Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2023

VIỆT TÂN LÀM TRÒ KÍCH ĐỘNG…


Ngày 24/2, Việt Tân phóng lên mạng bài viết của Công Hùng: “Đảng làm trò mị dân khi cho họp lấy ý kiến dân về luật đất đai”.
Công Hùng “phản ảnh” chuyện: “Khi hôm tình cờ gặp bạn trong xóm mới biết tối khi hôm họp lấy ý kiến dân về luật đất đai. Tài liệu định hướng luật đất đai một tập dày cộm phát cho vài chục dân cách đó một ngày. Tài liệu này đọc cả chục ngày mới hiểu hết nhưng phát mới 1 ngày họp dân để nộp tài liệu…”. Và y la lối: “Tài liệu hỏi ý kiến dân về luật đất đai chỉ phát cho vài chục người dân là vi phạm trắng trợn điều 16 hiến pháp là mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Làm qua loa lấy lệ để tuyên truyền rằng người dân đồng thuận luật đất đai…”
Hóa ra, chính Công Hùng và Việt Tân mới là những kẻ “làm trò”.
“Làm trò” ở chỗ phê phán cách thức tổ chức một cuộc “họp lấy ý kiến dân về luật đất đai…” , nhưng Công Hùng và Việt Tân không hề đề cập thông tin cụ thể thời gian, địa điểm, danh tính cán bộ chủ trì…để cơ quan chức năng có thể xác minh và xử lý theo quy định, nếu chuyện đó là có thật. Với cách làm tùy tiện đó, chẳng hề oan khi khép Công Hùng và Việt Tân tội vu khống, xuyên tạc để kích động.
Sự xuyên tạc, vu khống của Công Hùng và Việt Tân còn nữa. Còn ở chỗ, giả như cuộc “họp lấy ý kiến dân” đó là có thật; giả như phát “tài liệu dày cộm…” là có thật; giả như “phát mới 1 ngày họp dân để nộp tài liệu…” là có thật, thì chỉ là để người dân (dự họp) có thêm một hình thức tài liệu bằng văn bản thôi, chứ đâu phải Đảng cố tình phát tài liệu rồi lập tức thu ngay lại. Nghĩa là có tài liệu cũng như không.
Trong thực tế, để phục vụ việc lấy ý kiến toàn dân về Luật Đất đai (sửa đổi) – dự luật mà ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội đã nhấn mạnh (trong phiên họp thứ 18 UBTVQH ngày 13/12/2022) là một trong những nhiệm vụ lập pháp trọng tâm của cả nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, toàn văn dự thảo Luật này đã đưa trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ từ ngày 2/9/2022 phục vụ lấy ý kiến lần đầu các đối tượng theo quy định.
Nhờ đó, ban soạn thảo đã có cơ hội nghe và tiếp thu nhiều ý kiến xác đáng, bổ sung vào dự thảo: như bổ sung trường hợp không được mua bán đất (chuyển nhượng quyền sử dụng đất); bổ sung quy định nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế; sửa đổi các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất,v.v…
Tiếp đó, phục vụ cho lấy ý kiến lần 2 của Nhân dân (03/01/2023 – 15/3/2023), toàn văn dự thảo với những điểm mới đã được công bố, cũng trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Để đồng bộ, Chính phủ Việt Nam còn ban hành Nghị quyết số 170/NQ-CP về ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Cùng với kêu gọi góp ý nội dung, kỹ thuật trình bày của dự thảo Luật; nêu 9 nội dung góp ý trọng tâm là, như: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Phát triển quỹ đất… Kế hoạch còn nêu rõ các hình thức lấy ý kiến: Ngoài góp ý qua hình thức trực tiếp (các hội nghị, hội thảo, tọa đàm); thông qua website chính thức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại địa chỉ: luatdatdai.monre.gov.vn; qua Cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường, các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin, các hình thức phù hợp khác phù hợp với quy định của pháp luật; và hình thức góp ý trực tiếp bằng văn bản (bản giấy, thư điện tử) áp dụng cho tất cả các đối tượng lấy ý kiến.
Như vậy, chỉ cần có tâm huyết, trách nhiệm với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, mọi người Việt Nam trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài đều có thể dễ dàng tiếp cận văn bản, tìm hiểu dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) để góp ý, góp phần hoàn thiện Luật này…
Những ý kiến phong phú, tâm huyết, trách nhiệm, giàu trí tuệ trong những ngày cao điểm lấy ý kiến nhân dân chứng minh rằng, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan liên quan của nhà nước Việt Nam đã nỗ lực và làm tốt các công việc phục vụ lấy ý kiến nhân dân cho một trong những dự án sửa đổi luật có tầm quan trọng đặc biệt.
Thực tế đó bác bỏ hoàn toàn cái gọi là “Đảng làm trò mị dân…” trong bài viết nêu trên của Công Hùng và Việt Tân.
ST
Có thể là hình ảnh về văn bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét