Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023

ĐẰNG SAU THỈNH NGUYỆN THƯ ĐÒI TRẢ TỰ DO CHO MẸ CON CẤN THỊ THÊU

Trong những ngày cuối năm, tổ chức có tên gọi “Ủy Ban Thụy Sĩ - Việt Nam Cosunam” đã tiến hành kêu gọi trả tự do cho mẹ con Cấn Thị Thêu. Trước hết, mọi người đừng lầm tưởng “Ủy Ban Thụy Sĩ - Việt Nam Cosunam” là tổ chức hợp pháp, đại diện cho mối quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thụy Sĩ mà đây là hội do một số người Việt Nam ở nước ngoài lập ra, không hề có tính hợp pháp. Vậy, thỉnh nguyện thư của “Ủy Ban Thụy Sĩ - Việt Nam Cosunam” có giá trị để tham khảo và giải quyết.

“Thỉnh nguyện thư” là hình thức khuyến nghị của một nhóm người hay một tổ chức đối với các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống để giải quyết tốt hơn như các nhà hoạt động vì môi trường khuyến cáo các quốc gia về vấn đề ô nhiễm môi trường. Gần đây, các nhà nghiên cứu lịch sử cũng đã có thỉnh nguyện thư đề nghị chính quyền Thành phố Đà Nẵng lựa chọn đặt tên các con đường tại địa phương nay. “Thỉnh nguyện thư” có nhiều hình thức, nội dung khác nhau nhưng đều hướng đến mục đích vì lợi ích của cộng đồng. “Thỉnh nguyện thư” là tiếng nói của các cá nhân, tổ chức hoạt động trên một lĩnh vực nhất định. Tuy nhiên, nhiều cá nhân hay hội nhóm đã có sự lạm dụng về “thỉnh nguyện thư”. “Thỉnh nguyện thư” đòi trả tự do cho mẹ con Cấn Thị Thêu có nhiều vấn đề bất cập như: Đây là “thỉnh nguyện thư” không vì lợi ích của cộng đồng mà chỉ vì một số người nhất định, nhất là những người đã có hành vi vi phạm pháp luật như Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương. Không có quốc gia hay tổ chức quốc tế nào trong đó có Việt Nam xem xét giải quyết những “thỉnh nguyện thư” kiểu như thế này. Cộng đồng quốc tế chỉ xem xét và khuyến nghị trong những trường hợp đặc biệt (như bệnh tật, chiến tranh,..) hay những người dễ bị tổn thương trong xã hội (như người nghèo khó, bệnh tật, phụ nữ mang thai, trẻ em…). “Thỉnh nguyện thư” của “Ủy Ban Thụy Sĩ - Việt Nam Cosunam” do 100 người ký tên nhưng tính xác thực rất thiếu tính minh bạch. “Ủy Ban Thụy Sĩ - Việt Nam Cosunam” cũng không phải là tổ chức quốc tế được thừa nhận (như WHO, FAO,…) mà chỉ là hội nhóm do một số người lập nên. Những người đứng đầu của “Ủy Ban Thụy Sĩ - Việt Nam Cosunam” cũng không có mục tiêu, tôn chỉ rõ ràng và hoạt động đủ tin cậy.

Đằng sau “Thỉnh nguyện thư” của “Ủy Ban Thụy Sĩ - Việt Nam Cosunam” là những mưu đồ chính trị chứ không phải vì lợi ích của cộng đồng, bảo vệ lợi ích hợp pháp của con người. Hành động bảo vệ cho những người phạm tội là đi ngược lại với lợi ích của cộng đồng giữa người dân Việt Nam - Thụy Sĩ đang dựng xây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét