Mỗi người
Việt Nam đang sinh sống ở Việt Nam cũng giống như hơn 5 triệu Kiều bào đang
sống ờ nước ngoài, việc treo cờ Tổ quốc vào các dịp lễ, tết truyền thống của
dân tộc đã trở thành một nét đẹp, một phong trào từ các tổ dân phố, đô thị, phố
phường cho đến các vùng nông thôn, miền núi, biên giới hay hải đảo. Trong các
ngày lễ trọng của các tôn giáo, từ lễ Phật đản của Phật Giáo hay Giáng sinh của
Công giáo, Tin Lành, mọi người, mọi tín đồ, nhà chùa, nhờ thờ hay các điểm nhóm
sinh hoạt của các tôn giáo thì bên cạnh lá cờ đại diện cho tôn giáo đó thì là
cờ đỏ sao vàng Tổ quốc luôn được tung bay ở vị trí trang trọng, cao nhất. Ấy
vậy mà, gần đây dư luận chia sẻ và đăng tải về một cổng làng tại Nam Định được
xây dựng với kiến trúc đồ sộ, hiện đại nhưng lại không có cờ Tổ quốc mà thay
vào đó là cờ của đạo Công giáo.
Theo đó,
cổng làng được cư dân mạng chia sẻ rầm rộ những ngày qua là cổng làng Du Hiếu
thuộc xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Theo như thông tin được
báo chí, truyền thông đăng tải, cổng làng Du Hiếu là làng theo Công giáo “toàn
tòng” (100% người theo đạo) có khoảng 2.000 tín đồ. Với sự đầu tư khoảng 2 tỷ
của các nhà hảo tâm, cồng làng Du Hiếu có chiều cao 15m, rộng 8m, có tất cả 16
bức phù điêu được chia bố cục đều 4 mặt của cổng với thiết kế với kiểu dáng
mang nét kiến trúc châu Âu giống Khải Hoàn Môn ở Paris (Pháp). Vậy nhưng điểm
“nổi bật” của cổng langd này là thay vì sự tung bay của lá cờ đỏ sao vang bay
phấp phới thì đó là cờ của Công giáo được cắm giữa cổng làng.
Việt Nam là
quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, trong đó có cả các tôn giáo nội sinh hay
ngoại nhập nhưng truyền thống từ bao đời đến nay, Tổ quốc Việt Nam là số 1, là
cờ đỏ sao vàng bay phấp phới là niềm tự hào, là sự tưởng nhớ đến các thế hệ cha
anh đã anh dũng hy sinh để đất nước có được như ngày hôm nay. Ấy vậy mà, tại
sao một cổng làng được xây dựng ở một vùng thôn quê với kinh phí hàng tỷ đồng
với truyền thống dân tộc như vậy lại không thể cắm cờ Tổ quốc cờ đỏ sao vàng
trên cổng làng là sao.
Phải chăng
đó là vì đây là làng tôn giáo toàn tòng? Nếu vậy thì hàng chục tôn giáo với các
biểu tượng lá cờ khác nhau có thể nghiễm nhiên cắm ở các cổng làng được xem là
“toàn tòng” để thể hiện “chủ quyền” của mình hay chăng? Đây có thể là sự vô ý
hoặc do nhận thức chính trị còn non nớt của một bộ phận cán bộ chính quyền cơ
sở, của những người có trách nhiệm trong làng Du Hiếu, của các vị chức sắc, tín
đồ nơi đây. Hoà nhập với các công trình đồ sộ kiểu phương Tây, của Pháp nhưng
không được phép quên lợi ích quốc gia, dân tộc. Tổ quốc là trên hết!!!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét