Thứ Năm, 4 tháng 8, 2022

Khơi dậy và phát huy các nguồn tài nguyên văn hóa, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững ở nước ta hiện nay

 Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đã bồi đắp, kết tinh nên những trầm tích văn hóa - nguồn tài nguyên quý giá, nguồn lực nội sinh quan trọng của dân tộc Việt Nam. Trong bối cảnh mới, để ứng phó linh hoạt, hiệu quả với những thách thức phức tạp, khó dự báo hiện nay, việc khơi dậy và phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên văn hóa gắn kết với phát triển kinh tế - xã hội là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh mềm văn hóa, thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.

Tiềm năng và cơ hội khơi dậy, phát huy các nguồn tài nguyên văn hóa Việt Nam
Bề dày lịch sử và sự đa dạng văn hóa

Việt Nam là quốc gia có bề dày lịch sử và sự đa dạng văn hóa. Trong lịch sử phát triển, các triều đại phong kiến Việt Nam đã sớm có ý thức tạo lập và phát huy sức mạnh văn hóa của đất nước. Việt Nam đã luôn đối mặt và chiến thắng những đội quân xâm lược có tiềm lực quân sự, kinh tế lớn hơn gấp nhiều lần. Có thể thấy, những nét đẹp của văn hóa Việt Nam là nguồn cội quan trọng tạo nên sức mạnh văn hóa Việt Nam. Các nhà nghiên cứu đã đề cập tới nhiều nguồn (tài nguyên) có tiềm năng phát triển văn hóa Việt Nam nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội, trong đó có bề dày lịch sử và sự đa dạng văn hóa.

Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Một mặt, tính đa dạng là một đặc điểm lâu đời của nền văn hóa Việt Nam gắn với nông nghiệp trồng lúa nước, tính cộng đồng cao, trải qua quá trình lịch sử lâu dài đối phó với thiên nhiên cũng như kiên cường chống các thế lực ngoại xâm. Mặt khác, nằm trong khu vực ảnh hưởng của nhiều nền văn minh lớn trên thế giới là Ấn Độ, Trung Quốc và phương Tây, Việt Nam không chỉ tiếp thu, mà còn biến đổi những tinh hoa văn hóa thế giới cho phù hợp với điều kiện của mình. Do vậy, nền văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa đa dạng từ nguồn cội ban đầu. Giao lưu với văn hóa Ấn Độ, văn hóa Trung Hoa diễn ra trong thời gian rất dài thông qua nhiều cách thức đã tạo nên dấu ấn khá đậm nét trong văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, người Việt vẫn giữ được bản sắc văn hóa của riêng mình. Điều này được thể hiện qua nhiều bình diện khác nhau trong đời sống người Việt, từ tôn giáo, tâm linh  đến thế giới quan, chuẩn mực đạo đức xã hội, kiến trúc, ngôn ngữ, đời sống sinh hoạt hằng ngày... Có thể nói, chúng ta có một nền văn hóa đa dạng và phong phú, đồng thời có một nền văn hóa chủ lưu làm cơ sở cho các cộng đồng văn hóa thiểu số, đó là văn hóa Việt. Điều này thúc đẩy sự phát triển yếu tố nội sinh của dân tộc, tạo nên sức mạnh đoàn kết giữa các cộng đồng dân tộc anh em trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo ra sức hấp dẫn, sự lôi cuốn, khả năng thuyết phục của văn hóa Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội trong quá khứ cũng như hiện tại.

Tính đa dạng văn hóa thể hiện trong chính hoạt động của nền kinh tế, từ kinh tế truyền thống tới kinh tế nông nghiệp, kinh tế ngư nghiệp, kinh tế ẩm thực, kinh tế du lịch và các ngành kinh tế khác được công nghiệp văn hóa khai thác. Từ đây, nền tảng của sự đa dạng văn hóa từ xưa của Việt Nam không chỉ cung cấp những điều kiện để phát triển kinh tế, mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế du lịch, công nghiệp văn hóa, tạo nên một hình ảnh Việt Nam mới phát triển mạnh về kinh tế, hấp dẫn về cơ hội đầu tư, thu hút sự khám phá đối với thế giới. Sự tồn tại đặc thù của các cộng đồng giúp giữ gìn nhiều ngành, nghề truyền thống. Khi kinh tế của các cộng đồng đó phát triển, năng lực sáng tạo độc đáo của các cộng đồng đó sẽ tạo ra những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị. Các làng nghề truyền thống được bảo tồn và phát triển không chỉ bởi sinh kế của người dân, mà còn giúp giữ gìn những mạch nguồn văn hóa kết tinh và phát triển từ truyền thống tạo nên những sản phẩm độc đáo, có giá trị kinh tế và hàm lượng văn hóa cao. Trên cơ sở đó, các ngành du lịch sẽ có chất liệu để khai thác, tạo nên sự hấp dẫn với du khách đến từ những nền văn hóa khác. Nông thôn Việt Nam, đặc biệt là các làng nghề, không chỉ là những cộng đồng kinh tế, mà còn là những cộng đồng văn hóa, xã hội. Mỗi làng nghề truyền thống luôn có các hoạt động lễ hội, phường hội, những nét văn hóa mang đậm chất dân gian và chứa đựng bề dày lịch sử riêng biệt. Nhiều làng nghề còn là những làng văn hóa cổ với kiến trúc độc đáo. Chính vì vậy, sự đa dạng của các làng nghề truyền thống sẽ tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Những người nước ngoài tới các làng nghề không chỉ đơn thuần tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, mà còn để tận mắt ngắm nhìn những sản phẩm độc đáo và cách thức tạo ra chúng từ những bàn tay khéo léo, khối óc sáng tạo của các nghệ nhân, qua đó có thể tìm hiểu và khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử. Nếu chúng ta có chiến lược đầu tư, khai thác sự đa dạng, phong phú của các nghề thủ công, các làng nghề truyền thống trong phát triển du lịch văn hóa, thì cùng với các sản vật phong phú, các sản phẩm thủ công độc đáo, các lễ hội, trò chơi dân gian và văn hóa ẩm thực dân gian, du lịch làng nghề sẽ là một sản phẩm du lịch thu hút được sự quan tâm của rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài.

Sự tồn tại đa dạng của các cộng đồng văn hóa cung cấp nét độc đáo cho sự gắn kết giữa các cộng đồng dân tộc Việt Nam, cũng như mối quan hệ giữa dân tộc Việt Nam với bạn bè thế giới. Từ xưa tới nay, đối thoại giữa các nền văn hóa là điều kiện tiên quyết để từng cộng đồng, từng dân tộc bộc lộ và phát huy hết những năng lực sáng tạo độc đáo của mình trong quá trình tạo ra các giá trị mới về vật chất cũng như tinh thần. Trong bối cảnh hiện nay, đối thoại giữa các nền văn hóa đang là yêu cầu quan trọng bậc nhất để hướng tới sự phát triển bền vững của thế giới. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc giữa các nền văn hóa trên thế giới, nguy cơ đồng dạng hóa các giá trị văn hóa theo một khuôn mẫu. Sự đa dạng của các nền văn hóa, các cộng đồng văn hóa ở Việt Nam tạo ra môi trường để tăng cường tình đoàn kết, sự gắn bó giữa các cộng đồng. Mỗi tộc người có nền văn hóa, nét văn hóa riêng biệt, nhưng do yêu cầu chống thiên tai, bảo vệ cuộc sống và nhu cầu chống giặc ngoại xâm, và do cả sự giao lưu, hội nhập văn hóa, dân tộc Việt Nam vẫn hình thành nên một mẫu số chung, một hệ giá trị chung bền vững. Đó là lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết, lối sống khoan hòa, lối ứng xử linh hoạt, cởi mở, dễ tiếp thu những giá trị mới, tinh thần hòa hiếu...

Sự đa dạng trong thống nhất, thống nhất mà vẫn đa dạng của nền văn hóa Việt Nam là một trong những yếu tố quan trọng tạo cơ hội để Việt Nam phát triển văn hóa theo hướng bền vững. Về mặt an ninh quốc phòng, đa dạng văn hóa tạo nên nguồn sức mạnh mềm hiệu quả để thúc đẩy và bảo đảm an ninh chính trị cũng như bảo vệ sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Các cộng đồng tộc người sống rải rác trên khắp lãnh thổ Việt Nam, vùng biên giới đa số là các cộng đồng dân tộc thiểu số. Mỗi cộng đồng khi bảo tồn được những giá trị văn hóa của cộng đồng mình sẽ tạo nên sự gắn kết bền chặt, phát triển bền vững. Việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các cộng đồng dân tộc thiểu số ở cùng khu vực với nhau sẽ tạo nên phương thức hiệu quả để bảo đảm an ninh chính trị, toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước.

Thế giới đang bước vào quá trình phát triển và hội nhập mạnh mẽ. Quá trình hội nhập tạo nên cơ hội cho việc giao lưu, quảng bá của các nền văn hóa trên thế giới. Điều này cũng khiến cho mỗi khu vực trên thế giới đều đang trở nên đa dạng về mặt văn hóa, đồng thời cũng tạo ra không ít xung đột do những va chạm và khác biệt giữa các nền văn hóa khác nhau. Các quốc gia đã nhận ra chìa khóa của sự phát triển hòa bình và ổn định trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng là sự thấu hiểu, tôn trọng và khoan dung với mọi khác biệt và đa dạng của các nền văn hóa khác. Do vậy, bảo tồn và phát huy tính đa dạng văn hóa vốn có của Việt Nam hiện nay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế.

Di sản phong phú, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, giàu tiềm năng

Với bề dày hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam lưu giữ hệ thống di sản văn hóa và tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Đây chính là tiềm năng sẵn có để Việt Nam đa dạng hóa các sản phẩm, loại hình du lịch văn hóa, qua đó phát huy sức hấp dẫn, thu hút về sức mạnh mềm văn hóa. Tính đến hết năm 2018, Việt Nam có khoảng 3.500 di tích được xếp hạng quốc gia, 107 di tích quốc gia đặc biệt. Các di sản thiên nhiên thế giới (Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng), di sản thiên nhiên và văn hóa (như Quần thể danh thắng Tràng An, Công viên địa chất toàn cầu là Cao nguyên đá Đồng Văn), di sản văn hóa vật thể và phi vật thể (Cố đô Huế, Đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ, Nhã nhạc - âm nhạc cung đình Việt Nam, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Quan họ Bắc Ninh, Ca trù, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc, Hát xoan ở Phú Thọ, Tín ngưỡng thờ Hùng Vương, Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh, Nghệ thuật ca bài chòi Trung Bộ Việt Nam, Nghi lễ và trò chơi kéo co, Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, nghệ thuật Xòe Thái…); di sản tư liệu của thế giới (Mộc bản triều Nguyễn, Bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê và Mạc, Mộc bản Kinh Phật thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm, Châu bản triều Nguyễn, Thơ văn kiến trúc cung đình Huế) chính là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, giàu tiềm năng của nước ta.

Bên cạnh đó, với bề dày và sự đa dạng về văn hóa của 54 dân tộc, Việt Nam có hàng chục nghìn di sản văn hóa vật thể, hơn 3 triệu di vật, cổ vật có giá trị (đang được bảo quản, trưng bày tại hệ thống 166 bảo tàng)(1) và một hệ thống phong phú các lễ hội (7.966 lễ hội, trong đó có 7.039 lễ hội quốc gia), phong tục, tập quán, nghệ thuật trình diễn, làng nghề thủ công, văn hóa ẩm thực, trang phục,... phân bố khá đồng đều trên khắp các vùng, miền(2). Những số liệu nói trên đã minh chứng cho việc tài nguyên văn hóa là một yếu tố cốt lõi của quá trình chuyển hóa nguồn lực mềm văn hóa thành sức mạnh mềm văn hóa thông qua xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch và là mấu chốt quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của điểm đến du lịch.

Nền văn hóa mở và các giá trị văn hóa có sức hấp dẫn, thuyết phục thế giới

Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa mở.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, văn hóa Việt Nam luôn là nền văn hóa không khép kín, hẹp hòi, kỳ thị, mà luôn cởi mở, khoan dung, sẵn sàng tiếp thu, chọn lọc cái hay, cái đẹp của văn hóa nhân loại để nâng cao và làm giàu cho văn hóa dân tộc (tiếp biến tư tưởng, học thuật, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, chữ viết từ văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, phương Tây,... một cách sáng tạo). Chúng ta cũng luôn tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để nâng tầm, hoàn thiện văn hóa Việt Nam, tiếp nhận những giá trị phổ quát của nhân loại mà không cực đoan, chia rẽ. Đây là những nhân tố tích cực tạo tiền đề để chúng ta dễ dàng hòa nhập vào dòng chảy chung của văn hóa thế giới và được quốc tế công nhận.

Một số giá trị văn hóa của người Việt Nam có sức thuyết phục thế giới.

Từ xưa đến nay, nhân dân các nước trên thế giới biết đến và nể trọng Việt Nam vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc với những giá trị cốt lõi, như lòng yêu nước, anh hùng, quả cảm, quật cường, đồng thời luôn hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình, nhân ái, vị tha. Truyền thống nhân nghĩa “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/Lấy chí nhân để thay cường bạo” của Nguyễn Trãi trước đây và tinh thần hòa hiếu, khoan dung của chúng ta là cơ sở, nền tảng để Việt Nam có quan hệ tốt đẹp với nhiều quốc gia trên thế giới. Thái độ thân thiện, mến khách của người Việt Nam cũng luôn được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Đó là những giá trị tốt đẹp và bền vững, nếu chúng ta biết quảng bá và phát huy đúng cách, sẽ có khả năng lan tỏa và sức thuyết phục, chiếm được thiện cảm, sự yêu mến của cộng đồng thế giới.

Con người Việt Nam có tài năng sáng tạo và năng lực thích ứng cao.

Tài năng sáng tạo của các thế hệ tiền nhân đã được thể hiện rất rõ qua những thành tựu văn hóa vật thể và phi vật thể. Ngày nay, Việt Nam là đất nước có dân số trẻ, tăng trưởng nhanh, các thế hệ mới có chỉ số thông minh cao, hiếu học, năng động, có năng lực sáng tạo tốt. Ngày càng xuất hiện nhiều tài năng trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Con người Việt Nam vốn được tôi luyện qua bao biến thiên của lịch sử, nên có khả năng thích ứng cao, giao lưu, tiếp biến văn hóa tốt và đặc biệt rất nhanh nhạy trong kết nối toàn cầu. Bên cạnh đó, Việt Nam đang có những cải thiện vượt bậc về kết cấu hạ tầng thông tin - truyền thông. Mức độ sử dụng internet, số hóa ở Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Đây là những tiền đề quan trọng về cơ sở khoa học - công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu và truyền thông văn hóa.

Những phân tích trên cho thấy, Việt Nam đã, đang sở hữu không ít lợi thế, cơ hội và điều kiện thuận lợi để xây dựng, phát triển văn hóa theo hướng hiện đại, bền vững, hội nhập quốc tế. 

Giải pháp phát huy tài nguyên văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội bền vững

Thực tế cho thấy, văn hóa hiện diện ở các cấp độ vô cùng đa dạng, các nền văn hóa khác nhau sẽ có những cách thức khác nhau nhằm đạt được mục tiêu khác nhau trong chiến lược phát triển văn hóa. Nhưng có một mẫu số chung trên bản đồ văn hóa thế giới là những quốc gia chuyển hóa tốt nhất nguồn tài nguyên văn hóa thành sức mạnh mềm văn hóa trong mối liên kết với các trụ cột phát triển luôn là các quốc gia có những tiền đề vững chắc cho sự phát triển và hội nhập quốc tế, đồng thời có khả năng ứng phó hiệu quả trước những thách thức an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống đặt ra trong quá trình phát triển.

Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc rõ ràng đang gặp phải nhiều thách thức trong tiến trình hiện thực hóa. Nhưng thách thức cũng chính là động lực để chúng ta nỗ lực tìm ra sự kết nối logic giữa nguồn tài nguyên văn hóa dồi dào với quyết tâm chính trị đã được khẳng định tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tìm ra các giải pháp mang tính chiến lược nhằm biến văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, động lực khơi dậy khát vọng cống hiến vì một Việt Nam phồn vinh, bền vững, tự cường, tự chủ. Với cách tiếp cận thể chế, có thể thấy, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện rõ quan điểm phát huy nguồn tài nguyên văn hóa Việt Nam dựa trên việc khai thác các thành tố văn hóa nằm trong các trụ cột tài nguyên văn hóa để quảng bá hình ảnh quốc gia, bản sắc dân tộc, nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập quốc tế về văn hóa, từ đó góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia. Với cách tiếp cận này, Việt Nam đang nỗ lực vận dụng, phát huy nguồn tài nguyên văn hóa phong phú, các thành tố văn hóa giàu sức hấp dẫn, thu hút, thuyết phục để chuyển hóa thành sức mạnh mềm văn hóa. Hệ thống các quan điểm, chính sách, phân tích quá trình triển khai chính sách liên quan đến phát huy sức mạnh mềm văn hóa của Việt Nam đã chỉ ra điểm mạnh của Việt Nam chính là 8 trụ cột tài nguyên sức mạnh mềm văn hóa chính: 1- Di sản văn hóa phi vật thể (sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,... như nghệ thuật truyền thống, lễ hội truyền thống, bí quyết nghề thủ công truyền thống, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống...); 2- Di sản văn hóa vật thể; 3- Di sản thiên nhiên thế giới; 4- Lễ hội mới và sự kiện văn hóa; 5- Các sản phẩm và dịch vụ thuộc ngành công nghiệp văn hóa; 6- Các giá trị và danh nhân văn hóa; 7- Văn hóa cộng đồng cơ sở; 8- Các cơ sở vật chất và không gian văn hóa. Trong quá trình triển khai, các chiến lược quốc gia về ngoại giao văn hóa, thông tin, truyền thông, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đều đưa ra các mục tiêu, giải pháp có khả năng phối hợp đồng bộ các kênh truyền dẫn chính là ngoại giao văn hóa, truyền thông và các ngành công nghiệp văn hóa trong việc chuyển hóa các thành tố sức mạnh mềm văn hóa thành hiệu ứng tạo sức thu hút, lan tỏa, hấp dẫn của văn hóa Việt Nam ra thế giới và lôi cuốn, thuyết phục thế giới đến với Việt Nam. Trên thực tiễn, các kênh này đang tạo nên chuỗi liên kết theo hướng khai thác các thành tố văn hóa nằm trong hệ thống di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, các giá trị văn hóa, con người có sức hấp dẫn, thu hút và thuyết phục của Việt Nam cùng các sản phẩm và dịch vụ văn hóa, từ đó hướng tới việc thu hút thế giới đến với Việt Nam thông qua du lịch văn hóa và đưa sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam ra thế giới thông qua quảng bá hình ảnh quốc gia, tăng cường giao lưu văn hóa và hình thành mạng lưới các trung tâm văn hóa, các dự án giới thiệu văn hóa Việt Nam, các danh nhân Việt Nam ra thế giới, đặc biệt là đề án “Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất, ở nước ngoài”. Đây là cách Việt Nam học tập kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới khi đưa hình ảnh của lãnh tụ thành biểu tượng thể hiện hoài bão, tâm thế, ý chí của cả một dân tộc ra thế giới.

Trong thời gian tới, để khơi dậy, phát huy hiệu quả hơn nữa tài nguyên văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam cần thực hiện các nhóm giải pháp sau:

Một là, tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nâng cao nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về văn hóa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9-6-2014, của Hội nghị Trung ương 9 khóa XI “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Kết luận số 76-KL/TW, ngày 4-6-2020, của Bộ Chính trị, “Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” và Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ngày 24-11-2021, trước hết là ở các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, để văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị; văn hóa vừa là trụ cột, vừa là nền tảng phát triển xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước.

Hai là, hoàn thiện thể chế, chính sách, khung khổ pháp lý tạo cơ chế chuyển hóa hiệu quả nguồn tài nguyên văn hóa thành sức mạnh mềm văn hóa, góp phần gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. Giai đoạn 2021 - 2025 và đến năm 2030 tập trung tham mưu, đề xuất xây dựng các dự án luật, nghị định thuộc lĩnh vực văn hóa(3).

Ba là, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế.

Tập trung xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, bảo đảm mọi thành viên của cộng đồng được phát triển các năng lực sáng tạo. Tập trung ưu tiên xây dựng văn hóa trong chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức thượng tôn pháp luật, xây dựng văn hóa trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, văn hóa doanh nghiệp và mỗi gia đình là những đơn vị văn hóa thực chất. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố bồi đắp giá trị chân - thiện - mỹ.

Khi nhiệm vụ xây dựng văn hóa trở thành thường trực, nền tảng văn hóa được hình thành tự nhiên, tự nguyện trong mỗi cộng đồng, trong mỗi người thì khả năng chọn lọc cái tinh tế, tốt đẹp, định vị bản thân, giá trị, bản sắc dân tộc gắn với khát vọng hội nhập, cống hiến sẽ trở thành “lá chắn mềm” loại trừ cái phản cảm, phi văn hóa.

Xây dựng thể chế theo hướng gắn văn hóa với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội chính là giải pháp căn cốt để hình thành hệ sinh thái có khả năng thúc đẩy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, tạo sự chủ động hợp tác và quảng bá các giá trị văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam ra thế giới nhằm gia tăng sức mạnh mềm văn hóa, định vị “thương hiệu quốc gia”, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế, tạo dựng môi trường hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của Tổ quốc.

Bốn là, hoàn thiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hóa, ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa, từng bước đưa công nghiệp văn hóa thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần nâng cao đời sống xã hội.

Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030 với 3 trụ cột tăng cường đầu tư, đổi mới sáng tạo và đột phá thể chế nhằm phát huy vai trò của trụ cột văn hóa gắn liền với trụ cột kinh tế, chính trị, xã hội theo hướng phát triển bền vững. Chú trọng đổi mới sáng tạo nhằm khuyến khích, phát huy tối đa các nguồn tài nguyên văn hóa, năng lực sáng tạo của toàn dân, đặc biệt là sức sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ để ngày càng có nhiều tác phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật có giá trị cao nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam. Tôn trọng quy luật riêng của nghệ thuật, có chính sách phù hợp nhằm khích lệ, động viên, hỗ trợ các văn nghệ sĩ trong sáng tác, sáng tạo nghệ thuật để tạo ra những tác phẩm được sống mãi với thời gian.

Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có trọng tâm, trọng điểm(4) để phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, dựa trên sự sáng tạo, khoa học - công nghệ và bản quyền trí tuệ, phấn đấu đạt mục tiêu doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP vào năm 2030; gắn phát triển văn hóa với phát triển du lịch, đưa du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời bảo vệ, gìn giữ tài nguyên văn hóa cho các thế hệ mai sau.

Năm là, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư phát triển trong lĩnh vực văn hóa, bao gồm nguồn ngân sách nhà nước chi cho văn hóa, đẩy mạnh hợp tác công - tư, xây dựng cơ chế ưu đãi, miễn, giảm thuế, phí phù hợp với thực tiễn và có khả năng thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Sáu là, chủ động hội nhập, tăng cường các hoạt động hợp tác, giao lưu quốc tế, xúc tiến thương mại trong lĩnh vực văn hóa.

Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông văn hóa để quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. Đa dạng hóa các sản phẩm văn hóa, các hình thức truyền thông văn hóa ra thế giới bằng tiếng nước ngoài để phù hợp với nhiều thị trường khách quốc tế khác nhau. Đổi mới và nâng cao chất lượng việc tổ chức các “Ngày Văn hóa”, “Tuần Văn hóa”, các lễ hội văn hóa - du lịch Việt Nam, các sự kiện, chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật ở nước ngoài. Tăng cường sự hiện diện của Việt Nam tại các sự kiện văn hóa, nghệ thuật lớn của thế giới, như EXPO, các triển lãm mỹ thuật thế giới, liên hoan phim quốc tế, như liên hoan phim Cannes, Berlin, Busan, Oscar hay Tokyo... Phát triển hệ thống các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài tại các địa bàn trọng điểm trên thế giới; qua đó, góp phần gia tăng “sức mạnh mềm” của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.

Văn hóa hiện diện ở các cấp độ vô cùng đa dạng, các nền văn hóa khác nhau tương tác theo những cách thức khác nhau, nếu chuyển hóa hiệu quả tài nguyên văn hóa thông qua giải pháp phù hợp sẽ tạo được sự hấp dẫn, thu hút, lôi cuốn, thuyết phục về văn hóa của một quốc gia đối với quốc gia khác trong quan hệ quốc tế. Đối với Việt Nam - một quốc gia có lợi thế về nguồn tài nguyên văn hóa sẵn có, việc sử dụng và phát huy hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa thông qua các giải pháp chính sách là một yêu cầu cần thiết trong việc khơi dậy, phát huy nguồn tài nguyên văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù, ở cả thời điểm hiện tại lẫn tương lai, việc khơi dậy, phát huy tài nguyên văn hóa Việt Nam gắn với phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều thách thức, nhưng nếu sớm thực hiện các giải pháp chính sách gắn văn hóa với kinh tế - xã hội theo hướng vận dụng và chuyển hóa tốt nhất nguồn lực văn hóa, Việt Nam sẽ khơi dậy, phát huy hiệu quả sức mạnh nội sinh, sức mạnh mềm văn hóa trong mối liên kết sức mạnh tổng hợp quốc gia; qua đó, ứng phó hiệu quả với những thách thức phức tạp, khó dự báo hiện nay và góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước./.

-------------------

(1) Theo số liệu của Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, 2018
(2) Theo số liệu của Trung tâm thông tin du lịch, Tổng cục Du lịch, 2015
(3) Luật Điện ảnh (sửa đổi), Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), Luật Di sản văn hóa (sửa đổi),... nhất là những lĩnh vực chuyên môn đã có đủ cơ sở về lý luận và thực tiễn để xây dựng luật, như dự án Luật Nghệ thuật biểu diễn, Luật Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm
(4) Điện ảnh, thời trang, quảng cáo, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa

CHỨNG HOANG TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA KẺ SỐNG VONG QUỐC HỦI NÔ

 Xem ra chứng hoang tưởng chính trị của Nguyễn Văn Đài vẫn không hề thuyên giảm sau quang thời gian sống vong quốc hủi nô. Mới đây Nguyễn Văn Đài lập ra một Fanpage mới có tên “Học viện Tổng thống Việt Nam”. Nguyễn Văn Đài cũng xưng là “Tổng thống” của trang đó.

Có vẻ như Nguyễn Văn Đài chuẩn bị gia nhập gia nhập hàng ngũ các Tổng thống chính phủ VNCH lưu vong như Đào Minh Quân, Nguyễn Thế Quang, Trần Dần, Lê Trong Quát, Trần Thanh Đằng, Nguyễn Hữu Chánh, Nguyễn Bá Cẩn, Nguyễn Ngọc Bích... Trong số này, Nguyễn Văn Đài xem ra là trẻ và tiềm năng nhất bởi những cái tên Tổng thống đương nhiệm vừa được xướng lên ở trên hiện đã nằm trong danh sách "Mầm non nghĩa địa" hết cả rồi.
Bà con người Việt ở Hải ngoại chuẩn bị đóng góp quỹ để Nguyễn Văn Đài có thể thoát khỏi cảnh "nhặt lá đá ông bơ", rồi "ăn tục nói phét, đánh rắm rong" nhé.
Luật sư người Mỹ gốc Việt Trịnh Quốc Thiên đã cảnh báo trên trang YouTube cá nhân của ông, trong đó khẳng định: "Mấy chính phủ này tồn tại như các công ty đa cấp chuyên bán hàng giả, hàng gian, chuyên môn gom tiền, thụt két … rổn rảng, ma mị nhưng thực chất là các nhóm lừa đảo, vô tích sự, không làm được việc gì cho cộng đồng hải ngoại. Mỗi tổ chức chỉ dăm ba mống, tối ngày cãi nhau mà mục đích cuối cùng là moi tiền, gạt tiền, lấy được tiền rồi bỏ chạy” - Luật sư Thiên khuyến cáo, để mọi người không bị mê hoặc, để vừa mất tiền bạc, vừa trở thành kẻ chống phá đất nước.
VT
32
8 bình luận
2 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

MỘT QUYẾT ĐỊNH CỦA VIỆT NAM LÀM CẢ THẾ GIỚI NGẠC NHIÊN.


Theo Thông tin từ Chính phủ 2 nước thì Việt nam đã quyết định giao một phần cảng Vũng áng cho bạn Lào. Bạn sẽ toàn quyền xuất - nhập hàng hóa tại Cảng Vũng Áng cũng như ở tất cả cảng biển Việt Nam, thuế phí cũng như thuế của các doanh nghiệp của Việt Nam. Đây là sự sẻ chia của Việt Nam với Lào vì bạn là nước duy nhất trong khối Asean không có biển.
Thế nhưng từ nay, giấc mơ người dân Lào đã thành hiện thực. Lào cũng quyết định khởi công xây dựng tuyến giao thông Viên Chăn - Vũng Áng trở thành tuyến giao thông chiến lược để Lào tự chủ lưu thông hàng hóa ra thế giới và ngược lại.
Thỏa thuận giữa Việt Nam và Lào về Cảng Vũng Áng tiếp tục thể hiện sâu sắc quan hệ mẫu mực có một không hai trên thế giới. Giữa hai dân tộc không có sự áp bức và nô dịch, không có hiềm khích và thù hằn, từ xa xưa là láng giềng chí cốt của nhau. Nhân dân hai nước từng có cả ngàn năm giúp đỡ, che chở lẫn nhau. Việt Nam và Lào không chỉ là đối tác chiến lược mà còn là anh em, được đặt nền tảng từ thời cố Chủ tịch Hồ Chí Minh và cố Chủ tịch Kaysone Phomvihane. Chứng kiến những khó khăn mà Lào gặp phải, Việt Nam đã quyết định kéo “biển” về cho người anh em của mình, thể hiện đúng truyền thống "hạt muối cắn đôi cọng rau xẻ nửa" trong trong lịch sử vẫn in đậm cho đến ngày nay...
Có lẽ trên thế giới hiếm có tình cảm đặc biệt này. Đối với Việt Nam, ai cũng là bạn của ta, nhưng một tình bạn sắt son mãi mãi ngàn đời không ai khác đó là Cuba, Lào và Liên Xô trước đây - nước Nga ngày nay. Thế giới đang ồn ào chia phe để tìm kiếm lợi ích thì Việt Nam đã làm 1 điều đặc biệt với người anh em làm cả thế giới trầm trồ, ngạc nhiên./.
ST
Có thể là hình ảnh về 2 người, mọi người đang đứng và văn bản cho biết 'VIỆT NAM KÉO BIỂN VỀ CHO LÀO- VIỆC LÀM CẢ THẾ GIỚI TRẦM TRỒ NGẠC NHIÊN'
260
14 bình luận
9 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2022

CHÍNH TRỊ!

“Chính trị là linh hồn, chuyên môn là cái xác. Có chuyên môn mà không có chính trị thì chỉ còn cái xác không hồn. Phải có chính trị trước rồi có chuyên môn”.

Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài nói tại lớp học chính trị của giáo viên, đầu tháng 8/1959.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy, nhà giáo dục vĩ đại. Cả cuộc đời Người đã đào tạo biết bao thế hệ cán bộ, những chiến sĩ ưu tú cho cách mạng và dành nhiều tình cảm quan tâm đến với các thầy, cô giáo. Bác đặc biệt đề cao vai trò của người thầy, bởi người thầy không chỉ dạy chữ mà còn dạy người, không chỉ truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm, khơi nguồn sáng tạo mà còn là tấm gương mẫu mực về đạo đức cho học sinh noi theo qua từng giờ lên lớp. Người thầy là những người “đạo cao”, “đức trọng”, người có uy tín được xã hội tôn kính. Có thể nói, ở bất cứ xã hội nào nghề dạy học luôn được coi là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Do vậy, người thầy phải có lập trường tư tưởng đúng, bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, có chuyên môn giỏi và không ngừng được phát triển, sáng tạo thì mới hoàn thành trọng trách vẻ vang mà xã hội tin tưởng trao gửi.

Thấu triệt lời Bác dạy, cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy các cấp trong toàn quân luôn khắc ghi tinh thần “chính trị là linh hồn” mà Bác đã huấn thị: “Tên Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự” và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về xây dựng quân đội nhân dân vững mạnh về chính trị, tập trung nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của quân đội; phù hợp với yêu cầu, nội dung của nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới.

Trong giai đoạn mới, nhiệm vụ xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, phải tập trung giáo dục, rèn luyện bộ đội có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu; nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ XHCN... hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Kiên quyết đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có thái độ phân biệt đúng, sai, không dao động trước các tác động tiêu cực, khó khăn, hiểm nguy. Nói và làm đúng nghị quyết; ra sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, trình độ, năng lực, phương pháp, tác phong công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; giữ vững và không ngừng phát huy phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, xây dựng tổ chức đảng TSVM, cơ quan, đơn vị VMTD, các tổ chức quần chúng vững mạnh xuất sắc.St