Tự phê bình và phê bình là một trong những nguyên tắc xây dựng Đảng, là quy luật phát triển của Đảng, phương pháp để giáo dục, rèn luyện đảng viên, là vũ khí sắc bén uốn nắn những lệch lạc trong nhận thức; ngăn chặn suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nhằm kịp thời phát hiện, sửa chữa hạn chế khuyết điểm và phát huy ưu điểm góp phần xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Tuy nhiên, thực tiễn sinh hoạt chi bộ hiện nay cho thấy vẫn còn tồn tại tình trạng ngại phê bình, ngại góp ý cho đồng chí, còn có tình trạng nể nang, né tránh, lựa chiều khi phê bình hay tình trạng đoàn kết một chiều. Đây là một nguyên nhân đã làm mất đi tính chiến đấu trong sinh hoạt Đảng. Thời gian qua, không ít đảng viên, tổ chức đảng không tự giác phê bình mà tìm mọi cách để giấu giếm, bao che, đỗ lỗi cho hoàn cảnh khách quan; một số cán bộ, đảng viên chưa mạnh dạn nói thẳng, nói thật, phê bình, góp ý cho cấp trên, vẫn còn tình trạng lợi dụng tự phê bình và phê bình để đã kích, nói xấu, hạ bệ chỉ trích, phê phán lẫn nhau, vì mục đích cá nhân, làm cho người bị phê bình không nhận ra được sai lầm để sửa chữa.
Thực tế, không muốn bị phê bình là bản chất tự nhiên của con người. Bởi cảm giác khi bị phê bình ít khi dễ chịu. Nhưng đây lại là một phần của cuộc sống, của sinh hoạt Đảng. Sinh thời, Bác Hồ đã dạy: “Phê bình và tự phê bình là vũ khí rất cần thiết và sắc bén, nó giúp chúng ta sửa chữa sai lầm và phát triển ưu điểm”. Người chỉ rõ: “Mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt. Được như thế thì trong Đảng sẽ không có bệnh, mà Đảng sẽ khỏe mạnh vô cùng”.
Có đủ bản lĩnh và thẳng thắn nhìn nhận thì sẽ thấy phê bình giúp ta nhìn nhận lại bản thân, đồng thời có phản ứng phù hợp trước những phê bình chưa thỏa đáng. Rèn luyện tinh thần tự phê bình và phê bình với tinh thần xây dựng chính là cách để tự soi tự sửa thường xuyên, giúp mỗi đảng viên và tổ chức Đảng ngày càng trưởng thành, vững mạnh. Muốn vậy, vừa cần biết lắng nghe với thái độ cầu thị, tránh bảo thủ, vừa cần phải nỗ lực học tập và cống hiến để gia tăng lòng tự trọng, sự tự tin và bản lĩnh./.
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét