Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, bệnh ích kỷ được Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là một trong 12 bệnh mà nếu mắc phải sẽ làm hỏng việc. Bác coi bệnh ích kỷ cũng như bệnh chủ quan, bệnh hẹp hòi là kẻ địch của tổ chức Đảng và nhân dân. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã nhiều lần nhắc nhở “danh dự mới là điều thiêng liêng cao quý nhất”. Người biết trọng danh dự, liêm sỉ luôn đối nghịch với người có lối sống thực dụng, ích kỷ. Người đảng viên cộng sản chân chính luôn gìn giữ thanh danh, phẩm giá trước mọi cám dỗ vật chất, tiền bạc, không có gì có thể đánh đổi, mua chuộc được họ.
Đấu tranh với những người thực dụng,
ích kỷ vô cùng khó khăn, phức tạp vì ranh giới giữa người công minh, chính trực
vì lợi chung của Đảng, của dân tộc với người có bản tính ích kỷ, hẹp hòi rất
gần nhau. Đôi lúc khó nhận biết, khó phân biệt bởi những chiêu trò tinh vi, xảo
trá lồng luồn, đan xen lẫn nhau. Người có thói ích kỷ, thực dụng thường không
coi trọng thanh danh, phẩm giá mà thường “yêu của, ghét người”. Các cơ quan, tổ
chức mà không nhận biết rõ, sử dụng những con người này, nhất là vào làm những
công việc nhạy cảm, liên quan nhiều đến nhân sự, vật chất, kinh phí, xăng dầu,
đất đai, tài nguyên thì việc người đó lo vun vén cá nhân chỉ là sớm hay muộn.
Một số cán bộ, đảng viên, có cả cán bộ
cấp cao trong thời gian vừa qua bị kỷ luật, bị truy tố trách nhiệm hình sự đã
để lại những bài học sâu sắc về tinh thần đấu tranh của đảng viên, tổ chức
Đảng. Nhiều người không dám lên tiếng, không dám đấu tranh, thậm chí còn làm
ngơ trước những sai trái của đồng chí, đồng đội. Trong các tổ chức Đảng, có
đảng viên vi phạm nếu mỗi đảng viên phát huy được tinh thần đấu tranh, có dũng
khí, dám đương đầu với những biểu hiện sai trái, lệch lạc bất kể người đó
là ai; đấu tranh từ trong trứng nước, từ việc nhỏ, thì sẽ giữ được cán bộ và
giúp người đó không mắc phải những sai phạm lớn, không bị khai trừ ra khỏi
Đảng, không bị “bóc lịch” trong chốn lao tù.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét