Thứ Hai, 21 tháng 8, 2023

TÌM HIỂU GIÚP BẠN: HÀNH TRÌNH THEO CHÂN BÁC HỒ!

Ngày này năm xưa: ngày 21 tháng 8!
“Chi bộ - sợi dây liên hệ giữa Đảng và quần chúng”.

Cách đây 103 năm, ngày 21-8-1920, báo cáo của mật thám Pháp ghi nhận Nguyễn Ái Quốc bị ốm phải vào Bệnh viện Cochin ở Paris điều trị.

Tháng 8-1923, báo Le Paria (Người cùng khổ) đăng bài “Ách áp bức không từ một chủng tộc nào” nhân sự kiện một phái viên của nước Nga xô viết bị bọn phát xít á.m s.át tại Thụy Sĩ, và việc một công nhân gốc Tuynidi ở Pháp bị cảnh sát g.iết. Tác giả bài báo lên án: “Tất cả những liệt sĩ của giai cấp công nhân... đều là những nạn nhân của một kẻ g.iết người: chủ nghĩa tư bản quốc tế. Và hương hồn của những người bị hy sinh này luôn tìm thấy nguồn an ủi cao cả nhất ở lòng tin vào sự nghiệp giải phóng những anh em của họ bị áp bức, không phân biệt chủng tộc hay xứ sở. Sau những bài học đau đớn này, những người bị áp bức ở tất cả các nước hẳn phải hiểu đâu là những người anh em thật sự và đâu là kẻ thù của họ”.

Ngày 21-8-1941, trên báo Việt Nam Độc lập, Nguyễn Ái Quốc vẽ và viết lời cổ động cho tờ báo: “Việt Nam Độc lập thổi kèn loa/ Kêu gọi dân ta trẻ lẫn già/ Đoàn kết vững bền như khối sắt/ Để cùng nhau cứu nước Nam ta”.

Ngày 21-8-1942, cũng trên báo Việt Nam Độc lập đăng bài thơ tuyên truyền đường lối cách mạng của Việt Minh nhằm mục tiêu đoàn kết lực lượng toàn dân: “...Nước nhà giành lại nhờ tài sắt/ Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng/ Tổ chức tuyên truyền càng rộng rãi/ Tức là cách mệnh chóng thành công”.

Ngày 21-8-1946, trước nguy cơ tan vỡ của Hội nghị Fontainebleau, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi công hàm cho Chính Phủ Pháp đề nghị 2 bên cần trở lại tiếp tục đàm phán, nhưng phía Pháp trả lời: “Những sự khác nhau quá sâu xa giữa hai quan điểm về những vấn đề cơ bản làm cho Hội nghị không họp được, vì có họp cũng không đi đến kết quả nào”. Tuy vậy, cùng ngày, Bác vẫn tiếp tục gặp gỡ các chính khách như Bộ trưởng Pháp quốc Hải ngoại Marius Moutet, cựu Toàn quyền Đông Dương A.Varenne, ông Jean Santeny và trả lời báo Libération (Giải phóng)... nhằm cứu vãn tình hình.

Ngày 21-8-1952, trong bài báo “Kế hoạch gia đình” đăng trên báo Nhân Dân, Bác đề cập đến phong trào tăng gia sản xuất tiết kiệm đang được phát động, trong đó có việc hướng dẫn nhân dân xây dựng “kế hoạch gia đình”. Bài báo phê phán cách làm quan liêu, mệnh lệnh, xa rời thực tế, để đi đến kết luận: “Nói tóm lại, kế hoạch gia đình là một điều rất hay, rất tốt, ích nước lợi dân. Nhưng cán bộ phải biết chuẩn bị, giải thích, đánh thông tư tưởng giúp đồng bào tự giác tự động làm, tránh bệnh quan liêu, mệnh lệnh, biết theo dõi, đôn đốc thì mới chắc thành công”.

Ngày 21-8-1953, trong bài báo có nhan đề “Chi bộ” đăng trên báo Cứu Quốc, Bác nêu rõ vai trò chi bộ “là sợi dây liên hệ giữa đảng với quần chúng..., luôn luôn tuyên truyền và tổ chức cho nhân dân hiểu và thực hiện chính sách của Đảng, luôn luôn chú ý đến tư tưởng và nhu cầu của nhân dân, luôn luôn quan tâm đến đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa của nhân dân...”.

Ngày 21-8-1969, Bác ký sắc lệnh số 12/LCT ân xá và giảm án cho những phạm nhân thật thà hối cải, tích cực cải tạo nhân kỷ niệm lần thứ 24 Quốc khánh. Đây là văn bản pháp quy cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh./.
Theo sách: "Hành Trình Theo Chân Bác"!
Yêu nước ST.

1 nhận xét: