Mấy ngày
nay cư dân mạng xôn xao về thông tin “người dân tộc K’Ho ở thôn K’Rèn, xã Hiệp
An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng bị chính quyền cướp đất”. Như “mèo mù vớ
được cá rán”, các trang phản động, khủng bố như “Việt Tân”, “Người Thượng Vì
Công Lý”… cũng “mượn gió bẻ măng” để xúi bẩy người dân chống phá chính quyền,
cơ quan chức năng dưới cái mác vì “dân chủ”, “nhân quyền”. Thế nhưng sự thật đã
bị đổi trắng thay đen, bóp méo đến trắng trợn và cần phải được tỏ rõ về sự việc
này.
VÌ SAO CẦN
PHẢI THU HỒI ĐẤT?
Việc thu
hồi đất là để thực hiện Dự án Hồ chứa nước Ta Hoét (tại xã Hiệp An, huyện Đức
Trọng, tỉnh Lâm Đồng) với diện tích thu hồi khoảng 163 ha, trong đó đất của
người dân sử dụng là 96,7 ha, diện tích còn lại thuộc sông, suối, đường đi liên
quan đến 171 hộ (có 108 hộ là người đồng bào dân tộc thiểu số).
DỰ ÁN này
cần phải TRIỂN KHAI vì sự CẤP THIẾT khi sắp tới hồ chứa Tuyền Lâm tại TP. Đà
Lạt sẽ chỉ tập trung cung cấp nước cho TP. Đà Lạt, dừng điều tiết nước để phục
vụ sản xuất, sinh hoạt cho huyện Đức Trọng và tương lai việc khoan giếng khai
thác mạch nước ngầm sẽ bị hạn chế, dần phải chấm dứt. Hệ quả dẫn đến gần 500HA
ĐẤT PHỤ THUỘC CỦA HUYỆN ĐỨC TRỌNG sẽ gặp khó khăn về nguồn nước tưới, tác động
thẳng đến việc sản xuất và đời sống của người dân với khu vực ẢNH HƯỞNG TRỰC
TIẾP LÀ XÃ HIỆP AN, (TRONG ĐÓ CÓ THÔN K’RÈN). Ngoài ra, khi không có hồ điều
tiết nước, thực trạng đến mùa mưa, nước từ thượng nguồn đổ về rất nhanh gây
ngập úng, gây thiệt hại không hề nhỏ cho người dân, nhất là tại các khu vực
thôn K’Rèn, K’Long.
HỒ CHỨA
NƯỚC TA HOÉT HOÀN THÀNH sẽ giải quyết được các vấn đề tiêu cực hiện nay: (1)
cắt lũ cục bộ từ thượng nguồn; (2) cấp nước tưới cho phạm vi diện tích đất rộng
hơn của huyện Đức Trọng và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân (2.080ha đất
nông nghiệp cho các khu vực khác và cấp nước tưới bổ sung cho 500 ha thuộc khu
tưới của hồ Tuyền Lâm), trong đó chính CÁC HỘ DÂN TẠI THÔN K’RÈN (bao gồm 108
HỘ LÀ NGƯỜI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ) LÀ ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LỢI TRỰC TIẾP; (3)
môi trường được cải tạo, cảnh quan thay đổi tạo cơ chế để phát triển du lịch
tại khu vực xã Hiệp An, cũng như đối với huyện Đức Trọng.
SỰ THẬT VỀ
CÁC LÝ DO MÀ MỘT SỐ HỘ DÂN KHÔNG CHỊU GIAO ĐẤT?
Cho đến
nay, nhiều gia đình có đất thuộc dự án đã nhận thức được trách nhiệm vì cộng
đồng, rất ủng hộ, đồng thuận, đã nhận tiền, bàn giao mặt bằng để cơ quan chức
năng làm dự án. Tuy nhiên, đi ngược lại lợi ích chung, một số hộ dân (chủ yếu
là các hộ người đồng bào thiểu số sinh sống tại thôn K’Rèn và có một số hộ
người Kinh đứng sau) vẫn tiếp tục giữ đất, không nhận tiền đền bù với đủ các lí
do đưa ra. Thực hư ra sao?
LÝ DO THỨ
NHẤT vì cho rằng “tỉnh Lâm Đồng làm dự án khi chưa có sự cho phép của Trung
ương”. SỰ THẬT LÀ: Dự án Hồ chứa nước Ta Hoét đã được Quốc Hội thông qua tại kỳ
họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV; được Thủ tướng Chính phủ phân bổ vốn từ ngân sách
trung ương để triển khai thực hiện tại Quyết định số 1145/QĐ-TTg ngày 29/7/2020
– như vậy “về phía Trung ương” theo thắc mắc của người dân là đã thỏa đáng.
Ngoài ra, dự án này thuộc nhóm B quy định tại Điều 9, Luật đầu tư công năm 2019
vì vậy quyết định chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh Lâm Đồng;
sau đó, UBND tỉnh ban hành các văn bản phê duyệt quyết định đầu tư xây dựng
công trình là ĐÚNG THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC. Việc thu hồi đất thuộc trường
hợp Nhà nước thu hồi theo điểm b khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai năm 2013; do đó,
việc các cơ quan chức năng THU HỒI ĐẤT LÀ ĐÚNG THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT.
LÝ DO THỨ
HAI, số hộ dân nêu trên MUỐN NHÀ NƯỚC MỞ CÁC LỚP ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ BỐ TRÍ VIỆC
LÀM đối với các trường hợp đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, trung cấp, cũng như
một số lao động tại thôn K’Rèn bị ảnh hưởng sau khi triển khai dự án (không còn
diện tích đất để sản xuất hoặc diện tích đất sản xuất còn lại ít). THỰC TẾ,
chính quyền địa phương đã liên hệ, làm việc với các doanh nghiệp, đơn vị có
liên quan trên địa bàn huyện Đức Trọng để rà soát nhu cầu sử dụng lao động, đào
tạo nghề theo nguyện vọng của người dân có đất bị thu hồi tại dự án, tổ chức
phiên giao dịch việc làm, định hướng cho các hộ có nhu cầu về ngành nghề đào
tạo, thị trường lao động của huyện nhằm đảm bảo sau khi các hộ dân được đào tạo
nghề sẽ có việc làm ổn định. Đến nay, theo nhu cầu của người dân thì có 21 LAO
ĐỘNG ĐÃ ĐƯỢC TUYỂN DỤNG làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn với mức
lương ổn định. Việc đào tạo nghề cho các trường hợp khác và công khai thông tin
tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp vẫn tiếp tục được thực hiện, niêm yết
công khai tại hội trường thôn K’Rèn để người dân có nhu cầu đăng ký.
LÝ DO THỨ
BA các hộ dân cho rằng “GIÁ ĐẤT BỒI THƯỜNG THẤP HƠN GIÁ THỊ TRƯỜNG”. Vấn đề này
cũng đã được xem xét, giải quyết cụ thể, cho đến nay giá bồi thường, hỗ trợ
bình quân cho các hộ dân tại khu vực này đã TĂNG LÊN KHOẢNG 40% so với giá cũ
với mức dao động khoảng từ 290 triệu đồng/1 sào - 471 triệu đồng/1 sào tùy từng
khu vực theo quy định, trong đó giá trị bồi thường các thửa đất có vị trí thuận
lợi sẽ cao hơn so với các vị trí không thuận lợi nhằm đảm bảo sự công bằng giữa
các chủ sử dụng đất. Ngoài ra, theo quy định, các tài sản nằm ngoài ranh giới
thu hồi (đường điện, ống tải nước…) để thực hiện dự án sẽ không được bồi
thường; tuy nhiên, chính quyền địa phương đã xem xét, giải quyết bồi thường hỗ
trợ đối với nội dung này cho các hộ dân thôn K’Rèn nói riêng và người dân có
đất bị thu hồi trong dự án nói chung.
LÝ DO CUỐI
CÙNG đó là số hộ dân nêu trên cho rằng “Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án
mà KHÔNG BỐ TRÍ TÁI ĐỊNH CANH thì người dân không có đất để sản xuất ổn định
cuộc sống”. Tuy nhiên, thực tế thì UBND HUYỆN ĐỨC TRỌNG ĐÃ TIẾN HÀNH BỐ TRÍ,
ĐANG XÂY DỰNG KHU VỰC TÁI ĐỊNH CANH cho các hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số
có đất bị thu hồi thuộc dự án Hồ chứa nước Ta Hoét, đối với diện tích khoảng
48,0 ha tại xã Hiệp An; khu vực này được đầu tư đường, điện để người dân thuận
tiện canh tác, sản xuất, thậm chí từng đối tượng còn có quy định mức hỗ trợ cụ
thể.
Những kiến
nghị, vướng mắc về quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người dân cơ bản đều đã
được chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết hợp
lý, sát thực tế và đúng quy định của pháp luật.
Như vậy,
hoàn toàn KHÔNG CÓ CHUYỆN “người dân tộc K’Ho ở thôn K’rèn, xã Hiệp An, huyện
Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng bị chính quyền cướp đất”! Sự thật đằng sau vụ việc
chính là sự xuất hiện của một số trường hợp đang CỐ TÌNH GIỮ ĐẤT, không tự
nguyện bàn giao nhằm mua bán, sang nhượng đất đai trong vùng dự án nhằm TRỤC
LỢI CÁ NHÂN. Việc một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số khăng khăng cho rằng “bao
đời tổ tiên khai phá” nên phải GIỮ ĐẤT SẢN XUẤT CHO THẾ HỆ HIỆN TẠI mặc dù biết
rất rõ hệ lụy khi không có hồ chứa nước Ta Hoét - chính là KHÔNG CÓ TRÁCH NHIỆM
VỚI CÁC CON CHÁU THẾ HỆ SAU NÀY ở ngay tại thôn K’Rèn, xã Hiệp An, huyện Đức
Trọng nói riêng, không có trách nhiệm với cộng đồng nói chung./.
Đa.St
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét