Là người lãnh đạo cao nhất của Đảng, đồng chí quan tâm đến nhiều giới, nhiều ngành và nhiều lĩnh vực, từ khoa học, giáo dục-đào tạo đến văn hóa, văn nghệ, báo chí, từ công tác xóa đói giảm nghèo đến giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho các thế hệ… Ở diễn đàn nào cũng thấy toát lên từ đồng chí sự nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm rất cao.
Mặc dù công việc của người lãnh đạo cao nhất của Đảng rất bộn bề, song đồng chí luôn dành thời gian đi nhiều địa phương, thăm và làm việc với nhiều cấp, ngành, để lại dấu ấn là người quan tâm, am hiểu, sâu sát.
Đến với Hà Giang - mảnh đất địa đầu của Tổ quốc, một tỉnh miền núi nghèo và khó khăn nhất cả nước, đồng chí nhắc nhở “phải bảo vệ biên giới của chúng ta hòa bình, hữu nghị, ổn định để phát triển” (Bài phát biểu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XIII, ngày 4/12/2000).
Đối với Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố lớn nhất, đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, một trọng điểm trong cuộc đấu tranh để giải quyết vấn đề “ai thắng ai” trong quá trình công nghiệp hóa-hiện địa hóa và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đồng chí chỉ rõ: “ Đối với một đảng cầm quyền, nguy cơ lớn nhất là nguy cơ suy thoái về chính trị, suy thoái về đạo đức. Kẻ thù hiểu rằng muốn xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thì phải chuyển hóa Đảng Cộng sản, làm cho Đảng Cộng sản không còn nữa, hoặc làm cho Đảng Cộng sản còn tên mà đã biến chất” (Bài phát biểu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa VII, ngày 19/12/2000).
Vì vậy, Đảng bộ Thành phố “phải khắc phục sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, nguyên tắc và ý thức tổ chức, đạo đức lối sống, mơ hồ về bản chất dân tộc và giai cấp của cuộc đấu tranh trong giai đoạn cách mạng mới, mất cảnh giác, ảo tưởng, ỷ lại, chùn bước trước khó khăn” (Bài phát biểu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa VII, ngày 19/12/2000).
Tất cả những điều đó đòi hỏi Đảng bộ phải được tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn với tinh thần tích cực hơn nữa, thiết thực hơn nữa, tập trung hơn nữa để giải quyết cơ bản những vấn đề nổi cộm và những vấn đề mới nảy sinh.
Với thủ đô Hà Nội, đồng chí dành sự quan tâm đặc biệt. Đồng chí yêu cầu: “Lời dạy của Bác Hồ là định hướng cơ bản, lâu dài, xuyên suốt trong toàn bộ chủ trương, chính sách, công tác và hành động đối với Đảng bộ và nhân dân Hà Nội” (Bài phát biểu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XIII, ngày 27/12/2000).
Vì Hà Nội là trái tim của chế độ xã hội chủ nghĩa, là thành trì xã hội chủ nghĩa của cả nước, tiêu biểu cho bản lĩnh chính trị kiên định của nhân dân ta, góp phần sáng tạo và nhân lên sức sống của đường lối chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa tỏa rộng khắp cả nước, cho nên “những quan điểm mập mờ, do dự về con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên tất cả các lĩnh vực phải được đấu tranh phê phán rõ ràng và sòng phẳng” (Bài phát biểu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XIII, ngày 27/12/2000).
Cuối năm 1999, các tỉnh miền Trung phải hứng chịu hai trận lụt lớn. Qua các phương tiện truyền thống, người ta thấy Tổng Bí thư sắn quần, lội bộ đi kiểm tra chống lũ, mang đến cho đồng bào, đồng chí miền Trung sự tin tưởng và ấm lòng vào Trung ương và đồng bào cả nước. Khi chưa kịp về thăm các tỉnh bị lũ, đồng chí có thư điện gửi toàn thể đồng bào và đảng bộ các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và thành phố Đà Nẵng, chia sẻ những mất mát, khó khăn…
Phát biểu tại Lễ trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lê Khả Phiêu (ngày 25/8/2019), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trân trọng đánh giá: là cán bộ trưởng thành từ cơ sở, ông luôn có tác phong gần gũi quần chúng, sâu sát cơ sở, tôn trọng và lắng nghe cấp dưới, phát huy trí tuệ tập thể trong hoạt động lãnh đạo, tận tình giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm cho lớp người đi sau. Chúng tôi luôn học tập ở ông về phương pháp, tác phong làm việc sâu sát, cụ thể và hiệu quả.
Là người lính dày dạn kinh nghiệm, đi qua các cuộc chiến tranh, kinh qua nhiều chức vụ, cho đến lúc đã nghỉ hưu, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu vẫn luôn là một người nhiệt huyết, hết mình cống hiến, có trách nhiệm với Đảng, với dân, với nước. Đúng như lời đồng chí từng bày tỏ: tuy tôi đã được Đảng, Nhà nước cho nghỉ hưu, nhưng không có nghĩa là chỉ ăn và nghỉ, mà phải tiếp tục nghĩa vụ của người đảng viên cộng sản là làm được điều gì có lợi cho Đảng, cho nước, cho dân, khi tim còn đập thì còn cống hiến.”
ST
#HongHoaRose
bài viết rất thực tế
Trả lờiXóa