Đây là nhiệm vụ không
mới, nhưng rất quan trọng. Bởi tuyên truyền, giáo dục là một trong những biện
pháp căn bản để nâng cao đạo đức, xây dựng liêm chính, chống tha hoá, biến
chất. Phải quán triệt, tuyên truyền, giáo dục sâu rộng các mục tiêu, quan điểm,
nhiệm vụ, giải pháp, quy định của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng;
về sự nguy hại của tham nhũng, lãng phí, tiêu cực... tạo sự tự giác, thống nhất
cao về ý chí và hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng, chống
tham nhũng, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu và tập thể
lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương.
Phải kiên trì giáo
dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về đức tính liêm chính,
xây dựng văn hoá tiết kiệm, không tham nhũng. Mọi cán bộ, đảng viên phải ghi
nhớ vấn đề cốt lõi là Đảng phải luôn luôn dựa vào nhân dân, lắng nghe nhân dân,
gắn bó máu thịt với nhân dân, việc gì có lợi cho dân thì phải quyết tâm làm và
làm cho bằng được; ngược lại, việc gì nhân dân không đồng tình, thậm chí căm
ghét, phản đối thì chúng ta cương quyết ngăn ngừa, uốn nắn và xử lý nghiêm các
sai phạm. Cán bộ, đảng viên, trước hết là người lãnh đạo phải biết trọng liêm
sỉ, giữ danh dự, biết xấu hổ khi bản thân và người thân tham nhũng, lãng phí.
Phải tăng cường
phối hợp, chủ động công khai, kịp thời cung cấp thông tin, định hướng tuyên
truyền về phòng, chống tham nhũng. Chú trọng thông tin tuyên truyền về gương
người tốt, việc tốt, khắc phục tình trạng thông tin một chiều, thông tin không
chính xác, mang tính kích động, gây hoang mang. Bảo vệ, khen thưởng, động viên
kịp thời những người làm báo tích cực, dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng;
đồng thời tích cực đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, lợi dụng phòng, chống
tham nhũng để chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch; xử lý nghiêm
khắc việc đưa tin sai sự thật, vu cáo, bịa đặt gây hậu quả xấu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét