Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2023

Nhìn rõ âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động chống phá trên địa bàn Tây Nguyên

 Tại hội nghị báo cáo viên Trung ương ngày 16/6, liên quan vụ nhóm đối tượng trang bị vũ khí, tấn công trụ sở UBND xã Ea Ktur và Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk ngày 11/6 làm 4 cán bộ Công an xã hy sinh, 2 cán bộ xã và 3 người dân thiệt mạng, 2 cán bộ Công an xã bị trọng thương, Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết: Với tinh thần quyết liệt tấn công truy bắt bằng được các đối tượng, lực lượng Công an đã bắt giữ trên 50 đối tượng trực tiếp tham gia vào vụ việc, thu được nhiều vũ khí, giải cứu tuyệt đối an toàn 3 con tin.

Qua khai thác ban đầu, số bị bắt giữ phần nhiều là đối tượng trẻ, thực hiện hành vi do bị xúi giục, kích động qua không gian mạng và bị kích động chia rẽ giữa người Kinh với người dân tộc thiểu số. Theo đánh giá bước đầu, nguyên nhân do âm mưu của các thế lực thù địch, đối tượng FULRO lưu vong kích động một số người dân tộc thiểu số chia rẽ với người Kinh, gây mất trật tự tại địa bàn và gây tiếng vang ở nước ngoài. Vấn đề này, lực lượng Công an đang tiếp tục điều tra, làm rõ.
Âm mưu đằng sau những luận điệu xảo trá
Lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm kích động ly khai ở các vùng dân tộc thiểu số, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc là âm mưu mà các thế lực thù địch thường xuyên thực hiện nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Những năm gần đây, ở nước ngoài, các tổ chức FULRO lưu vong như: “Hội những người miền núi” (MFI); “Nhân quyền người Thượng” (MHRO); “Người Thượng thống nhất” (UMP)... ra sức tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam với chiêu bài kích động người dân Tây Nguyên đấu tranh đòi thành lập nhà nước độc lập.
Ở trong nước, tàn dư của lực lượng FULRO có dấu hiệu hoạt động trở lại khi chúng lợi dụng các hiện tượng tôn giáo mới như “Hà Mòn”, “Bơ khắp Brâu” để truyền bá mê tín dị đoan và kích động phá hoại, gây phức tạp tình hình an ninh, trật tự xã hội ở một số địa phương. Điểm đáng chú ý trong luận điệu của các tổ chức phản động lưu vong và số đối tượng xấu là tuyên truyền “đất Tây Nguyên là của người Thượng”, kích động người dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên “đuổi người Kinh về đồng bằng” vì “người Kinh cướp đất của đồng bào trên chính quê hương của mình”…
Đây không chỉ là luận điệu cố tình phủ nhận chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước mà còn nhằm chia rẽ mối đoàn kết giữa người Kinh với người dân tộc thiểu số, tạo ra các vụ đòi đất, biểu tình, bạo loạn, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Âm mưu, thủ đoạn chống phá của các tổ chức phản động và các đối tượng xấu ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Chúng sử dụng các thủ đoạn để chống phá trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội, kinh tế, quốc phòng, an ninh. Bằng nhiều phương thức, các lực lượng phản động tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của Đảng, Nhà nước ta dành cho khu vực Tây Nguyên. Chúng lợi dụng những thiếu sót trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, những khó khăn trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số để xuyên tạc đường lối, chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng, Nhà nước hòng gây sự hoài nghi, chia rẽ trong đồng bào.
Chúng tìm mọi cách vừa tuyên truyền xuyên tạc, vừa khoét sâu mâu thuẫn giữa người Kinh với người Thượng, lợi dụng một số cán bộ địa phương có sai lầm, khuyết điểm để kích động đồng bào tụ tập đấu tranh, gây rối, biểu tình. Lợi dụng và xoáy sâu vào vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, đất đai, xem đây là những “ngòi nổ” để kích động tư tưởng ly khai, tự trị, “bài Kinh”. Trên phương diện quốc tế, các tổ chức phản động lưu vong và các đối tượng xấu triệt để lợi dụng Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị để tuyên truyền xuyên tạc. Lợi dụng các diễn đàn quốc tế vu cáo Việt Nam “đàn áp, diệt chủng người dân tộc ở Tây Nguyên”, kêu gọi Mỹ, Liên hiệp quốc can thiệp, gây sức ép ngoại giao với Việt Nam.
Phương thức hoạt động của các tổ chức phản động lưu vong và số đối tượng xấu thường được tiến hành theo các bước như: Tuyên truyền, lôi kéo, mua chuộc, dụ dỗ, đe dọa, kích động người dân đi theo bọn chúng; lợi dụng tôn giáo, lập ra tổ chức tôn giáo phi pháp và thông qua truyền đạo để vận động ly khai; lợi dụng những mâu thuẫn trong nhân dân, những thiếu sót trong thực hiện chính sách dân tộc của Nhà nước ta, tổ chức bạo loạn, biểu tình, khiếu kiện. Đồng thời, vu cáo Nhà nước ta kỳ thị, phân biệt đối xử, đàn áp đối với các dân tộc thiểu số; gieo rắc mâu thuẫn giữa các dân tộc thiểu số với người Kinh, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tăng cường hoạt động trên các diễn đàn quốc tế, kể cả các diễn đàn của Liên hiệp quốc để khuếch trương thanh thế, xuyên tạc chính sách dân tộc của Việt Nam.
Nêu cao cảnh giác, đấu tranh với các hành vi kích động chống phá
Trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam đã luôn chứng tỏ với cộng đồng quốc tế là một dân tộc có truyền thống lịch sử lâu đời về tinh thần đoàn kết, bình đẳng và tương trợ lẫn nhau. Ngày nay, các nguyên tắc và quy định về bình đẳng và không phân biệt chủng tộc liên quan đến thành phần dân tộc không những được ghi trong Hiến pháp mà còn được cụ thể hóa trong các luật, văn bản dưới luật khác có liên quan và được triển khai thực hiện trong thực tiễn, thông qua nhiều chính sách, chương trình quốc gia nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện phát triển bình đẳng trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 18/1/2002 của Bộ Chính trị khóa IX “Về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010” và Kết luận số 12-KL/TW, ngày 24/10/2011 của Bộ Chính trị khóa XI “Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020”, kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên đạt được nhiều kết quả khá toàn diện. Quy mô kinh tế được mở rộng, năm 2020 đạt khoảng 287 nghìn tỷ đồng, gấp khoảng 14 lần năm 2002. GRDP bình quân giai đoạn 2002-2020 là 7,98%, cao nhất trong các vùng. GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 48,08 triệu đồng/người/năm, gấp 10,6 lần năm 2002. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ. Công nghiệp phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt 12,79%, cao hơn bình quân cả nước (11,54%) và cao nhất trong 6 vùng kinh tế-xã hội.
Đóng góp của khu vực công nghiệp tăng từ 11,58% năm 2002 lên 17,98% năm 2020. Văn hóa-xã hội có nhiều tiến bộ; hệ thống giáo dục, đào tạo được đầu tư đồng bộ; mạng lưới y tế được củng cố (từ năm 2010 đến 2020, số bệnh viện tăng từ 75 lên 90, có trạm y tế ở tất cả các xã, phường, số giường bệnh tăng từ 8.647 lên 14.742)… Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt. Công tác an ninh, quốc phòng được tăng cường, củng cố.
Hiện nay, bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước có những diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo; đan xen cả thời cơ và thách thức, thuận lợi và khó khăn đối với sự nghiệp đổi mới nói chung và đường lối xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc nói riêng. Lợi dụng quá trình mở cửa, hội nhập, các thế lực thù địch đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hòa bình”, kích động tư tưởng ly khai, chia rẽ dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở nước ta; khoét sâu các mâu thuẫn, gây xung đột xã hội, kích động nhân dân tụ tập đông người bất hợp pháp, bạo loạn, làm mất ổn định chính trị - xã hội.
Với các hoạt động đó, các thế lực thù địch, phản động tìm cách chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân; đối lập nhân dân với lực lượng vũ trang; chia rẽ các dân tộc, tôn giáo, phá hoại khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; kích động chống đối, làm suy yếu sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Những vấn đề đó đang là những thách thức đối với “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” và sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội ở nước ta hiện nay.
Vụ việc xảy ra tại xã Ea Ktur và Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk ngày 11/6 gây hậu quả nghiêm trọng về nhân mạng con người, ảnh hưởng xấu tới an ninh, trật tự tại địa phương, cho thấy tính chất côn đồ, man rợ của những kẻ gây án. Âm mưu của các tổ chức thù địch, phản động đằng sau vụ việc này như thế nào đang tiếp tục được cơ quan chức năng làm rõ. Với người dân, việc tuyên truyền giúp bà con nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá Việt Nam là rất cần thiết và phải được tiến hành thường xuyên nhằm nêu cao ý thức cảnh giác, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn sự phá hoại của chúng, chung tay bảo vệ chế độ, bảo vệ cuộc sống bình yên của đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng, của nhân dân Việt Nam nói chung.

Thực chất của thủ đoạn chống phá từ hiện tượng cá biệt quy kết thành bản chất

 

Thủ đoạn chống phá quy kết những hiện tượng cá biệt thành bản chất tuy không mới, nhưng cũng không thể xem nhẹ, coi thường vì nó dễ khiến người khác hiểu sai, gây tâm lý hoang mang, mất niềm tin. Do đó, cần có những biện pháp hợp lý để đấu tranh ngăn chặn.

Từ hiện tượng cá biệt quy kết thành bản chất tuy là thủ đoạn không mới, nhưng vô cùng nguy hiểm. Những thế lực sử dụng thủ đoạn này hoặc là thiếu hiểu biết về việc xem xét bản chất của sự việc (trường hợp này không nhiều), hoặc là cố tình lờ đi nguyên tắc xem xét, đánh giá bản chất của sự việc từ những hiện tượng đơn lẻ (trường hợp này là nhiều). Do đó, họ đã quy kết, đồng nhất hiện tượng với bản chất. Đây thực chất là thủ đoạn xuyên tạc, thổi phồng kiểu “vơ đũa cả nắm” với mưu đồ chống phá. Dễ dàng nhận thấy mục đích đằng sau thủ đoạn này là các thế lực thù địch muốn quy chụp, vu cáo những sai lầm, hạn chế của Đảng và Nhà nước ta từ những vụ, việc cụ thể, cá biệt thành hiện tượng phổ biến, có tính quy luật nhằm làm trầm trọng hơn vấn đề, khoét sâu thêm những khuyết tật đã có. Mục đích sâu xa của thủ đoạn này là nhằm hạ thấp năng lực lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước ta, cổ xúy và thúc đẩy tình trạng phản đối, khiếu kiện, chống phá Đảng, Nhà nước, chính quyền của một bộ phận nhân dân kém hiểu biết, bản lĩnh chính trị không vững vàng; từ đó mưu toan hướng lái sự phát triển của Việt Nam theo con đường mà các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị cho là “tối ưu nhất” - con đường phát triển tư bản chủ nghĩa.

Có thể thấy rõ sự phiến diện, sai lầm trong cách quy kết đó. Chúng ta không phủ nhận những sai lầm, hạn chế, khuyết điểm từ những hiện tượng mà các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã đưa ra, song điều nguy hại là ở chỗ nó đã bị xuyên tạc, bóp méo qua lăng kính chủ quan với mưu đồ chống phá nguy hiểm. Ví như, từ sự quy chụp sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu mà quy kết là sự “cáo chung” của lý luận về chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Mặc dù Liên Xô và các nước Đông Âu là những nước tiêu biểu về xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực ở thế kỷ XX, nhưng sự sụp đổ không phải là sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa với tính cách là hình thái kinh tế - xã hội mà loài người hướng đến. Nguyên nhân của sự sụp đổ đó không phải là do những sai lầm cố hữu của chủ nghĩa Mác mà “bắt nguồn từ chủ nghĩa giáo điều và xét lại trong đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức của Đảng cầm quyền, cùng sự phản bội của một số người lãnh đạo cao nhất ở đó đối với những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin”. Hơn nữa còn do cả sự phản bội của một số lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Liên Xô lúc bấy giờ đúng như lời thú nhận của M.X. Goóc-ba-chốp được A.P. Sê-vi-a-kin công bố trong cuốn sách nổi tiếng “Bí ẩn diệt vong của Liên Xô - lịch sử những âm mưu và phản bội năm 1945 - 1991”. Đó là: “Mục tiêu của toàn bộ cuộc đời tôi là tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. Chính vì để đạt được mục tiêu này, tôi đã sử dụng địa vị của mình trong Đảng và trong Nhà nước. Khi trực tiếp làm quen với phương Tây, tôi đã hiểu rằng tôi không thể từ bỏ mục tiêu chống cộng sản đặt ra. Và để đạt được nó, tôi đã phải thay đổi toàn bộ Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Liên Xô và Xô-viết tối cao cũng như Ban Lãnh đạo ở tất cả các nước Cộng hòa. Tôi đã tìm kiếm những người ủng hộ để hiện thực hóa mục tiêu đó, trong số này đặc biệt có A.Ya-kốp-lép, Sê-vát-nát-de...”.

Từ tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là tình trạng tham nhũng mà các thế lực thù địch, phản động quy kết cả đội ngũ cán bộ, đảng viên của nước ta thoái hóa, biến chất hay Đảng ta không có khả năng đấu tranh chống tham nhũng, Đảng chỉ dám đánh “con tôm, con tép”. Thực tiễn cho thấy, chúng ta không thể phủ nhận tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong những năm gần đây có những biểu hiện ngày càng nghiêm trọng, nhưng số cán bộ, đảng viên vi phạm chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số cán bộ, đảng viên trên cả nước. Ngoài những cán bộ có biểu hiện tiêu cực, có rất nhiều cán bộ, đảng viên luôn vững vàng về bản lĩnh chính trị, nêu cao trách nhiệm cống hiến vì xã hội, vì cộng đồng và có đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước, được nhân dân tin tưởng, yêu mến và tôn vinh. Những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của đất nước, thời gian qua không thể không kể đến sự đóng góp của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong cả nước. Họ không chỉ lãnh đạo, quản lý đất nước, mà thực sự còn là cầu nối giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, là nơi gửi gắm niềm tin yêu, sự tôn trọng của nhân dân.

Trước tình trạng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước còn nhiều hạn chế, tăng trưởng kinh tế còn chậm, các thế lực thù địch quy kết rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã mất vai trò lãnh đạo, đường lối đổi mới của Việt Nam không thành công. Đó thực chất là những luận điệu chủ quan, duy ý chí, thể hiện rõ mưu đồ quy chụp. Để đánh giá đúng vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hay kết quả của công cuộc đổi mới đất nước, cần có cái nhìn khách quan, công tâm, trên tinh thần khoa học, biện chứng mới thấy rõ hết được. Chúng ta không phủ nhận rằng, hiện nay Việt Nam vẫn còn là một nước đang phát triển, mức độ tăng trưởng thấp hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nhưng nhìn lại cả chặng đường đã đi qua, nhất là từ khi đổi mới đến nay, chúng ta mới thấy hết được những bước phát triển vượt bậc của đất nước. Điều này đã được đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Việc thực hiện đường lối đổi mới đã đem lại những chuyển biến rõ rệt, hết sức sâu sắc và tích cực ở Việt Nam: kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất được tăng cường; nghèo đói giảm nhanh, liên tục; đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng; thế và lực của quốc gia được tăng cường; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được củng cố”. Đó là những bằng chứng thuyết phục để khẳng định vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định đường lối đổi mới của Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, vừa phù hợp với quy luật khách quan, vừa đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đây cũng chính là căn cứ thực tiễn sinh động để phản bác những thủ đoạn chống phá tinh vi của các thế lực thù địch, trong đó có thủ đoạn quy kết những hiện tượng đơn lẻ, cá biệt thành bản chất.

Thủ đoạn qui nạp từ hiện tượng cá biệt quy kết thành bản chất

 Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị luôn tìm mọi cách chống phá Việt Nam. Một trong những thủ đoạn quen thuộc mà chúng thường sử dụng là quy kết hiện tượng cá biệt thành bản chất nhằm vu cáo, xuyên tạc, làm trầm trọng hóa tình hình.

Chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng là mục tiêu lâu dài, xuyên suốt của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị. Để thực hiện mục tiêu đó, các thế lực chống phá thường theo dõi rất sát diễn biến về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của nước ta. Do vậy, mỗi khi có vấn đề nào đó xảy ra hay có hiện tượng nào đó phát sinh, các thế lực nhanh chóng quy kết, chụp mũ để nâng cao quan điểm, thổi phồng, bóp méo sự thật. Đó là bản chất của thủ đoạn quy kết các hiện tượng cá biệt thành bản chất rồi lớn tiếng quy chụp, rêu rao nhằm tạo sự chú ý của dư luận, dọn đường cho các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị thực hiện các mưu đồ chống phá.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, hiện tượng là phạm trù chỉ sự biểu hiện ra bên ngoài của các sự vật; còn bản chất là phạm trù chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật. Hiện tượng và bản chất là một cặp phạm trù có mối quan hệ biện chứng, trong đó bản chất luôn luôn được bộc lộ qua hiện tượng, còn hiện tượng nào cũng là sự biểu hiện của bản chất ở mức độ nhất định; không có bản chất tồn tại thuần túy ngoài hiện tượng, đồng thời cũng không có hiện tượng nào mà không biểu hiện bản chất. Nhấn mạnh sự thống nhất này, V.I. Lê-nin chỉ rõ: “Bản chất hiện ra. Hiện tượng là có tính bản chất”.

Vì bản chất là cái tất nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng là cái không ổn định, không quyết định sự vận động, phát triển của sự vật. Do vậy, nhận thức không chỉ dừng lại ở hiện tượng, mà phải tiến đến bản chất của sự vật. Điều này cũng được V.I. Lê-nin chỉ rõ như sau: “Cái không bản chất, cái bề ngoài, cái trên mặt, thường biến mất, không bám “chắc”, không “ngồi vững” bằng bản chất”(2). Luận điểm này có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong việc nhận thức bản chất của sự vật. Đó là, không thể xuất phát từ những hiện tượng cá biệt, đơn lẻ mà quy kết là bản chất của sự vật bởi đây là biểu hiện của bệnh chủ quan, duy ý chí của chủ thể nhận thức.

Trong thời gian qua, những kẻ phản động, cơ hội chính trị hoặc do thiếu hiểu biết, hoặc cố tình lờ đi những nguyên tắc phương pháp luận trong nhận thức bản chất của sự vật nên thường xuyên dùng chiêu bài quy chụp hiện tượng cá biệt thành bản chất. Điển hình như những sự việc sau:

1 - Xuất phát từ sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô mà quy kết cho sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội với tính cách là một học thuyết khoa học.

Năm 1991, chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô sau hơn 74 năm ra đời đã sụp đổ, kéo theo sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu. Đây được coi là “chấn động chính trị khủng khiếp nhất thế kỷ XX” và là cái cớ để các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lên tiếng quy chụp, phủ nhận lý luận về chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác - Lê-nin là ảo tưởng, sai lầm. Đối với Việt Nam, một số thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị ở nước ngoài đã lên tiếng quy chụp “Việt Nam đang bế tắc không chỉ về kinh tế, mà còn về tinh thần. Không ai còn tin vào chủ nghĩa Mác nữa”; hay con đường xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang xây dựng chính là “một khúc cong của lịch sử, là đoạn vòng vèo đầy đau khổ đi lên chủ nghĩa tư bản”...

2- Từ tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên mà quy kết cả đội ngũ cán bộ, đảng viên “thoái hóa”, “biến chất”.

Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên cũng được coi là một cái cớ để các thế lực nắm lấy nhằm thổi phồng, quy chụp đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta. Từ hiện tượng một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện vi phạm, bị xử lý kỷ luật, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lớn tiếng quy chụp rằng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Việt Nam hiện nay đã “thoái hóa về tư tưởng, suy đồi về phẩm chất đạo đức, lối sống, không giữ được “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” như lời dạy của Bác Hồ”.

Từ những lập luận kiểu quy chụp hiện tượng thành bản chất nêu trên, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị còn rêu rao rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam không thể đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái thành công vì Đảng cũng suy thoái, tham nhũng”. Những phần tử phản động đã ra sức bài xích chế độ một đảng của Việt Nam, lên tiếng kêu gọi Việt Nam phải đi theo con đường đa đảng, tam quyền phân lập vì “Chỉ có thể chống tham nhũng khi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập” để kiểm soát quyền lực”.  Nguy hại hơn, các thế lực thù địch còn võ đoán bằng những luận điệu hết sức thâm hiểm: “Trước tình hình cai trị độc tài, không hiệu quả của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân không thể chịu đựng được nữa, đang đứng lên để chống đối những sai lầm đó, đứng lên đòi nhân phẩm, nhân quyền dân chủ. Càng ngày càng có nhiều người đấu tranh, người trước, kẻ sau, càng ngày càng đông”.

3- Xuất phát từ những hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mà quy kết Đảng Cộng sản Việt Nam “mất hết vai trò lãnh đạo”.

Trong thời gian qua, từ những hạn chế của công cuộc đổi mới, nhất là mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 mà Việt Nam đặt ra cách đây nhiều năm đã không đạt được, các thế lực thù địch lên tiếng đổ lỗi cho Đảng ta lãnh đạo đất nước không hiệu quả. Trên nhiều diễn đàn, nhất là mạng xã hội, với danh nghĩa đứng về phía nhân dân, các phần tử cơ hội chính trị đã lớn tiếng rêu rao “Đảng Cộng sản Việt Nam đã hết vai trò lãnh đạo” và lên tiếng khuyên Việt Nam cần phải đi theo mô hình “xã hội dân chủ”, thực hiện chính sách “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”!

Những luận điệu này được rêu rao khắp nơi hòng làm giảm sút uy tín và phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào vai trò, vị thế và uy tín của Đảng.

Người dân Việt Nam cần nhận diện rõ thủ đoạn tinh vi ấy để nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức đấu tranh, góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng.

Sính ngoại là bản chất hay trào lưu?

 

Khi anh em chiến sĩ của chúng ta ngã xuống giữa thời bình, khi cả nước hướng về Tây Nguyên với sức mạnh khối đại đoàn kết. Quyết tâm truy quét đến cùng những kẻ "yêu nước", "yêu dân chủ", "yêu tự do", "đòi công bằng"... tuyệt nhiên im cả đống.

Tôi vẫn nhớ khi Nhà thờ Pháp hỏa hoạn, một số cư dân mạng Việt Nam nhanh chóng chia sẻ nỗi buồn với người dân Paris bằng hashtag PrayforParis.

Nhưng sao vài ngày rồi chưa thấy các anh chị có tiếng nói trên mạng mở mồm câu cầu nguyện cho các chiến sỹ, người dân ở Đắk Lắk?

Cũng là Tây, nhưng Tây lông thì đội lên đầu, Tây Nguyên thì im thin thít. Nằm im vậy chứ mai có sự kiện nào bên bển là lại ngổng đầu dậy vẫy đuôi ngay.

Thế mới thấy, người Pháp cũng là người Việt Nam mà? Nữ hoàng Anh cũng là người Việt Nam mà?

Thế mới nói, hoạn nạn rõ mặt anh hào. Liệu được mấy người thuộc diện "người của truyền thông", "người của công chúng"... ra mặt kêu gọi giúp đỡ chính quyền truy tìm, truy bắt các đối tượng gây ra vui việc đáng buồn ở Tây Nguyên. Trong khi đó, những người dân chân đất và không nổi tiếng thì lại chung sức đồng lòng cùng chiến sĩ vây bắt, truy đuổi các đối tượng để trả lại bình yên cho vùng đất này./.

Ảo vọng về “nhà nước Đề Ga tự trị”

 

Khi Liên Hợp Quốc đưa lực lượng UNTAC vào thực hiện giải pháp chính trị ở Campuchia, Fulro hầu như không còn chỗ dựa. Với sự chấp thuận của Hoa Kỳ, tháng 12/1992, toàn bộ số Fulro còn lại gồm 407 tên (kể cả phụ nữ và trẻ em) do Y Peng A Yun cầm đầu đã ra hàng UNTAC. Tại lễ hạ cờ đó, Y Peng A Yun đã chính thức tuyên bố chấm dứt hoạt động chính trị và vũ trang của Fulro, giao nộp vũ khí, và sau đó được người Mỹ đưa đi định cư ở bang Colorado. Tưởng rằng mọi chuyện đến đó là kết thúc. Thế nhưng, với ảo vọng điên cuồng của nhóm phản động người gốc Tây Nguyên do Ksor Kớk cầm đầu, dưới sự giật dây và hỗ trợ của các thế lực thù địch Việt Nam đã tiếp tục tạo nên sự bất ổn chính trị, trật tự trị an đối với vùng đất Tây Nguyên. Sau buổi lễ thành lập “Nhà nước Đề Ga” vào năm 2000 mà thực chất là kế hoạch vô vọng phục hồi lại Fulro cũ, từ Mỹ, Ksor Kơk đã chỉ đạo tay chân chuyển tài liệu về nước, tuyên truyền, mở rộng mạng lưới và gây dựng tổ chức. Chúng tôi tạm gọi tất cả những trò chính trị bẩn thỉu này của Kớk và những kẻ nấp phía sau y là một hệ thống mưu đồ đen tối và thù địch - là “âm mưu Tây Nguyên”.

Để hiểu thêm về cái gọi là “Nhà nước Đề Ga tự trị” ảo tưởng này, cũng cần nói thêm đôi chút về “ngài tổng thống tự phong” Ksor Kơk. Kơk là ai? Theo một số tài liệu và lời kể của một số nhân chứng, Ksor Kơk sinh năm 1943 tại làng Bon Broai, xã Yatul, huyện Ayun Pa, tỉnh Gia Lai. Năm 1958, y gia nhập phong trào BaJaRaKa. Năm 1964, Kơk đi Campuchia để tham gia tổ chức Fulro, lúc đó vừa mới thành hình. Tướng Y’Bham Ênuôl, thủ lĩnh Fulro, đã bổ nhiệm y làm đại diện tộc Jarai của khu vực Pleiku và Cheo Reo. Trong bảy năm tiếp sau đó, Ksor Kơk đầu quân cho quân đội Mỹ và phục vụ tại sư đoàn 4 bộ binh đóng ở Pleiku, nhưng y vẫn là người của Fulro. Khi Hoàng thân Norodom Sihanouk bị lật đổ năm 1970, tất cả quân số Fulro ở Campuchia đều bị sung vào các lực lượng của quân đội Cộng hòa Khmer do tướng Lon Nol chỉ huy. Bởi biến cố chính trị này của Campuchia mà Fulro đã nằm im trong giai đoạn 1970 - 1973. Giữa những năm 1971 - 1974, chính tướng Lon Nol đã gửi Ksor Kơk đi học tại trường sĩ quan tình báo Mỹ ở Okinawa và trường đào tạo sĩ quan phiên dịch tại Mỹ. Lợi dụng tình thế “nhất cử lưỡng tiện” này, tướng Y Bham Ênuôl đã cử Ksor Kơk làm đại diện của ông ta đối với Chính phủ Mỹ và Liên Hợp Quốc. Khi Fulro hồi phục, năm 1974, Ênuôl bổ nhiệm Ksor Kơk làm tổng tham mưu trưởng Fulro…

Để tiếp tục thực hiện ảo vọng đen tối của một kẻ mà suốt cuộc đời làm tay sai ngoại bang, từ giữa năm 1998, Ksor Kơk chỉ đạo cho một số cá nhân là người dân tộc thiểu số từ nước ngoài về móc nối với các phần tử phản động, quá khích tại vùng Tây Nguyên, phát tán tài liệu có nội dung kích động, chia rẽ đoàn kết dân tộc. Năm 2000, y đã cùng một số nhân vật lưu vong thành lập và ra mắt trên đất Mỹ cái gọi là “Nhà nước Đề Ga tự trị” và tự phong cho mình cái chức “tổng thống”, với mục đích chính là tạo cớ thu hút sự ủng hộ về mặt tài chính của các tổ chức phản động khác. Sau đó, tháng 2-2001, một bộ phận đồng bào dân tộc tại các địa phương vùng Tây Nguyên đã bị y và tay chân lôi kéo, xúi giục, dọa dẫm bắt tập trung đến trụ sở chính quyền tỉnh Gia Lai đưa ra những kiến nghị vô lý. Tại một số địa phương ở Đắc Lắc và các tỉnh khác tại Tây Nguyên cũng xảy ra các vụ gây rối tương tự. Rồi tiếp đó là sự kiện gây rối năm 2004 tại các tỉnh Tây Nguyên. Ai cũng biết, “tổng thống” Ksor Kơk là người đứng phía sau tất cả những vụ gây bất ổn đó. Và sau lưng Kơk là ai thì thiết nghĩ không cần phải nói thêm…

Tháng 8/2001, sau khi tổ chức những cuộc biểu tình, bạo loạn tại Tây Nguyên, Kơk đã mượn diễn đàn phát biểu ý kiến đại diện cho TRP tại tiểu ban LHQ về nhân quyền. Tháng 4/2002, Ksor Kơk cũng lại phát biểu trước Ủy ban LHQ về nhân quyền tại GeKsoneva rồi sau đó là tại hai cuộc điều trần về tự do tôn giáo tại Thượng viện và Hạ viện Ý tháng 10/2002. Năm 2003, y lại phát biểu tại Thượng viện Mỹ về vấn đề nhân quyền. Nội dung các cuộc điều trần này là xuyên tạc về tình hình cuộc sống của người dân tộc thiểu số Việt Nam và bóp méo các thông tin về các vùng dân tộc để chứng minh điều mà tên phản động lưu vong này gọi là “sự đàn áp của Chính phủ Việt Nam đối với người dân tộc”. Trong sự kiện ngày 10/4/2004, Ksor Kơk cũng tranh thủ sự chú ý của công luận để xuất hiện nhằm đánh bóng tên tuổi của mình. Y liên tục xuất hiện trên các diễn đàn quốc tế, trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài, ra tuyên bố trên các Website có tư tưởng thù địch với Việt Nam…

Kơk là ai? Chúng tôi thiết nghĩ không nên dành thêm ngôn từ để nói về kẻ phản lại chính dân tộc, tổ quốc và đồng bào của chính mình./.

Những kẻ xuyên tạc vô nhân tính

 

Như bà con đã biết, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công an và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Lắk cùng sự hỗ trợ tích cực của nhân dân huyện Cư Kuin, các lực lượng chức năng đã và đang khẩn trương truy bắt, điều tra, làm rõ vụ việc xảy ra ngày 11/6/2023 để xử lý nghiêm các đối tượng theo quy định của pháp luật. Hành động vi phạm pháp luật của các đối tượng trên đã khiến nhân dân cả nước nói chung và nhân dân, các dân tộc của tỉnh Đắk Lắk nói riêng rất phẫn nộ. Qua vụ việc này, cho thấy đây là hành vi có tổ chức, rất manh động, liều lĩnh, man rợ, mất nhân tính, gây mất an ninh trật tự nghiêm trọng.

Tuy nhiên, chà đạp lên những đau thương, mất mát mà các cán bộ, chiến sĩ Công an, người dân, thân nhân các gia đình tại Đắk Lắk đang phải gánh chịu và trong khi vụ việc đang được điều tra, làm rõ thì lợi dụng vấn đề này trên các trang mạng do các lực lượng phản động cầm đầu lại hò hét hả hê, tiếp tục ráo riết đăng tải các bài viết nhằm tuyên truyền sai sự thật, gây hoang mang dư luận, hướng lái người dân hiểu sai về vụ việc ở Tây Nguyên và đặc biệt nguy hiểm hơn là những luận điệu, lời lẽ xuyên tạc, kích động bạo lực, phá hoại. Trong đó đặc biệt là lũ kền kền bẩn thỉu đang đục nước béo cò, mang danh đại diện cho các cá nhân, tổ chức ở nước ngoài như Việt Tân, VOA, Nhật ký yêu nước, Tiếng dân, RFI... đã đăng rất nhiều tin, bài viết, video clip có nội dung xuyên tạc, lợi dụng vụ việc nhằm mục đích chống phá Đảng, Nhà nước, gây mất an ninh trật tự.

Cụ thể trên trang phản động Nhật ký yêu nước đăng tải “Bạo lực xấu hay tốt”,… Việt Tân đăng tải “Người thượng ở Tây Nguyên bị đẩy vào rừng sâu núi cao, người thượng biểu tình phản đối chính quyền kết hợp với doanh nghiệp lấy đất của dân",… Tiếng dân, VOA đăng tải các bài viết bịa đặt rằng chính quyền phân biệt sắc tộc, tranh chấp đất đai và đàn áp tôn giáo…. và hàng loạt các bài viết khác trực tiếp hoặc gián tiếp bóp méo sự thật về vụ việc trên. Đây chính là những luận điệu xuyên tạc cực kỳ nguy hiểm của các cá nhân, tổ chức này hòng bôi nhọ Đảng, Nhà nước; đồng thời đứng đằng sau đó là âm mưu lợi dụng vấn đề này để truyền tải các thông tin sai sự thật, làm cho quần chúng nhân dân hiểu sai về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, gây phẫn nộ trong tư tưởng quần chúng nhân dân và đặc biệt hơn tại các bài viết này trực tiếp lồng ghép các nội dung xúi dục, kích động quần chúng nhân dân, người đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên đứng lên biểu tình, sử dụng bạo lực gây rối.

Đây là một thủ đoạn không hề mới nhưng lại cực kỳ nguy hiểm của các thế lục thù địch, phản động từ trước đến nay, bởi giữa những thông tin thật và giả, giữa cái tốt và cái xấu đang bị đan xen từng giờ, từng phút trên không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội, sẽ rất dễ gây hiểu nhầm, tác động vào tâm lý, suy nghĩ của quần chúng nhân dân.

Chính vì vậy, quá trình tham gia các trang mạng xã hội, từng cá nhân cần chọn lọc thông tin, tỉnh táo trước những thông tin chưa được kiểm chứng, nhất là thông tin của các tổ chức, cá nhân phản động chống phá Đảng và Nhà nước; đồng thời mọi người dân cần bình tĩnh, đề cao cảnh giác khi tiếp cận thông tin, không bình luận thiếu tiêu cực, like hoặc chia sẻ các thông tin khi chưa rõ nguồn gốc. Luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và không để những kẻ xấu lợi dụng, kích động gây rối an ninh trật tự. Cuối cùng, tất cả chúng ta sẽ cùng chờ đợi những bản án nghiêm minh, đúng người đúng tội cho những kẻ gây ra tội ác thời gian vừa qua và tặng những "cú tát" vào mặt cho lũ kền kền bẩn thỉu đang “ăn bám xứ người” chống phá sự hòa bình của quốc gia, dân tộc./.

Cáo đã đặt chân vào chuồng gà nhà ta

 

Một kịch bản đang lặp lại, chúng đã hiện trên nhiều quốc gia vào những năm 60 của thế kỷ trước. Các bạn có biết là gì không? Đó là các “Đoàn hòa bình” do đế quốc Mỹ cử đến các nước bị Mỹ coi là không thân thiện. Đề làm gì? Để lôi kéo, để dọa nạt chính quyền và nhân dân nước đó tham gia vào những hoạt động bất kể ở đâu do Mỹ gầy dựng. Mục đích lật đổ và chiến tranh.

Gần đây ngài đại sứ Hoa Kỳ đương nhiệm ra sức cổ vũ cho cái tổ chức gọi là “Peace Corps”. Ngài đại sứ khoe rằng, chính anh trai của ngài đã từng tham gia trong cuộc chiến ở Việt Nam, ông ta chiến đấu ở vùng đất lửa Quảng Trị. Và đương nhiên, một khi nước Mỹ là bên thua cuộc thì cái ông anh trai của ngài đại sứ kia cũng hận lắm nhỉ (chẳng qua cũng là một anh lính bại trận). Song, người Việt chúng ta thông cảm với binh lính Mỹ, chẳng qua họ cũng bị chính quyền Mỹ thời ấy lôi kéo, bắt buộc. Nhiều cựu binh Mỹ sau chiến tranh đã sang thăm Việt Nam với thiện chí xóa bỏ hận thù, dân Việt ta hoan nghênh lắm lắm. Song nếu ông cựu binh từng đánh nhau ở Quảng Trị lần này sang Việt Nam để phụ họa thêm cho cái tổ chứ Peace Corps thì chúng tôi ghét. Nói vậy cho nó vuông.

Các bạn cứ tìm hiểu thêm về sứ mệnh của các tình nguyện viên do tổ chức Peace Corps cử sang thì lộ chân tướng ngay thôi mà. Tham gia dạy tiếng Anh cho lớp trẻ Việt Nam (còn nội dung bài giảng ấy là gì thì chỉ có trời biết, đất biết và chính phủ Mỹ biết), rồi đi làm “công tác dân vận”, tôi nói vậy cho dễ hiểu, chứ thực ra là tuyên truyền, để nhân dân ta quên đi chuyện chống đế quốc và bọn phản động.

Tôi chẳng hiểu nhà nước ta có quan điểm thế nào về vấn đề này? Song tôi cứ hiểu nôm na, rằng Mỹ không ném tiền qua cửa sổ bao giờ, “ông mà đưa chân giò thì bà tất phải thò chai rượu”. Cứ trông cái cách Mỹ chi tiền cho đám tay sai ở U-cà-rem thì biết. Mấy cái vũ khí ném đi thì những đồng đô-la quay lại để làm giàu cho đám tài phiệt.

Riêng đối với Việt Nam ta, thời gian gần đây chính quyền Mỹ ráo riết lôi kéo để chúng ta rơi vào vòng kiềm tỏa của Mỹ. Nói có sách, mách chứng đây nè. Thứ nhất, chính quyền Mỹ cho phép vùng lãnh thổ hải ngoại Hawaii, tuyên bố “Hoàng sa là của Việt Nam”, úi chà chà! Các bạn thấy có lạ không? Thứ hai, Mỹ mời người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam sang thăm Mỹ thêm lần nữa, để chứng tỏ cho thế giới (nhưng chủ yếu là cho Nga và Trung quốc) thấy tình cảm Việt – Mỹ thân thiện ghê chưa!

Thứ ba, đưa tập đoàn Boeing sang mở văn phòng đại diện ở Việt Nam, mong làm cho Việt Nam quên các loại máy bay Su-34, 35 gì đó của Nga đi. Thứ tư, chỉ đạo cho anh Japan phải mời bằng được Thủ tướng Việt Nam sang dự hội nghị G7 để Việt Nam xuất hiện trong buổi họp có mặt anh hề xứ U-cà-rem. Và con bài cuối cùng (nhưng chưa hết đâu) là dùng tổ chức Peace Corps để chống phá ta từ bên trong, làm cho nội bộ dân ta giảm lòng tin vào đảng và nhà nước. Một thực tế là nước Mỹ giàu lên luôn nhờ vào chiến tranh. Chiến tranh vừa mục đích vừa là phương tiện làm giàu của Mỹ.

Trong khi phát biểu về Peace Corps, ngài đại sứ ca ngợi hết lời về tình hữu nghị giữa hai nước (chứ không phải giữa hai dân tộc nhé, vì Mỹ là nước đa chủng tộc, nên có xây dựng tình hữu nghị thì cũng chẳng biết cùng ai?). Bạn gì mà kỳ ghê. Trong lúc bố của chúng cứ mở hết volume ca bài ca hữu nghị, thì đám con đẻ con hoang ở xứ đó cứ chửi bạn của bố rầm trời luôn.

Tôi có thể nói rằng, vụ bạo loạn vào ngày 11/06 vừa qua chẳng có bàn tay nào khác ngoài bàn tay của Mỹ. Bởi các tổ chức FULRO (thượng, hạ gì gì đó) hoạt động từ Campuchia đến miền tây Nam bộ, Tây nguyên và hạ Lào, đều do Mỹ tổ chức. Mỹ đã giải cứu 407 tên FULRO hoạt động ở Campuchia, đã ra đầu thú lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ vào năm 1992, rồi cho lập ở Mỹ một chính phủ đại diện cho các dân tộc Tây nguyên, cũng có một tên FULRO được đặt ngồi vào cái ghế tổng thống, đại khái như thế.

Nếu Mỹ thật lòng chìa bàn tay hữu nghị với Việt Nam thì không có những tổ chức ma quỷ như Việt Tân, các tên Việt gian công khai hoạt động chống phá Việt Nam trên đất Mỹ. Đó lại là một bằng chứng về cái cách mà Mỹ thường áp dụng – cây gậy và củ cà-rốt. Vụ bạo loạn ở Tây nguyên vừa qua có khi chỉ là một phép thử để tiến tới lật đổ chính quyền nhân dân của nước ta đó.

Khi Việt Nam mới trải quan mấy chục năm binh lửa, đất nước tan hoang, người dân thiếu cái ăn, cái mặc, đến nỗi nước Nga cũng chẳng khá khẩm hơn bao nhiêu, song vẫn nói “thôi, tôi thấy bạn khó khăn quá, tôi xóa cho bạn khoản nợ 13 tỷ USD đó”. Trong khi đó, cái chính phủ muốn làm hòa với ta thì bảo, “các ông khó khăn thì mặc các ông, chính quyền tay sai của tôi ngày xưa còn nợ tôi trên 140 triệu đô, bây giờ các ông phải trả nợ đậy cho nó”. Trả thì trả, dù còn khó khăn nhưng chúng ông đây cũng đách thèm của bố thí nhé!”.

Hỏi rằng, những người muốn kết thân với Việt Nam, có nước nào tổ chức được một kỷ niệm nhân 133 năm sinh nhật của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng tôi như nước Nga không? Từ nay, cứ đến ngày 19 tháng Năm, trên pháo đài tại St. Peterburg sẽ bắn một phát đại bác để nhắc cho người dân Nga nhớ về một vĩ nhân của thế giới bị áp bức. Thế đấy! Qua đây ta thấy ai mới là bạn nhỉ?

Tôi bức xúc thì nói vậy, chắc đảng Cộng sản và nhà nước ta cũng có quyềt sách gì đó chứ nhỉ. Thôi thì cứ tin là vậy./.

Phản bác luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch về vụ việc phức tạp tại Đắk Lắk

 

Vụ việc đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại xã Ea Tiêu và Ea Ktur huyện Cư Kuin, Đắc Lắc đang gây phẫn nộ trong dư luận cả nước. Khắp nơi, nhân dân đều lên án tính dã man của bọn tội phạm. Động cơ, mục đích xin chờ cơ quan chức năng điều tra kết luận nhưng nhìn hành vi thú tính giết hại cán bộ, nhân dân và lời khai “thấy người phải bắn hết...” của bọn tội phạm thì chỉ có những kẻ không có lương tri mới không căm phẫn.

Qua vụ việc, chúng ta cũng đã thấy sức mạnh phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc. Thể hiện bằng những hình ảnh người dân tham gia cùng lực lượng chức năng truy tìm, bắt giữ tội phạm và phục vụ hậu cần tại địa bàn. Điều đó thể hiện rõ nhất về tình quân dân gắn kết, đồng lòng, quyết tâm, diệt trừ bọn phá hoại trước, trong và sau lời kêu gọi tham gia phong trào tố giác tội phạm của chính quyền địa phương, qua đó cũng thể hiện rằng, đại đa số người dân vẫn tuyệt đối tin tưởng vào Đảng, chính quyền, ủng hộ, sát cảnh với lực lượng chức năng trong điều kiện có thể nhất. Nó thể hiện rất rõ cán bộ luôn biết dựa vào sức mạnh của quần chúng và lòng dân vẫn luôn chung sức, chung lòng mạnh mẽ, hiệu quả, tạo thành một thế trận thiên la, địa võng mà bọn tội phạm sẽ không có chốn dung thân.

Đi ngoài cuộc, bọn “khác máu, tanh lòng” như Việt Tân và các nhà “dân chủ cuội” đã tung ra nhiều thông tin, hình ảnh, video được chỉnh sửa, cắt ghép kèm lời bình khiếm nhã nhằm gây ra sự hoang mang trong dư luận, chúng tìm cách hướng lái vụ việc, tạo những giả thuyết sai lệch nhằm hướng lái dư luận chỉ trích chính quyền địa phương bằng thông tin cho rằng, nguyên nhân xuất phát từ việc “chính quyền cưỡng chế đất của người dân Cư Kuin”, “Cận cảnh CSCĐ đàn áp chiếm đất của người Thượng ở Đắk Lắk để giao đất dự án cho doanh nghiệp...”!, “công an đang “đụng đâu bắt đó”, “tra tấn, đánh đập dân gây bức xúc dư luận”…

Trước các luận điệu sai sự thật, xuyên tạc sau vụ tấn công hai trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, một số cá nhân thiếu hiểu biết cũng hùa theo, có những bình luận sai trái hoặc đặt những câu hỏi trên trang Facebook nhằm gây sự nghi ngờ, hoang mang. Những tin đồn, luận điệu sai trái trên mạng xã hội, các đối tượng tung ra nhằm làm cho người dân lo lắng, làm đảo lộn cuộc sống, gây ra nhiều hệ lụy trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm bất ổn đến tình hình an ninh, chính trị trên địa bàn. Đồng thời, các thông tin do các cá nhân, tổ chức đăng tải nếu lan truyền rộng rãi trong xã hội có thể gây ra sự hỗn loạn, mất ổn định của Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung. Những thông tin sai trái đó còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến các mặt công tác, ảnh hưởng đến hoạt động điều tra của cơ quan chức năng...

Thật nực cười, Việt Tân, các “nhà dân chủ cuội” đang cố tình lèo lái dư luận, “lập lờ đánh lận con đen” theo hướng khác với động cơ chống phá. Có điều, càng nói, chúng càng bộc lộ trước nhân dân sự lạc lõng, bản chất hèn hạ, vô cảm, vô tri. Sự đồng lõa với bọn giết người, phá hoại bình yên cuộc sống của người dân chính là tội ác. Điều này, sẽ bị nhân dân, đồng bào phỉ nhổ, khinh miệt mà thôi!./.

Đồng lòng loại trừ cái ác

 

Vụ tấn công ở Đắk Lắk hôm 11/6 diễn ra cùng hành vi tội ác man rợ, mất nhân tính, rất đáng lên án, cần được đấu tranh, xử lý nghiêm minh để loại trừ cái xấu, cái ác ra khỏi đời sống cộng đồng. Dư luận đã bàng hoàng khi biết tin vào rạng 11/6, các nhóm đối tượng sử dụng vũ khí tấn công manh động vào trụ sở UBND hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur thuộc huyện Cư Kuin. Tới nay, toàn bộ đối tượng cầm đầu và hầu hết các đối tượng tham gia trực tiếp vụ tấn công nêu trên đã bị bắt giữ. Bước đầu, cơ quan điều tra đã ra quyết định tạm giữ hình sự hơn 60 đối tượng và tiếp tục củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án.

Chưa tính tới yếu tố vi phạm pháp luật nghiêm trọng, việc lấy đi tính mạng của người khác, để con cái họ phải sớm thắt lên đầu vành tang trắng nhằm giúp bản thân có được cuộc sống sung sướng hơn là rất đáng lên án và cần phải trừng trị nghiêm khắc. Dù pháp luật có những quy định khoan hồng với những kẻ nhận thức được hành vi sai trái, ra đầu thú và ăn năn hối cải, nhưng chúng chắc chắn sẽ không thoát khỏi toà án lương tâm. Đây là hình phạt nghiêm khắc nhất mà con người có lương tri phải đối diện. Hình phạt ấy không có không gian, thời gian, nhưng tâm can thì nhức nhối cả đời, tiếng xấu thì để lại muôn đời.

Bên cạnh đó, vụ tấn công ở Đắk Lắk, theo đánh giá bước đầu, nguyên nhân là do âm mưu của các thế lực thù địch, một số đối tượng Fulro lưu vong kích động một số người dân tộc thiểu số chia rẽ người Kinh với dân tộc thiểu số gây mất trật tự và gây tiếng vang ở nước ngoài. Dù lực lượng Công an đang tiếp tục điều tra, làm rõ vấn đề này, nhưng thực tế cho thấy Tây Nguyên có vị trí địa chính trị quan trọng về nhiều mặt, lại là địa bàn có đầy đủ 54 dân tộc sinh sống, nhiều tôn giáo đang hoạt động, có yếu tố biên giới. Cho nên, các thế lực thù địch luôn tìm cách phá hoại, gây mất ổn định chính trị xã hội ở đây, bao gồm việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để xuyên tạc, kích động nhằm chống phá chính quyền.

Gần đây, các thế lực thù địch có chiều hướng chú trọng dùng “chất xúc tác” mới là lợi dụng việc khiếu kiện của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên về cưỡng chế đất đai tại một số huyện như Ea Súp, Cư Mgar… đưa tin vu cáo chính quyền Việt Nam cướp đất, tước “nhân quyền” của người dân tộc thiểu số. Nhưng phải khẳng định rằng đất bị thu hồi có nguồn gốc từ phá rừng, thuộc quy hoạch đất lâm nghiệp và việc chính quyền, các cơ quan nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất là đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Dẫu vậy, do không đủ trình độ và thiếu hiểu biết pháp lý, một số người dân đã bị dụ dỗ, tham gia hoạt động phản đối các quyết định cưỡng chế, thu hồi; yêu sách đòi chính quyền nếu thu hồi, phải bố trí đất tái định cư, đất sản xuất và bồi thường tài sản thỏa đáng hoặc cương quyết không trả đất cho chính quyền; thậm chí còn thực hiện các hành động hủy hoại tài sản của Nhà nước gây mất an ninh trật tự trên địa bàn. Sau đó, dưới lăng kính của các thế lực thù địch thì câu chuyện khiếu kiện đất đai thông thường trở nên méo mó, biến dạng, thay đổi bản chất, trở thành “vấn đề nóng”, đó là chính quyền đàn áp, vi phạm quyền tự do tôn giáo, nhân quyền của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Đây là những biến tướng mang màu sắc chính trị, cần phải hết sức cảnh giác.

Vụ tấn công ở Đắk Lắk ngày 11/6, một bản án nghiêm khắc nhất dành cho những kẻ thủ ác nhằm vào chính đồng bào mình bằng các hành vi man rợ, mất nhân tính là điều mà dư luận hoan nghênh. Bởi những gì chúng làm không chỉ coi thường pháp luật, mà còn làm xáo trộn cuộc sống bình yên nơi buôn làng, gây rối trật tự xã hội, chà đạp nên tình đoàn kết giữa các dân tộc, xâm phạm an ninh quốc gia. Nhưng nếu được chứng kiến hình ảnh thanh niên, bô lão chỉ có gậy gộc thô sơ vẫn luôn sẵn sàng tham gia truy bắt các đối tượng; các chị, các mẹ nấu cơm tiếp sức cho các tổ chốt chặn và lực lượng chức năng; người dân kêu gọi, hỗ trợ gia đình cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh có hoàn cảnh khó khăn… chúng sẽ hiểu rằng Tây Nguyên không chỉ là một địa danh, mà Tây Nguyên còn là máu thịt của đất nước.

Ở nơi là “phên giậu” phía Tây của Tổ quốc ấy, như trong thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku năm 1946, “đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, JRai hay Ê Đê, Sê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác đều là anh em ruột thịt... Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau… Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt”!./.

Nhiệm vụ "phò chính, trừ tà"

 

Tại Đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng”. Từ khi ra đời đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, nền báo chí cách mạng nước ta ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu xã hội.

Trong thời đại ngày nay, với khả năng dẫn dắt và định hướng dư luận, báo chí đã trở thành “quyền lực thứ tư” bên cạnh quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Lợi dụng sức mạnh của báo chí, các thế lực xấu, chống đối, cơ hội chính trị đã tung ra chiêu bài “tự do báo chí” để tiến hành các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Cùng với việc vu khống Việt Nam không có tự do báo chí, chúng tích cực tạo lập, điều hành các website, tờ báo có nội dung tiếng Việt để truyền bá những thông tin xấu, độc. Càng đến gần Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6), các đối tượng xấu càng đẩy mạnh rêu rao, lan truyền các thông tin sai lệch về đời sống báo chí Việt Nam.

Phải khẳng định rõ, báo chí Việt Nam là báo chí cách mạng. Báo chí là cơ quan ngôn luận của cơ quan đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của nhân dân. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Báo chí ta không phải để cho một số ít người xem mà để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền giải thích đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ”, “Báo chí của ta thì cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, cho hòa bình thế giới. Chính vì thế cho nên, tất cả những người làm báo (người viết, người in, người sửa bài, người phát hành...) phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ”. Bên cạnh chức năng thông tin, thông qua hoạt động của mình, báo chí còn có nhiệm vụ giữ vững ổn định chính trị của đất nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tại Việt Nam, không có chỗ cho những hoạt động báo chí mơ hồ về chính trị, nằm ngoài sự quản lý của Nhà nước.

Cùng với việc “phò chính”, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới, báo chí còn có nhiệm vụ “trừ tà”. “Trừ tà” ở đây là việc kịp thời phát hiện, vạch trần, đấu tranh với những cái xấu, cái ác trong xã hội; là việc kiên quyết loại trừ những kẻ lợi dụng danh nghĩa báo chí để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc. "Theo kết quả thống kê đến cuối năm 2022, nước ta có 127 cơ quan báo, 670 cơ quan tạp chí, 72 cơ quan đài phát thanh, truyền hình với 19.356 người được cấp thẻ nhà báo. Đây là lực lượng vô cùng hùng hậu để thực hiện nhiệm vụ báo chí".

Báo chí nước ta những năm qua đã thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới, qua đó góp phần mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa nước ta và bạn bè quốc tế. Đồng thời, báo chí làm tốt nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Nhiều vụ việc, vụ án lớn đã được báo chí phát hiện và kiến nghị cơ quan chức năng giải quyết. Tuy nhiên, trong lĩnh vực báo chí ở nước ta đã xuất hiện một số trường hợp vi phạm tôn chỉ, mục đích của các cơ quan báo chí, lợi dụng danh nghĩa báo chí để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật. Thậm chí, có lúc, có nơi đã xem nhẹ yêu cầu chính trị, chỉ chạy theo lợi ích kinh tế đơn thuần. Ở phía đối lập, các thế lực thù địch đang duy trì 63 đài phát thanh có chương trình tiếng Việt; hơn 400 báo, tạp chí và hàng ngàn trang blog, website để lan truyền thông tin sai trái, thù địch chống phá cách mạng Việt Nam. Đây chính là những thách thức mà báo chí nước ta phải đấu tranh.

 Những thách thức này đòi hỏi mỗi cơ quan báo chí và mỗi người làm báo phải không ngừng trau dồi, nâng cao bản lĩnh chính trị cũng như kỹ năng, kiến thức và đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới./.

Kền kền xuất hiện!

 

Thấy anh truyền tai nhau thấy nhân viên của tổ chức HRW xuất hiện ở Tây Nguyên mà thấy lạ quá. Bình thường có thấy mấy anh chị đến thăm cái vùng bazan này bao giờ đâu. Nay mới thoắt cái đã thầy lù lù, lầm lũi ngự ngay trước cửa rồi thêm cái thái độ chăm chú lắng nghe với đôi mặt lòng đen thì ít mà tròng mắt trắng dã mà thấy sợ.

Không rõ mấy tay kền kền của HRW xuất hiện ở đó với mục đích gì nhưng với lịch sử phá hoại, xuyên tạc chống Việt Nam thì tôi nghĩ chẳng có gì tốt đẹp cả.

Sự kiện Đắk Lắk xảy ra do những kẻ p.h.ản đ.ộ.n.g, những kẻ cực đoan gây ra đã tạo cơ hội cho đám kền kền này ngửi thấy và lập tức xông vào. Buồn thay, bên cạnh những kẻ đến từ bên kia bờ Thái Bình Dương còn có những kẻ máu đỏ da vàng tiếp tay, phục vụ chống để xuyên tạc, phá hoại Tổ quốc và quê hương mình.

Còn nếu nói về dân chủ, nhân quyền thì HRW hãy "chim cút" vì tổ chức này không đủ tư cách nói chuyện nhân quyền vời Việt Nam mà ngay cả Mỹ còn phải học theo Việt Nam cơ.

Những kẻ p.h.ả.n đ.ộ.n.g, k.h.ủ.n.g b.ố, cực đoan vừa qua ở Đắk Lắk nếu hành động trên đất Mỹ, chắc chắn không có cơ hội để nhìn thấy Mặt Trời mọc. Riêng ở Việt Nam chúng tôi cũng có pháp luật nhưng pháp luật đó luôn thể hiện tính nhân đạo, coi trọng quyền con người. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật và kẻ cầm đầu chủ mưu sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc.

Vậy nên xin mời các quý ngài HRW hãy quay về Mỹ mà thực thi nhiệm vụ!./.

Không thể che giấu bản chất

 

Đã từ lâu, cái tên VOA - Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, dường như khá quen thuộc với mọi người. Nhưng nguồn gốc ra đời của đài này như thế nào? Ai đứng đằng sau họ? Nguồn tài chính ở đâu? Và sứ mệnh của họ là gì thì có lẽ vẫn còn nhiều người chưa biết. VOA là một trong những cơ quan dưới quyền của Hội đồng quản lý phủ sóng - BBG. Mà BBG là một cơ quan thuộc Chính phủ Hoa Kỳ và nhận sự tài trợ của Chính phủ Hoa Kỳ. Thế nhưng VOA lại bị cấm phát thanh trực tiếp đến công dân Mỹ. Sứ mệnh của VOA là gây xáo trộn xã hội để kích động quấy rối an ninh ở Việt Nam. Không những thế, VOA còn liên tục phát tán những bản tin với nội dung ngụy biện và xuyên tạc rằng ở Việt Nam không có tự do, dân chủ, nhân quyền và điều đó là do độc đảng mà ra. Như vậy, cái “đuôi cáo” và cũng là cái đích mà đài này hướng đến là muốn thay đổi chế độ ở Việt Nam.

Bằng chứng là ngày 14/6/2023, trên trang facebook của đài này đã phát tán bài viết với tựa đề: Bạo động ở Đắk Lắk - Gốc rễ là người dân tộc không khuất phục, không quy thuận người Kinh? Nội dung bài viết này có đoạn: Một số người am hiểu vùng Tây Nguyên của Việt Nam nhận định với VOA rằng vụ bắn giết cán bộ công quyền xảy ra ở tỉnh Đắk Lắk hôm 11/6 có nguyên nhân gốc rễ là người dân tộc thiểu số không chịu để người Kinh “đồng hóa”, “thực dân hóa”. Trong thời đại toàn cầu hóa thông tin vậy mà VOA cố tình bịt tai, che mắt thiên hạ bằng giọng điệu của những kẻ tâm thần phân liệt mới dám xúc phạm người đọc, người nghe bằng một nhận xét hết sức ngớ ngẩn: “Một số người am hiểu vùng Tây Nguyên của Việt Nam nhận định với VOA rằng…” Viết báo kiểu này thì ai nghe, ai tin và bị cấm phát sóng ở Hoa Kỳ cũng là điều dễ hiểu.

Chưa hết, trong bài viết này, VOA còn đưa ra dẫn chứng của “một nhà thầu giấu tên”: Đây là vấn đề về ý thức hệ của người đồng bào dân tộc thiểu số. Người ta không khuất phục trước sự thay đổi của người Kinh. Người Kinh mang đến văn minh, người ta cơ cấu lại các đơn vị hành chính. Người dân tộc không thích nghi được cái đấy. Dẫn chứng ý kiến, nhận định, đánh giá về một vấn đề nào đó ở một quốc gia có chủ quyền nhưng lại nói là “một nhà thầu giấu tên”(?!). Nếu thực sự có một nhà thầu nào đó đã nói vậy thì đây hoàn toàn là ý kiến chủ quan, quy chụp một cách khờ khạo và ngây ngô, nhưng vô cùng thâm độc. Vì ý kiến này đã được chính VOA nhào nặn với mục đích là chống phá chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời kích động những phần tử xấu, đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị gây mất trật tự an toàn xã hội.

Theo thông tin từ Công an tỉnh Đắk Lắk, tính đến ngày 20/6, cơ quan chức năng đã tạm giữ hình sự 74 đối tượng có liên quan đến vụ tấn công trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur của huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Hành động dã man của chúng đã cướp đi sinh mạng của 9 người và một số người bị thương. Tại trụ sở công an, Y Tim Niê là một trong những đối tượng có hành vi man rợ nhất đã tự thú: Khi xông vào trụ sở UBND xã, chúng tôi đập vỡ cửa kính, bắn cán bộ, rồi dùng vũ khí thô sơ giết các nạn nhân và ném bom xăng để đốt phá UBND xã. Trên đường di chuyển, chúng tôi đã chặn xe, bắn chết lái xe và người dân khi gặp. Còn tên cầm đầu vụ tấn công là Y Thô Ayun đã khai: Chúng tôi nhận được chỉ đạo, nếu gặp cán bộ và Công an xã thì giết chết, cướp tài sản, súng đạn và đốt phá trụ sở.

Để tập hợp người cùng vũ khí, Y Thô Ayun chỉ chọn những người dân tin tưởng để tuyên truyền và hứa nếu ai tham gia thì sẽ có được cuộc sống giàu sang ở nước ngoài. Và mục đích cuối cùng của nhóm tội phạm này là làm mất an ninh trật tự để gây tiếng vang ở nước ngoài… Ấy vậy mà cũng trên trang facebook của VOA ngày 13/6/2023, lại phát tán bài viết có tựa đề: Giới quan sát - Tấn công vũ trang ở Đắk Lắk có gốc rễ sắc tộc, đất đai, tôn giáo. Trong bài viết này có đoạn: Việc nhóm vũ trang bắn chết người tại trụ sở cơ quan công quyền ở Đắk Lắk hôm 11/6 có nguyên nhân sâu xa từ việc phân biệt sắc tộc, tranh chấp đất đai và đàn áp tôn giáo. Nếu Nhà nước này không cải thiện được hành vi đối xử đối với người Tây Nguyên về đất đai, tự do tôn giáo và tôn trọng nhân quyền thì sẽ có rất nhiều vụ việc như thế xảy ra?

Thật là ngông cuồng đến mức trơ trẽn, trong khi đó, tại hội nghị báo cáo viên Trung ương tháng 6/2023, thông tin nhanh về vụ việc gây mất an ninh trật tự tại Đắk Lắk, Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Chánh văn phòng Bộ Công an đã khẳng định: Nếu không có đồng bào nhân dân tỉnh Đắk Lắk ủng hộ thì không thể trong một thời gian rất ngắn, lực lượng công an đã truy bắt được toàn bộ số đối tượng cầm đầu và hầu hết các đối tượng tham gia trực tiếp vụ việc… Và khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Vietnamnet, ông Y Pri Niê (SN1940), người dân tộc Ê Đê, già làng buôn Sút M’Đưng, xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk cho biết: Khi nghe con cháu kể lại vụ việc xảy ra tại trụ sở xã Ea Tiêu và Ea Ktur bị tấn công, tôi vô cùng bức xúc. Sự việc nêu trên được xem là đặc biệt nghiêm trọng, gây phẫn nộ trong nhân dân. Đặc biệt là các già làng, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc ở Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng.

Hành động của nhóm người này là có tổ chức và rất tàn ác nên phải xử lý thật nghiêm để răn đe người khác… Thành ngữ Việt có câu “ăn không nói có” là ám chỉ ai đó điêu ngoa, chuyên đặt điều, vu khống cho người khác. Và câu thành ngữ này hoàn toàn phù hợp VOA cùng những kẻ ăn theo nói leo là RFI, BBC, RFA. Từ xưa tới nay, người đặt điều, vu oan hoặc giá họa cho người khác đều là những kẻ xấu và không chỉ bị người thân ruồng bỏ mà cả giống nòi cũng khinh./.

Một số dân mạng Việt Nam dễ bị dắt mũi như thế nào


Một tài khoản Tiktok tự xưng là "Hoàng Hoàng Tử" lấy bừa ảnh của một bạn gái có chút tiếng tăm trên mạng xã hội là Nguyễn Ngọc Trầm. Sau đó vu cho bạn gái này là cháu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đồng thời là tiếp viên hàng không đứng sau đường dây vận chuyển 11kg ma túy từ Pháp về Việt Nam.

Và dân mạng Việt Nam với cái tâm thế dễ bị dắt mũi số hai thì không dân mạng nào dám nhận thứ nhất, lao vào chửi với, chia sẻ, đặt ra bao nhiêu thuyết âm mưu rồi lấy ảnh của bạn này đi khắp nơi đăng tải, làm clip và spam với danh nghĩa “hotgirl cháu chủ tịch nước được chạy tội buôn ma túy”, các fanpage cộng đồng cũng lao vào đăng tải với các thuyết âm mưu. Clip gốc đạt được hơn 2 triệu view và khiến cho bạn Nguyễn Ngọc Trầm khốn đốn và khổ sở. Thậm chí, bạn ấy phải nghỉ việc vì đi làm sợ bị người dân mạt sát và tấn công. Tự dưng, một cô gái không hề liên quan gì đến vụ việc, bị lôi vào và bị cả dân mạng tế sống.

Bạn hotgirl này nổi từ cuối 2021 đến đầu năm 2023 với việc thông thạo 5 thứ tiếng và chiều cao khủng 1,84m, có gốc Cà Mau, với dự định thi hoa hậu. Và chỉ thông qua một drama được dàn dựng bởi một đám Tiktoker, đã dắt mũi vô số người khiến bạn ấy khổ sở phải đi khắp nơi tự minh oan, dự định thi hoa hậu từ đầu năm cũng có nguy cơ phải hoãn lại. Trên trang cá nhân, bạn ấy đã đăng nhiều lần kêu gọi đính chính nhưng chỉ nhận được lèo tèo vài tương tác. Lần gần nhất bạn ấy lên bài đính chính là vào tối hôm qua, nhưng chỉ vài người bạn thân quen biết, không bằng phần nhỏ của clip xuyên tạc về bạn ấy.

Có người nói rằng dân mạng Việt Nam là tập hợp của một đám người luôn thích hành hiệp trượng nghĩa, luôn thích chứng tỏ bản thân, luôn muốn đấu tranh cho công lý… nhưng mà ngu ngốc và dễ bị dắt mũi. Với thời buổi mạng xã hội, đặc biệt là qua Tiktok, chỉ cần một tấm ảnh và một dòng chữ là có thể đẩy cả một con người vào ngõ cụt… Ai cũng thích làm anh hùng, nhưng lại trở thành đám anh hùng rởm đời và vô trách nhiệm.

Mà đã bị dắt mũi lại còn không nhận ra được cái sai của chính mình, lại đi cám ơn một tên cắt ghép xuyên tạc rồi tung hô như là một người hùng của dân tộc Việt Nam… Đọc những bình luận mà ngao ngán.

Có những người không bao giờ thèm quan tâm đúng sai, không thèm double check thông tin, chỉ thấy rồi chửi. Bao giờ họ mới ý thức được rằng một lời chửi trên mạng có thể nguy hại đến danh dự, nhân phẩm và thậm chí cả tính mạng của người khác?

Bao giờ dân trí của một bộ phận dân cư mạng Việt Nam mới khá lên được đây? Bao giờ mới có thói quen đừng vội vã tin những gì trên mạng? Bao nhiêu vụ việc bị dắt mũi, bao nhiêu lần bị lừa bịp, sao vẫn chưa rút ra được bài học? ./.

CẦN NGĂN CHẶN TRÀO LƯU MẶC ĐỒ LÍNH MỸ, NGỤY RA ĐƯỜNG

 (LĐ online) - Đất nước đã 48 năm thống nhất. Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện chủ trương “Hòa hợp dân tộc”. Thế nhưng, cứ vào dịp cả nước chào đón Ngày độc lập (30/4), các trang mạng phản động lại lao nhao những luận điệu tráo trở. Đặc biệt, trào lưu mặc đồ lính Mỹ, ngụy “diễu hành” trên phố, tại các điểm công cộng… quay video clip, chụp hình đưa lên mạng xã hội, gây phản ứng gay gắt trong dư luận Nhân dân. Cần phải có chế tài cứng rắn ngăn chặn trào lưu nguy hại này…


• TRÀO LƯU “CÂU LẠC BỘ”, “HỘI YÊU ĐỒ LÍNH”

Chiến tranh đã đi qua, khép lại quá khứ đau thương của cả dân tộc; những tưởng, con người ta được sống trong hòa bình, tự do, ấm no, hạnh phúc sẽ vô cùng thấm thía với những mất mát, hy sinh lớn lao của thế hệ cha anh, tỏ lòng biết ơn mới đúng đạo lý! Ngược lại, cùng với sự cổ súy, xúi giục của những kẻ luôn sẵn lòng hận thù dân tộc, một bộ phận người dân hô hào tụ tập, lập ra các cái gọi “Câu lạc bộ” (CLB), “Hội yêu đồ lính” nhan nhản đó đây…

Chỉ cần gõ vào google cụm từ “Hội yêu đồ lính”, hàng loạt những “Hội yêu đồ lính Hà Nội”; “CLB yêu đồ lính Thành Nam”, “Anh em yêu đồ lính Thủ đô”, “Hội đam mê đồ lính Hải Dương”, “Chơi đồ lính xứ Lạng”, “Phong cách lính miền Trung”… Có những hội, CLB số thành viên lên tới hàng trăm người. 

Hay, tại địa chỉ K18 đường Võ Thị Sáu, Phường thống Nhất, TP Biên Hòa (Đồng Nai), ngày 15/4/2021 khai trương rình rang quán cà phê Army. Không gian quán cà phê này “tái hiện” hình ảnh chế độ Việt Nam Cộng hòa (VNCH) trước năm 1975, với hình xe tăng, thiết giáp M113, lô cốt, các mô hình ấp chiến lược, khu quân sự... Nhân viên phục vụ mặc quần áo của lính VNCH, của bọn “lực lượng Bình định nông thôn” chuyên đàn áp, ép dân vào các ấp chiến lược, gây bao đau thương cho Nhân dân miền Nam... 

Từ việc quy tụ các tay anh chị “thích” sưu tầm hàng “độc”, “lạ” làm “mốt” cho kiểu ăn mặc dị hợm, “khác người”, các CLB, hội, nhóm hô hào sưu tầm các bộ đồ của quân đội Mỹ và VNCH. Họ ráo riết “truy tìm” những bộ đồ mà chủ nhân của nó có “chiến tích” giết chóc, chống Cộng “oanh liệt” thì càng có giá trị sưu tập!

Sau khi “sưu tập” các bộ đồ rằn ri, vằn vện, các loại mũ xanh, mũ đỏ, phù hiệu diều hâu… các CLB, hội, nhóm này nghênh ngang “diễu hành” trên đường phố bằng xe Jeep của chế độ cũ; tụ tập trong các quán nhậu, quán cà phê, “gào thét” những bản “nhạc vàng” như: “Giã từ vũ khí”, “Thiên thần mũ đỏ”, “Trên bốn vùng chiến thuật”… Rồi “giàn cảnh” quay phim, cắt ghép, tán phát trên mạng xã hội. 

Phản động nhất là các hình ảnh minh họa cho những bài hát này là hàng trăm con người mặc đủ các loại quần áo của các sắc lính thuộc chế độ VNCH trước năm 1975 “diễn” lại cảnh “chiến đấu” với Quân đội Nhân dân Việt Nam, với đầy đủ súng ống, lựu đạn, dao găm và cảnh bị thương, máu me… Các địa điểm quay video được họ chú thích là các khu rừng vắng ở Khe Sanh (Quảng Trị), Cao Phong (Hòa Bình) Đinh Lập (Lạng Sơn) Cúc Phương (Ninh Bình)…

Theo đó, những kẻ cơ hội chính trị, số phần tử chống Cộng cực đoan có dịp bình luận, ca tụng rằng: “Chế độ VNCH đã chết, nhưng vẫn còn sống trong lòng dân”(!). Bên cạnh đó, hàng chục bài viết, hàng trăm comment, bình luận lệch chuẩn, đi ngược lại với truyền thống lịch sử của dân tộc. Thậm chí, có những bình luận rằng, trang phục của lính VNCH đẹp và phô diễn được sức mạnh... 

Theo dõi các CLB, “Hội những người yêu đồ lính”, không khó nhận thấy ý đồ đen tối của các thành viên chia sẻ với nhau quan điểm lệch lạc về tình hình đất nước, về hình ảnh anh Bộ đội Cụ Hồ trong cuộc chiến tranh cứu nước. Họ cố ý gởi đi thông điệp rằng, trang phục của Quân đội Nhân dân Việt Nam vừa xấu, vừa rách, không “chất”, không phóng khoáng. Ngược lại, tất cả những gì thuộc về nước Mỹ mới là ưu việt, là “ngầu”, là đáng ngưỡng mộ(!).

• KHÔNG CÒN LÀ CHUYỆN ĂN MẶC!

Nhà báo Phạm Khoa viết: “Bộ quần áo không vô tri, nó cho thấy phần nhận thức của người mặc. Dù rằng quyền tự do ăn mặc của công dân được pháp luật công nhận, nhưng mặc trang phục phản cảm trước giờ vẫn có những điều khoản chế tài”. 

Trước nay, sở thích “chơi đồ lính - yêu nhạc vàng” chỉ ở phạm vi hẹp (vài một nhóm người); song, hiện nay bùng phát thành trào lưu và tốc độ lan truyền nhanh trên mạng xã hội; hầu hết ở các tỉnh, thành đều xuất hiện các CLB, hội, nhóm “yêu đồ lính”, lôi kéo nhiều thành phần, nhất là giới trung niên và giới trẻ (cá biệt, một số doanh nhân, người nổi tiếng) tham gia. Điều đáng nói là số người bị lôi cuốn vào trào lưu này đã có những hành vi sai trái: Cổ súy, khơi gợi hình ảnh đội quân cướp nước ta và bọn tay sai bán nước đã giết hại đồng bào mình, giày xéo đất nước mình, gây chia rẽ hai miền Nam - Bắc. Việc mặc đồ lính Mỹ, ngụy phô diễn các sắc phục của đội quân gieo tội ác với dân tộc ta nơi công cộng, các điểm di tích lịch sử, văn hóa… không còn là chuyện ăn mặc, không dừng lại ở hành vi lệch chuẩn về văn hóa mặc mà là cố tình kích động hận thù, phá hoại chủ trương “hòa hợp dân tộc” của Nhà nước ta. Đây là hành động cổ súy, tiếp tay cho các thế lực thù địch phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc của Nhà nước ta!

Thiếu tướng, nhà văn Khổng Minh Dụ, nguyên Cục trưởng Cục An ninh nội bộ, Bộ Công an, rất bức xúc trước sở thích kì dị và sự lố lăng, kém hiểu biết của những người tự cho mình mặc “trang phục lính VNCH” là thể hiện ngưỡng mộ “chất lính”, nét đẹp khỏe khoắn, hay đó là sự “tự do”, “phá cách”, khẳng định đẳng cấp về “sự ăn mặc”? Ông cho rằng, việc ăn mặc là quyền tự do của công dân được cộng đồng tôn trọng... Song sự xuất hiện một lượng lớn người mang, mặc trang phục từ đầu đến chân của chế độ VNCH cách đây đã gần nửa thế kỷ, hẳn sẽ có những vấn đề khác ẩn chứa dưới vỏ ngoài bộ trang phục “độc, lạ” kia?.

Còn Đại tá, nhà văn Đoàn Hoài Trung, sống ở TP Hồ Chí Minh, thường xuyên gặp gỡ nhiều cựu chiến binh của cả hai phía nên ông hiểu, có một bộ phận người miền Nam còn hoài niệm về ký ức của cuộc chiến đã qua từ rất lâu, họ mua đồ “nhà binh” nhằm thể hiện sự hiểu biết, chứng tỏ đẳng cấp của người lắm tiền bạc. Đây là một quan niệm lệch lạc, bộc lộ sự lệch lạc trong lối sống, dẫn đến tự hạ thấp giá trị của bản thân. Song, khi trào lưu này lan ra, với hàng trăm con người được gọi là thành viên ưu tú của CLB Yêu đồ lính miền Bắc mặc đủ loại quần áo lính để tụ tập, hội hè tại các cơ sở thờ tự như Chùa Trầm, huyện Chương Mỹ, Hà Nội rồi diễu hành trên xe Jeep khắp các ngả đường trung tâm, gây sự chú ý của người dân, thì câu chuyện có lẽ không chỉ dừng lại ở sở thích ăn mặc nữa.

Rõ ràng, việc hình thành các CLB, hội “yêu đồ lính”; trào lưu sưu tầm, mặc đồ lính Mỹ, ngụy phô diễn nơi công cộng và những phát ngôn sai lệch về về lịch sử dân tộc, về cuộc chiến tranh chính nghĩa, vĩ đại của Nhân dân ta là hiện tượng trá hình, có ý đồ đen tối, rất nguy hại!

Đã đến lúc cần phải có chế tài, quy định cứng rắn về hành vi ăn mặc dị hợm, lệch chuẩn này! Không thể để hình ảnh những “thây ma” về một đội quân xâm lược và một chế độ bán nước đã bị Nhân dân ta đánh cho tơi tả, tháo chạy khỏi đất nước 48 năm về trước “tái hiện”, ám ảnh trong đời sống xã hội; trong khi cả dân tộc ta đang thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc…