Ở cấp độ là những nhân tố, tiền đề mang tính chất xã hội hóa, cùng với
các cuộc cách mạng công nghiệp đang nối tiếp nhu cầu thúc đẩy xu hướng này,
khiến cho sản xuất, dịch vụ, tiêu dùng ngày càng gắn bó. Cùng với đó là các
biểu hiện mới của xã hội hóa hiện đại, như: Toàn cầu hóa, phân công và hợp tác
lao động quốc tế, sự hình thành các chuỗi giá trị toàn cầu là một dây chuyền sản
xuất, kinh doanh theo phương thức toàn cầu hóa, trong đó có nhiều nước tham
gia vào các công đoạn khác nhau từ thiết kế, chế tạo, tiếp thị đến phân phối và
hỗ trợ người tiêu dùng. Các liên kết hợp tác, đồng thuận giữa nhiều nước trong
quản trị để giải quyết các vấn đề toàn cầu cũng ngày càng được phát triển và
hoàn thiện. Tất cả xác định rằng, xu thế xã hội hóa hiện nay đang rất mạnh mẽ.
Ở cấp độ là những xu hướng, trào lưu XHCN hướng tới công bằng, bình
đẳng, dân chủ... mà biểu hiện cụ thể là tìm tới một mô hình tổ chức xã hội khác
với chủ nghĩa tư bản. Đó là sự phủ định kiểu tổ chức xã hội “lấy lợi nhuận làm
mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng
làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội”-như nhận
định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài viết “Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam”.
Hiện nay, mô hình phát triển này đang là thực tiễn ở nhiều nước Bắc Âu
và một số quốc gia phát triển khác. Ở những nước này, như nhiều nghiên cứu đã
chỉ ra rằng, tuy vẫn còn là chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng khá nhiều giá trị
XHCN, nhân tố XHCN đã và đang được tích lũy. Giá trị xã hội, lợi ích xã hội,
mục tiêu xã hội, ý nghĩa xã hội của các hoạt động rất được xem trọng và được
coi như những nhân tố hữu cơ của các quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Những
thành quả ấy trước hết là kết quả cuộc đấu tranh của nhân dân nhưng mặt khác,
cũng cần thấy rằng, chính quy luật của cuộc sống-ở đây là xu thế xã hội hóa, đã
thúc đẩy những tiến bộ xã hội ấy.
Ở cấp độ là chế độ XHCN, sau cuộc khủng hoảng của một mô hình xây
dựng CNXH ở Đông Âu và Liên Xô (1989-1991), nhiều nước vẫn giữ vững chế
độ XHCN, tiến hành cải cách đổi mới và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn có ý
nghĩa lịch sử. CNXH hiện thực đang là thực tế ở nhiều quốc gia như Việt Nam,
Trung Quốc, Lào, Cuba... Ở những quốc gia này, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ
đã và đang gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Chế độ dân chủ XHCN, vai
trò lãnh đạo của các đảng cộng sản, nhà nước XHCN, quyền làm chủ và lợi ích
của nhân dân đều là những thực tế không thể phủ nhận. Đổi mới tư duy về
CNXH và con đường đi lên CNXH trong cải cách đổi mới ở các nước XHCN
hiện nay không chỉ xác nhận xu thế đi lên CNXH ở cấp độ quốc gia mà còn
cống hiến những con đường, biện pháp mới mẻ để xây dựng CNXH. Những
cống hiến đó đã được các đảng cộng sản và đảng công nhân, các lực lượng tiến
bộ trên thế giới thừa nhận như những giải pháp đúng đắn, phù hợp với bối cảnh,
xu thế thời đại ngày nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét