Thứ Ba, 22 tháng 8, 2023

Độc lập dân tộc là nền tảng để xây dựng chủ nghĩa xã hội

             Trong tình hình mới, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội vẫn tiếp tục là mục tiêu xuyên suốt, là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho đất nước có hoà bình, ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế và văn hóa, thống nhất về lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Bởi lẽ, độc lập dân tộc là nền tảng để xây dựng chủ nghĩa xã hội và chỉ có chủ nghĩa xã hội mới tạo cơ sở vững chắc để củng cố, bảo vệ độc lập dân tộc. Độc lập dân tộc bao hàm hai nội dung cơ bản (trong phạm vi lãnh thổ; trong quan hệ hợp tác quốc tế) và được gắn bó chặt chẽ với nhau:

        Trong phạm vi lãnh thổ, mỗi dân tộc phải có quyền lực tối cao, tức là phải có đầy đủ quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp để tự quyết định mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của mình; không lệ thuộc hoặc bị thao túng bởi các dân tộc khác.

        Trong quan hệ hợp tác quốc tế, các dân tộc phải được hoàn toàn bình đẳng với nhau theo luật pháp quốc tế, có quyền tự quyết định mọi vấn đề mang tính chất đối ngoại của mình; đồng thời, cam kết và thực hiện cam kết tôn trọng độc lập, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.

        Hai mặt đối nội và đối ngoại nói trên luôn gắn bó mật thiết với nhau trong một thể thống nhất. Một dân tộc không thể được coi là có nền độc lập thực sự và đúng với nghĩa của từ này nếu một trong hai mặt ấy bị vi phạm. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, những nội dung ấy về cơ bản vẫn không thay đổi, nhưng cần được duy trì và bảo đảm bằng những phương thức mới./.

1 nhận xét:

  1. Trong phạm vi lãnh thổ, mỗi dân tộc phải có quyền lực tối cao, tức là phải có đầy đủ quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp để tự quyết định mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội

    Trả lờiXóa