Một số học giả nước ngoài đang ra sức tuyên truyền cho quan điểm “siêu
giai cấp” của Quân đội, “dân sự hóa” Quân đội và đi đến kết luận: Quân đội là
công cụ của toàn xã hội. Họ cho rằng, "sự tồn tại của Quân đội là cần thiết để
bảo đảm cho hoạt động bình thường của bất kỳ hệ thống xã hội nào. Vì vậy,
Quân đội là tổ chức đứng ngoài xã hội và không có bản chất giai cấp; là lực
lượng vũ trang “trung lập về chính trị” và phải được “dân sự hóa” triệt để”.
Thực chất của quan điểm trên nhằm thực hiện mưu đồ “vô hiệu hóa” quân đội ở
các nước xã hội chủ nghĩa dẫn đến dao động về tư tưởng, mất phương hướng
chính trị, phai nhạt mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, hướng tới xóa bỏ quyền lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân (QĐND) Việt
Nam. Đây là một thủ đoạn nham hiểm trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của
các thế lực thù địch, phản động.
Bên cạnh đó, một số người còn viện dẫn vào học thuyết “Tam quyền phân
lập”, ở một số nhà nước tư sản đã ban hành luật thể hiện “dân sự quản lý quân
sự”, quân đội tách ra khỏi sự ảnh hưởng, chi phối của đảng phái. Điều này là
hoàn toàn không đúng trong thực tế.
Bởi lẽ, phía sau chính phủ vẫn là một chính đảng đảng cầm quyền (hoặc
chi phối chính sách của chính phủ). Các đảng cầm quyền vẫn can thiệp vào quản
lý nhà nước về quốc phòng. Với tính cách là một hiện tượng chính trị-xã hội, bất
cứ quân đội nào trong lịch sử cũng mang bản chất giai cấp sâu sắc. Sự quyết
định bản chất giai cấp của một quân đội là ở chỗ: Quân đội đó là chỗ dựa của
chế độ chính trị-xã hội nào; hoạt động của quân đội đó bảo vệ lợi ích cho giai
cấp nào và bản chất giai cấp của nó phụ thuộc một cách trực tiếp vào bản chất
giai cấp của nhà nước đã tổ chức ra quân đội đó. Bản chất giai cấp của quân đội
còn được thể hiện trong quá trình xây dựng và tổ chức quân đội. Giai cấp thống
trị bảo đảm sự vững mạnh về chính trị của quân đội, bảo đảm phương hướng
phát triển và hoạt động của quân đội phù hợp với lợi ích của giai cấp đó. Để giữ
vững phương hướng chính trị và tăng cường bản chất giai cấp cho quân đội, giai
cấp thống trị tiến hành truyền bá hệ tư tưởng của nó cho quân đội bằng hệ thống
giáo dục có tính chất áp đặt về tư tưởng cho binh lính; thực hiện triệt để đường
lối tổ chức, phương hướng hoạt động và kiểm soát mọi hoạt động của quân đội.
Điều này đã được ghi nhận theo điều lệnh quân đội Mỹ, sĩ quan chỉ huy chịu
trách nhiệm về giáo dục tư tưởng và tinh thần binh sĩ. Quân đội Mỹ duy trì cả
một bộ máy tuyên truyền gọi là “cơ quan thông tin và giáo dục quân đội” để tiến
hành công tác tư tưởng. Trong các quân chủng của quân đội Mỹ đều có cơ quan
thông tin. Bên cạnh việc lãnh đạo công tác tuyên truyền, cổ động, cơ quan này
còn chuẩn bị và xuất bản những sách giáo khoa về tư tưởng, những tài liệu phát
thanh, báo chí, phát hành những phim ảnh ca tụng chủ nghĩa tư bản.
Như vậy, sự ra đời, tồn tại và phát triển của quân đội luôn gắn với vai trò
của giai cấp và nhà nước. Thực tế cho thấy, giai cấp và nhà nước luôn giữ vai trò
quyết định đối với quân đội về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Về chính trị, giai
cấp và nhà nước quyết định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu và các chức năng,
nhiệm vụ cơ bản của quân đội. Đồng thời, hệ tư tưởng của giai cấp đó luôn giữ
vai trò thống trị đối với quân đội, chi phối đến đời sống tinh thần của quân đội.
Về tổ chức, giai cấp và nhà nước quyết định đường lối, nguyên tắc tổ chức xây
dựng quân đội; quyết định cơ chế lãnh đạo, thành phần chỉ huy và binh lính
tham gia trong quân đội.
Bên cạnh đó, hoạt động của quân đội phụ thuộc vào chế độ chính trị-xã
hội, chịu sự quy định của giai cấp và nhà nước tổ chức ra nó. Là một bộ phận
của chỉnh thể xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng, quá trình phát triển của quân
đội tất yếu chịu sự chi phối, tác động của các quy luật xã hội nói chung.
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến bản chất giai cấp của quân đội, yếu tố
giai cấp luôn tác động trực tiếp, mạnh mẽ và quyết định nhất. Quân đội nào cũng
do nhà nước tổ chức ra và chịu sự chi phối bởi đường lối chính trị của một giai
cấp. Bài học xương máu của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu
cho thấy, khi đảng cộng sản mất vai trò lãnh đạo, sự biến chất của nhà nước là
không tránh khỏi và hậu quả tất yếu của nó là làm cho quân đội mất phương
hướng chính trị. Mặc dù năm 1991, Hồng quân Liên Xô có quân số hơn 3 triệu
người nhưng đã không bảo vệ được chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ. Đó là bi
kịch lớn của lịch sử!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét