Cách đây 78 năm, Nhân dân ta đã nhất tề vùng lên tiến hành Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám, tạo bước ngoặt trong lịch sử phát triển của dân tộc. Đó là kết quả của sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, là thành quả của sự đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, gian khổ, hy sinh của toàn dân tộc Việt Nam
Vậy nhưng,
đến hẹn lại lên, vào thời điểm kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám, một số phần tử cơ
hội chính trị trong và ngoài nước, một số tổ chức, báo đài thiếu thiện chí,
chống phá Việt Nam lại cố tình đăng tải các bài viết phủ nhận ý nghĩa và thành
quả vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám đối với dân tộc ta.
Trên
Facebook, YouTube, các đối tượng đã đăng tải nhiều bài viết cho rằng, Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 là “sai lầm lịch sử”, là “đi ngược lại sự bảo hộ của mẫu
quốc”, không có gì thay đổi chế độ xã hội ở Việt Nam, chẳng qua chỉ là thay từ
chế độ “vua trị” sang chế độ “đảng trị”. Chúng còn cho rằng, thắng lợi mà Việt
Nam giành được đó là “sự ăn may của lịch sử khi Nhật thua trong Chiến tranh thế
giới thứ hai, chứ Đảng Cộng sản Việt Nam chẳng có tài cán gì”; vu cáo “Cách
mạng Tháng Tám thực chất chỉ là một cuộc cướp chính quyền”; “Tổng khởi nghĩa là
do quốc gia đề xướng nhưng cộng sản nhảy ra cướp công”; “Đảng Cộng sản Việt Nam
đã hứng được quả ngọt trời cho là tình thế của Pháp, Nhật và hào khí của dân
tộc lúc đó để cướp chính quyền cho riêng mình”...
Một số lại quy kết: “Cách mạng Tháng Tám là nguyên nhân dẫn đến hai cuộc chiến tranh đẫm máu ở Việt Nam”; “nếu không có Cách mạng Tháng Tám, nước ta đã giàu mạnh từ lâu và không mất dân chủ như bây giờ”; “Cách mạng Tháng Tám là mở ra thời kỳ Đảng đã áp đặt một chế độ độc tài toàn trị, một đảng duy nhất nắm quyền thống trị với một nhà nước “chuyên chính vô sản”... Những gì mà các cá nhân, tổ chức chống phá, các phần tử cơ hội theo chủ nghĩa xét lại đã xuyên tạc, bôi lem về ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 chính là luận điệu xuyên tạc nhằm hạ thấp uy tín, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh; hạ thấp, phủ nhận sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam; xem nhẹ giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Nhìn lại
lịch sử, thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là kết quả của sự lãnh đạo
sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, là thành quả của
sự đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách, gian khổ, hy
sinh của dân tộc. Đặc biệt, thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là nhờ
tư duy sắc sảo, nhạy bén, sáng tạo, quyết đoán của Đảng, Bác Hồ trong xác định,
lựa chọn thời cơ tiến hành Tổng khởi nghĩa. Điều này được thể hiện trên các
điểm sau:
Thứ nhất, Cách mạng Tháng Tám không phải là “sai lầm lịch sử” hay là “sự ăn may”. Từ những năm còn bôn ba tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”. Các cao trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939, 1939-1945 thực sự là những “cuộc tổng diễn tập” là tiền đề cho Cách mạng Tháng Tám thành công. Khi tình thế và thời cơ cách mạng chín muồi, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước đúng vào thời điểm thuận lợi nhất.
Thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là kết quả của một quá trình chuẩn bị đầy đủ lực lượng cách mạng của Đảng ta. Đồng thời, là kết quả của việc Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động, tích cực theo dõi tình hình, dự đoán chính xác thời cơ và kiên quyết lãnh đạo Nhân dân đứng lên chớp thời cơ “nghìn năm có một” để tiến hành Tổng khởi nghĩa. Trong hai yếu tố chủ quan và khách quan thì yếu tố chủ quan là động lực chính, quyết định đến thắng lợi, hoàn toàn không phải thụ động “ăn may”.
Thứ hai, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã xóa bỏ sự thống trị của thực dân, phát xít và phong kiến, xây dựng Nhà nước dân chủ Nhân dân đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Đó không phải là sự chuyển giao từ chế độ “vua trị” sang “đảng trị” mà là sự thay đổi về bản chất từ chế độ cai trị tàn bạo của thực dân, phong kiến sang chế độ Nhân dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Cách mạng Tháng Tám đã giải phóng đồng bào ta khỏi chế độ quân chủ chuyên chế và xiềng xích thực dân”. Đồng thời, đối với công cuộc xây dựng một chế độ xã hội mới, khác hẳn về chất so với chế độ phong kiến, thực dân và đến quốc: “Cách mạng Tháng Tám đã xây dựng cho Nhân dân ta cái nền tảng Dân chủ Cộng hòa và thống nhất độc lập”.
Thứ ba, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 không
phải là nguyên nhân dẫn đến hai cuộc chiến tranh đẫm máu ở Việt Nam. Sau khi
nhân dân ta giành được chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa
được bao lâu, ngày 23/9/1945, thực dân Pháp quay lại cướp nước ta một lần nữa.
Trước tình thế đất nước đang “ngàn cân treo sợi tóc”, Chính phủ Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiều chính sách để
gìn giữ hòa bình, tránh cuộc chiến tranh đổ máu.
Tuy nhiên, “chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa”. Với tinh thần “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, quân và dân ta đã trường kỳ kháng chiến và giành thắng lợi, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc Pháp phải ký Hiệp định Geneva tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam và các nước trên bán đảo Đông Dương. Song, Pháp đã cấu kết và “bật đèn xanh” cho đế quốc Mỹ nhảy vào xâm lược Việt Nam và Đông Dương, buộc Nhân dân ta phải tiếp tục bước vào cuộc trường chinh chống Mỹ cứu nước kéo dài 21 năm sau đó.
Bằng đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt và tinh thần đấu tranh anh dũng kiên cường, bất khuất, bất chấp mọi gian khổ hy sinh, Đảng đã lãnh đạo Nhân dân ta giành thắng lợi vẻ vang, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Chính vì vậy, nguyên nhân sâu xa, trực tiếp dẫn đến hai cuộc kháng chiến của Nhân dân ta chính là bản chất hiếu chiến xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc chứ không phải một lý do nào khác và đương nhiên không phải do Thủ đoạn bôi lem thành quả, ý nghĩa lịch sử Cách mạng Tháng Tám
Nguyên nhân sâu xa, trực tiếp dẫn đến hai cuộc kháng chiến của Nhân dân ta chính là bản chất hiếu chiến xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc chứ không phải một lý do nào khác
Trả lờiXóa