Thứ Ba, 21 tháng 2, 2023

Bản lĩnh vững vàng trước thông tin xuyên tạc

 Lợi dụng xã hội thông tin mở và đa dạng hiện nay, các thế lực thù địch,

phản động tăng cường hoạt động chống phá nước ta.

Chỉ cần mở điện thoại thông minh, lên mạng xã hội là mỗi người

chúng ta đã có thể bị tấn công bởi rất nhiều tin giả, tin đồn thất thiệt, xuyên

tạc. Do đó, nếu cán bộ, đảng viên không đủ bản lĩnh, không tỉnh táo nhận

diện thì rất dễ mắc mưu, dẫn đến những trạng thái tâm lý, những hành

động tiêu cực.

Cạm bẫy từ những “bả thông tin”

Tôi quen một bác cán bộ đã nghỉ hưu, từng có nhiều năm công tác và có

những đóng góp nhất định tại một bộ nọ. Thời gian gần đây, bác liên tục thể

hiện trên facebook một trạng thái tâm lý và những phát ngôn tiêu cực về thực

trạng đất nước. Theo cách nhìn của bác thì bất cứ lĩnh vực nào của Việt Nam

cũng "rất tệ hại". Với những thành tựu trong phát triển kinh tế thì bác cho rằng

số liệu không đúng. Với kết quả rõ ràng của cuộc đấu tranh phòng, chống tham

nhũng, bác lại cho rằng đó chẳng qua là đấu đá trong nội bộ Đảng. Hay kể cả

niềm vui sau những thành công vang dội của bóng đá Việt Nam, bác cũng lắc

đầu bảo là do ăn may. Quan sát cách cán bộ nghỉ hưu này thu thập, tiếp nhận

thông tin, tôi phần nào lý giải được tại sao bác lại có một thế giới quan nhiều

màu xám. Ấy là do bác chủ yếu chỉ tiếp nhận thông tin qua mạng xã hội

facebook, youtube, những trang thông tin mù mờ trên mạng, hoặc những trang

thông tin của các tổ chức, đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước. Bác nhầm lẫn

cho rằng, những trang thông tin ấy "dám nói thẳng, nói thật" vào những vấn đề

mà các cơ quan báo chí chính thống không dám đề cập. Đáng lo ngại là không

chỉ các cán bộ đã nghỉ hưu mà ngay cả những cán bộ đang đương chức nếu

không tỉnh táo, không có bản lĩnh vững vàng thì cũng rất dễ bị lừa phỉnh, bị ăn

phải "bả thông tin".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét