Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2023

 

VÌ SAO MỸ ĐẦU TƯ CHO NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM NHIỀU NHƯ VẬY?

Mỹ mở trường học, cấp học bổng cho du học sinh, mở các lớp kỹ năng truyền thông. Và có vẻ giáo dục Việt Nam luôn được Mỹ quan tâm hơn các lĩnh vực khác? Phải chăng nước Mỹ tốt với Việt Nam đến vậy?

Sự thực không như chúng ta nghĩ, hiện nay để lật đổ một quốc gia bằng bom đạn như với Việt Nam là hầu như rất khó thực hiện, cách thức tiến hành bạo động bằng các cuộc cách mạng màu lại càng không, vì Việt Nam là chế độ đơn đảng, không có đảng đối lập, quân đội  công an trung thành và đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Còn ba đám đối lập loe nghoe mấy mống hầu như hở tên nào túm tên đó, vậy nên để gây ra một cuộc cách mạng màu ở Việt Nam bằng bạo loạn biểu tình lật đổ hầu như điều không tưởng.

Nhưng chủ nghĩa đế quốc có một quan điểm không thay đổi, đó là tiêu diệt lật đổ những chế độ cộng sản là mục tiêu số 1 và xuyên suốt trong kế hoạch dài hạn của Mỹ. Hiện nay khâu khó nhất của Mỹ  trong việc thực hiện cách mạng màu ở hai nước, đó chính là Việt Nam và Trung Quốc. Để chống Trung Quốc nước Mỹ cần Việt Nam lên tuyến đầu, làm quân cờ tốt thí. Nhưng hiện nay Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, với phương châm ngoại giao không kết giao nước này chống nước kia. Vậy nên dù muốn hay không thì Mỹ vẫn chưa thể sử dụng tốt con bài Việt Nam như Mỹ đã làm với các nước chư hầu, bởi sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản chưa cho phép Mỹ biến Việt Nam thành một chư hầu nghe lời Mỹ như Nhật hay Hàn và các nước khác có căn cứ của Mỹ. Thế nên để biến Việt Nam thành quân cờ trong tuyến đầu chống trung quốc, muốn làm được điều đó Mỹ chỉ có cách thay đổi chế độ Việt Nam, dựng lên một chính phủ bù nhìn như ngụy quyền trước kia để sai khiến. Và người Mỹ đã có một chiến dịch dài hơi cho vấn đề này. Đó là đầu tư vào giáo dục, thay đổi một thế hệ tri thức có học của Việt Nam. Những sinh viên này khi được Mỹ đào tạo sẽ là công cụ phục vụ cho chiến lược lâu dài của nước Mỹ sau này.  Mục tiêu nước Mỹ là sau khi đào tạo những sinh viên Việt Nam, sau đó những sinh viên này sẽ quay trở lại phục vụ trong bộ máy chính quyền Việt Nam bằng hình thức dần dần thay thế những lãnh đạo hiện tại, và đến một thời điểm chín muồi nào đó Mỹ sẽ sử dụng những quân cờ này thay đổi chế độ của một quốc gia mà không cần bom đạn tiếng súng. Đầu tư vào giáo dục biến giới trẻ Việt Nam đề cao giá trị của nước Mỹ, khi giá trị của nước Mỹ lan rộng thì chắc chắn những bộ phận này sẽ xem cộng sản là mối "Nguy hại" cần loại trừ. Mình quan sát từ lâu và thấy rằng, hầu như các sinh viên du học ở các nước phương tây đều không có cảm tình với chế độ (nhất là du học sinh Mỹ) trừ một số cocc họ không chống đối ra mặt bởi vì họ có lợi ích trong bộ máy nhà nước, nhưng họ cũng tỏ thái độ im lặng thờ ơ, điều cốt lõi của họ là bảo vệ lợi ích gia đình hơn là lợi ích chế độ.

Có một quan chức Mỹ từng nói "những cái gì mà mấy chục năm nay nước Mỹ không làm được ở trên đất nước này, thì con cháu của các ngài, thế hệ trẻ Việt Nam trong tương lai, nó sẽ giúp nước Mỹ thực hiện được giấc mơ của người Mỹ". Để lật đổ một chính quyền cộng sản người Mỹ đã dày công xây dựng đội ngũ kế cận do họ đào tạo, dần dần thay máu tầng lớp lãnh đạo hiện tại của Việt Nam, khi thời cơ chín muồi chí cần một nhân tố như Giopbachop là đủ đế thay đổi một chính quyền theo chiều hướng chịu sự nghe lời nước Mỹ.

Việc tấn công vào môi trường giáo dục, đó là một trong những mũi tấn công của những thế lực chống phá do phương tây mà đứng đầu là Mỹ tài trợ có một tầm nhìn dài hơi chiến lược . Sự kiện Phạm Minh Hoàng trước khi thâm nhập vào hệ thống giáo dục Việt Nam. Đối tượng này một trong những thành viên cốt cán của Việt Tân trong kế hoạch "sang sông" nhằm đưa người về len lỏi trong môi trường giáo dục Việt Nam. Với hi vọng chuyển biến tư tưởng từng lớp học sinh sinh viên ngày nay. Môi trường giáo dục là nơi đào tạo nên một thế hệ kế cận lãnh đạo đất nước sau này, nếu người nào nắm được môi trường này chắc chắn người đó thắng cuộc.

Giáo dục chúng ta ngày nay đó là áp dụng rập khuôn mô hình giáo dục theo kiểu phương tây. Xem đó là giá trị cốt lõi, dần dần lâu hơn nữa khi đạt tới trình độ nhất định, những người được đào tạo ra sẽ xem những giá trị lịch sử như chủ nghĩa xã hội là lỗi thời cần phải được loại bỏ. Tương lai chỉ cần 20 năm có thể thay máu hoàn toàn thể hệ trẻ đất nước, khi người ta không biết tới giá trị lịch sử, chắc chắn người ta cũng sẽ quên quá khứ. Tôi từng tiếp xúc với nhiều giáo viên đang đứng trên bục giảng, dù là giáo viên, sinh viên họ vẫn xem những giá trị phương tây là cốt lõi, mô hình giáo dục xã hội chủ nghĩa là cổ hũ lạc hậu. Vậy thử hỏi những giáo viên như thế sẽ đào tạo ra những học sinh như thế nào? Tất nhiên là phủ nhận những thành quả của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Ba mũi giáp công đánh vào hệ thống xã hội nước ta đó là. Kinh Tế-Truyền Thông-Và giáo dục. Kinh tế tăng các khoản viện trợ đầu tư, cốt làm sao đế cho người dân hiểu đó là giá trị cần hướng tới, đế có sự so sánh giữa hai mô hình. Truyền thông mở những lớp tập huấn báo chí theo tiêu chuẩn phương tây, sử dụng những cây bút những tờ báo biến chất đánh vào những điểm yếu của Đảng, làm suy giảm lòng tin của người dân qua cơ quan truyền thông sở tại. Về giáo dục viện trợ cấp học bổng, mở trường học tuyển chọn nhân tài đào tạo theo phương pháp chuẩn phương tây, tất nhiên sau khi ra trường những "tri thức" này sẽ phục vụ cho công cuộc tuyên truyền giá trị tư tưởng phương tây ngay đất nước mình. Cứ 10 sinh viên du học thì có 9 người ca ngợi mô hình giáo dục phương tây và lên án mô hình xã hội chủ nghĩa. Đây là lực lượng nòng cốt trong cuộc diễn biễn hòa bình nhằm vào những nước mà phương tây xem là "độc tài thiếu dân chủ".

Sự kiện việc cựu đại sứ Mỹ một người luôn can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Làm phó chủ tịch một ngôi trường khá nổi tiếng vừa mới thành lập theo tiêu chuẩn phương tây, đã đủ nói lên việc Mỹ đã có những toan tính trong việc cổ phần hóa đội ngủ kế cận của Việt Nam sau này. Tôi từng nhớ có câu nói của một viên tướng Mỹ khi rút quân khỏi Việt Nam.

"Người Mỹ sẽ trở lại Việt Nam không phải với bom đạn, mà bằng đồng đô la, và cờ của nước Mỹ sẽ tung bay khắp Việt Nam".

Cách đây hơn 1 năm Đàm Bích Thủy hiệu trưởng trường đại học Fulbright trong một lần phát biểu trước báo chí từng nói rằng:

"Học sinh của Thủy đã được xem một tập phim tài liệu của Ken Burns về Chiến tranh Việt Nam. Kết thúc tập phim, Thuỷ cho biết nhiều người đã khóc nức nở và xúc động về câu chuyện mà họ đã xem. Thủy nói rằng các sinh viên đã trao đổi lại với cô ấy: “Chúng tôi chưa bao giờ biết người Mỹ phải chịu đựng nhiều như vậy. Trước đây chúng tôi chỉ nghĩ người Việt Nam chịu thiệt thòi”

Việc bà Thủy là hiệu trưởng một trường đại học của Mỹ trên lãnh thổ Việt Nam, thì việc bà ta hướng học sinh sinh viên của trường này theo góc nhìn của Mỹ là điều mà ai cũng từng đã biết trước "Ăn Cơm của chủ phải sủa theo chủ là điều từ xưa tới nay đám người Việt có tư duy nô lệ luôn làm vậy". Ngày trước ngôi trường này từng bổ nhiệm một tên sát nhân làm chủ tịch ủy thác.

Khi bắt đầu thành lập trường đại học Fulbright ở Việt Nam, lúc đó Fulbright đã bổ nhiệm ngay Bob Kerrey một tên sát thủ máu lạnh từng thảm sát người dân làng Thạnh Phong, Bến Tre. Trước là để thăm dò dư luận của người dân Việt Nam đã lãng quên cuộc xâm lược Mỹ hay chưa, sau là để thăm dò phản ứng của Việt Nam trong vụ bổ nhiệm lần này, rất tiếc cho chúng nhiều người Việt Nam vẫn chưa quên nỗi đau mà người Mỹ để lại cho đất nước này. Sau khi dư luận phản ứng gay gắt, ngay lập tức Bob bị cho thôi chức chủ tịch. Nhưng bản chất ngôi trường này vẫn vậy, vẫn mang nặng tư duy truyền bá tư tưởng của nước Mỹ, và có cái nhìn sai lệch về cuộc chiến mà người Mỹ đã xâm lược Việt Nam. Đại học Fulbright với mục tiêu "Khai phóng đa chiều" nhưng thực chất nó cũng là hướng người học tới góc nhìn của Mỹ. Hôm nay chúng tuyên truyền cho học sinh người lính Mỹ đã khổ sở mất mát ntn trong chiến tranh Việt Nam, thì ngày mai ngày kia chúng sẽ hướng sinh viên chiến tranh xâm lược Việt Nam là cuộc chiến của người Mỹ giải phóng Việt Nam khỏi cộng sản. Không điều gì là không thể, không chỉ ở Việt Nam mà người Mỹ muốn cho cả thế giới thấy các cuộc xâm lược của họ đều là nhân danh những hành động cao cả. Và không biết từ khi nào những kẻ xâm lược lại được đem ra so sánh là đáng thương, và nếu họ đáng thương phải chăng những người lính Việt Nam là những người bị lên án khi đánh đuổi lính Mỹ xâm lược?

Trong những năm gần đây chúng ta thường như bỏ trống vấn đề tư tưởng của học sinh, giáo dục chỉ biết dạy học sinh biết chữ và ngoại ngữ, mà thiếu những kiển thức lịch sử đất nước. Khiến cho một bộ phận không ít sinh viên có cái nhìn lệch lạc về cuộc chiến vệ quốc của dân tộc. Đó là một tiền lệ nguy hiểm, những câu khẩu hiệu "Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại "đã không còn xuất hiện trong trường học. Những người thầy như Đàm Bích Thủy, hay Nguyễn Đức Thanh chính là một trong những kẻ đi tiên phong trong việc đầu độc tư tưởng học sinh về những vấn đề lịch sử.

Bà Thủy với khẩu hiệu luôn mồm là "Giáo dục khai phóng" nhưng thực chất bà ta cũng như bao con vẹt khác được người Mỹ nuôi để sủa theo bản chất nước Mỹ. Học sinh của bà sau này chắc chắn sẽ trở thành những nhà kinh tế tài ba lãnh đạo,thậm chí cả quan chức. Sự thành công ở những học sinh này đối với người Mỹ, đó là nói hộ thay lời nước Mỹ giữa đất nước Việt Nam. Và lâu dần lịch sử Việt Nam sẽ bị bóp méo, cuộc chiến vệ quốc của người Viêt Nam sẽ trở thành cuộc xâm lược Bắc Nam. Người Mỹ với vai trò trọng trách cao cả ở Miền Nam" chống lại cộng sản miền bắc cho một thế giới tự do" đó là những gì Đàm Bích Thủy và trường Fulbright và nhiều quỹ giáo dục nước Mỹ đầu tư đang muốn hướng tới.

 

ĐẤU TRANH VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG VẤN ĐỀ TÔN GIÁO, CHIA RẼ KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

                                                                   

Tôn giáo là lĩnh vực nhạy cảm, thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Đây cũng là lĩnh vực dễ bị lợi dụng vào các hoạt động gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội. Vì vậy, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn thâm độc này là vấn đề cấp thiết.

Với vị trí địa lý nằm ở khu vực Đông Nam Á có ba mặt giáp biển, Việt Nam rất thuận lợi trong mối giao lưu với các nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ cho việc thâm nhập các luồng văn hóa, các tôn giáo. Với sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo, Việt Nam được ví như “bảo tàng tôn giáo” của thế giới. Điều đó đã góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú và đặc sắc. Hiện nay, ở Việt Nam có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân; 60 cơ sở đào tạo tôn giáo thuộc Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Phật giáo Hòa Hảo.

Việt Nam có chính sách nhất quán là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Không được phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo hay vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác. Điều đó đã quy định rõ trong Hiến pháp và pháp luật của nước ta.

Ngay sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 234/SL khẳng định: “Việc tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng là quyền lợi của nhân dân. Chính phủ luôn tôn trọng và giúp đỡ nhân dân thực hiện, chính quyền không can thiệp vào nội bộ các tôn giáo”.

Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) khẳng định “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật”. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng cũng đã chỉ rõ: “Quan tâm và tạo điều kiện cho các tôn giáo sinh hoạt theo Hiến chương, Điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận theo quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước”.

Các Hiến pháp của nước ta năm 1946, năm 1959, năm 1980, năm 1992 và năm 2013 đều thể hiện rõ quan điểm nhất quán và xuyên suốt là tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân. Điều 24, Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.

Năm 2016, Quốc hội ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Chính phủ có Nghị định hướng dẫn tổ chức thực hiện. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng phù hợp với yêu cầu của hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong thời kỳ mới của đất nước, đồng thời thể hiện sự tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm hơn nữa quyền tự do tôn giáo của nhân dân.

Hiện 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có 26 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số; có hơn 8 ngàn lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo hàng năm, thu hút sự tham gia đông đảo của các tín đồ và quần chúng nhân dân. Đặc biệt, nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức thành công ở Việt Nam, trong đó có các sự kiện kỷ niệm 500 năm Cải chánh đạo Tin lành (năm 2017), Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak (năm 2019), Tổng hội dòng Đa Minh thế giới (năm 2019)… Những nỗ lực này của Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ chức sắc và tín đồ một số tôn giáo không nhận ra thực tế này. Họ có nhiều tham vọng chính trị và bị tác động, ảnh hưởng bởi luận điệu tuyên truyền, lôi kéo, kích động của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước, nên đã có những hành động cực đoan, quá khích chống lại chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo nói riêng và trên các lĩnh vực nói chung. Họ đã lợi dụng tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo để kích động và tiến hành các hoạt động chống chính quyền, chống chế độ xã hội chủ nghĩa dưới chiêu bài “đấu tranh cho tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền”. Họ đã liên kết và phụ họa với các thế lực thù địch, các phần tử phản động, chống đối ở cả trong và ngoài nước trong hoạt động chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chiêu bài của họ là đối lập tôn giáo với chế độ xã hội chủ nghĩa, tách các tôn giáo khỏi khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam. Để thực hiện điều đó, họ sử dụng các thủ đoạn xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, bịa đặt, vu cáo cấp chính quyền phân biệt đối xử, đàn áp tôn giáo để kích động, chia rẽ trong nước và hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế… Họ coi các đối tượng cực đoan chống đối trong các tôn giáo là lực lượng nòng cốt để lôi kéo tập hợp quần chúng làm đối trọng với Đảng, Nhà nước và thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Cùng với việc hậu thuẫn cho các lực lượng này hoạt động chống phá đất nước, họ còn phối hợp chặt chẽ với các cá nhân, tổ chức quốc tế thiếu thiện chí để bịa đặt, xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Họ cho rằng Chính phủ Việt Nam đàn áp mọi tôn giáo, thường bắt giữ những người biểu tình ôn hòa đòi hỏi "tự do" tín ngưỡng và "tự do" thờ phụng. Nhiều tổ chức tôn giáo không được Chính phủ công nhận và không cấp giấy phép sinh hoạt… Đây là những luận điệu bịa đặt cũ rích được lặp đi, lặp lại với ý đồ chính trị xấu xa.

Điều đó không chỉ gây khó khăn cho công tác tôn giáo mà còn là nguyên nhân và điều kiện để các thế lực thù địch lợi dụng các hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật để gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; thành lập các hội, nhóm mang danh tôn giáo, đạo lạ, gây mất đoàn kết dân tộc và đe dọa ổn định chính trị - xã hội; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo mê tín, trục lợi, làm lệch chuẩn văn hóa, đạo đức xã hội.

Nhà nước ta bên cạnh việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, cũng nghiêm cấm mọi hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo để vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân. Bất kỳ ai, nếu vi phạm pháp luật dù với bất cứ lý do gì đều sẽ bị xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật.

Có thể khẳng định, những luận điệu cho rằng Việt Nam vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo chỉ là những đánh giá chủ quan, phiến diện của một số người thiếu thiện chí với Việt Nam. Những luận điệu sai trái này không thể làm khó Việt Nam trên con đường xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh, mở rộng hợp tác, giao lưu trên trường quốc tế./.

 

 

ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ MỤC TIÊU VÀ GIÁ TRỊ CỐT LÕI

CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH Ở VIỆT NAM

Bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân dịp kỉ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau khi được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn liên tục nhận được sự quan tâm, đánh giá cao của dư luận xã hội, đặc biệt là các học giả trong và ngoài nước.

Từ thực tiễn Việt Nam, đặc biệt là những thành tựu của 35 năm đổi mới cho thấy đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu và là sự lựa chọn đúng đắn. Sự lựa chọn ấy của Đảng càng được nhân dân ta tin tưởng, ủng hộ khi mà mục tiêu và giá trị cốt lõi của mô hình mà chúng ta đang xây dựng đó là "một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người".

Tại các kỳ Đại hội của Đảng, đặc biệt là từ sau công cuộc Đổi mới đến nay, khẩu hiệu xuyên suốt của các Đại hội là "Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh". Đây là mục tiêu và cũng là đích đến khi xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. "Dân giàu" chính là mục tiêu hướng đến đầu tiên của sự nghiệp vĩ đại này và con đường được Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn để đi, trước hết là phải đem lại cho tất cả người dân một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, ngày càng giàu đẹp hơn.

Trong bài viết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: "Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Xã hội mà chúng ta xây dựng có một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân".

Thành tựu của sự nghiệp đổi mới 35 năm qua đã minh chứng tính ưu việt của chế độ mà Việt Nam đang xây dựng. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 5,8% năm 2016 và tiếp tục xuống dưới 3% năm 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều.

Đến nay, hơn 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, hầu hết các xã nông thôn có đường oto đên trung tâm, có điện lưới quóc gia, phổ cập giáo dục tieeuur học vào năm 2000, giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010, tuổi thọ trung bình từ 62 tuổi năm 1990 lên 73,7 tuổi năm 2020. Người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi được cấp bảo hiểm y tế miễn phí. Khoảng 70% dân số nước ta sử dụng Internet. Năm 2019, chỉ số phát triển con người của Việt Nam đạt mức 0,704, thuộc nhóm nước có HDI cao của thế giới, nhất là so với các nước có cùng trình độ phát triển.

Xây dựng một xã hội mà ở đó sự phát triển phải thực sự là vì con người vì tất cả mọi người dân chứ không chỉ có một nhóm những người giàu có. Mục tiêu và sự lựa chọn này của Đảng, Bác Hồ cũng chính khát vọng của toàn thể nhân dân. Con đường nào đem lại cho người dân ngày một giàu hơn, cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn thì tất yếu con đường ấy là đúng đắn.

 

 

Chung tay bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cộng đồng

Đối xử tốt, sống thân thiện với môi trường, ta sẽ tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, hưởng những cảnh đẹp từ thiên nhiên. Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe, đời sống của con người. Môi trường cung cấp cho ta không gian để sống, cung cấp nguồn tài nguyên để sản xuất và là nơi chứa đựng chất thải.

Từ ngày xưa, khi chưa thể tự tạo ra các công cụ lao động, con người sống chủ yếu bằng săn bắt và hái lượm, phụ thuộc vào những cái có sẵn trong thiên nhiên. Lâu dần, khi cộng đồng người phát triển, những cái có sẵn từ thiên nhiên đã hết thì môi trường lại là nơi cung cấp cho họ nguyên liệu để sản xuất từ sản phẩm thô sơ nhất. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nhân loại, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, môi trường lại cung cấp cho con người các nguyên liệu, nguồn tài nguyên để sản xuất.

Các bạn thấy không, dù ở bất kỳ thời đại nào môi trường đều rất quan trọng đối với con người. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi môi trường.

Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Các bạn có để ý thấy rằng, khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng… Đó là các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt. Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự phân hủy. Thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều thứ, vậy mà ta không biết giữ gìn và bảo vệ nó. Để giờ đây, khi môi trường đang dần bị xuống cấp, xuất hiện nhiều loại “bệnh lạ” hơn, con người mới nhận thấy được tầm quan trọng của môi trường.

Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, rồi các công nghệ xử lý rác thải, phát minh khoa học ra đời nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường. Vậy còn bạn, có bao giờ bạn đã tự hỏi “mình đã làm gì để bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu chưa?”.

Bạn đừng nghĩ rằng bảo vệ môi trường là phải nghiên cứu ra một công trình, một máy móc hiện đại nào đó hay đó là việc của các chuyên gia, các kỹ sư hay của pháp luật mà bằng những hành động nhỏ nhặt và cụ thể hàng ngày, chúng ta cũng góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Theo tôi, việc đầu tiên góp phần bảo vệ môi trường đó là nâng cao nhận thức để mọi người cùng hiểu, biết, và hành động vì môi trường cùng chúng ta. Chỉ có nhận thức đúng, suy nghĩ đúng mới hành động đúng, và mỗi một hành động nhỏ sẽ góp một phần lớn vào việc hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường. Những việc cụ thể phải làm như sau:

Đối với cá nhân: Đầu tiên, bản thân mình phải thực hiện tốt những việc, thiết thực và cụ thể như:

- Tiết kiệm điện, nước ở cơ quan cũng như ở nhà, tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi. Khuyến khích mọi người sử dụng những bóng đèn tiết kiệm năng lượng, tắt điện vào giờ trái đất, tắt điện, quạt khi rời khỏi cơ quan, tránh để nước rò rỉ…

- Đối với rác thải: Hạn chế sử dụng túi nilon. Ở nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon... gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên. Ở cơ quan, nên tiết kiệm giấy, đọc kỹ văn bản trước khi in, tận dụng giấy một mặt… Ở những nơi công cộng, không nên tiện tay vứt rác bừa bãi ra ngoài đường, phải tìm nơi có thùng rác để vứt, khi đi chơi, picnic, nên thu dọn rác sạch sẽ, gọn gàng và vứt đúng nơi quy định. Tránh vứt rác xuống dòng sông, lòng đường, hè phố.

- Đối với cây xanh: Không bẻ cành, ngắt phá cây xanh, trồng và chăm sóc cây xanh ở nhà cũng như cơ quan, lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng.

- Hạn chế đi xe máy khi không cần thiết…

- Đối với môi trường nước: Không vứt rác, xác chết động vật xuống dòng sông, ao hồ, bờ biển…

Đối với phong trào thanh niên: Thanh niên là tầng lớp tiên phong, đi đầu trong mọi phong trào và hoạt động. Thanh niên hãy cùng nhau kêu gọi mọi người chung tay giữ gìn vệ sinh chung, cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống của chúng ta. Cụ thể, vào các thành lập Đoàn thanh niên (26/3), môi trường thế giới (5/6), toàn thanh niên tổ chức và phát động phong trào dọn vệ sinh lòng đường, hè phố, trồng và chăm sóc cây xanh, tuyên truyền cho mọi người dân cùng tham gia thực hiện.

Đối với các hội đoàn thể, cơ quan chính quyền: Hội phụ nữ, nông dân, các cơ quan ban ngành cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề môi trường; thường xuyên đưa các thông tin về bảo vệ môi trường trong các buổi hội họp; tập trung dân ở từng địa phương, tuyên dương, khen thưởng những gia đình thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường chung, những cá nhân tiêu biểu đã đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Đồng thời, chúng ta cần lên án, phê phán những trường hợp gây tác hại đến môi trường như vứt rác bừa bãi, không tham gia đóng phí vệ sinh môi trường, nhổ cây, bẻ cành và ngắt phá cây xanh…, xem xét về việc công nhận gia đình văn hóa hằng năm ở từng địa phương.

Đó là những việc nhỏ và đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể làm được. Hi vọng rằng, với bài viết này, mọi người, mọi nhà cùng nhau chung tay thực hiện để góp phần hình thành nếp sống văn minh hơn, đô thị xanh- sạch- đẹp hơn.

Hãy đối xử tốt với thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường, ta sẽ tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, được tận hưởng những cảnh đẹp từ thiên nhiên.

Ngược lại, nếu chỉ biết quyền lợi của cá nhân trước mắt mà làm tổn hại đến môi trường thì bản thân ta, con cháu ta sẽ nhận lấy một hậu quả thật khó lường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của chúng ta đó các bạn ạ!

 

 

Làm ngời sáng hình ảnh bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới

Trong đại dịch COVID-19, hàng trăm trường hợp chiến sĩ bộ đội biên phòng phải gác lại những công việc cá nhân, công việc của gia đình như hoãn cưới vợ, vợ sinh con chưa về, thậm chí không về dự công việc gia đình như người thân mất, việc hiếu, việc hỷ… Cũng trong đại dịch COVID-19, nhiều chiến sĩ bộ đội đã nhường lại nơi ăn, chốn ở cho người từ vùng dịch về cách ly. Và cũng chính bộ đội là người phục vụ đồng bào trong những ngày cách ly ngăn chặn với dịch bệnh bằng tinh thần tận tụy. Trong thiên tai, bão lụt, những chiến sĩ, bộ đội cũng sẵn sàng vào những nơi khó khăn nhất để ứng cứu, bảo vệ nhân dân. Có những người đã phải hy sinh cả tính mạng của mình trong vùng bão lũ….

Khẳng định lại truyền thống vẻ vang của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ cho biết, Quân đội nhân dân Việt Nam có 3 chức năng cơ bản, đó là đội quân chiến đấu, đội quân lao động sản xuất và đội quân công tác. Với chức năng chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) luôn luôn rèn luyện, huấn luyện, sẵn sàng thực hiện, xử lý, giải quyết những tình huống về quân sự quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Nhiệm vụ này, các đơn vị quân đội đã làm rất tốt đã được khẳng định trong Hội nghị Quân chính toàn quân mới diễn ra. Với chức năng là đội quân lao động sản xuất, quân đội nhân dân Việt Nam rất tích cực tham gia vào hoạt động tăng gia sản xuất, tham gia làm kinh tế. Điều này góp phần giảm bớt gánh nặng về ngân sách chi cho quốc phòng, đồng thời góp phần cải thiện cuộc sống hàng ngày cho bộ đội. Đặc biệt là những doanh nghiệp của quân đội như những binh đoàn kinh tế quốc phòng đóng chân trên những địa bàn mà không nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào, những vùng như vùng sâu, vùng xa ở Tây Nguyên, vùng núi, những nơi mà cơ hội sinh lời không nhiều. Dù vậy, quân đội vẫn đứng chân tại đó để giữ gìn đất đai cho đất nước, đồng thời cải thiện sản xuất. Những binh đoàn như Binh đoàn 15 ở Tây Nguyên, Binh đoàn 16 ở Bình Phước… vẫn vừa làm kinh tế vừa giữ vững quốc phòng để tạo thế trận phòng thủ. Về chức năng đội quân công tác, Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện rất tốt công tác dân vận đối với nhân dân. Là quân đội từ nhân dân mà ra. Trong những lúc khó khăn trước đây được nhân dân đùm bọc, nuôi dưỡng cho nên bây giờ trong thời bình, chính quân đội nhân dân lại thực hiện những việc làm “trả nghĩa” đối với nhân dân. Đó là giúp đỡ nhân dân trong công cuộc xây dựng đất nước.

Chỗ dựa vững chắc cho nhân dân

Xác định phương châm “chống dịch như chống giặc”, các đơn vị quân đội, dân quân tự vệ, cá nhân từng cán bộ chiến sĩ đã làm rất tốt trách nhiệm này, để lại hình ảnh rất tốt đẹp trong lòng nhân dân, kể cả người nước ngoài khi chứng kiến sự hy sinh cống hiến, sự tận tuỵ phục vụ như vậy. Cùng với đó, năm nay, tình hình thiên tai, lũ lụt gây ra thiệt hại rất lớn tới nhân dân ở khu vực miền Trung. Cùng trao đổi với Lao Động, nhìn lại chiều dài hoạt động của quân đội nhân dân Việt Nam và trong thời gian vừa qua, Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu - Nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định: Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân và chiến đấu, Quân đội của dân, do dân và vì dân. Trong những cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc cho tới thời kỳ đổi mới, đặc biệt giai đoạn vừa qua với nhiều sự cố thiên tai, dịch bệnh, Quân đội với truyền thống bộ đội Cụ Hồ đã luôn tiên phong trên các mặt trận, phục vụ, hy sinh vì lợi ích của nhân dân. Quân đội góp phần vào thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhắc lại những hành động đẹp trong dịch bệnh, thiên tai và bão lũ vừa qua, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu cho biết, quân đội đã thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ trong phòng, chống thiên tai. Đó là chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật chất tại chỗ, hậu cần tại chỗ. Trong dịch bệnh, thiên tai, bão lũ, có thể thấy rõ sự đóng góp tích cực của Quân đội Nhân dân Việt Nam, sự đóng góp này đã được Đảng, Nhà nước, nhân dân và bạn bè khắp 5 châu ghi nhận.

 

​Làm tốt công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Thời gian qua, để phát huy vai trò của nhân dân trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, góp ý, phê bình, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, Đảng, Nhà nước đã ban hành và triển khai thực hiện một số chủ trương, quy định có liên quan đến bảo vệ người tố cáo và đạt được kết quả bước đầu. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn những hạn chế, bất cập, như tình trạng để lộ lọt thông tin của người tố cáo; không ít trường hợp người tố cáo không được bảo vệ, bị trả thù, trù dập; các hành vi trả thù, trù dập chưa được phát hiện, xử lý nghiêm. Việc biểu dương, khen thưởng người tố cáo đúng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt việc bảo vệ người tố cáo chưa được quan tâm. Cán bộ, đảng viên và người dân còn chưa an tâm, ngại đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, góp ý, phê bình cán bộ, đảng viên vi phạm...

Để khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cán bộ, đảng viên quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, trước hết là người đứng đầu phải nêu cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ người tố cáo thuộc phạm vi mình phụ trách; sâu sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, uốn nắn lệch lạc trong quá trình thực hiện của cấp dưới; chịu trách nhiệm trước cấp trên và bị xử lý trách nhiệm nếu buông lỏng lãnh đạo, quản lý, không làm hết thẩm quyền để xảy ra tình trạng người dân, cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi phụ trách bị trả thù, trù dập khi tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Cần xác định rõ việc bảo vệ người tố cáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trước hết là của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cơ quan chức năng ở các cấp.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ người tố cáo. Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính Trung ương tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành quy định liên quan đến việc bảo vệ người tố cáo theo hướng cụ thể, đồng bộ, có chế tài xử lý nghiêm khắc, chú trọng các biện pháp phòng ngừa; làm rõ những biểu hiện của hành vi trả thù, trù dập người tố cáo dưới mọi hình thức để làm cơ sở nhận diện, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý đối với các hành vi này. Ban Cán sự đảng Chính phủ, Ban Cán sự đảng các bộ, ngành liên quan chỉ đạo ban hành quy định và hướng dẫn thi hành Luật Tố cáo năm 2018 một cách cụ thể, chi tiết, đồng bộ, phân rõ trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân bảo vệ người tố cáo; tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết yêu cầu được bảo vệ của người tố cáo và có chế tài xử lý. Ban hành quy định về bảo vệ người phản ánh, kiến nghị, cung cấp thông tin về những hành vi có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cán bộ, công chức mà Luật Tố cáo năm 2018 chưa quy định.

Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với công tác bảo vệ người tố cáo. Ủy ban kiểm tra, thanh tra các cấp đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra để kịp thời phát hiện các cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao trong việc bảo vệ người tố cáo, người phản ánh, kiến nghị, cung cấp thông tin về những biểu hiện tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cán bộ, đảng viên, các cơ quan, tổ chức...; phát hiện, làm rõ và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân có hành vi trả thù, trù dập người tố cáo và công khai kết quả xử lý. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia giám sát, phát hiện và kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi trả thù, trù dập, chưa thực hiện tốt trách nhiệm bảo vệ người tố cáo; thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo theo quy định.

Thứ tư, tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn không để xảy ra các hành vi trả thù, trù dập người tố cáo. Đẩy mạnh phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi trả thù, trù dập người tố cáo, bao che người bị tố cáo; cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo nhưng không làm tròn trách nhiệm; người lợi dụng quyền phản ánh, tố giác, tố cáo để bôi nhọ, vu khống, thông tin sai sự thật, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của các tổ chức, cá nhân liên quan, gây mất đoàn kết nội bộ. Động viên, khen thưởng kịp thời người tố cáo đúng, cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức làm tốt công tác bảo vệ người tố cáo.

Thứ năm, Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan để nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và người dân trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, bảo vệ có hiệu quả người tố cáo; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ người tố cáo, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của toàn xã hội đối với công tác này. Các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tích cực phát hiện, đấu tranh với những biểu hiện bao che các hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; những hành vi trả thù, trù dập người tố cáo; ủng hộ, bảo vệ người tố cáo; phê phán những hành vi vu khống, tố cáo sai sự thật.

 

 

Bản chất phía sau những thủ đoạn chống phá

Một câu hỏi được nhiều người dùng MXH đặt ra là, tại sao các thế lực thù địch lại thực hiện chiến dịch truyền thông chống phá nhằm vào một số đồng chí tướng lĩnh, cán bộ cấp cao chủ chốt của quân đội vừa mới nghỉ chờ hưu trong thời điểm này?

Không khó để trả lời cho vấn đề này. Việc ngụy tạo chứng cứ, tung tin thất thiệt nhằm bôi nhọ, hạ bệ thần tượng, triệt hạ uy tín cá nhân chính là chiêu bài “một mũi tên trúng nhiều đích” mà các thế lực thù địch đã quen sử dụng lâu nay.

Trong chiến dịch chống phá lần này, đích thứ nhất chúng hướng tới là với chiêu thức “lộng giả thành chân”, chúng muốn lèo lái dư luận theo hướng, nội bộ lãnh đạo cấp cao của quân đội đang có “vấn đề”, mâu thuẫn, mất đoàn kết...?! Thông qua luận điệu xảo trá, chúng xuyên tạc, kích động để cán bộ, chiến sĩ LLVT và công chúng hiểu sai lệch về mối quan hệ giữa cán bộ đương chức với các đồng chí đã nghỉ hưu, nghỉ chờ hưu. Thời gian qua, một số cán bộ, nguyên cán bộ cấp cao của quân đội vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật bị xử lý, truy tố. Lợi dụng vấn đề này, chúng nhân cơ hội ra sức xuyên tạc, bôi đen tình hình nội bộ quân đội, công kích, phá hoại mối quan hệ đoàn kết đồng chí, đồng đội, bóp méo truyền thống văn hóa Bộ đội Cụ Hồ; hạ thấp uy tín của quân đội trong tình hình mới.

Đích thứ hai, đó là xuyên tạc, phá hoại chủ trương hiện đại hóa quân đội theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Để hiện đại hóa quân đội thành công, phải bắt đầu bằng chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chọc mũi tên chống phá vào hàng ngũ tướng lĩnh, cán bộ cấp cao của quân đội chính là chúng muốn đánh ta trên lĩnh vực tư tưởng chính trị từ trong đánh ra, từ trên đánh xuống. Đây là chiêu bài nham hiểm của chiến lược “diễn biến hòa bình” được các thế lực thù địch thực hiện, ngày càng diễn biến điên cuồng.

Đích thứ ba, đó là gây xói mòn lòng tin, phá vỡ mối quan hệ đoàn kết giữa quân với dân. Trong giai đoạn đất nước tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, hội nhập với phương châm tự lực, tự cường, hướng tới mục tiêu xây dựng, phát triển đất nước hùng cường dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc giữ vững ổn định chính trị đất nước là nhân tố có ý nghĩa quyết định. Để giữ vững ổn định chính trị, phải bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng. Các thế lực thù địch hiểu rõ, Quân đội ta chính là thành trì vững chắc về chính trị, tư tưởng của Đảng và nhân dân. Để phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng, chúng nhắm vào trận địa tư tưởng trong quân đội, xuyên tạc, phá hoại từ trung tâm bộ máy lãnh đạo. Đây là chiêu bài “rút gạch chân tường” hướng đến mục tiêu làm sụp đổ hệ tư tưởng của Đảng.

Đích thứ tư, mang tính thời sự, đó là gây rối ren về chính trị, tư tưởng trong cán bộ, chiến sĩ LLVT, làm suy yếu lực lượng trên tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19, lôi kéo, xúi giục nhân dân phủ nhận vai trò của quân đội. Phá hoại trận địa tư tưởng trong quân đội cũng chính là cách các thế lực thù địch hướng tới nhằm cản trở quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng gắn với tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta.

 

Lấy xây để chống, không bàng quan, vô cảm

Đằng sau chiêu bài “gắp lửa bỏ tay người” nêu trên là cả một hệ thống phương thức, thủ đoạn nằm trong chiến dịch truyền thông chống phá trên không gian mạng, được các thế lực thù địch móc nối, cấu kết với các phần tử cơ hội, bất mãn, phản động chuẩn bị công phu, lên kế hoạch thực hiện bài bản. Bởi vậy, trước những sản phẩm truyền thông xấu độc trên không gian mạng, người dùng MXH, nhất là cán bộ, đảng viên, công dân yêu nước cần giữ thái độ bình tĩnh, không hoang mang, dao động. Chúng ta tuyệt đối không bàng quan, vô cảm trước sự tấn công của các loại thông tin xấu độc, nhưng cũng cần tránh phản ứng thái quá kiểu đôi co, cãi vã, chửi bới phản cảm. Bởi, đôi co, chửi bới trên MXH cũng là cách gián tiếp giúp các đối tượng chống phá đánh bóng tên tuổi, tăng lượt view, like cho các sản phẩm truyền thông độc hại của chúng. Với không ít đối tượng, đây là cách kiếm tiền bất chấp đạo lý.

Cách tốt nhất để bài trừ thông tin xấu độc là nhất quán quan điểm lấy xây để chống, lấy cái đẹp dẹp cái xấu. Khi Quân đội ta là một khối thống nhất cao về tư tưởng, vững mạnh từ mỗi chi bộ, cơ quan, đơn vị, từ mỗi cán bộ, chiến sĩ, thì không một thế lực nào có thể phá vỡ được sức mạnh đoàn kết, thống nhất được hun đúc từ truyền thống vẻ vang Bộ đội Cụ Hồ.

Lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong LLVT, các cấp hội cựu chiến binh, các tổ chức cơ sở đảng và hệ thống chính trị các cấp... cần thường xuyên, liên tục giáo dục, nhắc nhở, nâng cao ý thức và văn hóa dùng MXH cho cán bộ, chiến sĩ, cựu chiến binh, đảng viên, công nhân viên chức, đoàn viên, thanh niên, sinh viên, học sinh... Để có biện pháp đấu tranh phù hợp, cán bộ chức năng các cấp cần phân tích, quy nạp các nội dung, phương thức, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch thành các vấn đề, thông qua các hình thức tuyên truyền giúp cán bộ, chiến sĩ và công chúng nhận rõ bản chất, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Đó cũng là biện pháp giúp người dùng MXH có trách nhiệm, nâng cao ý thức cảnh giác, nâng cao khả năng miễn nhiễm trước sự xâm nhập, tấn công của các thông tin xấu độc, sai trái, chặn đứng mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.

“Gắp lửa bỏ tay người” là thành ngữ, cách nói ẩn dụ để lên án những kẻ có hành vi đặt điều, vu khống, gieo tai vạ cho người khác một cách đê tiện, độc ác, bất chấp đạo lý. Từ xa xưa, ông bà ta đã răn dạy con cháu, đặt điều, vu oan giá họa là một loại trọng tội, trời không dung, đất không tha. Thấu hiểu như thế để người dùng MXH tự nâng cao ý thức, đừng ai tỏ thái độ a dua, tán dương, hùa theo những thứ rác rưởi, độc hại, phản văn hóa trên không gian mạng.../.

 

 

Cảnh giác chiêu trò giả mạo từ thiện trên mạng xã hội

Hiện nay, nhiều đối tượng đã tạo lập các trang mạng xã hội, với danh nghĩa hoạt động từ thiện để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của các nhà hảo tâm. Đây là thủ đoạn mới mà Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) cảnh báo người dân.

Người dân cần cảnh giác với những bài đăng trên mạng xã hội kêu gọi từ thiện

Mới đây nhất, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh Hà Nam, bắt giữ Trần Văn Lâm (23 tuổi, ngụ tỉnh Hà Nam) để điều tra về hành vi lập fanpage Facebook kêu gọi người dân ủng hộ tiền từ thiện rồi chiếm đoạt.

Kết quả điều tra xác định, từ tháng 9/2020, Lâm lập trang fanpage Facebook "Hỗ trợ trẻ em" và đăng gần 250 bài viết kêu gọi cộng đồng mạng giúp đỡ các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, chủ yếu là câu chuyện về các cháu nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo. Tin vào những thông tin này, đã có hàng ngàn nhà hảo tâm gửi tổng số tiền hơn 6,6 tỉ đồng đến tài khoản ngân hàng do Lâm tạo lập, quản lý.

Tại cơ quan công an, Lâm khai nhận còn điều hành 7 trang fanpage Facebook khác nhằm mục đích tương tự gồm: "Quỹ bảo trợ trẻ em", "Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam", "Phật tại tâm", "Chia sẻ yêu thương kết nối yêu thương", "Quan thế âm bồ tát", "Chia sẻ yêu thương", "Kết nối yêu thương"... đã bị cơ quan chức năng triệt phá.

Ngoài Trần Văn Lâm, thời gian qua còn rất nhiều đối tượng khác đang dùng thủ đoạn là: Tạo lập các trang mạng xã hội (chủ yếu trên Facebook), sau đó đăng tải các bài viết, tạo dựng những nội dung không có thật về một số hoàn cảnh đang gặp khó khăn, hoạn nạn cần được giúp đỡ; hoặc giả mạo các trang mạng xã hội chuyên làm từ thiện được nhà nước cho phép. 

Sau đó, đối tượng đăng tải các bài viết, kêu gọi cộng đồng mạng giúp đỡ; hoặc sử dụng các bài báo viết về các hoàn cảnh khó khăn đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng để dẫn nguồn trên Fanpage Facebook, rồi xen cài số tài khoản ngân hàng tiếp nhận từ thiện do các đối tượng tự tạo lập quản lý, để tiếp nhận nguồn tiền ủng hộ.

Chúng ta ai cũng mang sẵn trong mình sự đồng cảm, với những mảnh đời nghèo khổ, những đứa trẻ đói khát, những số phận gian truân. Trong thời đại của truyền thông xã hội, thì truyền thống lá lành đùm lá rách lại càng có cơ hội lan toả dễ dàng; bởi nó không còn là câu chuyện riêng ai. 

Thế nhưng, đây cũng là mảnh đất màu mỡ để bọn tội phạm lợi dụng, “đánh” vào lòng trắc ẩn của người dân, thu về số tiền không hề nhỏ.

Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, theo quy định pháp luật, dùng thủ đoạn gian dối: giả danh cơ quan tổ chức, nạn nhân, đưa ra các thông tin gian dối để có được tài sản của các nhà hảo tâm; sau đó chiếm đoạt từ 2 triệu đồng trở lên có thể xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngoài ra, nếu người nào đứng ra kêu gọi quyên góp từ thiện, họ đưa ra những thông tin gian dối là đã trao, tặng. Song thực tế, họ không thực hiện hoặc lợi dụng uy tín để nhận tiền của người khác, sau đó gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt một phần tiền; hoặc toàn bộ số tiền đó, thì đây là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, theo quy định tại điều 175 bộ luật hình sự năm 2015, với số tiền từ 4 triệu đồng trở lên.

Không chỉ thiệt hại về tiền của, thời gian của những nhà hảo tâm, sau những vụ việc lừa đảo, niềm tin về lòng tốt trong xã hội chẳng những không được bồi đắp, mà còn mai một. Đó là một thực trạng đáng buồn, đáng lên án. 

Nhưng cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, trách nhiệm của những vụ việc này, không chỉ dành cho đối tượng lừa đảo, mà còn từ sự cả tin, thiếu kiểm chứng, xác thực từ các nhà hảo tâm. Do đó, để lòng tốt được trao gửi đúng chỗ, những người có tấm lòng thiện nguyện nên lựa chọn các quỹ, chương trình từ thiện do Nhà nước, đoàn thể, quỹ xã hội, quỹ từ thiện được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đứng ra tổ chức. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cần báo cho cơ quan Công an gần nhất để kịp thời xử lý.