Thứ Ba, 2 tháng 8, 2022

Bôi đen hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” – Một mưu đồ “hạ bệ “thần tượng Hồ Chí Minh”

 


“Bộ đội Cụ Hồ” là tên gọi, danh hiệu bình dị, gần gũi nhưng vô cùng cao quý, được nhân dân khen tặng cán bộ, chiến sĩ, phản ánh đầy đủ, sâu sắc và tập trung nhất những phẩm chất tốt đẹp của Quân đội ta; đã trở thành biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng; được hình thành, phát triển trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội và Nhân dân luôn trân trọng, giữ gìn danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” như giữ gìn điều thiêng liêng nhất với trách nhiệm, tình yêu và lương tâm của mình – đó là sự tôn kính vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu.

Xuyên tạc phẩm chất, bôi đen hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” là âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và Quân đội ta. Âm mưu, thủ đoạn này dù không mới nhưng tính chất nguy hiểm và tác hại rất lớn; là một chiêu thức “biến dạng” của âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” chống phá Việt Nam, một chiêu trò thực hiện “phi chính trị hóa” Quân đội được che đậy kín đáo. Vì vậy, nâng cao cảnh giác cách mạng, không bị mắc mưu kẻ địch; kiên quyết đấu tranh làm thất bại sự chống phá, âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc phẩm chất, bôi đen hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” là yêu cầu khách quan, nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân hiện nay, là tiếng gọi từ trái tim, mệnh lệnh của cuộc sống. Phẩm chất, hình ảnh Lãnh tụ Hồ Chí Minh, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và hình tượng “Bộ đội Cụ Hồ” có vị trí đặc biệt quan trọng trong lòng Nhân dân Việt Nam, cũng như trong đời sống tinh thần xã hội ta. Bác Hồ là niềm tin, biểu tượng của lẽ phải, của chân lý, dẫn dắt dân tộc Việt Nam đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc. Bác Hồ là người sáng lập Đảng ta và Quân đội ta, người Cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân. Tư tưởng của Người là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Trong tâm thức và trái tim của mỗi người Việt Nam yêu nước và bạn bè quốc tế yêu chuộng hòa bình, Bác Hồ mãi mãi là người Việt Nam đẹp nhất, là Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người chiến sĩ cộng sản. Với âm mưu, thủ đoạn xóa bỏ hình ảnh mang tính biểu tượng, ý thức hệ về Lãnh tụ Hồ Chí Minh, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, làm cho hình tượng về Người mất đi tính chất thiêng liêng, không còn sự trân trọng, “hư nát giá trị kiểu mẫu” thì tình cảm, niềm tin của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân cũng không còn, biểu tượng cao quý sẽ sụp đổ, nền tảng tư tưởng “biến mất”. Cùng với đó, chúng thực hiện “mục tiêu kép”: hạ bệ “thần tượng Hồ Chí Minh”, làm mất vai trò cầm quyền, lãnh đạo của Đảng, “phân rã sự trung thành của Quân đội” đối với Đảng. Vì lẽ đó, chúng đã “lựa chọn” và triệt để sử dụng “trăm mưu, ngàn kế” kể cả mưu hèn, “phi nhân tính” để hạ bệ “thần tượng” Hồ Chí Minh, bôi đen hình ảnh, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”. Đây là chiêu trò nhỏ mọn, dọn đường cho âm mưu bạo loạn lật đổ, “cách mạng màu”, thực hiện “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Thực hiện âm mưu, thủ đoạn bôi đen hình ảnh, phủ nhận phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, các thế lực thù địch hướng đến việc phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, xã hội và Quân đội; xuyên tạc, phủ nhận thành quả cách mạng do Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta bằng việc chà đạp lên công sức, trí tuệ, mồ hôi, nước mắt và phủ nhận xương máu của hàng triệu anh hùng liệt sĩ, đồng chí, đồng bào xây đắp nên thành quả cách mạng hôm nay. Đích đến của chúng là đánh sập Đảng Cộng sản Việt Nam do Bác Hồ sáng lập, tổ chức, giáo dục và rèn luyện. Qua đó, hạ thấp uy tín, vị thế, cống hiến, cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Bác Hồ kính yêu đối với dân tộc, xóa bỏ sự tôn trọng, sự ngưỡng mộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới đối với Bác Hồ và Đảng ta. Đồng thời, hạ thấp uy tín, vị thế của Đảng, Nhà nước ta trên trường quốc tế. Qua đó, xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân, đòi “phi chính trị hóa” Quân đội nhân dân, tách rời sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước ra khỏi Quân đội. Thực hiện mưu đồ đen tối ấy, các thế lực thù địch sẽ dễ dàng lái nước ta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, có lợi cho chúng.

Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng ta và Bác Hồ sáng lập, giáo dục và rèn luyện, là quân đội kiểu mới, mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Vì lẽ dó, Quân đội ta trở thành lực lượng chính trị tin cậy, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, Quân đội ta cũng “tận trung với nước, tận hiếu với dân”, một lòng một dạ phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, luôn xứng đáng với lời khen của Bác Hồ: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân; sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, các thế lực thù địch xác định: phải xóa bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh – nền tảng tư tưởng của Đảng; phá hủy sức mạnh của Quân đội ta; hạ bệ “thần tượng” Hồ Chí Minh, bôi đen hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, làm mất chỗ dựa vững chắc của Đảng là Quân đội; làm mất chỗ dựa không thể thay thế của Quân đội là Nhân dân. Thực hiện chiêu trò này, chúng ra sức đòi “phi chính trị hóa” quân đội: Ra sức xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, nói xấu, bôi đen những cống hiến và đời tư của các vị tướng lĩnh, lãnh đạo quân đội. Đồng thời, xuyên tạc, hạ thấp vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của đồng chí Bí thư Quân ủy Trung ương – Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta, đối lập, chia rẽ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng với Tổng cục Chính trị, với các ban, bộ, ngành Trung ương. Cùng với đó, chúng xuyên tạc, hạ thấp vai trò của Quân đội trong chiến đấu, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, công tác, lao động sản xuất, bảo vệ biên giới, biển, đảo của Tổ quốc; bôi nhọ, chia rẽ mối quan hệ máu thịt giữa Quân đội và Nhân dân. Chúng lợi dụng những vấn đề phức tạp trong quan hệ quốc tế, đối ngoại quốc phòng, đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia…, để kích động Nhân dân, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cổ súy tư tưởng cực đoan, dân tộc hẹp hòi; đòi Đảng, Nhà nước ta hủy bỏ chính sách “bốn không”, đòi liên minh quân sự, đòi dựa vào nước này để chống nước kia, kích động biểu tình, gây rối; xuyên tạc, hạ thấp vai trò của Quân đội trong xây dựng “thế trận lòng dân”, nền quốc phòng toàn dân. Khi quân đội xả thân hy sinh cứu dân vượt qua thiên tai, hoạn nạn, dịch bệnh, chúng lại “đổ dầu vào lửa”, cho rằng Quân đội “mỵ dân’, “lấy lòng Đảng”;  trắng trợn xuyên tạc, bóp méo sự thật, phủ nhận những cố gắng của cán bộ, chiến sĩ. Khi đại dịch Covid-19 hoành hành khắp nơi, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ của Quân đội xông pha trên tuyến đầu, vào nơi tâm dịch, không quản ngại khó khăn, gian khổ, “vì nhân dân quên mình”, “vì nhân dân phục vụ”; không ít người đã phơi nhiễm hoặc hy sinh vì nhiệm vụ. Thế nhưng, chúng lại cố tình bóp méo sự thật, trắng trợn xuyên tạc, bôi nhọ, làm giảm uy tín, vai trò của Quân đội, cho rằng quân đội tăng cường “để chống biểu tình, khủng bố dân”, “quân đội giúp dân không hiệu quả”, “chống dịch không phải là chức năng của quân đội”, v.v.. Chúng còn lợi dụng một số vụ việc vi phạm pháp luật, kỷ luật trong quân đội để thổi phồng khuyết điểm, làm suy giảm niềm tin, tình cảm của Nhân dân đối với Quân đội, “Bộ đội Cụ Hồ”. Thực chất các quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch khi xuyên tạc, bôi đen hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” là nhằm mục đích duy nhất: thực hiện “phi chính trị hóa” quân đội; phủ nhận nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội; làm cho Quân đội xa rời sự lãnh đạo của Đảng, bị tha hóa, biến chất, mơ hồ về mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trở nên vô dụng; không còn là lực lượng chính trị tin cậy, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân; không còn là quân đội của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Để làm thất bại âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh; xuyên tạc, bôi đen phẩm chất, hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, thực hiện “phi chính trị hóa” quân đội, chúng ta cần:

Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Tiếp tục giữ gìn, vun đắp, xây dựng hình ảnh, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”;  Tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thực hiện tốt Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới”; . Tuyệt đối không cho phép, không chấp nhận bất kỳ một cá nhân, tổ chức và thế lực nào cố tình vu khống, bôi nhọ hình ảnh, giá trị phẩm chất, nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ”; . Thường xuyên nêu cao cảnh giác cách mạng, phát huy vai trò của mọi tổ chức, cá nhân trong đấu tranh, ngăn chặn những hành vi bôi nhọ, vu khống làm tổn hại đến giá trị thiêng liêng, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” cao quý./.

 

Hằn học về đất nước thì làm sao thấy những điều tốt đẹp?

 

         Trong một bài viết đầy rẫy tiêu cực, Phạm Minh Vũ tỏ ra nghi ngờ về mọi điều tốt đẹp trong đất nước: Việc khởi tố vụ án Tân Hoàng Minh làm trong sạch thị trường bị coi là đòn “thanh trừng” các đại gia để đấu đá phe phái, tịch thu tài sản; Những công ty bất động sản phát triển xây dựng và làm giàu cho đất nước thì bị coi là chia chắc kiếm lời; đất nước ngày càng giàu mạnh nhưng Vũ nói rằng chỉ thấy “đất nước hoang tàn”. Trong thế giới đầy rẫy thông tin ngày nay, bất kỳ ai dù muốn hay không cũng phải công nhận Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Nền kinh tế đứng thứ 40 thế giới và đang tăng trưởng với tốc độ nhanh hàng đầu thế giới, nhiều con đường, nhà cao tầng và những công trình được xây dựng khắp nơi, đời sống người dân ngày càng khấm khá. Trong thành tựu này không thể phủ nhận công sức của những công ty bất động sản đã biến những vùng đất hoang vu, cằn cỗi thành những khu đô thị đáng sống, mang lại công ăn việc làm và thu ngân sách cho đất nước. Những vụ án mới đây liên quan đến các tập đoàn bất động sản như FLC, Tân Hoàng Minh chỉ là một động thái làm trong sạch thị trường, là điều tất yếu phải có trên quá trình phát triển ở mọi quốc gia trên thế giới. Thế nhưng bất chất những điều tốt đẹp đang xảy ra trên đất nước này, vẫn có một bộ phận thiểu số đang ngày ngày “bịt mắt, bịt tai” nói những điều khó nghe và tiêu cực. Phạm Minh Vũ là một thành phần tiêu biểu trong số đó. Như đợt Tết Nhâm Dần vừa qua, trong không khí cả nước đang vui tươi chào đón năm mới thì Vũ hăm hở tìm bằng được mấy tấm ảnh về những người bán hàng rong, vé số, ngủ vỉa hè để liên tiếp viết bài công kích. Đó là kẻ mắt chỉ thích nhìn màu đen nhưng muốn ai cũng phải nhìn thấy màu đen lệch lạc như mình. Về vụ án FLC và Tân Hoàng Minh, Vũ cho rằng “bắt chỉ là cái cớ”, rồi thì các đại gia ở Việt Nam chỉ là sân sau quan chức, khi “quan yếu” thì bị bắt hoặc khi thách thức quyền lực của Nhà nước thì bị bắt. Đây là một luận điệu thực chất được các đối tượng chống phá lặp đi lặp lại từ ngày này sang ngày khác, từ vụ án này sang vụ án khác. Cần hỏi là nếu như các vụ án chỉ là “cái cớ”, chỉ là “việc tất yếu xảy ra” thì tại sao cứ mỗi lần báo chí trong nước đưa tin về các vụ này nọ thì không hề thiếu Vũ và đồng bọn nhảy vào bình luận? Nếu đã biết, đã “chẳng có cảm xúc gì, chẳng hồ hởi vui mừng” như đã nói thì tại sao Vũ luôn “háo hức” đón đọc những tin tức này để rồi chế ra các luận điệu và thuyết âm mưu xung quanh? Vũ còn “ngáo” đến mức cho rằng “những người làm ăn chân chính, những doanh nghiệp đang tạo ra của cải” không vay được vốn vì tiền ngân hàng đổ hết vào bất động sản. Đương nhiên, nếu kể ra nữa thì mọi thứ sẽ không dừng ở đây vì với Vũ, hắn chỉ thấy “một đất nước hoang tàn”, rồi than thở uống cà phê thấy “đắng chát”. Cà phê nào mà không đắng? Đáng ra Vũ phải kêu là sao cà phê ngọt thế thì mới đúng với bản chất nhìn sự việc ngược đời, đổi trắng thay đen của hắn. Phải nói rằng bất động sản là một lĩnh vực đóng góp lớn cho nền kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới vì nhu cầu xây nhà ở, chung cư, văn phòng, thương mại là nhu cầu lớn của mọi người dân. Khi Việt Nam còn chưa phát triển thì Nhà nước thậm chí còn phải mời gọi nhiều công ty bất động sản nước ngoài vào để xây dựng đất nước. Những công ty đó đến Việt Nam vì lợi nhuận và sẵn sàng bỏ đi khi không có lãi. Ngày nay thì nhiều công ty nội địa đã lớn mạnh, tự chủ như Vingroup, Sungroup…đem lại nhiều lợi ích cho đất nước và người dân, quan trọng hơn là họ luôn song hành cùng đất nước, đó là điều đáng mừng. Nhiều khu vực kém phát triển ở các tỉnh thành nhờ có các dự án xây dựng lớn mà nền kinh tế được hưởng lợi, người dân có công ăn việc làm là điều không thể phủ nhận. Những tiêu cực nếu có sẽ được xử lý nghiêm khắc. Thế nhưng có lẽ những “sự thật” này với Phạm Minh Vũ không hề quan trọng, cái mà đối tượng này cần là những sai phạm, những tiêu cực, những góc tối nào đó, để nuôi dưỡng cái tầm nhìn thiển cận, ác ý và hung hăng chống phá đất nước của hắn.

 

TÌNH HỮU NGHỊ ĐẶC BIỆT VIỆT - LÀO, MÃI MÃI XANH TƯƠI ĐỜI ĐỜI BỀN VỮNG.

 Việt Nam sẽ viện trợ không hoàn lại cho Lào 3.600 tỷ đồng và cho vay 502 triệu USD để giúp nước bạn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội

Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam và Lào đã có buổi làm việc về đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ nhau trong lĩnh vực tài chính giữa 2 nước.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam sẽ viện trợ không hoàn lại cho Lào 3.600 tỷ đồng và cho vay 502 triệu USD để giúp nước bạn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Hai bộ trưởng đã nhất trí sắp tới Bộ Tài chính Việt Nam sẽ cử các đoàn chuyên gia sang trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về một số lĩnh vực tài chính nước bạn đang quan tâm. Đồng thời, Bộ Tài chính Lào cũng sẽ cử các đoàn cán bộ sang Việt Nam, tập huấn, học hỏi kinh nghiệm quản lý tài chính của Việt Nam. Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước Việt Nam và Lào, 2 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã trao tặng nhiều Huân chương cao quý cho các cán bộ lãnh đạo Bộ Tài chính 2 nước.
Có thể là hình ảnh về 5 người, mọi người đang ngồi và mọi người đang đứng

NỮ ANH HÙNG NAM BỘ VỚI 100 TRẬN ĐÁNH QUÂN THÙ KHIẾP SỢ “TREO GIÁ” 200 TRIỆU

 


Trong số hơn 400 đại biểu về tham dự các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ tổ chức tại Hà Nội vào tuần qua, có 14 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến. Họ chính là những nhân chứng sống của những tháng năm hoạt động cách mạng, chiến đấu quả cảm.
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lưu Nguyệt Hồng, người con gái Nam Bộ trong bộ quân phục sờn màu, dáng người chậm chạp, ánh mắt đã không còn tinh anh, nhưng vẫn đầy vẻ cương nghị. Những câu chuyện một thời hào hùng của bà như sống lại…
Bà Lưu Nguyệt Hồng, sinh năm 1950 tại xã Vĩnh Quới, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Năm 1965, khi mới 15 tuổi, Nguyệt Hồng đã tham gia cách mạng với nhiệm vụ ban đầu là đội viên du kích thị trấn Ngã Năm, rồi sau đó là Trung đội phó Thị trấn Ngã Năm, Bí thư chi bộ, Hội trưởng Phụ nữ huyện Thạnh Trị.
Bà đã trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu hơn 100 trận, bắt sống nhiều tên giặc cầm đầu, thu giữ nhiều vũ khí. Cái tên Lưu Nguyệt Hồng thời kỳ đó khiến quân địch khiếp vía, đi đâu nghe có phụ nữ tên Hồng là chúng bắt, đánh đập dã man với phương châm “trăm lần bắt trật cũng có lần bắt trúng”. Thậm chí địch đã treo thưởng ai bắt được bà thì thưởng 200 triệu tiền chính quyền cũ.
Người con gái miền Tây “Chân đồng vai sắt”
Thị trấn Ngã Năm có chi khu của Ngã Năm, nằm trên vùng đất thuộc đầu doi ở ngã ba sông có năm nhánh tỏa ra năm ngả là Cà Mau, Phụng Hiệp, Long Mỹ, Phú Lộc, Rạch Giá.
Chi khu Ngã Năm thuộc hệ thống phòng thủ của Tiểu khu Ba Xuyên về phía Tây, đồng thời là nơi án ngữ tuyến hành lang ra vào vùng U Minh (căn cứ Khu ủy khu 9). Vùng đất nổi tiếng có quân Mỹ và tay sai gian ác khét tiếng đứng hàng thứ 2 của Miền Tây Nam bộ. Từ chi khu, bọn lính dân vệ, bảo an kéo vào các vùng chung quanh thị trấn, thọc sâu vào các vùng nông thôn càn quét, vây ráp, bắt bớ, bắn giết… gây bao đau thương cho nhân dân.
Xung quanh chi khu, địch còn xây dựng 4 ấp chiến lược, tổ chức hàng trăm thanh niên chiến đấu để kiềm kẹp nhân dân.
“Chúng lê máy chém, lấy mật người đang sống, dòng cổ đập đầu những người nghi vấn quan hệ cách mạng”, bà Hồng kể về những tội ác mà quân thù gây ra với quê hương, xóm làng, bà con, đồng đội.
Bà Lưu Nguyệt Hồng là con gái thứ ba trong gia đình nông dân với 5 người con, lớn lên giữa thời khói lửa chiến tranh. Gia đình bà là một trong những địa chỉ nuôi giấu cán bộ. Từ nhỏ bà cùng các em đã phải đi ở nhà ngoại, trong tâm trí của bà, tuổi thơ là những ngày canh gác ở gốc cây đầu ngõ, báo động cho du kích.
“Khi tôi còn nhỏ thấy mấy cô chú hay ở nhà ngoại nhưng không biết bàn việc gì, chỉ thấy được ngoại dặn, ngồi dưới gốc cây ổi nếu thấy ai lạ thì kêu lên: “Ngoại ơi có người mua ổi”, vì nhà ngoại tôi khi đó nuôi giấu 5 du kích. Sau này lớn hơn một chút tôi mới biết cô chú về bàn bạc làm đồng khởi”, bà Hồng nhớ lại.
Tuổi 15, người con gái tên Nguyệt Hồng đã chứng kiến bao tội ác của quân thù dày xéo trên quê hương, cảnh người chết, bị thương “nhiều như cơm bữa”.
Bà nhớ lại, lần đầu chứng kiến cái chết thương tâm của một chiến sĩ cách mạng, đó là một bà má chèo xuồng cho chồng chạy khỏi quân địch đang truy sát, mới chèo ngang mình tức thì, thì máy bay đảo qua đảo lại phóng tràng pháo, người chồng hy sinh luôn trên sông.
Chứng kiến những cảnh tượng như vậy khiến bà Hồng day dứt “ở nhà cũng chết, đi cũng chết, thì cái chết nào mới vinh quang, cái chết nào là nhục nhã, cái chết nào là tầm thường”. Từ đó, bà nung nấu một ý chí phải đi chiến đấu trả thù cho quê hương, cho đồng bào. Ý nghĩ đó cộng với truyền thống cách mạng của dòng họ, của gia đình, của 5 người con thì cả 5 đều tham gia cách mạng ngay từ khi tuổi mới chớm thanh niên…Biến đau thương thành hành động, biến căm thù thành sức mạnh, bà Hồng càng kiên cường chiến đấu.
Bà chính thức tham gia cách mạng được phân công vào tổ quân y địa phương cấp cứu chiến trường, cùng đồng đội đưa nhiều thương binh và tử sĩ ra khỏi trận địa, để cứu chữa và an táng.
“Nhiệm vụ cấp cứu thì nguy hiểm không kém gì những người trực tiếp ra chiến đấu, khi chỗ nào có người bị thương là chỗ đó có quân y. Xông pha nơi bom rơi, đạn lạc nguy hiểm”, bà trầm ngâm nhớ lại thời thanh xuân cống hiến cho cách mạng.
Nhiều lần, bà Hồng cải trang thành người buôn bán, đưa thương binh vượt qua đồn giặc về căn cứ cứu chữa kịp thời. Có lần đi qua các trạm gác, đồn bốt bao quanh, thiếu nữ Nguyệt Hồng vừa chèo xuồng vừa khóc. Lính canh thấy một phụ nữ nhỏ bé, tóc tai rũ rượi, khóc lóc đau đớn chèo xuồng chở thi thể, nên chỉ hỏi qua loa rồi cho đi.
Kể về một lần cứu thương, nữ du kích miền Tây nhớ lại, ngày 23/12/1967, bộ đội chủ lực phối hợp cùng với địa phương đánh thiệt hại nặng chi khu Ngã Năm. Khi đó, bà được phân công phụ trách đội dân công tải thương về trạm phẫu thuật giả chiến.
Lúc đó, địch phản kích quyết liệt bằng phi cơ, bà cùng với anh em du kích chiến đấu bảo vệ an toàn cho thương binh, đã cùng dân công dìu được 28 thương binh, trực tiếp chôn 3 tử sĩ, những người hy sinh còn nằm lại ở trận địa cũng được đem về chôn cất chu đáo. Vừa vận chuyển thương binh, bản thân bà đã thu được 5 súng Cacbine m2, 1 khẩu trung liên và thùng lựu bạn M26.
Những người con tuyến lửa
Thành tích xuất sắc đáng ghi nhớ với bà Nguyệt Hồng trong thời kỳ này là đợt bao vây chi khu Ngã Năm, 52 ngày đêm năm 1968. Khi đó, bà là Trung đội phó du kích thị trấn Ngã Năm, được phân công chỉ huy 1 tiểu đội du kích nữ và 100 dân công với nhiệm vụ lắp pháo đài để từ điểm cao bắn vào chi khu.
Thời điểm này tiểu đội du kích nữ ngày đêm thay phiên nhau bao vây siết chặt chi khu, đến ngày thứ 52, với sự mưu trí, kiên cường của đội du kích nữ và nhân dân thị trấn Ngã Năm đã khiến địch phải rút chạy. Bà chính là người kéo lá cờ Mặt Trận đầu tiên tại Khu hành chính.
Bà tự hào nói: “Sau đó địch phản kích với lực lượng, trang bị vũ khí, phương tiện hiện đại, nhưng chúng tôi đã dũng cảm chiến đấu, giữ vững pháo đài. Có trận tôi đã bắn hết 180 viên đạn súng trường K44”. Súng K44 vốn thiết kế cho quân đội Liên Xô, không thích hợp với nữ quân nhân Việt Nam, nhưng có lần bà đã bắn liên tục không đếm được bao nhiêu viên đạn để giải vây cho đồng đội.
52 ngày đêm bao vây chi khu Ngã Năm, với sự dũng cảm, kiên cường, lúc chiến đấu bà đã được một phóng viên chiến trường ghi lại khoảnh khắc với tựa “Những người con tuyến lửa”, hình ảnh đó hiện còn trưng bày ở nhiều bảo tàng trên cả nước. Sau đợt chiến đấu này, bà được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng Lao động Việt Nam, được bầu làm chiến sĩ thi đua của tỉnh và được giữ chức vụ Thị đội phó.
“Quá trình chiến đấu, tôi rút ra những kinh nghiệm để giành thắng lợi đó là: Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết; thứ hai phải dựa vào dân đánh giặc; thứ ba phải mưu trí, dũng cảm; thứ tư lấy vũ khí của địch để đánh lại địch”, bà tổng kết lại.
Vào thời kỳ 1969-1972, địch bình định, lấn chiếm, đóng thêm đồn bót, đây là thời điểm rất khó khăn và ác liệt. Đặc biệt, bà Nguyệt Hồng đã cùng chi khu Ngã Năm, chi bộ chỉ đạo, lãnh đạo đội du kích bám chặt địa bàn và tổ chức đánh địch, xây dựng lực lượng, ném lựu đạn vào đám tình báo đang nhậu, làm chết và bị thương 8 tên. Bà còn cùng lực lượng biệt động Ngã Năm đánh đồn Trà Kết, thu 12 súng loại min bay (cải tiến) hất vào ụ pháo 105 ly; làm hư 2 khẩu pháo, chết 3 tên.
Năm 1970, bà được bổ sung Huyện ủy và được điều về làm Bí thư Chi bộ thị trấn Phú Lộc. Ở đây, bà đã củng cố, kiện toàn lại chi bộ, phát triển lực lượng biệt động, xây dựng cơ sở du kích mật, đã lãnh đạo, chỉ huy đánh địch nhiều trận, diệt hàng chục tên địch.
Đến năm 1972, bà được huyện rút về làm Hội trưởng Phụ nữ, đồng thời cùng các lực lượng khác, nữ du kích trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy bao vây bứt rút một loạt đồn như: Cống Ba Bọng, Cô Tư, Cống Ba Tao, kênh Nước Ngọt… và chỉ huy đánh nhiều cuộc càn viện của các đơn vị bảo an của địch như Tiểu đoàn 408 tỉnh Sóc Trăng, tăng cường có cả xe M113.
Sau khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, bà tiếp tục công tác tại huyện Thạnh Trị với các nhiệm vụ Trưởng Ban Dân vận huyện. Giữa năm 1996, bà được tỉnh phân công làm Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH và tham gia HĐND tỉnh 2 nhiệm kỳ. Quá trình công tác, trực tiếp phụ trách lĩnh vực chính sách người có công với cách mạng, điều khiến bà trăn trở là làm thế nào để thực hiện đãi ngộ tốt với những thân nhân liệt sĩ, thương bệnh binh.
Từ trăn trở đó, bà cùng đội ngũ cán bộ sở LĐ-TB&XH tỉnh nhiều lần tìm thông tin để lập hồ sơ đề nghị các cơ quan có liên quan xem xét, công nhận liệt sĩ, thương binh, người hoạt động kháng chiến nhằm xoa dịu nỗi đau, mất mát với người thân của họ.
Công tác trong ngành được 10 năm thì bà nghỉ hưu, tuy bị di chứng chiến tranh ở hai khủy tay, khi "trái gió trở trời” lại hành hạ, nhưng bà luôn cảm thấy an lòng và may mắn hơn nhiều đồng đội, những người đã hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.
ST

TỔ QUỐC MÃI KHẮC GHI SỰ HI SINH ANH DŨNG CỦA CÁC ANH


Biết tin các anh hy sinh để giành lại sự sống cho người khác, dù không đến được nơi anh đang tạm nghỉ nhưng bằng tất cả lòng biết ơn chân thành, nhiều bó hoa tươi của người dân đã được đặt dưới chân tượng đài “Công an nhân dân vì dân phục vụ”.
Những bó hoa tươi dưới chân tượng đài
Dưới chân tượng đài “Công an nhân dân vì dân phục vụ” trên phố Trần Nhân Tông, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) sáng nay (2/8) có thêm nhiều bó hoa tươi được người Hà Nội lặng lẽ mang đến, thay cho lời tri ân những chiến sĩ vừa ngã xuống khi tham gia "trận đánh" với “giặc lửa” để giành lại sự sống cho 8 người khác vào chiều qua (1/8), xảy ra tại quán Karaoke ISIS, số 231 Quan Hoa, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy (Hà Nội).
Bó hoa tươi mà anh Lê Duy Quang (ở phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội) mang đến đặt dưới chân tượng đài này từ sớm thay cho mọi lời tri ân của mình. Trên trang Facebook cá nhân, anh Lê Duy Quang tha thiết chờ thông tin chính thức lễ viếng 3 CBCS Cảnh sát PCCC Công an quận Cầu Giấy đã anh dũng hy sinh và mong được tiễn đưa các anh đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Khoảng 13h30’ ngày 1/8, tại quán Karaoke ISIS số 231 bờ sông Quan Hoa, phường Quan Hoa quận Cầu Giấy xảy ra vụ cháy. Nguyên nhân ban đầu được xác định do quán đang sửa chữa, có hàn xì; quán không hoạt động.
Ngay sau khi nhận được tin báo, Công an quận Cầu Giấy huy động lực lượng PCCC đến chữa cháy. Quá trình chữa cháy, 3 CBCS Đội PCCC đã hy sinh. Ngay sau khi sự việc xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công an đã cử Thiếu tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an trực tiếp đến hiện trường, chỉ đạo công tác chữa cháy và CNCH.
Có mặt tại hiện trường vụ cháy còn có đồng chí Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội; Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội; Thiếu tướng Nguyễn Tuấn Anh, Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH…
Danh tính 3 cán bộ hy sinh: gồm: Thượng tá Đặng Anh Quân, Thượng uý Đỗ Đức Việt và Hạ sỹ Nguyễn Đình Phúc, chiến sĩ nghĩa vụ.
Sự hy sinh của các anh không chỉ để lại nỗi đau cho người thân, cho đồng đội, bạn bè mà còn khiến tất cả mọi người xót xa. Trên các fanpage và diễn đàn của mạng xã hội, hàng nghìn người đã bày tỏ nỗi tiếc thương dành cho những người lính anh hùng. Cùng ước nguyện như anh Quang, có rất nhiều người mong được tiễn 3 người con về với đất mẹ, trong một ngày buồn nhưng rất đỗi tự hào.
Trên diễn đàn cựu học sinh niên khoá 1992-1995, những bạn đồng niên của Thượng tá Đặng Anh Quân, Đội trưởng Đội Cảnh sát PCCC và CNCH Công an quận Cầu Giấy) bồi hồi nhắc về nụ cười tươi của người bạn vừa ra đi trong niềm tiếc thương vô hạn.
Ký ức nghẹn ngào
Kỷ niệm đọng lại về Thượng tá Đặng Anh Quân, người bạn học lớp 12D3 trường THPT Lương Thế Vinh năm nào là đức tính hiền lành, thân thiện và dễ mến. Trung tá Nguyễn Ngọc Kiên, Trưởng Công an xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì nghẹn ngào nói lời vĩnh biệt những người bạn, người đồng đội đã như cánh chim hoà vào trời xanh. Tấm gương hy sinh anh dũng của các anh sẽ mãi là lý tưởng sống, khát khao cống hiến cho những người ở lại.
Cùng trong tâm trạng đau xót và hụt hẫng, trên trang cá nhân của phóng viên Thuỳ An, công tác tại chuyên đề An ninh Thủ đô (Báo Công an nhân dân) cảm nhận nỗi đau trong những người ở lại, là đồng đội, trong đó có thủ trưởng của họ.
Phóng viên Thuỳ An chia sẻ, ngay tại hiện trường, người chỉ huy dạn dày kinh nghiệm nấc nghẹn. Đó chính là Đại tá Thành Kiên Trung, Trưởng Công an quận Cầu Giấy: “Tấm gương hi sinh anh dũng của Thượng tá Đặng Anh Quân, Thượng úy Đỗ Đức Việt và Hạ sỹ Nguyễn Đình Phúc sẽ còn mãi. Với tình cảm và trách nhiệm, đơn vị sẽ thăm hỏi, động viên, thực hiện đầy đủ các chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh và gia đình, để các anh yên tâm ra đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc”.
“Đồng chí Thành Kiên Trung mà tôi biết là người rất quyết liệt. Kế hoạch cao điểm xử lý nồng độ cồn anh chỉ đạo và đứng đầu toàn thành phố. Thực hiện Mệnh lệnh 01 hay Chiến dịch 30 ngày đêm cấp căn cước công dân gắn chíp, Cầu Giấy luôn là đơn vị “Top đầu”. Ấy vậy mà người chỉ huy ấy hôm nay thất thần, khuôn mặt co rúm lại, chân tay như thừa thãi và có lẽ không còn tâm trí. Tôi cảm nhận được nỗi đau của người đứng đầu đơn vị khi đứng đó, còn ở trong kia là cấp dưới của mình đã anh dũng hy sinh. Anh không khóc, đúng hơn là không thể khóc nổi” - phóng viên Thuỳ An viết.
Nhà tang lễ Bệnh viện 19-8 chiều tối qua có những tiếng khóc nức nở, những lời nói nghẹn ngào trong nước mắt. Bố của Thượng úy Đỗ Đức Việt luôn quay mặt đi khóc nghẹn cho hay. Cuối chiều qua, nghe tin con trai gặp nạn khi đang làm nhiệm vụ, ông rụng rời, vội vã bỏ hết công việc, lao vào thẳng bệnh viện. Lúc ấy, trong thâm tâm, ông chỉ nghĩ con bị thương nhẹ, nhưng khi đến nơi, ông mới vỡ òa đau đớn khi thấy con đã nằm yên cùng hai đồng đội...
Khóc nghẹn tại nhà riêng, bà Trần Thị Thủy kể về con trai của mình - Thượng tá Đặng Anh Quân là một người con hiếu thảo. Bố mất sớm, thấu hiểu được sự vất vả của mẹ. Anh luôn quan tâm chăm sóc cho mẹ và em gái. Hằng ngày, dù bận công việc nhưng anh luôn tranh thủ đẩy xe hàng nhỏ cho mẹ ra ngõ rồi mới tới đơn vị.
Không chỉ là người thân, hoà cùng tâm trạng với bao sự tiếc thương vô hạn, nhà báo Lê Đạt, Báo Kinh tế đô thị đã xúc động tiễn biệt 3 chiến sĩ băng bài thơ với hình ảnh:
“Xin đừng khóc! Vì anh là người lính.
Lính ngại chi dẫu gian khổ hy sinh.
Lao vào lửa cứu 8 mạng người ở lại.
Chẳng đắn đo, anh quên bản thân mình…
Cả Hà Nội đang nín lặng chờ ngày tiễn biệt 3 chiến sĩ hoà vào đất mẹ.
Như lửa cháy trong tim, tên các anh còn vọng mãi bên tượng đài Công an nhân dân vì dân phục vụ.
Tổ quốc mãi khắc ghi sự hy sinh anh dũng của các anh”.
CAND

ANH HÙNG LA VĂN CẦU: "TRÁI TIM CÒN ĐẬP LÀ CÒN CHIẾN ĐẤU"!


Không chỉ được biết đến trong sách giáo khoa, tên tuổi của ông đã được dùng để đặt cho nhiều trường học, tên đường trên cả nước. Đó là Anh hùng lực lượng vũ trang La Văn Cầu.
Mỗi ngày 2 buổi sáng sớm và chiều tối, người dân tại phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội đều bắt gặp hình ảnh một cụ ông ngoài 90 tuổi quét dọn, làm sạch đường phố. Ông chính là Anh hùng La Văn Cầu vang bóng một thời đã đi vào sử sách.�
Sớm mồ côi cha từ nhỏ do bị thực dân Pháp bóc lột, năm 1948, theo lời kêu gọi của Tổ quốc, chàng trai La Văn Cầu khi ấy mới 16 tuổi nhưng đã xung phong lên đường đánh giặc. Tuy còn trẻ nhưng ý chí căm thù của ông ngút trời, quyết chí lên đường trả thù nhà, đền nợ nước.
Tháng 9/1950, quân ta mở trận đánh cứ điểm Đông Khê. Chiến sĩ La Văn Cầu cùng đồng đội nhận nhiệm vụ phá hàng rào và lô cốt, mở đường cho quân ta tiến lên tiêu diệt quân địch. Trong lúc làm nhiệm vụ, cánh tay phải và một bên má của ông đã trúng đạn.
Đại tá, Anh hùng LLVTND La Văn Cầu kể lại: "Cánh tay của tôi lủng lẳng rồi, rất là vướng. Tôi chỉ còn cách là chặ.t đi, nhưng bản thân mình chặ.t không được nên tôi nhờ đồng chí Tiểu đội trưởng Nông Văn Pheo chặ.t giúp. Ban đầu đồng chí Nông Văn Pheo bảo không được, cậu về thôi để người khác làm vì đồng chí biết tôi là gia đình con một. Nhưng mà tôi đã quyết tâm chiến đấu đến giọt máu cuối cùng. Trái tim còn đập, còn chiến đấu".
Chiến công của chiến sĩ trẻ La Văn Cầu khi ấy trở thành một hiện tượng, một tấm gương sáng. La Văn Cầu được Bác Hồ khen. Năm 1952, tại Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ Nhất, ông được vinh dự là một trong 7 chiến sĩ đầu tiên được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Nguồn: VTV - Những anh hùng thế kỉ XX

KHÍ PHÁCH NGÚT TRỜI XANH CỦA ANH HÙNG VÕ THỊ SÁU KHIẾN KẺ THÙ PHẢI RUN SỢ

 

KHÔNG CẦN BỊT MẮT TÔI...!
Người con gái đang độ xuân thì, đã vĩnh viễn ra đi cho bao mùa hoa lê-ki-ma nở, cuộc đời của chị đã hóa thành bất tử. Chị là Võ Thị Sáu - Nữ anh hùng huyền thoại vùng Đất Đỏ.
Tháng 2/1950, sau khi ném lựu đạn ám sát tên Cai tổng và gây thương tích cho 20 tên lính Pháp, chị bị bắt, giam tại khám Chí Hòa. Đến tháng 4/1951, thực dân Pháp đưa chị ra xét xử, kết án tử hình và đày ra Nhà tù Côn Đảo. Rạng sáng ngày 23/1/1952, địch đưa chị đi xử bắn.
Đối mặt cái chết, điều khiến người con gái Đất Đỏ ân hận nhất là chưa diệt hết bọn thực dân và tay sai cướp nước. Chuyện kể rằng, khi ra đến pháp trường, chị kiên quyết không quỳ xuống, yêu cầu không bịt mắt, chị khảng khái nói:
- Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn thấy đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người. Đả đảo thực dân Pháp! Việt Nam độc lập muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm!
Ngày 2/8/1993, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Võ Thị Sáu.
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản
Thích
Bình luận
Chia sẻ