại, đó là vấn đề về tổng tỷ xuất sinh thay thế không phù hợp (thấp quá, hay cao quá); điều chuyển dân số không theo kế hoạch; vấn đề di dân tự do. Những vấn đề trên nếu không được thực hiện theo quy hoạch, có chiến lược sẽ dẫn đến phân bố dân số không phù hợp. Nếu phân bố dân số phù hợp sẽ làm cho quy mô dân số phù hợp. Quy mô dân số phù hợp sẽ ảnh hưởng rất thuận lợi đến phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Điều đó được biểu hiện trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất, dân số và tăng trưởng kinh tế. Trong các nhóm giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế xã hội hiện nay, nhóm giải pháp về dân số và nguồn nhân lực được đưa lên hàng đầu. Bởi giữa dân số và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau theo tỷ lệ nghịch. Thông thường tỷ lệ gia tăng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) bình quân đầu người hàng năm được coi là là chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế. Để tăng trưởng chỉ tiêu này, GNP phải tăng nhanh hơn tỷ lệ gia tăng dân số. Việc hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số (nếu NGP) không thay đổi cũng sẽ làm tăng GNP tính trên đầu người. Theo tính toán để ổn định kinh tế xã hội, nếu tốc độ phát triển dân số là 1% thì tốc độ tăng trưởng kinh tế phải là 4%. Tăng trưởng kinh tế đồng thời phải giảm phát triển dân số thì đời sống nhân dân mới được cải thiện. Ở nước ta hiện nay trong khi mức bình quân GNP đầu người rất thấp trong khi tỷ lệ gia tăng dân số mặc dù đã chậm lại, nhưng mỗi năm dân số tăng thêm 1triệu người. Đây luôn là một bài toán lớn, khó khăn đối với nước ta cũng như các nước trên thế giới.

Mọi biến động dân số tác động đến tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, cơ cấu tuổi của dân số là một yếu tố quan trọng hàng đầu, vì nó xác định lượng cung lao động trong nền kinh tế đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng kinh tế hay không. Nếu cơ cấu dân trẻ sẽ tạo ra nguồn lao động dồi dào để tăng trưởng kinh tế, ngược lại dân số già sẽ làm cho lượng dân trong độ tuổi lao động giảm không đáp ứng được nguồn nhân lực bên cạnh đó phải tăng an sinh xã hội, điều này sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu “dân số vàng” hiện nay sẽ đem đến một cơ hội duy nhất trong lịch sử nhân khẩu học của Việt Nam trong việc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế với điều kiện lực lượng lao động dồi dào này được đào tạo và sử dụng có hiệu quả.

Thứ hai, dân số và giáo dục. Dân số và giáo dục tác động lẫn nhau trong mối tương quan của nhiều yếu tố khác nhau như kinh tế, chính trị, truyền thống văn hóa, tôn giáo. Trong các yếu tố dân số ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu của hệ thống giáo dục, quy mô và cơ cấu dân số có tác động mạnh nhất. Quy mô dân số lớn, tỷ lệ phát phát triển dân số cao, cơ cấu dân số trẻ, dẫn tới quy mô dân số trong độ tuổi đi học lớn và phát triển nhanh, sẽ tăng nhu cầu đầu tư, cung cấp ngân sách cho giáo dục. Cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính cho biết quy mô, cơ cấu của dân số trong độ tuổi đi học. Dân số Việt Nam tăng thêm 1,1 triệu người /năm, tức là mỗi năm phải mở khoảng 22 ngàn lớp học, tương đương tối thiểu phải có thêm khoảng 50 ngàn giáo viên mới, chưa xét đến những hệ quả kép theo như tỷ lệ trẻ em thất học, bỏ học, chất lượng giáo dục suy giảm, trường lớp quá tải.

Thứ ba, dân số và bảo vệ môi trường. Hiện nay tác động của gia tăng dân số và quy mô dân số đông với môi trường và ảnh hưởng của môi trường bị ô nhiễm đối với con người là một trong những vấn đề được quan tâm và thảo luận rộng rài trên toàn thế giới. Gia tăng dân số và quy mô dân số đông trước hết tác động đến nguồn tài nguyên. Dân số tăng nhanh sẽ gia tăng mức độ “bóc lột” đất đai và làm kiệt quệ độ màu mỡ của đất. Diện tích đất canh tác giảm do nhu cầu diện tích để xây dựng nhà ở, trường học, bệnh viện, các công trình công cộng khác tăng lên. Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp do con người đốt rừng để lấy đất trồng trọt, khai thác rừng, chặt phá rừng bừa bãi, không thể kiểm soát được. Điều này tiềm ẩn những nguy cơ: đất bị bào mòn ở Miền Núi, bị nhiễm mặn, bị lấp cát ở vùng đồng bằng ven biển. Việc mất rừng nhiệt đới, khí hậu bị thay đổi, tài nguyên sinh vật bị thu hẹp, đe dọa sự phát triển bền vững. Ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước, là những nguyên nhân chính tạo điều kiện cho bệnh tật phát triển.

Thứ tư, Dân số và nghèo đói. Sự gia tăng dân số dẫn tới suy thoái môi trường, không có nước sạch không khí trong lành và phương tiện vệ sinh, dẫn đến bệnh tật và giảm tuổi thọ, trẻ em bị suy dinh dưỡng, không được đi học. Nghèo đói dẫn tới bệnh tật, chết vì HIV/AIDS. Sự gia tăng dân số dẫn đến tăng số người không có việc làm, gây nhiều sức ép về kinh tế, xã hội, môi trường. Dân số tăng song quy hoạch và đầu tư xây dựng đô thị lại chưa đáp ứng kịp. Di dân càng nhiều, tuy có giúp tăng trưởng kinh tế nhưng gây nhiều tiêu cực về xã hội và môi trường.

Hiện nay, chúng ta có khoảng  hơn 50 % người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số trong tổng số 14,7% dân tộc thiểu số  trên dân số toàn quốc. Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 34% dân số thành thị, 66% dân số sống ở nông thôn. Đời sống, mức thu nhập và cơ hội có việc làm khác nhau, dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo càng rõ hơn. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc có thể trở thành một nguy cơ gây bất ổn định kinh tế, xã hội, chính trị.

Thứ năm, dân số và y tế. Sự phát triển của hệ thống y tế của mỗi quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố: trình độ phát triển kinh tế- xã hội; điều kiện vệ sinh môi trường; tình hình phát triển dân số, chính sách của nhà nước đối với y tế và các điều kiện chăm sóc sức khỏe nhân dân. Như vậy dân số là một yếu tố mang tính khách quan và cùng với các yếu tố khác, tác động tới sự phát triển của hệ thống y tế về số lượng và chất lượng. Để đáp ứng nhu câu chăm sóc sức khỏe, hệ thống y tế cần phát triển các loại hình dịch vụ y tế phù hợp.

Quy mô dân số và tỷ lệ gia tăng dân số tác động trực tiếp làm gia tăng nhu cầu đối với hệ thông y tế. Đó là một động lực thúc đẩy hệ thống này phát triển. Song ở nước ta mức đầu tư cho y tế rất thấp so với nhu cầu. Bên cạnh đó sự phấn phối không đồng đều dịch vụ y tế trong các bộ phận dân cư, đặc biệt là giữa thành thị và nông thôn; sự mất cân đối giữa y tế dự phòng và y tế điều trị đã làm giảm hiệu quả hoạt động y tế. Công tác chăm sóc sức khỏe và bảo vệ bà mẹ trẻ em được tăng cường làm giảm mức chết ở trẻ em sơ sinh. Tăng cường các điều kiện xã hội, y tế trong việc chăm sóc sức khỏe tuổi già góp phần giảm phụ thuộc vào con cái, cũng dẫn đến giảm sinh. Rõ ràng y tế là nhành bảo đảm mặt kỹ thuật cho quá trình tái sản xuất dân số diễn ra hợp lý và hiệu quả.

Từ yêu cầu về quy mô, phân bố dân số phù hợp, trong công tác lãnh đạo, quản lý cần quán triệt và thực hiện tốt giải pháp sau:

Quy mô dân số hợp lý sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển


Để quy mô dân số phù hợp, Nghị quyết hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, xác định: mục tiêu đến năm 2030, chúng ta phải giữ mức sinh thay thế với tỷ xuất sinh (TFR) là 2,1 con (số con sinh ra bình quân của một người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ), quy mô dân số là 104 triệu người; giảm 50 % chênh lệch mức sinh giữa nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng; 50% số tỉnh đạt mức sinh thay thế.

Mức sinh thay thế có vai trò quan trọng trong việc ổn định quy mô, chất lượng, cơ cấu dân số. Nếu mức sinh giảm xuống thấp và tổng tỷ xuất sinh chỉ khoảng 1,35 con/phụ nữ (vào khoảng từ năm 2020 đến 2050), quy mô dân số nước ta sẽ đạt cực đại vào khoảng từ 95 đến 100 triệu dân./ Điều này sẽ dẫn đến dân số suy giảm, thiếu nguồn lao động, giai đoạn cơ cấu dân số vàng ngắn lại và già hóa dân số sẽ diễn ra nhanh. Nếu mức sinh tăng và tổng tỷ xuất sinh có thể lên tới 2,3- 2,5 con/phụ nữ, thì đến năm 2050, quy mô dân số nước ta sẽ ổn định ở mức quá cao khoảng 130 đến 140 triệu người, khoảng 400 người/1km2. Điều này sẽ gây áp lực lớn đối với các lĩnh vực y té, giáo dục, lao động, việc làm…rất bất lợi với sự phát triển kinh tế- xã hội và cơ cấu nhân khẩu học của đất nuwowcstrong tương lai. Nếu duy trì mức sinh ở mức thấp hợp lý với tổng tỷ xuất sinh khoảng từ 1,9 đến 2 con/phụ nữ thì đến năm 2050, quy mô dân số nước ta sẽ ổn định ở mức từ 115 đến 120 triệu người sẽ phát huy được các lợi thế của dân số. Đó là quy mô dân số sẽ ổn định ở mức thấp hơn, cơ cấu tuổi của dân số sẽ cân bằng hơn, giảm dần về sự chênh lệch bất lợi về mức sinh giữa các địa phương, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển bền vững kinh tế- xã hội của đất nước. 

Nâng cao nhận thức trách nhiệm mỗi người dân trong trạng thái bình thường mới hiện nay

 


Bình thường mới là mọi hoạt động của xã hội vẫn diễn ra bình thường nhưng ở trong trạng thái mới. Những trạng thái đó chính là những hoạt động bình thườngg của xã hội nhưng gắn với việc phòng, chống dịch COVID-19. Như vậy để thực hiện được trạng thái bình thường mới thì mỗi người dân phải xác định rõ là một môi trường sống hiện nay có nhiều gian lan, vất vả khó khăn, thử thách. Để thực hiện tốt được trạng thái bình thường mới cần thực hiện tốt một số giải pháp như sau:

Một là, mỗi người dân, tổ chức, đơn vị nhận thức sâu sắc về trạng thái bình thường mới.

Hai là, cấp ủy, chính quyền, đơn vị đoàn thể, căn cứ vào chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước để có nội dung, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức chặt chẽ trạng thái bình thường mới.

Ba là, gắn thực hiện trạng thái bình thường mới với phong trào thi đua quyết thắng, các cuộc vận động; phát huy tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, người có uy tín trong xã hội.

Bốn là, mỗi cá nhân là chieén sỹ tiên phong trong thực hiện trạng thái bình thường mới trong phòng, chống dịch COVID-19.

 

 

 

Phân bố dân số ở Việt Nam hiện nay- những vấn đề cần suy ngẫm

 


Phân bố dân số Là sự phân chia tổng số dân theo địa bàn hành chính, khu vực địa lý, khu vực kinh tế. Kết quả của phân bố dân số là sự đông hay thưa dân số. Mức độ đông hay thưa được tính bằng mật độ dân số đầu người/1km2. Ví dụ mật độ dân số của Việt Nam hiện nay hơn 320 người/1km2. Theo đó phân bố dân số hợp lý là sự phân chia tổng số dân theo địa bàn hành chính, khu vực địa lý, khu vực kinh tế hợp lý, có tác dụng thúc đẩy địa bàn, khu vực đó phát triển kinh tế- xã hội vững chắc và bền vững.Ví dụ dân số khu vực biên giới phái Bắc hiện nay rất thưa khoảng hơn 20 người/1km2. Như vậy với dân số thưa thớt như vậy sẽ thiếu nguồn lực lao động cho phát triển kinh tế- xã hội.

Thời gian qua, Đảng , Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách trong phân bố dân số, bảo đảm giảm sự chênh lệch dân số giữa các vùng miền. Từ năm 1979 đến nay, chúng ta đã thực hiện nhiều chương trình, chính sách nhằm điều chỉnh mật độ dân số cho hợp lý với từng vùng, ngành. Thực hiện tốt chính sách di dân, góp phần đảm bảo phân bố dân số hợp lý. Ví dụ: chính sách xây dựng vùng kinh tế mới. Phong trào thanh niên miền xuôi lên miền núi lập nghiệp…Tuy nhiên phân bố dân số theo các vùng kinh tế- xã hội cho thấy, dân số chủ yếu tập trung ở các vùng đồng bằng và ven biển như đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trụng bộ và duyên hải miền trung.

Dân số ở khu vực đồng bằng chiếm khoảng hơn 75%. Mật độ dân số chung, năm 2019 là 290 người/1km2, tăng 31 người so với năm 2009. Mật độ dân số ở các vùng có sự chênh lệch lớn. Đồng bằng sông Hồng có diện tích hẹp nhất nhưng có dân số lớn nhất là 1.060 người/1km2. Đông Nam bộ là 757người/1km2. Vùng miền núi trung du có mật độ dân số rất thấp. Tây Nguyên 107 người/1km2; Trung du và Miền núi phía Bắc 132 người/1km2.

Đông Nam Bộ có tỷ lệ dân số thành thị cao nhất cả nước (62,8%. Trung du và miền núi phía bắc có tỷ lệ dân số thành thị thấp nhất (18,2%). Các tỉnh có tỷ lệ dân số thành thị cao nhất là Đà Nẵng, Bình Dương, Thành Phố Hồ Chí Minh ( tương ứng là 87,2%, 79,9%,79,2%). Các tỉnh có tỷ lệ dân số thành thị thấp nhất cả nước là Bến tre, Thái Bình, Bắc Giang (tương ứng là 9,8%,10,6% và 11,4%). Đồng bằng Sông Hồng là nơi tập trung dân cư lớn nhất của cả nước với 22,5 triệu người, chiếm 23,4% tổng dân số cả nước. Tây Nguyên là nơi có ít dân cư sinh sống nhất với 5,8 triệu người, chiếm 6,1% dân số cả nước, Giai đoạn 2009-2019, Đông Nam Bộ có tủy lệ tăng dân số bình quân cao nhất cả nước 2,37%/năm. Đông Bằng Sông Cửu Long có tỷ lệ tăng dân số bình quân thấp nhất, 0,05%/năm.

Dân số Việt nam phân bố không đều giữa các vùng kinh tế- xã hội, trong đó đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư lớn nhất của cả nước với 22,5 triệu người, chiếm 23,4% tổng dân số cả nước; tiếp đến là vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung với 20,2 triệu người đang sinh sống, chiếm 21,0%. Tây nguyên là nơi có ít dân cư sinh sống nhất với 5,8 triệu người, chiếm 6,1% dân số cả nước.

          Giai đoạn 2009-2019, Đông Nam Bộ có tỷ lệ tăng dân số bình quân cao nhất cả nước (2,37%/năm,), đây là trung tâm kinh tế năng động, thu hút rất nhiều người di cư đến làm ăn, sinh sống và học tập; Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ lệ tăng dân số bình quân thấp nhất (0,05%/năm).

Từ sự phân bố không đều trên, chúng ta phải đánh giá chính xác nguyên nhân khác quan, chủ quan dể từ đó có những giả pháp phân bố dân số hợp lý, góp phần thực hiện tốt công tác dân số và phát triển hiện nay.

Chúng ta không được chủ quan trước dịch COVID-19

 


Với quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị và toàn dân, hiện nay về cơ bản, Việt Nam đã phòng, chống được dịch COVID19. Tuy nhiên nguy cơ lây nhiễm dich trở lại rất cao bởi vì, hiện nay có rất nhiều người còn chủ quan, lơ là trong chống dịch COVID-19.

 Hiện nay, mỗi chúng ta phải có quan điểm nhất quán là: Chúng ta đang sống trong bình thường mới. Như vậy bình thường mới là gì và chúng ta phải thực hiện như thế nào. Bình thường mới là mọi hoạt động của xã hội vẫn diễn ra bình thường nhưng ở trong trạng thái mới. Những trạng thái đó chính là những hoạt động bình thưỡng của xã hội nhưng gắn với việc phòng, chống dịch COVID-19. Như vậy hiện nay mỗi cá nhân và tổ chức hoạt động trong môi trường bình thường mới thì không những thực hiện bình thường mọi hoạt động mà phải gắn vào đó các biện pháp chống dịch. Có nghĩa là bình thường thì chỉ thực hiện một việc nhưng bình thường mới phải thực hiện gấp đôi, gấp ba…Như vậy là bình thường mới sẽ rất khó khăn, gian khổ, nó sẽ như cuộc chiến tranh với tính khó khăn, các liệt của nó. Nếu chúng ta thực hiện được bình thường mới như vậy, thì hiện nay chúng ta mới chống dịch COVID19  thành công được

Tuy duy trì được mức sinh thay thế nhưng hiện nay Việt Nam vẫn là nước có dân số đông

 


Quy mô dân số của Việt Nam hiện nay vẫn giữ ở mức ổn định. Năm 2019, tổng dân số Việt Nam là 96. 208.884 người, tổng tỷ suất sinh (TFR) là 2,09 con/phụ nữ, dưới mức sinh thay thế là 2,1 con/phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn duy trì ở mức sinh ổn định trong hơn một thập kỷ qua, xu hướng sinh 2 con ở Việt Nam là phổ biến. TFR của khu vực thành thị là là 1,83 con/phụ nữ; khu vực nông thôn là 2,26 con/phụ nữ. Phụ nữ có trình độ Đại học có mức sinh thấp nhất (1,85 con/phụ nữ; khu vực nông thôn là 2,26 con/phụ nữ; phụ nữ chưa bao giờ đi học (2,59 con.phụ nữ). Theo thống kê, vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có mức sinh thấp hơn nhiều so với mức sinh thay thế (1,5- 1,6 con), Thành phố Hồ Chí Minh có mức sinh thấp nhất cả nước (1,39 con/phụ nữ). Trong khi đó một số tỉnh miền núi phía Bắc, Miền Trung và Tây nguyên, tỷ suất sinh còn rất cao. Tỷ xuất sinh thô cả nước hiện nay từ 16 đến 17 phần nghìn, nhưng tỷ xuất này ở các tỉnh lên đến gần 30 phần nghìn. Nhiều tỉnh như Hà Giang, Lai Châu, Hà Tĩnh, Đắc Lắc có tổng tỷ xuấ sinh ở mức trên dưới 3 con số. Thậm trí có những nơi, đặc biệt là tại các vùng đồng bào dân tộc ít người, có tình trạng sinh từ 6 đến 7 con. Hà Tĩnh là tỉnh có mức sinh cao nhất 2,83 con/phụ nữ).

Tuy kiềm chế được mức sinh thay thế, nhưng hiện nay dân số nước ta vẫn là nước có số dân đông trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau In đô-nê-xi-a và phi-lip-pin) và thứ 15 trên thế giới. Sau 10 năm quy mô dân số việt Nam tăng thêm 10,4 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 2009-2019 là 1,14%/năm, giảm nhẹ so với giai đoạn 1999-2009 (1,18%/năm. Dân số thành thị là 33.122.548 người, chiếm 34,4% tổng dân số cả nước; dân số nông thôn là 63.086.436 người, chiếm 65,6%. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực thành thị giai đoạn 2009-2019 là 2,64%/năm, gấp hơn 2 lần tỷ lệ tăng dân số bình quân năm của cả nước và gấp 6 lần so với tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực nông thôn cũng trong giai đoạn.

Kết quả TĐT năm 2019 cho thấy, quy mô dân số chủ yếu của các tỉnh trên cả nước là từ 1-2 triệu người (35 tỉnh), tiếp đến là các tỉnh có quy mô dân số nhỏ, dưới 1 triệu người (21 tỉnh), 7 tỉnh có quy mô dân số trên 2 triệu người, hai thành phố là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có quy mô dân số lớn nhất cả nước (tương ứng là 8.053.663 người và 8.993.082 người), trong đó chênh lệch về dân số giữa địa phương đông dân nhất cả nước (thành phố Hồ Chí Minh) và địa phương ít dân số nhất cả nước (tỉnh Bắc Kạn) là trên 28 lần.

Vì là nước có dân số đông, cho nên mỗi người dân Việt Nam, chúng ta hãy phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, mỗi người phải là một công dân tốt, hang hái lao động sản xuất; mỗi người phải là một chiến sỹ tiên phong trên các mặt trận của đời sống xã hội, Có như vậy chúng ta mới san sẻ, bù trừ cho nhau, đất nước mới phát triển.

Những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình đổi mới ở Việt Nam

 


Một là, trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam.

Hai là, đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm "dân là gốc", vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Ba là, đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, có bước đi phù hợp; tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề do thực tiễn đặt ra.

Bốn là, phải đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết; kiên định độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Năm là, phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và của cả hệ thống chính trị; tăng cường mối quan hệ mật thiết với nhân dân.

Những thành tựu cơ bản trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam

 


         Hơn 30 năm đổi mới là một chặng đường lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nước và dân tộc Việt Nam. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, là sự nghiệp  cách mạng to lớn của nhân dân Việt Nam vì “một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” (Hồ Chí Minh), góp phần vào mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của thời đại.

        Nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam

  Bám sát tình hình thực tiễn thế giới và trong nước, từng bước tổng kết thực tiễn khái quát lý luận, khắc phục những quan điểm ấu trĩ, giáo điều, cực đoan, duy ý chí và bảo thủ, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Nhân dân ta đã nâng cao nhận thức lý luận về CNXH, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong đó tiêu biểu là 8 đặc trưng cơ bản, 8 phương phướng, 8 mối quan hệ phải giải quyết trong công cuộc xây dựng CNXH. Có thể coi đó là đường lối chung để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

+ 8 đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; cón nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới”.

+ 8 phương hướng cơ bản xây dựng CNXH

+ 8 mối quan hệ lớn cần phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt.

        Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

          Đảng ta đã quyết định từ bỏ mô hình tập trung bao cấp, chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi đó là mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.

Từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh, bình đẳng, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất.

Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn liền với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông  nghiệp, dịch vụ, coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngành công nghiệp có lợi thế; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới.

 Bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng miền; thúc đẩy phát triển nhanh các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời, tạo điều kiện phát triển các vùng có nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Xây dựng nền kinh tế độ lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong giai đoạn 2001- 2010, kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26%/năm. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá thực tế đạt 101,6 tỷ USD gấp 3,26 lần so với năm 2000, năm 2011 khoảng 170 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1168 USD, năm 2014 là 1900 USD/ người.

Trong 5 năm 2011-2015, do sự tác động của khủng hoảng tài chính thê giới, suy thoái kinh tế toàn cầu nên  nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng GDP bị giảm sút. Tuy vậy, tốc độ tăng GDP bình quân vẫn ở mức khá, ước đạt 5,8%. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 5 năm 2006-2010 đạt gần 45 tỷ USD, vượt 77,8% so với kế hoạch đề ra. Tổng vốn ODA cam kết đạt trên 31 tỷ USD, gấn hớn 1,3 lần so với mục tiêu đề ra; giải ngân ước đạt khoảng 13,8 tỷ USD, vượt 17,5%. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng lên, khu vực nông nghiệp giảm xuống. Năm 2010, trong cơ cấu GDP, khu vực công nghiệp chiếm 41,1%, khu vực dịch vụ chiếm 38,3%, khu vực nông nghiệp chiếm 20,6%. Kết cấu hạ tầng ngày càng được xây dựng hiện đại, đồng bộ; nguồn nhân lực qua đào tạo ngày càng tăng lên ( năm 2013 là 49%), đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.

Nợ công trong giới hạn cho phép và có xu hướng giảm[3]. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới, bổ sung và mua cổ phần trong 9 tháng đạt 25,5 tỷ USD, tăng 34,3%; vốn FDI thực hiện đạt kỷ lục 12,5 tỷ USD, tăng 13,4%. Thị trường chứng khoán vượt 800 điểm, cao nhất kể từ năm 2008 (ngày 20/10/2017 đạt 826,84 điểm); mức vốn hóa đạt trên 93% GDP[4]; đưa thị trường chứng khoán phái sinh vào hoạt động. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước cả năm khoảng 33,4% GDP, tăng 12,6%.

Tính đến hết tháng 9, xuất khẩu tăng 20%, trong đó rau quả tăng 43,4%, hạt điều tăng 25,6%, thủy sản tăng 19,8%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 41,4%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 29,7%; điện thoại và linh kiện tăng 23,6%[5]. Nhập khẩu tăng 22,7%; xuất siêu 328 triệu USD. Công tác quản lý thị trường, giá cả, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại được tăng cường.

Trong 9  tháng có gần 94 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 15,4%; tổng vốn đăng ký tăng 43,5%; có trên 21 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại. Tổng vốn đăng ký mới và bổ sung đạt 2,1 triệu tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Phần lớn doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và ngày càng tốt hơn[6]. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2017 - 2018 tăng 5 bậc, lên thứ 55/137 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,41%[7], ước cả năm đạt 6,7%. Đạt được kết quả này là nhờ cả 3 khu vực tăng trưởng khá đồng đều: Nông nghiệp tăng 2,78% (gấp hơn 4 lần cùng kỳ), trong đó thủy sản tăng cao 5,42%; xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước cả năm đạt 35 tỷ USD. Công nghiệp và xây dựng tăng 7,17%, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 12,8%. Khu vực dịch vụ tăng 7,25%, cao nhất kể từ năm 2008. Thu hút khách du lịch đạt kỷ lục, khách quốc tế đạt 9,45 triệu lượt, ước cả năm 13 triệu lượt, tăng 30%; khách trong nước đạt 57,9 triệu lượt, ước cả năm 75 triệu lượt, tăng 12%.

        - Kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong  từng chính sách và từng bước phát triển.

 - Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, coi văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực, là nguồn lực nội sinh của phát triển, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời mở rộng giao lưu văn hóa thế giới, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, làm phong phú hơn đời sống văn hóa, con người Việt Nam.

       - Phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ, coi phát triển giáo dục, đào tạo cùng với  khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu.

      - Phát triển khoa học công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; nâng tỷ lệ đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFT) vào tăng trưởng.

       - Quan tâm thực hiện các chính sác xã hội vì hạnh phúc của con người, coi đây là thể hiện tính ưu việt, bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa và cũng là khắc phục mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường; nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên xã hội về ăn, ở, đi lại, lao động, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất. Mỗi năm tạo bình quân 1,5 đến 1,6 triệu việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước gỉam 1,5-2%/ năm. Giảm nghèo của Việt Nam được Liên Hiệp quốc công nhận và đánh giá cao.

       Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, hệ thống cơ sở y tế được hình thành rộng khắp trong cả nước; số bác sĩ, số giường bệnh trên một vạn dân tăng nhanh; hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả; phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp..

        Tăng cường mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế

        -  Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa binh, độc lập, dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

- Phát huy được nội lực, tranh thủ ngoại lực, tiếp thu những thành tựu về khoa học- công nghệ, về kinh tế trí thức, kinh nghiệm quốc tế, văn minh của nhân loại… để phát triển, hiện đại hóa lực lượng sản xuất, xây dựng đất nước.

Trong những năm đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp để tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế, tham gia các quan hệ song phương và tổ chức đa phương như ASEAN, APEC, ASEM, WTO…, thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài (FDI,ODA), xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, khai thác hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế, các nguồn lực về vốn, khoa học-công nghệ, trình độ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

- Mở rộng quan hệ quốc tế

Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao  với 170 nước ( trong đó xác lập quan hệ đối tác chiến lược với 15 nước), quan hệ thương mại với 230 nước và vùng lãnh thổ, ký trên 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng, vị thế và uy tín quốc tế của Việt nam ngày càng được nâng lên.

        Tăng cường xây dựng Đảng, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân

          - Xây dựng Đảng

         Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất coi trọng công tác xây dựng Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Nội dung xây dựng Đảng bao gồm xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức, phương thức lãnh đạo và phong cách công tác. Mục đích nhằm xây dựng Đảng trong sạch ,vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động; đẩy mạnh nghiên cứu lý luận về Đảng cầm quyền, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với tình hình mới; phòng và chống những nguy cơ lớn đối với một Đảng cầm quyền: sai lầm về đường lối, bệnh quan liêu, mất dân chủ và sự thoái hóa, biến chất của cán bộ, đảng viên. Đảng khẳng định phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định nguyên tắc tập  trung dân chủ, kiên định đường lối đổi mới, chống giáo điều, bảo thủ hoặc chủ quan, nóng vội, cực đoan.

        Đảng tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ một số vấn đề về đảng cầm quyền, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, những vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn đổi mới; tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, khắc phực suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; đấu tranh chống âm mưu  và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Tổ chức việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong Đảng và nhân dân.

        Tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị theo hướng xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm từng tổ chức, sáp nhập một số ban, bộ, ngành Trung ương để giảm bớt đầu mối, thực hiện cải cách hành chính trong Đảng, phát huy dân chủ trong sinh hoạt Đảng.

        Chú trọng kiện toàn tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đảng viên, tăng cường công tác quản lý, phát triển đảng viên.

        Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ đồng bộ các khâu của công tác cán bộ (đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, sử dụng và chính sách cán bộ). Đổi mới và tăng cường công tác dân vận; nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội.

          - Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

        Việt Nam đã đẩy mạnh việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; khẳng định nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công; phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã ban hành Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 và một loạt các bộ luật, luật và pháp lệnh theo hướng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đề cao vai trò tối cao của Hiến pháp, pháp luật trong đời sống xã hội. Trên cơ sở đó tiến hành đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, của Chính phủ, các cơ quan tư pháp và chính quyền địa phương các cấp.

          - Phát huy quyền làm chủ của nhân dân

        Ở Việt Nam việc đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, là động lực của sự ngiệp đổi mới. Dân chủ  gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và được thể chế hóa bằng pháp luật,. được pháp luật bảo đảm.

 Quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.

- Trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều phức tạp, chúng ta kiên quyết, kiên trì đấu tranh giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

- Nhận thức về mục tiêu, yêu cầu bảo vệ Tổ quốc; về vị trí, vai trò của quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; về quan hệ đối tác, đối tượng có bước phát triển.

- Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp, bảo vệ được chủ quyền, biển, đảo, vùng trời và giữ được hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

- Chủ trương, giải pháp trong chiến lược quốc phòng, quân sự, chiến lược an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện. Thế trận quốc phòng toàn dân gắn kết chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân tiếp tục được tăng cường, củng cố, nhất là trên các địa bàn chiến lược quan trọng; sức mạnh về mọi mặt của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân được tăng cường.

 - Kết hợp có hiệu quả giữa nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

 - Đấu tranh làm thất bại âm mưu "diễn biến hòa bình", hoạt động phá hoại, gây rối, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; bước đầu đối phó có hiệu quả với mối đe dọa an ninh phi truyền thống, kiềm chế được tốc độ gia tăng tội phạm.

Việt Nam thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình

 


Những năm đầu thế kỷ XX trở lại đây, tốc độ gia tăng dân số của Việt Nam ngày càng tăng nhanh. Giai đoạn năm 1921đến năm 1945, dân số Việt Nam tăng khoảng 9,5 triệu người. Giai đoạn năm 1945 đến năm 1995 dân số tăng khoảng 48 triệu người. Nếu tính từ năm 1921 đến năm 1995, trong khoảng 74 năm dân số Việt Nam tăng khoảng 4,5 lần so với số lượng khoảng 58,5 triệu người, cũng trong thời gian này, dân số thế giới tăng khoảng 2,9 lần. Nếu chỉ tính từ năm 1975 đến năm 1990, dân số Việt Nam tăng thêm khoảng 18,6 triệu người, trong khi đó ở Châu Âu chỉ tăng thêm 20 triệu người (riêng Pháp là 1,8 triệu người) và Nhật Bản tăng 12 triệu người. Đây là thời kỳ diễn ra “bùng nổ dân số” dữ dội nhất ở Việt Nam. Từ năm 1979 đến nay, tỷ lệ tăng dân số giảm dần, tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công, đạt mức sinh thay thế sớm 10 năm so với mục tiêu nghị quyết đề ra và tiếp tục duy trì cho đến nay, hạn chế tăng thêm hàng chục triệu người.

Đến năm 2016, tổng tỷ xuất sinh- TFR (số con sinh ra bình quân của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) là 2,09 con/người phụ nữ, trong đó thành thị là 1,86 con/ người phụ nữ và nông thôn là 2,21 con/người phụ nữ. Đây là chỉ số thấp hơn mức sinh thay thé được tinh bằng 2,1 con/người phụ nữ.

Từ 0 giờ ngày 01 tháng 04 năm 2019, tổng dân số Việt Nam là 96. 208.884 người, trong đó dân số nam là 47.881.061 người, chiếm 49,8% và dân số nữ là 48.327.923 người, chiếm 50,2%.

Có thể nói chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình của Việt Nam được thực hiện tốt do nhiều yếu tố: Đảng có chủ trương đúng đắn, Nhà nước có chính sách phù hợp chặt chẽ, nhân dân đồng tình ủng hộ thực hiện nghiêm túc. Có thể nói với ý thức tự giác, tinh thần yêu nước nồng nàn… toàn thể dân tộc Vietj Nam luôn đoàn kết, chung tay thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình (chủ trương: mỗi cặp vợ chồng sinh để từ 1 đến 2 con đã trở thành tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam từ những năm 1979 đến nay)