Thứ Hai, 27 tháng 2, 2023

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ


 

Các thế lực thù địch xác định chính trị, tư tưởng là mặt trận hàng đầu, là thủ đoạn hoạt động đặc biệt trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam trong tình hình hiện nay. Mục tiêu chống phá về chính trị của các thế lực thù địch là xóa bỏ ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các tầng lớp nhân dân; làm tan rã hệ tư tưởng, lý luận của Đảng, từ đó sẽ lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, hướng lái đường lối, chính sách xây dựng hệ tư tưởng tư sản, lối sống thực dụng trong các thế hệ con người Việt Nam. Để đạt được mục đích trên, các thế lực đã và đang tập trung vào những vấn đề cơ bản sau đây:

Một là, Phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin - nền tảng tư tưởng của Đảng; xuyên tạc, phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ dịnh con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, những thành tựu của cách mạng và chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Các thế lực thù địch tập trung xóa bỏ ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm làm mất phương hướng, giảm sút ý chí chiến đấu, xa rời mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. Chúng xuyên tạc, phủ nhận bản chất cách mạng, khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng. Chúng tập trung mọi lực lượng, phương tiện nhằm tuyên truyền các luận điểm xuyên tạc, và chứng minh cho bằng được “Tính lỗi thời của học thuyết Mác - Lênin”; chúng cho rằng: “Hầu hết các nước ngày nay đều bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lê nin, chỉ còn một vài nước như Trung Quốc, Việt Nam là tôn thờ”. Chúng xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh. Gần đây, chúng viết nhiều tài liệu với đầu đề dưới dạng văn học nhằm dựng chuyện, vu cáo, xuyên tạc kể cả đời tư và sự nghiệp lãnh đạo cách mạng của Bác. Về hình thức, chúng tăng cường hoạt động hợp pháp kết hợp nửa hợp pháp và bất hợp pháp. Nguy hiểm nhất, chúng dùng hình thức như: thông qua góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng các văn kiện, nghị quyết, hiến pháp, hội thảo khoa học…

Thứ hai, Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Các thế lực thù địch tập trung tuyên truyền, xuyên tạc, bịa đặt và kích động quần chúng loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, như phê phán Đảng ta không chịu đổi mới về chính trị, “không chịu thực hiện đa nguyên chính trị”. Chúng lợi dụng những thiếu sót khuyết điểm trong chỉ đạo và thực hiện đường lối trong thực tiễn của Đảng ta để chứng minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng. Gần đây chúng tung ra một số luận điệu vu khống, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo cấp cao ở các thời kỹ nhằm đề cao người này, hạ thấp người kia để chia rẽ nội bộ, làm mất lòng tin của đảng viên, của nhân dân.

Thứ ba, đẩy mạnh tuyên truyền chống phá về tổ chức nhân sự, chia rẽ sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, tập trung vào số cán bộ, đảng viên giữ vị trí chủ chốt. 

Các thế lực thù địch đẩy mạnh tuyên truyền, xuyên tạc về công tác tổ chức, cán bộ, nhằm gây chia rẽ nội bộ, kích động gây mâu thuẫn, mất đoàn kết giữa những cán bộ, đảng viên; chúng lợi dụng các vấn đề về phòng, chống tham nhũng để rêu rao rằng: Trong Đảng có phe nọ, phái kia; tranh giành quyền lực, thanh trừng nội bộ, “tay sai Tàu Cộng”,…hòng gây sự hoài nghi, dao động trong cán bộ, đảng viên, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ của ta. Chính vì vậy, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta luôn phải tỉnh táo nhận diện, nâng cao tinh thần cách mạng, tích cực nghiên cứu học tập nắm vững lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; xây dựng niềm tin, trung thành tuyệt đối vào Cương lĩnh, chủ trương, đường lối của Đảng; rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực hoạt động thực tiễn, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá ta trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng văn hóa ở nước ta hiện nay.

Đại tá Nguyễn Năng Toàn, Tổ 3, Lớp K.49A

Hệ Chiến dịch – Chiến lược

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét