Mạng
xã hội ra đời và phát triển với mục đích kết nối và chia sẻ thông tin giữa các
tổ chức, cá nhân với nhau về vấn đề, sự kiện nào đó, nhằm hướng tới sự phát
triển chung của cộng đồng. Mạng xã hội nhanh chóng chiếm cảm tình của người sử
dụng nhờ có đầy đủ các tính năng nổi bật như: trò chuyện, gửi tệp tin, chia sẻ
video hình ảnh, gọi thoại, gọi video,… mà không bị giới hạn bởi không gian và
thời gian. Trong dòng chảy mạnh mẽ của thông tin, mạng xã hội xuất hiện và trở
thành nguồn khai thác hữu ích lượng thông tin khổng lồ trên toàn thế giới. Mạng
xã hội giúp cập nhật thông tin, sự kiện diễn ra xung quanh một cách nhanh chóng
mà không bị giới hạn bởi không gian, thời gian. Có thể thấy rằng, sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học công nghệ, cùng với sự ra đời của nhiều nền tảng mạng xã
hội với nhiều chức năng, tiện ích giúp cho cộng đồng dễ dàng kết nối, chia sẻ
thông tin giữa nhiều cá nhân, tổ chức với nhau hơn.
Nhưng
sự phát triển này cũng trở thành công cụ, môi trường lan truyền thông tin xấu
độc, chống phá hệ thống chính trị của nhiều quốc gia nói chung và ở Việt Nam
nói riêng. Trong bài viết “Xác định các giải pháp trọng tâm bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng trong thời kỳ mới”, PGS, TS Lương Khắc Hiếu đã nhấn mạnh “Trong
số các phương tiện truyền tải thông tin, quan điểm sai trái, thù địch (gồm
phương tiện truyền thông cá nhân, phương tiện truyền thông nhóm, phương tiện
truyền thông đại chúng truyền thống và phương tiện truyền thông mới), kẻ thù tư
tưởng lựa chọn mạng xã hội như một công cụ phổ biến nhất và hữu hiệu nhất để
tác chiến”(1).
Trên
không gian mạng (thông qua các website, các diễn đàn trên Internet, các nền
tảng mạng xã hội phổ biến toàn cầu như Youtube, Facebook,…), các thông tin được
lan truyền với tốc độ chóng mặt mà không bị giới hạn bởi không gian hay thời
gian, điều cốt yếu là có kết nối Internet. Chính vì sự lan truyền nhanh chóng
này nên các thế lực thù địch luôn tìm cách tranh thủ chớp lấy thời cơ để xuyên
tạc, bịa đặt thông tin. Thời gian vừa qua, số lượng thông tin sai sự thật, luận
điệu sai trái trên không gian mạng có xu hướng tăng lên, đặc biệt, những thông
tin xấu độc này tăng 50% trong thời gian chuẩn bị diễn ra Đại hội XIII của
Đảng, nhưng gần như tất cả các thông tin này đều được xử lý thông qua hệ thống
kiểm tra, giám sát hiện đại trên không gian mạng. Theo báo cáo, năm 2020, Cục
An ninh mạng đã giám sát, ngăn chặn truy cập gần 3.400 trang mạng đặt máy chủ
tại nước ngoài đăng tải thông tin xấu độc và yêu cầu gỡ bỏ, vô hiệu hóa hơn
10.000 bài viết, video có nội dung xấu độc(2).
Bên
cạnh đó, không gian mạng có nhiều yếu tố “ảo”. Các yếu tố “ảo” này được nhào
nặn bằng đủ các thủ đoạn tinh vi, phức tạp nên có thể đánh lừa được một bộ phận
công chúng mơ hồ về nhận thức, thiếu nhãn quan chính trị, nhất là giới trẻ.
Trong nhiều trường hợp, thông tin trên mạng xã hội là thông tin sai sự thật,
hoặc thông tin gây tác động tiêu cực đến cá nhân, tổ chức, hoặc thông tin xúc
phạm đến cá nhân, tổ chức. Những thông tin như vậy có thể gây định hướng xấu
cho dư luận xã hội, hoặc ảnh hưởng đến quyền cá nhân của con người. Thông tin
cần có sự đa chiều nhưng quan trọng nhất cần phải đúng và được phản ánh trung
thực, trong khi thông tin trên mạng xã hội có quá nhiều, quá tràn lan, khiến
cho người tiếp nhận cũng khó xác định được tính xác thực. Ngoài ra, lợi dụng
không gian mạng, các thế lực thù địch có thể ngồi tại một nơi nhưng lại truyền
tải được thông tin rộng rãi trên toàn thế giới, gây khó khăn cho các cơ quan chức
năng khi xử lý. Điều này gây ra những khó khăn, thách thức trong công tác bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù
địch trên không gian mạng.
V3.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét