Thứ Năm, 23 tháng 5, 2024

MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ XÂY DỰNG THẾ TRẬN QUỐC PHÒNG AN NINH NƠI BIỂN ĐẢO

 


Để củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục một cách sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Giữ vững hòa bình, ổn định chính trị và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội là điều kiện căn bản để xây dựng đất nước; sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống xã hội kinh tế là nền tảng vững chắc của quốc phòng an ninh. Đề cao yêu cầu chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Nội dung hình thức tuyên truyền, giáo dục nhân dân phải phù hợp đối tượng, địa phương, phong phú, sinh động, sâu sắc nhằm xây dựng tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, đoàn kết sát cánh bên nhau trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cùng với việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục phải xây dựng, củng cố, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội; thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo, chống âm mưu và hành động chia rẽ dân tộc, chống chủ nghĩa ly khai của các thế lực thù địch. Theo đó, một mặt phải tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò tích cực, chủ động của các tổ chức quần chúng; mặt khác, phải tăng cường vai trò của chính quyền các cấp trong quản lý nhà nước về các hoạt động và các tổ chức chính trị-xã hội. Nhà nước phải dựa vào các tổ chức chính trị của quần chúng, tạo điều kiện cho các tổ chức đó hoạt động có hiệu quả; đồng thời kiên quyết trấn áp những tổ chức và lực lượng phản cách mạng, các hoạt động phá vỡ khối đoàn kết toàn dân.

Thực hiện các cơ chế, chính sách để thực hiện các mục tiêu, chương trình phát triển biển, đảo cả trước mắt và lâu dài, nhất là các dự án phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng an ninh, các đặc khu kinh tế, hình thành các khu kinh tế liên hợp biển - bờ - đất liền, góp phần củng cố thế trận quốc phòng an ninh trên từng hướng và cả nước. Cùng với đó, Nhà nước cần có chính sách đầu tư, khuyến khích nhân dân ra định cư, sinh sống ổn định lâu dài trên đảo; đầu tư, hình thành các tổ, nghiệp đoàn đánh bắt hải sản xa bờ với các loại tàu hiện đại, phù hợp, có bố trí các phương tiện tuyên truyền tương xứng. Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng những kiến thức pháp luật cơ bản về biển, đảo cho lực lượng ngư dân, lao động trên biển, khuyến kích họ bám biển dài ngày, liên tục trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ta và tham gia tuyên truyền, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Chú ý quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các lực lượng tham gia đấu tranh trên biển, kết hợp với thực hiện tốt các chính sách xã hội, chính sách hậu phương quân đội; thực hiện xây dựng “Bờ mạnh biển mới vững”.

Công tác tuyên truyền biển đảo là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành của cấp ủy, chỉ huy các cấp hết sức quan trọng cần được phát huy hơn nữa. Cùng với đó, phải coi trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực và bảo đảm các trang bị cho lực lượng làm công tác tuyên truyền biển đảo; làm tốt việc trao đổi, rút kinh nghiệm, cung cấp thông tin, tư liệu, tài liệu,…nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác trong thời gian tới.

Thực hiện quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo cần: “Phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của hệ thống chính trị kết hợp với sức mạnh của thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia - dân tộc” . Xác định sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển, đảo là sức mạnh tổng hợp quốc gia, của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh của lực lượng, thế trận an ninh nhân dân, trong đó, sức mạnh quốc phòng, an ninh giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trên cơ sở nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, lấy khu vực phòng thủ ven biển làm chỗ dựa, lực lượng Hải quân làm nòng cốt; kết hợp sức mạnh của mọi ngành, mọi lực lượng hướng biển, vận dụng linh hoạt các hình thức đấu tranh với tinh thần tự lực là chính để quản lý, bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên các vùng biển; sẵn sàng ngăn chặn, đẩy lùi, đánh thắng các hành độn g xâm lấn của bất kỳ thế lực nào để bảo vệ biển, đảo.

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét