Thứ Hai, 27 tháng 2, 2023

 

Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

(LLCT) - Nâng cao trình độ chođội ngũ công chức cấp xã(1), trong đó có trình độ lý luận chính trị, là một trong những nhiệm vụ then chốt, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh; triển khai hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống .

Công chức cấp xã là nhân tố quan trọngtrong xây dựng hệ thống chính trịvững mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:“Cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi”(2). Trên cơ sở kế thừa quan điểm của Người, Đảng ta xác định:“Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân, trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở”(3). Do đó, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ - công chức cấp xã là nội dung then chốt góp phần xây dựng hệ thống chính trị, chính quyền vững mạnh từ cơ sở.Trong đó, nâng cao trình độ lý luận chính trị là nhiệm vụ quan trọng.

Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 5-12-2011 của Chính phủ về Công chức xã, phường, thị trấn quy định một trong những tiêu chuẩn chung của cán bộ - công chức cấp xã là: hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước(4).Thông tư 06/2012/TT-BNV hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn quy định một trong những tiêu chuẩn cụ thể đó là: Sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo chương trình đối với chức danh công chức cấp xã hiện đảm nhiệm(5).

Trình độ lý luận chính trị với hệ thống tri thức khoa học và cách mạng là cơ sở, nền tảng tạo nên nhân sinh quan, thế giới quan khoa học, xây dựng lập trường,quan điểm của công chức cấp xã. Đặc biệt,trong điều kiện hiện nay,trướctác động của nền kinh tế thị trường,bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực,việc giữ vững quan điểm, lập trường là vấn đề quan trọng. Trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, công chức cần nhận thức rõ hơn chức trách, nhiệm vụ của mình, có thái độ ứng xử với nhân dân đúng đắn.

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyềntỉnh Lâm Đồng đã đề ra nhiều giải pháp tích cực, phù hợp để nâng cao trình độ lý luận cho đội ngũ cacsn bộ, công chức cấp xã. Nhìn chung, đội ngũ công chức cấp xã từng bước được phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Hệ thống chính trị ở cơ sở đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Theo thống kê,hiện nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, tổng số công chức cấp xã là 1.388 người, trong đó:

Bảng 1: Công chức cấp xã theo giới tính và độ tuổi, thời gian công tác, thâm niên giữ chức vụ hiện tại.

           

Giới tính

Độ tuổi

Thời gian công tác

Thâm niên giữ chức vụ hiện tại

Nam

Nữ

≤ 30

31-40

41-45

46-50

51-60

<5 năm

5-15

16-30

> 30

<5

5-10

11-15

16-30

Số lượng

907

481

425

567

163

144

89

388

781

192

27

510

669

161

48

Tỷ lệ

65,3%

34,7%

30,6%

40,9%

11,7%

10,4%

6,4%

28%

56,3%

13,8%

1,9%

36,7%

48,1%

11,6%

3,6%

Bảng 2: Công chức cấp xã theo trình độ văn hóa,trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị và bồi dưỡng ngạch quản lý nhà nước.

 

Trình độ văn hóa

Trình độ chuyên môn

Trình độ lý luận chính trị

Bồi dưỡng ngạch quản lý nhà nước

Tiểu học

THCS

THPT

Chưa qua đào tạo

 

Sơ cấp

Trung cấp

Cao đẳng

Đại học

Chưa qua đào tạo

Sơ cấp

Trung cấp

Chưa qua BD ngạch

Đã qua BD ngạch

Trung cấp

Đại học

Số lượng

2

35

1351

34

16

759

62

517

747

143

498

1158

199

31

0

Tỷ lệ

0,1%

2,5%

97,4%

2,4%

1,2%

54,7%

4,5%

37,2%

53,8%

10,3%

35,9%

83,4%

14,4%

2,2%

00%

Như vậy, trong tổng số công chức cấp xãtại Lâm Đồng1388 người, sốchưa qua đào tạo,bồi dưỡnglý luận chính trị là 747 người (chiếm 53,8%), số người có trình độ sơ cấp là 143 người (chiếm 10,3%), trình độ trung cấp là 498 người (chiếm 35,9%). Tỷ lệcông chức cấp xã chưa đạt chuẩn về trình độ lý luận chính trị còn cao. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng công tác tham mưu, điều hành, quản lý của công chức cấp xã, chưa nâng cao được hiệu lực, hiệu quả trong quá trình hoạt động công vụ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng số lượng công chức cấp xã chưa đạt chuẩn về lý luận chính trị, đó là:

-  Một số công chức cấp xã chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng của việc học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị;chỉ chú trọng,ưu tiên đến việc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn.

-  Do quy định của pháp luật về thời gian để công chức cấp xã phải hoàn thành đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị chưa cụ thể, rõ ràng, chế tài xử lý chưa cụ thể đãtạo tâm lý ỷ lại, thiếunghiêm túc trong thực hiện.

- Do các chức danh công chức cấp xã theo quy định chỉ được bố trí một đến hai người (tùy theo từng chức danh cụ thể), công việc phải đảm nhận cũng nhiềunên khó dành thời gian đểđi học.

- Thời gian học tập lý luận chính trị do Trường Chính trị tỉnh Lâm Đồng thực hiện cũng chưa linh hoạt, chủ yếu là trong giờ hành chính, chưa chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị ngoài giờ hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho công chức cấp xã tham gia học tập.

Trước thực trạng trên, tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã nhằm nâng cao trình độ nói chung trong đó có trình độ lý luận chính trị, cụ thể:

Trình độ

Tổng số cả giai đoạn

Cả giai đoạn 2015-2020

Giai đoạn 2015-2016

Giai đoạn 2017-2020

Trong đó

 

 

Tổng số giai đoạn

Trong đó

Bồi dưỡng

Đào tạo trung cấp

 

Tổng số giai đoạn

Trong đó

Bồi dưỡng

Đào tạo trung cấp

 

 

Bồi dưỡng

Đào tạo trung cấp

Lý luận chính trị

1287

399

888

522

158

364

765

241

524

Để thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra, cần chú trọng các giải pháp sau:

- Nâng cao nhận thức của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp và của công chức cấp xãtrên địa bàn tỉnh về vị trí, vai trò và ý nghĩa của công tác đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động. Trên cơ sở đó, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, sự quan tâm, tạo điều kiện và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị đối với công chức cấp xã.

- Tăng cường mở các lớp trung cấp lý luận chính trị tại huyện đồng thời linh hoạt trong việc sắp xếp thời gian giảng dạy ngoài giờ hành chính để công chức cấp xã có khả năng tham gia học tập.

Pháp luật nên quy định rõ thời gian bắt buộc hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị sau khi được tuyển dụng, quy định chế tài xử lý nếu không hoàn thành.

___________________

(1) Theo NĐ 92/2009/NĐ-CP, khoản 2, Điều 3, quy định: Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:Trưởng Công a; Chỉ huy trưởng Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hoá - xã hội.

(2) Hồ Chí Minh:Toàn tập, t.5, Chính trị quốc gia, Hà Nội,1995, tr.371.

(3) ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ nămBan Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.167-168.

(4)  Chính phủ: Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 5-12-2011 của Chính phủ về Công chức xã, phường, thị trấn, điểm a, khoản 1, Điều 3.

(5) Bộ Nội vụ: Thông tư 06/2012/TT-BNV hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn, điểm e, khoản 1, Điều 2.

 

Nguồn : Lê Thị Thắm

Trường Chính trị tỉnh Lâm Đồng


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét