Thứ Ba, 21 tháng 2, 2023

Sử dụng công nghệ số để ngăn chặn luận điệu xuyên tạc, vu cáo

 Định hướng thứ tư trong phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 được

thể hiện trong Nghị quyết Đại hội XIII là “...xây dựng nền văn hóa Việt Nam

tiên tiến, đậm đã bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội

dung, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”. Trong phương hướng,

nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, Đảng ta xác định:“...Hoàn thiện

các cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp văn hóa; phát triển những sản

phẩm, loại hình văn hóa độc đáo, sáng tạo có sức lan tỏa để quảng bá, giới thiệu

ra thế giới”.Theo đó, tuyên truyền văn hóa Việt Nam ra thế giới cần đưa ra các

thông điệp vừa làm nổi bật được những nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam, trong

đó có tính khác biệt với các quốc gia khác, vừa đảm bài sự hài hòa với xu thế

chung của nhân loại, đồng thời phải tác động đến tình cảm,đáp ứng được nhu

cầu và thuyết phục đối tượng tiếp nhận.

Do đó, hoạt động tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới không thể

tách rời với việc đấu tranh phản bác, chống các luận điểm xuyên tạc, bôi nho


hình ảnh Việt Nam. Đây cũng chính là một trong những lĩnh vực quan trọng của

công tác tư tưởng nói chung và công tác đối ngoại nói riêng.

“Đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá

của các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị” là một trong những nội

dung trong 12 định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 được Đảng

ta xác định trong Văn kiện Đại hội XIII. Việc tăng cường, đẩy mạnh các biện

pháp đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ không chỉ nhằm bảo vệ

nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chế độ và sự ổn định của đất nước mà còn

nhằm bảo vệ hình ảnh Việt Nam trước những thông tin không đúng sự thật.

Trong thế giới toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, danh tiếng và hình

ảnh tích cực của một quốc gia ngày càng được coi trọng, thu hút sự quan tâm

của cộng đồng quốc tế bởi hình ảnh quốc gia không chỉ ảnh hưởng đến các mối

quan hệ quốc tế mà còn tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như

năng lực cạnh tranh của đất nước. Do vậy, việc tạo dựng, quảng bá, nâng cao

hình ảnh quốc gia ngày càng được các nước chú trọng như một chiến lược sức

mạnh mềm trong môi trường quốc tế nhiều biến đổi.

Thông qua nền tảng số, bè bạn quốc tế đã biết đến Việt Nam từ một nước

nghèo nàn, lạc hậu, chịu hậu quả nặng nề của nhiều năm chiến tranh, lại bị bao

vây cấm vận, nay trở thành một Việt Nam có quan hệ ngoại giao với hơn 180

quốc gia và vùng lãnh thổ; quan hệ kinh tế thương mại với hơn 200 nước và

vùng lãnh thổ; có vai trò, vị thế ngày càng nổi bật trong khu vực và trên thế giới;

là thành viên của nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế như ASEAN, ASEM, APEC,

WTO…

Như vậy, trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, việc sử

dụng các nền tảng công nghệ số để phục vụ tuyên truyền một mặt góp phần thúc

đẩy quảng bá về một Việt Nam thân thiện, mến khách, một đất nước được coi là

“điểm hẹn của hòa bình”, điểm đến an toàn cho bè bạn quốc tế, mặt khác góp

phần phản bác lại các thông tin tuyên truyền sai trái, thù địch đối với Việt Nam

cũng như nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam với thế giới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét