Quản lý nhà nước (QLNN)
là một phạm trù hoạt động hành chính của cơ quan nhà nước đối với các nhiệm vụ
thuộc thẩm quyền của bộ máy nhà nước. Bộ Quốc phòng là cơ quan chủ quản thực
hiện nhiệm vụ QLNN về quốc phòng. Ở nước ta, cơ chế QLNN về quốc phòng đã thể
hiện tinh thần: Nhà nước thống nhất quản lý về quốc phòng bằng luật pháp dưới
sự lãnh đạo của Đảng, đảm bảo cho quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ đất
nước của công dân được thực hiện đầy đủ. công tác QLNN về quốc phòng ở nước ta
vẫn còn những mặt hạn chế, bất cập do tác động của tình hình mới, làm ảnh hưởng
đến kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Đó là, nhận thức và trách nhiệm quản
lý của các cấp, các ngành chưa thật đầy đủ. Việc ban hành, bổ sung, điều chỉnh
các VBQPPL chưa kịp thời, chưa bám sát sự phát triển của tình hình, có văn bản
đã lạc hậu, hoặc còn chồng chéo. Hệ thống tổ chức QLNN về quốc phòng từ Trung
ương đến các địa phương chưa chặt chẽ. Nội dung quản lý quốc phòng chưa toàn diện,
giải pháp thực hiện thiếu đồng bộ, nhất là ở một số bộ, ngành. Công tác kiểm
tra, thanh tra quốc phòng tiến hành có lúc, có nơi chưa chủ động, thường xuyên;
phát hiện, xử lý những sai phạm có trường hợp chưa kịp thời, thiếu kiên quyết,
triệt để. Song nhìn tổng thể, công tác QLNN về quốc phòng đã tiến hành có hiệu
quả, góp phần xây dựng, củng cố nền QPTD ngày càng vững chắc, sức mạnh quốc
phòng không ngừng được tăng cường. Đó là cơ sở để giữ vững môi trường hòa bình,
ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục xác định mục tiêu,
nhiệm vụ QP-AN của đất nước là: "bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng
trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; giữ vững ổn định chính
trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt
động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với c Để không ngừng tăng cường sức mạnh quốc
phòng của đất nước trong tình hình mới, cần nâng cao hơn nữa hiệu quả QLNN về
quốc phòng. Trước mắt, cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, tăng
cường giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan QLNN về quốc
phòng. Giáo dục nâng cao nhận thức là cơ sở để đề cao ý thức trách
nhiệm và thống nhất hành động của các cơ quan QLNN về quốc phòng. Vì vậy, cần
làm cho các cấp, các ngành và mọi người nhận rõ: nhiệm vụ QP-AN ngày nay có
nhiều đặc điểm mới, với yêu cầu cao. Điều đó đòi hỏi công tác QLNN về quốc
phòng phải tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả. Trước hết, công tác QLNN
về quốc phòng phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của
Đảng. Đồng thời, phát huy cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước từ
Trung ương đến địa phương, bảo đảm: “Chính phủ thống nhất QLNN về quốc phòng,
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật về quốc
phòng” (Khoản 2, Điều 44, Luật Quốc phòng, năm 2005). Muốn vậy, cần đẩy mạnh
giáo dục, làm cho mọi tổ chức và công dân hiểu và tự giác chấp hành chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về quốc phòng. Đồng thời, có kế
hoạch, biện pháp tuyên truyền, phổ biến các VBQPPL theo yêu cầu đối với từng
đối tượng làm nhiệm vụ quản lý và phổ cập cho toàn dân. Các VBQPPL về quốc
phòng có nhiều, nhưng tùy theo đặc điểm, yêu cầu của mỗi đối tượng làm công tác
quản lý để phổ biến, quán triệt với mức độ khác nhau cho phù hợp.
Nhà nước quản lý
quốc phòng bằng pháp luật, nên đi đôi với phát huy chức năng, vai trò, trách
nhiệm thì việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật là vấn đề hết sức cần thiết;
bởi nó là công cụ giúp cho các cơ quan chức năng nâng cao chất lượng và hiệu
quả QLNN về quốc phòng. Phương thức tuyên truyền cần có sự đổi mới đa dạng;
trong đó, chú trọng tuyên truyền thông qua phương tiện truyền thông, tuyên
truyền trực tiếp, theo đợt, nhằm bảo đảm sâu rộng tới mọi công dân.
Hai là, nghiên
cứu củng cố, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện bộ máy QLNN về quốc phòng từ Trung
ương đến địa phương. Để quản lý chặt chẽ lĩnh vực quốc phòng, cơ quan
Nhà nước nói chung và bộ máy trực tiếp QLNN về quốc phòng nói riêng có vai trò
quyết định. Nhiệm vụ xây dựng nền QPTD có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều
lĩnh vực, các cấp, các ngành. Do vậy, QLNN về quốc phòng không thể chỉ tập
trung vào một số cơ quan chức năng mà cần hình thành một hệ thống tổ chức và cá
nhân chuyên trách trực tiếp làm công tác QLNN về quốc phòng từ Trung ương đến
các địa phương. Ở Trung ương, ngoài Bộ Quốc phòng là cơ quan trung tâm, chủ trì
quản lý, cần nghiên cứu tổ chức lại các Vụ hoặc cán bộ chuyên trách về QP-AN ở
các bộ, ngành có liên quan nhiều đến QLNN về quốc phòng. Hình thức tổ chức này
trước đây đã phát huy tốt, hiệu quả thiết thực. Nhưng đến nay, chỉ còn lại ở
một số bộ; các bộ, ngành không có tổ chức này đã gặp không ít khó khăn trong
QLNN về quốc phòng. Các tỉnh (thành phố) cũng trong tình trạng trên, trong khi
chỉ còn Bộ Chỉ huy Quân sự là cơ quan chủ trì giúp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh QLNN về quốc phòng ở địa phương (nhìn từ góc độ QLNN) nên có nhiều khó
khăn, bất cập. Do vậy, việc nghiên cứu củng cố, điều chỉnh, bổ sung bộ máy quản
lý ở các cấp là yêu cầu khách quan, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả QLNN
về quốc phòng. Tất nhiên, việc làm đó cần phải được tính toán, cân nhắc kỹ để
bảo
ác mối
đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ
trong mọi tình huống”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét