"Việc sử dụng tên gọi thẻ căn cước như dự thảo luật là phù hợp, sẽ bao hàm được đầy đủ thông tin về căn cước của công dân. Ngoài ra, với việc mở rộng, tích hợp nhiều thông tin vào thẻ căn cước vừa nhằm hướng tới mục tiêu quản lý Nhà nước về căn cước toàn diện hơn, đầy đủ hơn, vừa tạo thuận lợi cho người dân trong việc sử dụng thông tin cá nhân. Việc đổi tên thẻ căn cước như dự thảo luật Chính phủ trình không làm phát sinh thủ tục, chi phí đổi thẻ với người dân" - Chủ nhiệm UBQPAN lý giải.
Về giấy
chứng nhận căn cước và quản lý người gốc Việt Nam (Điều 7 dự thảo luật Chính
phủ trình), đa số ý kiến nhất trí việc cấp giấy chứng nhận cho người gốc Việt
Nam chưa xác định được quốc tịch, tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị làm rõ và
nghiên cứu quy định cụ thể về tiêu chí, điều kiện để xác định và cấp giấy chứng
nhận căn cước; quyền và nghĩa vụ của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc
tịch, giá trị pháp lý của giấy chứng nhận căn cước, cơ quan có thẩm quyền quản
lý.
Ý kiến
khác đề nghị nghiên cứu quy định đầy đủ các nội dung liên quan đến căn cước của
người gốc Việt Nam bảo đảm thuận tiện trong công tác quản lý Nhà nước đối với
đối tượng này và phù hợp quy định của dự thảo luật.
.
Tiếp
thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, UBTVQH đã chỉ đạo chuyển điều này về
Chương III (Điều 30), đổi tên Chương III thành "Thẻ căn cước, giấy chứng
nhận căn cước" và bổ sung, chỉnh lý Điều 5 "Quyền và nghĩa vụ của
công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch về căn
cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước", chỉnh
sửa toàn diện điều này như dự thảo luật tiếp thu, chỉnh lý nhằm quy định cụ
thể, rõ hơn về người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch.
Cùng
với đó là điều kiện cấp giấy chứng nhận căn cước, việc cấp, cấp đổi, cấp lại
giấy chứng nhận căn cước; thông tin được thu thập, cập nhật, lưu trữ và việc
khai thác, sử dụng thông tin về người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch
trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; việc quản lý
người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp giấy chứng nhận căn
cước…; bổ sung đầy đủ hơn về quyền và nghĩa vụ của người gốc Việt Nam chưa xác
định được quốc tịch.
Các trường thông tin bảo
đảm quyền lợi của công dân khi sử dụng các tiện ích
Cũng
theo Chủ nhiệm UBQPAN Lê Tấn Tới, một số ý kiến đề nghị cân nhắc, đánh giá kỹ
về những thông tin được bổ sung quy định vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
và Cơ sở dữ liệu căn cước bảo đảm tính bảo mật của thông tin. Có ý kiến đề nghị
phân loại các trường thông tin bảo đảm logic, khoa học, thuận tiện; ý kiến khác
đề nghị cân nhắc các trường thông tin bảo đảm tính ổn định, thường xuyên.
UBTVQH
xin được báo cáo như sau: Để triển khai Đề án 06, thì việc mở rộng, tích hợp
thêm nhiều thông tin khác của công dân và người gốc Việt Nam chưa xác định được
quốc tịch trong các cơ sở dữ liệu chuyên ngành vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về
dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước là rất cần thiết; đồng thời dự thảo luật quy
định chỉ cập nhật các trường thông tin trong thực tế quản lý đã rõ, được sử
dụng thường xuyên, cần có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trong
các trường thông tin quy định tại điều này có 7 trường thông tin bắt buộc người
dân phải cung cấp nếu các trường thông tin này chưa có hoặc chưa đầy đủ. Các
trường thông tin còn lại là những thông tin nhằm bảo đảm quyền lợi của công dân
khi sử dụng các tiện ích, giá trị do Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đem lại;
các thông tin này sẽ được cập nhật qua cung cấp tự nguyện của người dân và được
chia sẻ qua các cơ sở dữ liệu chuyên ngành để phục vụ các giao dịch hành chính,
dân sự.
Ngoài
ra, dự thảo luật cũng có những quy định bảo đảm độ an toàn cao, bảo đảm kiểm
soát an ninh mạng tốt nhất, bảo vệ ở mức cao nhất đối với Cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.
Về
trung tâm dữ liệu quốc gia quy định tại các điều 9, 11, 12 và 13 của dự thảo
luật Chính phủ trình, có ý kiến cho rằng, vừa qua Bộ Chính trị đã thông qua Đề
án về xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia và giao cho Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ chỉ đạo để xây dựng (Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ dưới sự
chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ), vì vậy, đề nghị nghiên cứu các
quy định liên quan để phù hợp với chủ trương của Đảng, đồng thời phù hợp với lộ
trình xây dựng và thẩm quyền của Chính phủ.
Trên cơ
sở tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, UBTVQH đã chỉ đạo rà soát các nội
dung liên quan và thấy rằng, hiện nay Đề án xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia
đã được Bộ Chính trị đồng ý về chủ trương cho phép thực hiện Đề án và Chính phủ
đã hoàn thiện các thủ tục, sẽ sớm ban hành Nghị quyết phê duyệt Đề án này trong
thời gian tới.
"Như
vậy, đến thời điểm này, việc xây dựng trung tâm dữ liệu quốc gia cơ bản đã rõ.
Việc quy định trung tâm dữ liệu quốc gia trong dự thảo luật sẽ tạo cơ sở cho
việc triển khai kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân
cư với trung tâm dữ liệu quốc gia ngay sau khi dự án Luật Căn cước được Quốc
hội thông qua và có hiệu lực thi hành. Vì vậy, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho giữ
quy định liên quan đến trung tâm dữ liệu quốc gia trong dự thảo luật", Chủ
nhiệm UBQPAN nêu rõ.
bài rất thực tế
Trả lờiXóa