Theo quan niệm của C.Mác và Ph.Ăng-ghen, CNXH trước hết và tiêu
biểu là sự vận động của đời sống hiện thực theo xu hướng xã hội hóa. Nó đối lập
với xu hướng tư nhân hóa của xã hội hiện tồn.
Vậy, biểu hiện của “xu hướng xã hội hóa trên thực tế” là như thế nào?
Đó là xu hướng ngày càng tăng lên các mối liên kết xã hội trong sản xuất
như hợp tác, liên kết, phối hợp, phân công trong sản xuất hoặc dịch vụ. Thực
tiễn sản xuất ngày càng mang tính chất xã hội hóa thì cách tổ chức quản lý xã
hội cũng buộc ngày càng phải dân chủ hóa. Theo C.Mác, đây là những xu hướng
hiện thực cơ bản cho sự ra đời của CNXH. Lý tưởng về xây dựng một xã hội
trên các nguyên tắc: Công bằng, bình đẳng, dân chủ, tự do... cũng được xây
dựng và hiện thực hóa từ những xu hướng này.
Thế nhưng, phải đến thế kỷ 19 thì những nhân tố cho việc định hình xu
hướng xã hội hóa trên thực tiễn mới rõ ràng. Đại công nghiệp hay quá trình công
nghiệp hóa hoặc các cuộc cách mạng công nghiệp là biểu hiện thực tế tiêu biểu
nhất cho xu hướng này.
Cùng với sự trưởng thành của phong trào công nhân, sự hình thành các
đảng cộng sản, cuộc đấu tranh cho lý tưởng công bằng, bình đẳng, dân chủ, tự
do... đã có thêm sự dẫn đường của lý luận CNXH khoa học. Cái tất yếu và cái tự
giác hòa quyện với nhau cùng nâng tầm nhận thức và hiệu quả hành động cho
nhân loại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét