NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG
THAM NHŨNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC THỰC CHẤT LÀ CÁC LUẬN ĐIỆU 'MƯỢN GIÓ BẺ MĂNG'
Hiện nay, cuộc chiến phòng, chống tham nhũng (PCTN)
đang được Đảng và Nhà nước tiến hành mạnh mẽ; quyết liệt, bài bản, đi vào chiều
sâu, không có vùng cấm; diễn ra ở mọi cấp, mọi ngành và đã đạt nhiều kết quả cụ
thể rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích
cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, được cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng
tình, ủng hộ, đánh giá cao và quốc tế ghi nhận.
Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XIII, Đảng ta đã khẳng định: “Thực hiện quyết liệt, nghiêm minh,
có hiệu quả cuộc đấu tranh PCTN”. Với quan điểm xuyên suốt và nhất quán là sai
phạm đến đâu thì xử lý đến đó, không có “vùng cấm”, không có ngoại lệ. Chỉ tính
riêng năm 2021, đã kỷ luật 618 đảng viên do tham nhũng, cố ý làm trái (tăng 132
so với năm 2020), trong đó có 32 trường hợp thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư
quản lý. Kết quả đó đã khẳng định công tác đấu tranh PCTN “không có vùng cấm”,
tài sản bị tham nhũng được thu hồi, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước
ngày càng được thắt chặt để ngăn chặn hành vi tham nhũng. Nhân dân ta và dư
luận quốc tế ngày càng tin tưởng vào hiệu quả của cuộc đấu tranh PCTN tại Việt
Nam.
Những thành tựu trong công tác PCTN những
năm qua đã được khẳng định. Quyết tâm làm trong sạch Đảng, xã hội của Đảng được
chứng minh mạnh mẽ. Vậy nhưng, các thế lực thù địch trong và ngoài nước với
nhiều phương thức và thủ đoạn khác nhau ra sức xuyên tạc công tác PCTN của Đảng
và Nhà nước. Các hãng truyền thông nước ngoài có chương trình phát sóng bằng
tiếng Việt (BBC, VOA, RFA, RFI,...), các trang web của Việt Tân, Hội anh em dân
chủ, Chân trời mới, các blogger cá nhân liên tục đăng tải, phát sóng các bài
viết để chống phá, gây rối, xuyên tạc với tần suất ngày càng phổ biến với những
luận điệu hết sức trắng trợn: “Chống tham nhũng thực chất để thanh trừng lẫn
nhau!”, “Chỉ tự do chính trị mới giúp Việt Nam chống được tham nhũng”, “Chống
tham nhũng biến thành thanh trừng chính trị”, “Có ai còn tin câu: Chống tham
nhũng ở Việt Nam không có vùng cấm?”, “Chống tham nhũng ở Việt Nam là tự sát?”.
Chúng cho rằng, đấu tranh PCTN ở Việt Nam
chỉ là sự “đấu đá” vì “lợi ích nhóm”, “thanh trừng nội bộ, triệt tiêu phe
cánh”. Dù các vụ việc được xét xử công khai và thông tin rộng rãi trên các
phương tiện thông tin đại chúng nhưng các thế lực thù địch vẫn cố tình cắt xén,
nhào nặn rồi dựng nên câu chuyện về các “phe nhóm nội bộ”, các “nhóm lợi ích”
hay phe cánh đang đấu đá lẫn nhau. Chúng triệt để khai thác đời tư cán bộ, thêu
dệt, gán ghép, cắt ghép ảnh chụp những ngôi biệt thự, những siêu xe sang trọng
và lấy đó làm “chứng cứ” quy chụp, bịa đặt tài sản tham nhũng của cán bộ các
cấp.
Chúng lập ra các báo, tạp chí, trang web,
sử dụng triệt để mạng xã hội để đăng tải tin, bài, video clip; xuất bản các ấn
phẩm có nội dung xuyên tạc, bôi đen, dựng chuyện, tạo cảm giác tham nhũng đang
xảy ra ở khắp các lĩnh vực các bộ, ngành cùng với những nhận định và kết luận
hết sức hồ đồ: “Đó là cơn cớ vì sao mà nguyên cái hệ thống này người ta dễ tham
nhũng và buộc phải tham nhũng đến thế”, “Sách lược chống tham nhũng của cụ Tổng
nghe bên ngoài thì có vẻ quyết liệt vì dân, nhưng thực chất bên trong chỉ là
thêm giấy, thêm họp hành, thêm chi phí cho những hiệu triệu chém gió”. Chúng
cho rằng, “Tham nhũng là sản phẩm của chế độ, thể chế chính trị ở Việt Nam, bản
thân bộ máy đẻ ra tham nhũng, do xã hội thiếu dân chủ nên không thể chống tham
nhũng thành công”, “Tham nhũng là căn bệnh kinh niên của chế độ độc đảng cầm
quyền”, “Do đảng cầm quyền độc đoán cai trị nên tình trạng tham nhũng tất yếu
xảy ra,...”. Họ còn lớn tiếng “Cuộc đấu tranh PCTN của Đảng Cộng sản Việt Nam
không thể thành
công”, “Căn nguyên tạo ra tham nhũng là
do đảng đứng trên pháp luật. Vì thế, phải thực hiện đa đảng để không còn hoặc
là hạn chế tham nhũng”,...Những luận điệu nêu trên của các thế lực thù địch là
vô căn cứ, quy chụp để bôi nhọ và chống phá Đảng, phủ định những kết quả to lớn
trong công cuộc xây dựng, phát triển của nước ta, hạ thấp vai trò lãnh đạo của
Đảng cũng như quyết tâm chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó, các
luận điệu “mượn gió bẻ măng”, từ chuyện tham nhũng bàn về Điều 4 Hiến pháp, phủ
nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, dẫn dắt dư luận hoài nghi, dao động, chống phá
chế độ.Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định quyết tâm tiếp tục phòng và đấu
tranh chống tham nhũng: “Triển khai đồng bộ, có hiệu quả quy định của pháp luật
về PCTN. Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, bảo đảm đúng pháp luật.
Thực hiện quyết liệt nghiêm minh, có hiệu quả cuộc đấu tranh PCTN”. Đi liền
cùng đó là “khẩn trương xây dựng cơ chế phòng ngừa, răn đe để kiểm soát tham
nhũng. Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí. Tiếp tục thực hiện chặt chẽ, có hiệu quả về kê khai, kiểm soát, kê
khai tài sản, thu nhập của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ
lãnh đạo các cấp” để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đấu tranh chống
tham nhũng, góp phần làm trong sạch Đảng, xây dựng và chỉnh đốn Đảng.
Thực tiễn cho thấy, không
thể xuyên tạc và bôi đen quyết tâm PCTN và những kết quả đã đạt về PCTN của Đảng.
Mỗi cán bộ, đảng viên và từng người dân cần chủ động, tích cực, tự giác tham
gia có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, các quan
điểm sai trái, thù địch vốn ngày càng phức tạp, khó khăn, lâu dài và cam go về
công tác đấu tranh chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước - Trung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét