Nghị quyết 35 của Bộ Chính trị khóa XII về “Tăng cường bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
trong tình hình mới”, xác
định bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảnglà nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Ðảng, toàn quân, toàn
dân, trong đó lực lượng tuyên giáo các cấp là nòng cốt; là công việc tự giác,
thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp; của từng địa phương, cơ quan, đơn vị,
của cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu.
Trong thời gian tới, nhất là giai đoạn sau Đại
hội XIII của Đảng, để công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh
ngăn chặn, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch đạt hiệu quả cao, cần tập
trung triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
Thứ
nhất, các ban, bộ,
ngành, địa phương, đơn vị cần đưa nhiệm vụ công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng
vào trong các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chính trị thường xuyên của cấp ủy, cơ
quan, đơn vị. Coi trọng công tác tư tưởng, quán triệt tinh thần trách nhiệm của
cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu đối với công tác bảo vệ nền tảng tư
tưởng; tăng cường giáo dục lý luận chính trị, nâng cao phẩm chất đạo đức, kỹ
năng nghề nghiệp, trình độ trí tuệ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Quan tâm đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo các cấp, cán bộ quản lý báo chí, truyền thông
có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực nghề nghiệp, bản lĩnh và kỹ năng đối thoại và
phát ngôn khi có những vấn đề nổi cộm đòi hỏi sự lên tiếng và giải quyết của
các cơ quan liên quan.
Thứ hai, tăng cường xây
dựng thế trận an ninh thông tin nhân dân trên không gian mạng trên cơ sở phát
huy sức mạnh tổng hợp các lực lượng trong hệ thống chính trị. Nâng cao khả năng
tự phòng, chống “diễn biến hòa bình”, “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến” của cán
bộ, đảng viên và nhân dân trước các thủ đoạn, hoạt động tuyên truyền tán phát
các thông tin xấu độc, sai sự thật, quan điểm sai trái, thù địch. Lấy giáo dục
góp phần nâng cao nhận thức và báo chí, truyền
thông làm nền tảng, trụ cột để xây dựng thành trì thế trận các tầng lớp nhân
dân có sức đề kháng vững chắc, bồi đắp nền tảng tinh thần, lý tưởng cao đẹp,
lan tỏa sâu rộng nhân lên những tấm gương, điển hình tập thể, cá nhân tiên
tiến. Lấy báo chí, truyền thông làm lực lượng nòng cốt để đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch; xây dựng và nhân lên sức mạnh đấu tranh từ
tiếng nói chính thống; lan tỏa rộng rãi trên không gian mạng và các tầng lớp nhân
dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, xây dựng và
bảo vệ môi trường thông tin xã hội lành mạnh, phát triển bền vững.
Thứ
ba, các cơ quan, bộ,
ngành, địa phương, nhất là các cơ quan nghiên cứu lý luận, chú trọng xây dựng
hệ thống luận cứ sắc bén phản bác các quan điểm sai trái; bảo vệ và vận dụng
sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực
tiễn. Nội hàm cơ bản và tính thực tiễn của lý luận sắc bén biểu hiện ở chỗ, nó
phải chỉ rõ những hành vi, âm mưu chống phá, thủ đoạn xấu độc, tính chất sai
trái, phản khoa học, phi lịch sử, tính chất nguy hại... của các thông tin sai
lệch, tin giả, quan điểm sai trái, thù địch liên quan vấn đề, lĩnh vực quản lý
của mỗi cơ quan bộ ngành, địa phương. Từ đó, làm cơ sở chủ động công tác đấu
tranh, phản bác có sức thuyết phục sâu sắc.
Thứ tư, các cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến địa phương vào cuộc
chỉ đạo xây dựng trận địa thông tin và hợp đồng binh chủng các lực lượng, đặc
biệt là các lực lượng công tác tuyên giáo các cấp. Quan tâm xây dựng các lực
lượng chuyên nghiệp nắm vững quan điểm, đường lối, được đào tạo bài bản về công
nghệ, về các kỹ năng thủ thuật thông tin, truyền thông.
Phát
huy vai trò của mỗi cấp, mỗi cơ quan, đơn vị trong xây dựng lực lượng và tổ chức
đào tạo, tập huấn. Công tác đào tạo tập huấn bao gồm cao cấp lý luận chính trị
và đào tạo đặc biệt, trang bị kiến thức lý luận và thực tiễn một cách trực tiếp
và cụ thể, phải đào tạo kỹ năng phương pháp đấu tranh nhạy bén, sáng tạo trong
những tình huống cụ thể, vấn đề cụ thể hoặc tiêu biểu, liên hệ và vận dụng trên
thực tế.
Thứ năm, xây dựng thế trận lòng dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng và cơ chế bảo vệ lực lượng, bảo vệ cán bộ, đảng viên và nhân
dân, bảo vệ những điều tốt đẹp, bảo vệ người tốt, việc tốt và đấu tranh phản
bác các thông tin sai lệch, xấu độc. Để xây dựng thế trận lòng dân, trước hết
cần phát huy vai trò cấp ủy, người đứng đầu vừa chỉ đạo thực tiễn thực hiện
nhiệm vụ chính trị vừa chỉ đạo lấy công tác tuyên truyền, vận động đi tiên
phong, làm nòng cốt trong xây dựng và tăng cường niềm tin của nhân dân; làm
sống động và lan tỏa những mô hình hay, gương người tử tế, nhất là những tấm
gương lãnh đạo các cấp, cán bộ, đảng viên hy sinh, tận tụy với công việc, gần dân,
giúp đỡ dân.
Thứ
sáu, Đảng cần tiếp tục đẩy
mạnh đổi mới tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực hiệu quả của hệ thống chính trị,
chuyển đổi mạnh mẽ phương thức quản lý theo hiệu quả công việc, chất lượng và
số lượng sản phẩm công việc. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh
chính trị, có phẩm chất, trình độ trí tuệ và năng lực thực tiễn là nhiệm vụ
“then chốt của then chốt” để xây dựng và bảo vệ Đảng trong sạch, vững mạnh và
làm trụ cột gây dựng, phát triển thế trận lòng dân. Tiếp tục chỉ đạo đổi mới mạnh
mẽ, toàn diện, đồng bộ, hiệu quả công tác cán bộ; từng bước chuẩn hóa, tăng
cường kỷ luật, kỷ cương đi đôi với tạo môi trường, điều kiện để thúc đẩy đổi
mới, sáng tạo, phát triển, ủng hộ, khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám
đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Kiểm soát chặt chẽ quyền lực,
sàng lọc kỹ càng, thay thế kịp thời; chấm dứt tình trạng chạy chức, chạy quyền,
bổ nhiệm cán bộ vì người mà không vì công việc./.
V3.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét