GÓP PHẦN VẠCH TRẦN THỦ ĐOẠN CỦA CÁC THẾ LỰC
THÙ ĐỊCH ĐÒI XÓA BỎ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Vào cuối những năm
80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, chủ nghĩa xã hội hiện thực bị sụp đổ ở
nhiều nơi trên thế giới. Nhân cơ hội này, các thế lực thù địch càng tích cực
tấn công vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tấn công vào các Đảng Cộng sản, nhằm xoá bỏ
phần còn lại của chủ nghĩa xã hội ở các nước, trong đó có Việt Nam. Một trong
những thủ đoạn rất thâm độc của họ là xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam đối với cách mạng
Việt Nam.
Vì vậy, vạch trần những thủ đoạn đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam sẽ góp phần củng cố lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân
dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta.
Để thực hiện xoá bỏ
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các thế lực thù địch thường sử
dụng những luận điệu cơ bản sau:
Thứ
nhất, họ cho rằng vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam
chỉ là ý muốn chủ quan của Đảng hoặc cho rằng Đảng đã hết vai trò lịch sử
Để đập tan luận điệu
này, chúng ta cần khẳng định, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một tất
yếu khách quan. Thực tiễn đấu tranh cách mạng đã chứng minh, ngoài Đảng ta không
có một đảng chính trị nào đưa ra được cương
lĩnh, đường lối cho cách mạng Việt Nam có thể đáp ứng được đồng thời
hai mục tiêu dân tộc và dân chủ. Đó hoàn toàn không phải là ý muốn chủ quan của
Đảng. Trong Cương lĩnh Chính trị của mình, Đảng khẳng định là “đại biểu trung
thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc”. Như
vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam
sinh ra là để thực hiện mục đích đó, gánh vác trách nhiệm đó trước giai cấp,
trước nhân dân, trước dân tộc.
Nhân loại tiến bộ đều
biết rằng, chính chủ nghĩa đế quốc, thực dân
đã xâm lược, đô hộ đất nước ta, gây ra cho nhân dân ta biết bao nhiêu tội ác,
khổ đau. Và cũng chính dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đánh đổ ách
thống trị của thực dân, phong kiến, đế quốc mở ra thời kỳ phát triển mới của
dân tộc. Lịch sử dân tộc Việt Nam
hơn 80 năm qua gắn liền với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực tiễn
đó đã khẳng định: Đảng ta là đại diện chân chính, duy nhất của dân tộc mà cho
tới nay chưa có tổ chức chính trị nào khác có thể thay thế. Mặc dù đây đó còn
có ý kiến phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng, nhưng vượt lên trên tất cả, bao
trùm nhất vẫn là sự kỳ vọng, thiện cảm và tin tưởng của hầu hết người dân Việt
Nam yêu nước chân chính và những người có thiện chí đối với Đảng Cộng sản Việt
Nam và tương lai của đất nước Việt Nam. Thực tiễn là thước đo chân lý, với
những thay đổi lớn lao của đất nước, gắn liền với vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản hơn 80 năm qua, trong đó, thành tựu của 25 năm đổi mới đã trở thành
một đảm bảo hàng đầu để người dân Việt Nam tiếp tục gửi gắm niềm tin và kỳ vọng
của mình đối với thắng lợi của công cuộc đổi mới, phát triển đất nước hiện nay
dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Thứ hai, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bằng cách gán cho nó là nguồn gốc của chế độ
“độc tài”, “cực quyền”, “mất dân chủ”.
Lợi
dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” các thế lực thù địch cho rằng: “Việt Nam
là nơi chưa có tự do bày tỏ chứng kiến”, họ cố tình xuyên tạc tình hình thực tế
Việt nam, vu cáo ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, cố tình đổi trắng thay đen,
dựng chuyện Việt Nam kỳ thị, phân biệt đối xử với đồng bào các dân tộc thiểu số…
Nhưng thực tế lại không phải như vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, nhân dân lao động được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột và thực sự được
phát huy quyền làm chủ xã hội, làm chủ đất nước. Đó cũng là mục tiêu, lý tưởng
chiến đấu của Đảng Cộng sản Việt Nam,
nhằm xây dựng một nước Việt Nam
“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Đây là mục tiêu cao cả, hoàn toàn phù hợp với lợi ích của nhân dân và dân tộc.
Những biểu hiện vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền” như các thế lực thù địch xuyên
tạc chỉ là những khuyết điểm, biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham
nhũng của một bộ phận cán bộ, đảng viên chứ không phải là bản chất của Đảng
Cộng sản Việt Nam, không nằm trong bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa mà
chúng ta đang xây dựng.
Thứ ba, họ cho rằng những sai lầm, vấp váp trong xây dựng
chủ nghĩa xã hội vừa qua là do Đảng gây ra, nhưng không thừa nhận
Trong
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, bên cạnh những thành tựu to lớn về kinh tế,
chính trị, xã hội…, chúng ta vẫn còn nhiều khuyết điểm, yếu kém cần phải sửa chữa,
khắc phục. Đây cũng chính là kẽ hở mà các thế lực thù địch khoét sâu, chống phá
chúng ta, nhằm chia rẽ mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Chúng xuyên
tạc tình hình kinh tế xã hội Việt Nam, phủ nhận những thành tựu của
nhân dân ta trong quá trình đổi mới, đồng thời thổi phồng những yếu kém khuyết điểm
của Đảng và Nhà nước ta trong quản lý kinh tế và quản lý xã hội.
Chúng
ta xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước vốn là thuộc địa nửa phong kiến, lạc
hậu, điểm xuất phát thấp, một công việc mới mẻ, đầy khó khăn và phức tạp. Cho
nên, trong lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam khó tránh khỏi sai lầm, khuyết
điểm. Nhưng từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần công
khai thừa nhận những sai lầm, khuyết điểm của mình trước nhân dân và kiên quyết
sửa chữa nó. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) là một
dẫn chứng điển hình, Đảng Cộng sản Việt Nam dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật,
nói đúng sự thật, thừa nhận sự chủ quan, nóng vội, duy ý chí, không nắm vững
quy luật khách quan trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam là
một thực thể xã hội, bao gồm những con người đảng viên cụ thể, có hoạt động thì
có sai lầm, khuyết điểm. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Người đời không
phải thần thánh, không ai tránh khỏi khuyết điểm”.
Vấn đề đặt ra, Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận khuyết điểm và kiên
quyết sửa chữa khuyết điểm. Còn mỗi người dân yêu nước chúng ta cũng cần thấy
rõ trách nhiệm của mình, giúp Đảng khắc phục sai lầm, khuyết điểm và không quy
kết những sai lầm, khuyết điểm là thuộc về bản chất của Đảng để hoài nghi, bài
bác, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng mà mắc phải những âm mưu thâm độc của
các thế lực thù địch.
Thứ
tư, trước thềm
các kỳ Đại hội của Đảng, nhất là Đại hội XI, họ lại càng tấn công quyết liệt hơn
vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam bằng cách đòi xoá bỏ Điều 4, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
công khai kêu gọi thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Theo họ đa
nguyên, đa đảng là “chiếc đũa thần” để chấn hưng và phát triển đất nước.
Trước
năm 1930, ở Việt Nam
đã thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Nhưng sự đa nguyên, đa đảng
không thể mang lại độc lập, tự do cho nhân dân Việt Nam. Năm 1930 khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, với cương
lĩnh, đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, Đảng đã lãnh đạo nhân dân
giành lại được độc lập tự do cho Tổ quốc. Khi chính quyền được thiết lập, thì
ngay lập tức những phần tử cơ hội bám theo gót kẻ thù lại đòi chia quyền lãnh
đạo, đòi tham gia vào chính phủ. Nhưng rồi không lâu, kẻ thù lại một lần nữa
quay trở lại xâm lược đất nước chúng ta, một lần nữa họ lại lùi bước.
Thực tiễn trong cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân, để tập hợp lực lượng cách mạng, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã tổ chức ra Đảng Xã hội Việt Nam và Đảng Dân chủ Việt Nam. Đây không phải
là đa nguyên chính trị, vì các đảng này có chung mục tiêu với Đảng Cộng sản
Việt Nam là chiến đấu cho độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, tự đặt
mình dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy, cũng không có nghĩa
là sự tồn tại nhiều đảng lúc đó là đa nguyên chính trị và sự thật là không có
đa nguyên chính trị.
Trong sự nghiệp đổi
mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta cũng không
thể chấp nhận hệ thống chính trị nhiều cực, nhiều đảng, nhiều phe phái đối lập
với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vì đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam cũng là đối lập với sự nghiệp
cách mạng của nhân dân. Chiêu bài “dân
chủ” của chế độ đa nguyên, đa đảng chỉ là trò ảo thuật đã và đang được các
thế lực thù địch, những phần tử cơ hội sử dụng để xuyên tạc sự lãnh đạo của
Đảng, nhằm xoá bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mục tiêu xoá bỏ vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với cách mạng Việt Nam được các thế lực
thù địch tiến hành suốt hơn 80 năm qua, nhưng họ đã không làm được điều đó. Bởi vì, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã lãnh đạo nhân dân ta, dân tộc ta làm nên những sự tích thần kỳ: Giành
chính quyền trong cách mạng Tháng Tám, đưa nhân dân ta từ thân phận của người
nô lệ trở thành người chủ đất nước; đánh
đuổi hai đế quốc lớn là Pháp và Mỹ giành lại độc lập cho dân tộc; tiến hành
sự
nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, làm cho cuộc sống của nhân dân lao động được
cải thiện, nâng lên, vị thế quốc gia, dân tộc ngày càng được nâng cao trên
trường quốc tế. Sự thực đó khẳng định, không một lực lượng chính trị nào có thể
thay thế được.
Do đó, để chống lại
những luận điệu của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam, chúng ta cần thực hiện các
giải pháp cơ bản sau:
Một
là, công khai vạch trần những âm mưu, thủ đoạn
lừa bịp của các thế lực thù địch, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một vấn đề có
tính nguyên tắc, bất di, bất dịch - không một lực lượng chính trị, một đảng
phái nào có thể thay thế được. Cần tuyên truyền mạnh mẽ và khơi dậy lòng
yêu nước và niềm tự hào vào chế độ xã hội chủ nghĩa, vào tương lai tươi sáng của
dân tộc cho các tầng lớp nhân dân. Luôn nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng,
nhận diện, nắm chắc âm mưu, thủ đoạn, phương thức hoạt động chống phá của các
thế lực chống cộng, không mơ hồ, chủ quan.
Hai
là, chăm lo xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
thực sự “là đạo đức, là văn minh” theo đúng tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng Cộng
sản Việt Nam không coi vai trò lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa đó là một lẽ đương nhiên, bất chấp phẩm chất và năng
lực của Đảng.Vai trò tất yếu lịch sử đó chỉ có thể trở thành hiện thực và luôn
luôn được giữ vững, khi Đảng thực sự là đội tiền phong của giai cấp và của dân
tộc. Không có được phẩm chất và năng lực của đội tiên phong chính trị thì vai
trò lãnh đạo của Đảng sẽ không dễ dàng được các lực lượng trong xã hội thừa
nhận. Do đó, Đảng phải có năng lực đề ra đường lối đúng đắn trong sự nghiệp đổi
mới đi lên chủ nghĩa xã hội, đưa lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Đảng
phải loại trừ mọi suy thoái, biến chất trong Đảng, trong bộ máy chính quyền,
mọi tiêu cực trong xã hội, không để hình thành một tầng lớp cửa quyền, đặc
quyền, đặc lợi, tham nhũng trong số cán bộ, đảng viên có chức có quyền, làm cho
chế độ xã hội chủ nghĩa thực sự là một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Ba
là, củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, tăng cường khối đại đoàn
kết dân tộc, chăm lo đời sống, thực sự phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ
nhân dân. Nhờ có cơ sở xã hội sâu rộng trong nhân dân mà Đảng được nhân dân nuôi
dưỡng, được bảo vệ và trưởng thành. Liên hệ mật thiết với nhân dân, “lấy dân làm
gốc” là vấn đề sống còn để giữ vững sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong
giai đoạn cách mạng hiện nay, Đảng phải không ngừng chăm lo đời sống vật chất,
tinh thần cho nhân dân. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tạo điều kiện
tốt nhất để nhân dân thực sự phát huy quyền làm chủ trên mọi lĩnh vực. Có như
vậy, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sẽ được quần chúng nhân dân tin tưởng
và ghi sâu vào trong con tim, khối óc của họ./.
Trước những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta; chúng ta cần bình tĩnh xem xét và xử lý thông tin chuẩn xác, tránh mắc mưu của chúng.
Trả lờiXóa