Chủ nghĩa cơ hội là một hiện tượng của lịch sử ra
đời cùng với quá trình hình thành và phát triển của phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế.
Trên thực
tế, có chủ nghĩa cơ
hội tả khuynh và chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh. Chủ
nghĩa cơ hội tả khuynh thường biểu hiện ở sự giáo điều, dập khuôn, máy móc, chủ
quan chủ quan, duy ý chí, không nắm vững quy luật khách quan. Chủ nghĩa
cơ hội hữu khuynh biểu hiện ở sự phai nhạt lý tưởng, thỏa hiệp, cải lương, vô nguyên tắc,
thủ tiêu đấu
tranh, làm trái với
lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Cả hai biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội nói trên
cho đến nay không những vẫn đang tồn tại trong Đảng, Nhà nước ta, mà nó còn
phát triển rất tinh vi, đủ màu sắc. Có lúc nó hiện nguyên hình khi
bị lôi ra ánh sáng, trước công luận; nhưng lại có một số không nhỏ vẫn chưa rõ
mặt. Những biểu hiện của Chủ nghĩa cơ hội xét về bản chất cũng là những biểu hiện
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đã
được Đảng ta chỉ rõ trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; trong đó chủ nghĩa
cá nhân khá phổ biến đó là không chấp hành nghiêm nguyên tắc tổ chức của Đảng.
Như chúng ta đã biết, Đảng lãnh đạo bằng chủ
trương, đường lối trên cơ sở phát huy trí tuệ của tập thể. Để có chủ trương đường
lối đúng đắn, thường phải thông qua hội nghị, dân chủ thảo luân. Nhưng nhiều tổ chức đảng hiện nay có thói quen “hội” nhưng không “nghị”, nghĩa là hội
họp thì nhiều nhưng thảo luận, tranh luận thì ít, người chủ trì thì đưa ra lấy
ý kiến chiếu lệ, cốt sao áp đặt được ý mình, hợp pháp hóa ý muốn chủ quan của
mình, còn các thành viên thì một bộ phận tán dương, a tòng, chiều nịnh ý của
người đứng đầu, không dám bộc lộ chủ kiến của mình; một bộ phận thì vô trách
nhiệm “sao cũng mặc kệ, sao cho xong chuyện thì thôi”. Một bộ phận nữa tuy có
hiểu biết nhưng thiếu dũng khí đấu tranh, thấy sai đúng nhưng không dám tỏ bày
ý kiến nên giữ thái độ “ai mặc kệ ai... trong Đảng, còn nhiều người giữ thái độ
đó, nhất là khi cấp dưới đối với cấp trên. Thái độ đó thường sinh ra thói
“không nói trước mặt, hục hặc sau lưng”. Nó gây nên sự uất ức và không đoàn kết
trong Đảng. Nó để cho bọn vu vơ có thể chui vào hoạt động trong Đảng. Nó để cho
khuyết điểm ngày càng chồng chất lại và phát triển ra”
Biểu hiện
của chủ nghĩa cơ hội khá phổ biến là cổ xúy cho lối sống xa hoa, lãng phí của
gia đình cán bộ cấp cao. Những người cơ hội cho rằng, cán bộ cấp cao là tinh
hoa của Đảng, của chế độ, cho nên gia đình cán bộ cấp cao xứng đáng được
"ăn trên ngồi trốc", con em lãnh đạo làm lãnh đạo là hồng phúc của
dân tộc nên "ưu ái" một chút trên "quan lộ" là chuyện bình
thường... Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hơn một lần nhắc nhở rằng: "Suy
nghĩ của người sống trong lâu đài khác xa ý nghĩ của những kẻ sống trong một
túp lều tranh". Sự chênh lệch giàu nghèo là điều khó tránh trong bất cứ xã
hội nào. Nhưng những người cộng sản chân chính khác xa những người cơ hội chủ
nghĩa “thành thật” là ở chỗ họ quyết tâm và biết cách xóa dần đi sự nghèo đói,
bệnh tật và thất học cho số đông, họ biết tạo ra một đời sống ngày một đủ đầy
cho tất cả những người lao động.
Để xây dựng Đảng ngang tầm với nhiệm vụ trong
tình hình mới, chúng ta phải kiên quyết chống lại những biểu hiện nói trên của
chủ nghĩa cơ hội; thực
hiện quyết liệt 4 nhóm giải pháp của Nghị quyết TW4 Khóa XII gắn với Kết luận số
01 của Bộ chính trị khóa XIII về tiếp tục
đầy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tăng cường
công tác giáo dục chính trị, tư tưởng,
kiên quyết ngăn chặn những biểu hiện
suy thoái về đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “ tự
chuyển hóa” trong nội bộ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét