Thứ Ba, 22 tháng 8, 2023

NỖI NHỤC MẤT NƯỚC

Bàng hoàng khi xem bức ảnh được chụp tại Biên Hòa vào năm 1860, mô tả cảnh một người phụ nữ An Nam làm "nghề" cho chó bú. Những con chó ở đây là chó Tây, chó ngoại của những chủ đồn điền, địa chủ, quan Pháp. Và những người mẹ An Nam này phải chia sẻ giọt sữa của mình cho những con chó ấy, liệu những người mẹ sống trong bối cảnh đất nước tan nát, bị đô hộ, bị “khai hóa văn minh” liệu có đủ sữa cho những đứa con của mình hay không? Không ai rõ cũng chẳng ai hay. Đó là những hình ảnh đớn đau đã diễn ra cách đây hơn 150 năm mà có lẽ phần lớn chúng ta không tưởng tượng nổi và không nghĩ là nó có thực. Một câu hỏi chình ình trong tâm thức: “Liệu phải chăng bấy giờ, thân phận của cha ông chúng ta không bằng một con chó?”.

Một cái nghề đớn đau khác là đi đồn điền cao su - cái nghề mà khả năng “sống dở chết dở” và “biệt tăm biệt tích” rất cao, và nghề này được nhắc đến trong Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Theo Université Clermont Auvergne, báo cáo tại 11/20 đồn điền cao su lớn nhất An Nam, tỷ lệ tử vong của lao động An Nam lên tới 47% vào năm 1927. Tức là cứ 2 người đi lao động ở đồn điền cao su thì có 1 người chết, 1 người sống dặt dẹo. Tại đồn điền cao su của Micheline, có tới 90% công nhân mắc bệnh sốt rét, 40% trong số đã chết. Do những cái xác quá nhiều nên giới chủ Pháp đành chôn ở dưới các gốc cây cao su, rải rác ở trong rừng. Hãy thử làm một phép so sánh rất giản đơn nhưng giật mình, tỷ lệ số người chết trong các đồn điền cao su này (40%) còn lớn hơn tỷ lệ lính Pháp và lê dương chết trong Thế chiến 2 (22%). Điều đau đớn của những người còn sống phải đạp lên nấm mồ của những người đã khuất.

Đó là hai trong muôn vàn ví dụ phản biện lại những luận điểm “khai hóa văn minh”, “đem tự do đến” của những tri thức cấp tiến khi họ mở mồm nói về giai đoạn Pháp đô hộ Việt Nam. Những luận điểm này có vẻ đang ngày càng phổ biến và mở rộng, được tiếp nhận rộng mở hơn. Đa phần những người sinh sống hiện tại không thấu hiểu được “nỗi nhục mất nước”. Đau đớn thay cho lịch sử, cho những người đã khuất, khi họ phải nằm xuống trong sự nhục nhã và đám con cháu mất dạy nói rằng cái thứ đàn áp họ - lại là những con người nhân nghĩa “mang văn minh đến”.

Điều đáng sợ nhất của một dân tộc là lãng quên quá khứ của chính dân tộc mình và thờ ơ bỏ mặc cho chủ nghĩa bịa đặt và xét lại lịch sử diễn ra. “Các ngươi nghĩ con người sẽ chết đi khi nào? Khi bị bệnh ư? Không! Khi ăn phải nấm độc ư? Khôn! Khi bị đại pháo bắn vào ư? Không! Con người ta chỉ chết đi khi bị quên lãng!”- Dr. Hiriluk (One Piece)./.

Nguồn: ST 

1 nhận xét:

  1. Chúng ta phải cảnh giác trước âm mưu của những kẻ vong ân bội nghĩa, muốn lật sử để chống phá đất nước.

    Trả lờiXóa