Vệc bám vào những hạn chế, bất cập
trong môi trường tổ chức lễ hội và văn hóa lễ hội để kích động, xuyên tạc, quy
chụp… mà nhiều đối tượng có tư tưởng thù địch đã và đang thực hiện là hành vi
phản văn hóa. Trên không gian mạng, không ít thành phần bất mãn trong nước và
một số đối tượng lưu vong ở nước ngoài lớn tiếng chỉ trích, xuyên tạc, cho rằng
văn hóa Việt Nam đang đi “thụt lùi”, “suy đồi”, “mạt hạng”… Đơn cử, Lễ hội tịch
điền ở Duy Tiên (Hà Nam) là một lễ hội văn hóa truyền thống thể hiện đặc trưng
sắc thái văn hóa nông nghiệp của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ. Bám vào hình
ảnh “con trâu đi trước, cái cày theo sau” mang tính biểu trưng của lễ hội, các
đối tượng cực đoan và truyền thông mang tư tưởng thù địch ở hải ngoại lại xuyên
tạc, cho rằng người Việt đang “kéo lùi lịch sử”. Họ lập luận rằng, công nghiệp
thế giới phát triển như vũ bão mà Việt Nam vẫn tôn vinh, chung thủy với hình
thức sản xuất thô sơ, lạc hậu thì bao giờ mới khá lên được?
Nêu một dẫn chứng như vậy để thấy rõ
hơn âm mưu đằng sau những luận điệu xuyên tạc về văn hóa dân tộc nói chung, văn
hóa lễ hội nói riêng mà các thế lực thù địch đã và đang ra sức thực hiện. Muốn
phản biện, phê phán một vấn đề về văn hóa, phải đứng trên phương diện văn hóa.
Lấy văn hóa làm cái cớ để xuyên tạc chính trị, bỉ bai đường lối, chủ trương của
Đảng, bôi đen bức tranh thượng tầng kiến trúc của đất nước… là cách làm xấu xa,
bắt nguồn từ thái độ ti tiện, phản văn hóa. Chúng ta cần nhận diện thấu đáo để
có phương pháp đấu tranh, phản bác kịp thời, hiệu quả, không để những tư tưởng
thù địch làm hoen ố môi trường văn hóa lễ hội truyền thống của dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét