Cũng như giai cấp và nhà nước,
chiến tranh và quân đội là những hiện tượng chính trị xã hội. Sự xuất hiện của
chiến tranh và lực lượng vũ trang gắn chặt với
sự xuất hiện của giai cấp và nhà nước. C. Mác, Ph. Ăng ghen và V.I Lênin
đã nghiên cứu lý luận về chiến tranh và lực lượng vũ trang trong mối quan hệ
chặt chẽ, gắn bó với lý luận về giai cấp và nhà nước.
Lực lượng vũ trang là một hiện tượng lịch sử. Lực lượng vũ trang ra đời
trong giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài người, khi xuất hiện chế
độ tư hữu và loài người bị phân chia thành các giai cấp. Đi đôi với việc phân
chia xã hội thành giai cấp, sự bất bình đẳng về sở hữu tài sản càng trở nên sâu
sắc, lực lượng vũ trang được tăng cường và có cơ cấu tổ chức chặt chẽ hơn. Khi
xuất hiện bộ máy cưỡng bức đặc biệt là nhà nước, thì cũng đẻ ra thiết chế xã hội mới về chất là lực
lượng vũ trang
Khi đã xuất hiện chế độ tư hữu, giai cấp và nhà nước, nảy sinh mâu
thuẫn đối kháng thì chiến tranh cũng xuất hiện trong đời sống xã hội. đối với
bọn bóc lột thì chiến tranh đã trở thành phương tiện và công cụ quan trọng để
nô dịch các dân tộc khác, để củng cố địa vị thống trị của chúng ở trong nước.
Ăng ghen đã viết: “ Quân đội là một tập đoàn người vũ trang có tổ chức, do nhà
nước xây dựng nên và dùng vào cuộc chiến tranh tấn công hoặc chiến tranh phòng
ngự”
Như vậy, sự xuất hiện của hiện tượng
lực lượng vũ trang trong lịch sử gắn chặt với sự xuất hiện của chế độ tư
hữu, giai cấp, nhà nước và chiến tranh. Lực lượng vũ trang là công cụ để thực
hiện mục đích chính trị của một giai cấp, một nhà nước nhất định.
C. Mác, Ph. Ăng ghen và Lênin
xem xét vấn đề chiến tranh và lực lượng vũ trang trong mối quan hệ chặt chẽ với
chính trị. Phạm trù bạo lực, chiến tranh và lực lượng vũ trang bao giờ cũng gắn
liền với phạm trù chính trị - giai cấp. Chiến tranh là sự kế tục của chính trị
bằng thủ đoạn bạo lực; lực lượng vũ trang là công cụ để tiến hành chiến tranh,
để thực hiện mục đích chính trị của một giai cấp, một nhà nước nhất định
Lực lượng vũ trang là lực lượng đặc biệt của một giai cấp, là công cụ
vũ trang chủ yếu của nhà nước để tiến hành chiến tranh nhằm thực hiện mục đích
chính trị của giai cấp. lực lượng vũ trang hiện và tồn tại gắn liền với chính
trị, bị chi phối bởi chính trị, là công cụ thực hiện chính trị. Mọi mặt hoạt
động của lực lượng vũ trang đều bị quy định bởi chính trị và phụ thuộc vào
chính trị. Chính trị quy định bản chất, chức năng, nhiệm vụ, các mối quan hệ
giữa lực lượng vũ trang với giai cấp, với chế độ xã hôi, với nhan dân, với dân
tộc. Lực lượng vũ trang bao giờ cũng gắn
chặt với giai cấp, nhà nước đã sinh ra nó, mang bản chất giai cấp sâu sắc.
Không có và không thể có lực lượng vũ
trang “phi giai cấp” hoặc “siêu giai cấp”, “quân đội phi chính trị” hoặc “đứng
ngoài chính trị”.
Trong khi chăm lo xây dựng sức mạnh toàn diện của lực lượng vũ trang,
để làm cho lực lượng vũ trang kiểu mới thực sự trung thành và phục vụ lợi ích
của giai cấp vô sản, Mác, Ăng ghen và Lênin hết sức chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang về chính trị, nhất là chăm
lo củng cố và tăng cường bản chất giai cấp công nhân cho lực lượng vũ trang,
coi đó là vấn đề sống còn của lực lượng vũ trang cách mạng, là một trong những
nguyên tắc hết sức cơ bản trong xây dựng lực lượng vũ trang kiểu mới.
Trong quá trình xây dựng lực
lượng vũ trang về chính trị; xây dựng, củng cố và tăng cường bản chất giai cấp
công nhân cho lực lượng vũ trang C. Mác, Ph. Ăng ghen và V.I Lênin đã thường xuyên quan tâm xây dựng cả 3 phương diện
chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đó là sự kiên định và thực hiện mục tiêu, lý
tưởng chiến đấu của giai cấp công nhân; giáo dục hệ tư tưởng Mác – Lênin, thực
hiện đường lối, nguyên tắc tổ chức của giai cấp công nhân; xây dựng đội ngũ cán
bộ, sĩ quan lực lượng vũ trang theo quan điểm, đường lối của giai cấp công
nhân. Mặt khác, C. Mác, Ph. Ăng ghen và V.I Lênin rất quan tâm xây dựng, củng
cố và phát triển mối quan hệ giữa lực lượng vũ trang với nhân dân, coi đây là
một trong những nguyên tắc hết sức quan trọng trong xây dựng lực lượng vũ trang
cách mạng, làm cho lực lượng vũ trang kiểu mới khác về chất với các kiểu lực
lượng vũ trang của giai cấp, nhà nước bóc lột trước đây. Đồng thời, C. Mác, Ph.
Ăng ghen và V.I Lênin rất quan tâm đến tăng cường xây dựng các mối quan hệ
trong nội bộ lực lượng vũ trang, nhất là mối quan hệ giữa cán bộ và chiến sĩ
trên tinh thần đoàn kết, dân chủ, kỷ luật, trên cơ sở thống nhất về nghĩa vụ và
quyền lợi; tăng cường củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa lực lượng
vũ trang các nước xã hội chủ nghĩa trên tinh thần quốc tế vô sản.
V.I Lênin đặc biệt quan tâm đến việc giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản, tiến hành công tác tưởng, công tác tổ chức trong lực lượng
vũ trang, coi đó là một nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang kiểu mới, trực
tiếp nâng cao chất lượng chính trị, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của
lực lượng vũ trang. V.I Lênin đã kiên quyết đấu tranh bác bỏ luận điểm sai lầm
và phản động của giai cấp tư sản coi lực lượng vũ trang “ là trung lập đứng
ngoài chính trị”, từ đó đi tới phủ nhận nội dung giai cấp trong xây dựng lực
lượng vũ trang.
Những thảm kịch ở Liên Xô và Đông Âu đầu những năm 90 vừa qua là bài
học đau xót và lời cảnh tỉnh cho những ai xa rời những nguyên lý, nguyên tắc
của chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng lực lượng vũ trang kiểu mới, nhất là vấn
đề xây dựng lực lượng vũ trang về chính
trị, củng cố và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của lực lượng vũ trang
kiểu mới.TB. ĐĂNG16/6/2020
bài rất ý nghĩa
Trả lờiXóa