Thứ Năm, 4 tháng 8, 2022
CẢNH GIÁC TRƯỚC CÁC LUẬT ĐIỆU XUYÊN TẠC, CHỐNG PHÁ TÔN GIÁO VIỆT NAM
Luận điệu sai trái, xuyên tạc của “Việt Tân” về phòng chống tham nhũng ở Việt Nam.
Hiện nay, “Việt Tân” cùng một số đối tượng xấu đang cố đổ lỗi cho rằng tham nhũng ở Việt Nam là do thể chế chính trị một đảng gây ra. Cùng với đó là những kiểu lập luận “dây cà ra dây muống” để vu khống Việt Nam không có tự do, dân chủ, nhân quyền. Tất cả những điều này là hết sức phi lý. Tại Việt Nam, quyền tự do luôn được tôn trọng theo đúng quy định của pháp luật. Thậm chí, nước ta còn có
CHỈ LÀ ÂM MƯU HẠ THẤP DANH DỰ, UY TÍN CỦA VIỆT NAM
Xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền không phải mới. Dẫu vậy, việc chọn lựa mô hình cụ thể nào, tổ chức quyền lực ra sao thì không có mẫu số chung nhất định. Trải qua quá trình triển khai xây dựng, kiện toàn mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đâu đó xuất hiện một số ý kiến cho rằng, phải từ bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa mới có thể xây dựng Nhà nước pháp quyền. Sự thực thì…
LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA “VŨ KHÍ TỐT MÀ TINH THẦN HÈN, THÌ CŨNG VÔ DỤNG”
Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
bài “Máy bay “phản lực” phản Mỹ”, đăng trên Báo Cứu quốc, số
2135, ngày 04 tháng 8 năm 1952.
Đây là thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân
và dân ta bước vào giai đoạn quyết liệt; với sự giúp sức của các đồng minh,
thực dân Pháp tập trung huy động và đưa vào chiến trường Đông Dương các loại vũ
khí trang bị hiện đại nhằm cứu vãn tình thế bất lợi đối với quân đội Pháp đang
diễn ra trên chiến trường. Trước tình hình đó, yêu cầu đặt ra đối với Đảng ta
và Chủ tịch Hồ Chí Minh phải xây dựng và phát huy tốt nhân tố chính trị, tinh
thần cho quân và dân ta, quyết tâm đánh thắng thực dân Pháp xâm lược.
Lênin đã chỉ rõ: “Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng
lợi đều tùy thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường”[1]. Tuy nhiên, nhân tố chính trị,
tinh thần không phải tự nhiên mà có, nó là sản phẩm của truyền thống đoàn kết
chống giặc ngoại xâm, của tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, hình thành từ nhận
thức sâu sắc về tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân tố chính trị, tinh thần
đã góp phần làm chuyển hóa lực lượng, tạo thế và lực, kết nối tất cả các nguồn
lực, các nhân tố tạo nên sức mạnh tổng hợp của quân và dân ta, là sức mạnh của
cả dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại làm nên một Điện Biên Phủ lừng lẫy
năm châu, chấn động địa cầu.
Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm xưa vẫn vẹn nguyên giá trị trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đặc biệt, thực hiện phương hướng
xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại,
cùng với việc huấn luyện làm chủ các loại vũ khí, trang bị hiện đại, cần phải
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, chăm lo xây dựng nhân tố chính trị, tinh thần; giáo
dục, rèn luyện cho bộ đội có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối
vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu; nêu cao tinh
thần chịu đựng gian khổ, hy sinh, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi
nhiệm vụ được giao. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng kiên quyết, kiên trì đấu
tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa... hết lòng,
hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa
cá nhân, cơ hội, thực dụng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ
và quan điểm “vũ khí luận”, tuyệt đối hóa vai trò của vũ khí, coi
nhẹ sức mạnh nhân tố chính trị tinh thần./.
CẢNH GIÁC VỚI SỰ BIẾN TƯỚNG CỦA TÀ ĐẠO BIẾN TƯỚNG TRÊN MẠNG
Thời gian qua, một số đối tượng xấu gia tăng hành vi tuyên truyền tà đạo, lôi kéo người dân tham gia hoạt động tâm linh mờ ám, phi pháp trên không gian mạng. Nếu không tỉnh táo, cảnh giác, người dân sẽ dễ bị lôi kéo tham gia vào các hoạt động tôn giáo trái pháp luật và có thể gánh chịu những hậu quả khó lường.
FREEDOM HOUSE – “SỰ THẬT” DỰA TRÊN SỰ DỐI TRÁ
BÀI HỌC TỪ SỰ SỤP ĐỎ CỦA LIÊN XÔ
Liên Xô, Đông Âu tan xã, sụp đổ hơn 30 năm, nhưng đến nay có nhiều người chưa nhận biết đầy đủ nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp xảy ra cơn chấn động địa chính trị đau đớn nhất loài người. Mỹ và phương Tây đã tấn công lịch sử, giáo dục biến những người cộng sản thành công cụ lật đổ chế độ XHCN ở Liên Xô, Đông Âu.
Sri Lanka có đang tạo điều kiện cho Mỹ – Trung – Ấn cạnh tranh?
Một vấn đề khác cần phải bàn tới trong bối cảnh khủng hoảng chính trị hiện tại, đó là việc vỡ nợ không chỉ tạo ra khoảng trống nguy hiểm trong nội bộ Sri Lanka mà còn có thể khiến cạnh tranh địa chính trị Nam Á thêm khốc liệt. Nằm ở vị trí chiến lược tại khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương, Sri Lanka
Toan tính của Trung Quốc trước khủng hoảng tại Sri Lanka
Vấn đề lớn nhất mà Sri Lanka đang đối mặt là món nợ nước ngoài quá lớn, trong đó chỉ tính riêng khoản nợ Trung Quốc là hơn 8 tỉ USD. Theo báo cáo của Quỹ châu Âu nghiên cứu Nam Á (EFSAS), Sri Lanka trong những năm qua đã dốc hầu bao cho các dự án xây dựng với các khoản vay từ Trung Quốc. Tuy
Lời cảnh báo khẩn cấp từ cuộc khủng hoảng Sri Lanka
Việc Sri Lanka vỡ nợ như một lời cảnh báo khẩn cấp đến nhiều quốc gia, từ tình hình kinh tế đến quan hệ ngoại giao và cả những cuộc tranh giành quyền lực “căng thẳng” nhất trên thế giới.
NHẬN THỨC PHIẾN DIỆN, LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
Sứ mệnh lịch sử (SMLS) toàn thế giới của giai cấp công nhân
(GCCN) hiện đại là phát kiến vĩ đại của C.Mác. Bằng cái nhìn duy vật lịch sử,
C.Mác và Ph.Ăngghen đã luận chứng về sứ mệnh của GCCN trong toàn bộ học thuyết
của mình, song tập trung nhất là ở lý luận về chủ nghĩa xã hội (CNXH) khoa học.
Tuy nhiên, thời gian qua, một số người nhận
thức chưa đầy đủ hoặc sai lệch về SMLS của GCCN, thậm chí, có đối tượng còn cố
tình xuyên tạc, phủ nhận SMLS của GCCN. Góp phần phê phán các nhận thức này và
bảo vệ, phát triển Chủ nghĩa Mác là nhiệm vụ chung của chúng ta hiện nay.
Nhận thức phiến diện, luận điệu xuyên tạc
Giải phóng giai cấp, dân tộc, nhân loại thoát
khỏi bóc lột, áp bức, bất công để mọi người và mỗi người được sống trong công
bằng, bình đẳng, dân chủ và tự do. Những khát vọng cao đẹp ấy của nhân loại đã
có từ bao đời. Nhưng chỉ đến thế kỷ 19, khi xuất hiện nền đại công nghiệp và
cùng với đó là sự trưởng thành của GCCN và chính đảng của nó thì những cơ sở thực
tiễn để hiện thực hóa khát vọng ấy mới xuất hiện đầy đủ.
CNXH khoa học đã làm rõ những tất yếu, quy
luật cùng những điều kiện, lực lượng, động lực, lộ trình để thực hiện SMLS của
GCCN. Xã hội hóa trong sản xuất kinh tế và dân chủ hóa trong đời sống chính
trị-xã hội là những tiền đề của CNXH do chính quá trình phát triển của chủ
nghĩa tư bản (CNTB) tạo ra. Một trong những đặc điểm tiêu biểu của CNXH là nền
sản xuất phát triển cao được xây dựng trên cơ sở xác lập chế độ công hữu những
tư liệu sản xuất chủ yếu. Đây là một tất yếu xuất phát từ yêu cầu xã hội hóa
của sản xuất công nghiệp, được thực hiện thông qua tự giác thực hiện quy luật
quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Lý luận về
SMLS của GCCN là cốt lõi của lý luận về CNXH khoa học.
Tuy nhiên, thời gian qua, một số người nhận
thức chưa đầy đủ hoặc sai lệch về SMLS của GCCN, thậm chí, nhiều đối tượng còn
cố tình xuyên tạc, phủ nhận SMLS của GCCN với ý đồ không lành mạnh.
Có ý kiến cho rằng, “GCCN trên thế giới hiện
nay không khác mấy GCCN của những năm 70 của thế kỷ 20”; đó chỉ là những nhóm
người “trực tiếp lao động sản xuất của cải vật chất trong công nghiệp”, “trong
xã hội hiện đại, công nhân đang ít đi và không chiếm đa số trong lao động”. Một
nhận thức phiến diện khác cho rằng, hiện nay, vị thế của công nhân ở
nhiều nước không có gì khác so với thế kỷ 19-tức là công nhân “làm thuê, không
có quyền định đoạt sản xuất và phân phối”... Hoặc cũng có nhận xét rằng “hiện
nay trên thế giới không thấy phong trào công nhân, chỉ thấy các phong trào xã
hội”. Bên cạnh đó, một số người cho rằng, hiện nay, “SMLS của GCCN chỉ còn được
tiếp tục ở một vài nước đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa”...
Trong cuộc đấu tranh tư tưởng hiện đại, vấn
đề SMLS của GCCN là trọng điểm đấu tranh của cả GCCN và giai cấp tư sản, CNXH
và CNTB cùng nhiều sắc thái chính trị-xã hội khác nhau. Họ biết rõ rằng,
SMLS của GCCN là cốt lõi của CNXH khoa học và phủ nhận được sứ mệnh này là
phủ nhận vai trò lãnh đạo cách mạng của GCCN và đảng cộng sản. Gần đây, trong
xu thế phát triển của thế giới với trình độ kinh tế tri thức và hướng tới cách
mạng công nghiệp 4.0, cũng có ý kiến cho rằng, “trong kinh tế tri thức
thì SMLS là của trí thức chứ không phải của công nhân”. Đây là
một nhận thức không đầy đủ.
Những phân tích sau đây có thể góp phần làm
rõ hơn nhận thức liên quan đến vấn đề trí thức và SMLS của GCCN trong thời đại
ngày nay.
Trí thức có vai trò rất quan trọng nhưng không
thể thay thế sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Thứ nhất, cho dù tri thức, kiến thức
khoa học có vai trò to lớn, nhưng phát triển hiện đại không vì thế mà không cần
đến sản phẩm vật chất để thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu của mình (chẳng hạn ăn,
mặc, ở, đi lại, học hành, xây dựng, chữa bệnh...). Tất cả nhu cầu ấy lại chỉ có
thể được thỏa mãn thông qua sản xuất vật chất và thường là thông qua sản xuất
công nghiệp. Chỉ có sản xuất vật chất bằng phương thức công nghiệp mới có đủ
năng lực đáp ứng nhu cầu của gần 8 tỷ người trên thế giới hiện nay. Vì vậy,
nhân loại hiện nay vẫn cần tới sản xuất vật chất và lao động của GCCN để tồn
tại và phát triển.
Thứ hai, GCCN hiện đại đang được trí
thức hóa, trí tuệ hóa trong các cuộc cách mạng công nghiệp. Yêu cầu khách quan
của sản xuất, dịch vụ hiện đại và vận hành nền sản xuất công nghiệp hiện đại
đòi hỏi GCCN không ngừng nâng cao năng lực lao động, làm chủ khoa học và công
nghệ. Hiện nay, khoảng 40% công nhân của các nước G7 có trình độ đại học. Theo
thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (năm 2002), gần 70% công nhân Nhật Bản có
trình độ đại học. Với trình độ như vậy, trên thực tế, người ta dùng khái niệm
công nhân-trí thức để chỉ nhóm lao động trình độ cao này. Thế nên, quan niệm
công nhân “là người lao động thừa hành, trình độ học vấn thấp” đã lạc hậu và
bất cập với thực tế.
Thứ ba, SMLS của GCCN tự nó đã mang một
hàm lượng tri thức rất lớn và bản thân GCCN cũng đang trí tuệ hóa, đang tạo ra
một lớp trí thức-công nhân trong lực lượng lao động của mình. Họ là các chuyên
gia, nhà khoa học và công nghệ đang hằng ngày hoàn thiện, phát triển để tăng
năng suất lao động, bảo đảm các yêu cầu ngày càng cao về kinh tế-xã hội và môi
trường. Xã hội gọi nhóm lao động này là trí thức-công nhân hay nguồn nhân lực
trình độ cao. Theo đó, cả về lý luận và thực tiễn, SMLS của GCCN không xa lạ gì
với tri thức, trí thức, khoa học hiện đại. Việc tách rời tri thức với quá trình
thực hiện SMLS của GCCN là một cái nhìn phiến diện.
Thứ tư, trí thức là nhóm lao động sản
xuất ra các giá trị tinh thần; còn công nhân là nhóm lao động sản xuất vật
chất. Sản xuất vật chất, các quá trình kinh tế xét đến cùng, bao giờ cũng là
yếu tố quyết định nhất. Tri thức và lao động của họ, có vai trò rất quan trọng
trong phát triển hiện đại nhưng bao giờ cũng cần đến việc chuyển hóa những giá
trị tinh thần đó vào thực tiễn. Những công thức, ý tưởng sáng tạo, phần mềm
(software) hay nói chung là phát kiến khoa học đều cần tới công nghệ để thể
hiện ra giá trị của mình. Trên thực tế, nhiều sản phẩm tinh thần chỉ có thể bộc
lộ giá trị thông qua việc hóa thân vào những ứng dụng công nghệ. Khoa học cần
công nghệ để thể hiện ra, công nghệ cần khoa học để tiến hóa. Hai quá trình
thực tiễn này hiện nay đã gần gũi lại trong một lĩnh vực hoạt động mà hiện nay
thường gọi là “cách mạng khoa học và công nghệ”. Thông qua thực tiễn đó có thể
nhận định: Sản xuất vật chất là cái quyết định, sản xuất tinh thần là để phục
vụ cho quá trình tồn tại của xã hội. Sáng tạo tinh thần như khoa học, văn hóa,
nghệ thuật có vai trò rất quan trọng trong phát triển xã hội hiện đại, nhưng
nếu chỉ tinh thần thôi thì chưa đủ nền tảng cho phát triển bền vững của xã hội
loài người.
Thứ năm, SMLS thực chất là sự nghiệp của
một giai cấp đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo xã hội xây dựng một hình thái kinh
tế-xã hội mới. Để làm tròn trách nhiệm ấy, đòi hỏi giai cấp có SMLS phải đạt
được những yêu cầu, đặc điểm riêng. Điều đó tập trung ở 4 nội dung: Phải là
giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ xã hội, bao gồm cả về kinh tế
(xu thế phát triển sản xuất) và chính trị (đại diện cho xu thế dân chủ hóa);
phải là đại diện cho lợi ích chung của xã hội, các giai tầng và cả dân tộc;
phải có một hệ tư tưởng riêng vừa phản ánh nhận thức về quy luật vận động đương
thời, vừa thể hiện tính tiền phong về lý luận; phải có kết cấu, tổ chức chặt
chẽ với một hạt nhân là chính đảng của giai cấp...
Một giai cấp muốn đảm nhận sứ mệnh xác lập
một hình thái kinh tế-xã hội mới, nhất thiết phải đáp ứng các điều kiện trên.
Đội ngũ trí thức không hội đủ các điều kiện ấy. Ngộ nhận về sự tăng lên của vai
trò trí thức trong phát triển hiện đại đôi khi khiến người ta lãng quên những
mối quan hệ, các đặc điểm và vị thế của trí thức trong tồn tại xã hội. Trí thức
có công khái quát những tri thức lý luận và nâng cao trình độ nhận thức của
phong trào công nhân. Trí thức có thể cùng với GCCN và nhân dân làm nên lực lượng
của cách mạng XHCN. Thực hiện SMLS của mình, GCCN cần đến sự hợp tác của trí
thức và tự mình nâng cao tri thức, kỹ năng lao động hiện đại. Nhưng đảm nhận
vai trò lãnh đạo cách mạng XHCN thì chỉ có GCCN mới đủ cơ sở, điều kiện, năng
lực thực tế.
Tiếp tục thực hiện sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân
Cách mạng XHCN coi việc giải phóng con người
thoát khỏi áp bức, bóc lột, bất công và để con người phát triển trong công
bằng, bình đẳng, dân chủ và tự do là mục tiêu cao nhất. Sứ mệnh hàng đầu của
GCCN là bằng phương thức lao động công nghiệp để sản xuất ra của cải vật chất
ngày càng nhiều hơn, tốt hơn cho quá trình phát triển của nhân loại. Từ đó, họ
tạo ra các tiền đề, điều kiện vật chất cho xã hội mới.
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác và từ thực
tiễn hiện nay, GCCN ở tất cả quốc gia với trình độ phát triển khác nhau vẫn
đang tiếp tục thực hiện SMLS của mình với nhiều trình độ, cách thức khác nhau.
Thậm chí, dưới góc nhìn của chủ nghĩa duy vật lịch sử, hiện nay, chính GCCN ở
các nước TBCN phát triển, bằng việc làm chủ khoa học và công nghệ hiện đại,
bằng năng suất lao động cao lại đang đóng góp tích cực cho việc thực hiện nội
dung kinh tế kỹ thuật của SMLS của GCCN.
Có thể khẳng định rằng, SMLS toàn thế giới
của GCCN là một học thuyết về giải phóng và phát triển hiện đại do C.Mác,
Ph.Ăngghen và V.I.Lênin luận giải một cách khoa học, hệ thống. Đây là vũ khí tư
tưởng của các đảng cộng sản, của GCCN trong cuộc đấu tranh với ý thức hệ tư sản
và các thế lực thù địch với CNXH. Chúng ta cần luôn cảnh giác phát hiện và đấu
tranh với những tư tưởng sai lầm, xuyên tạc để bảo vệ tính khoa học, tính cách
mạng của lý luận về SMLS của GCCN và qua đó, bảo vệ chế độ XHCN cần được xem là
nhiệm vụ thường trực.
Ở Việt Nam, chúng ta cần thấm nhuần sâu sắc
rằng, thực hiện thành công sự nghiệp “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
phát triển đất nước nhanh và bền vững” để tạo ra cơ sở vật chất cho CNXH và
“xây dựng GCCN hiện đại, lớn mạnh” cần được xem là những cơ sở hiện thực,
phương hướng chính để làm rõ và khẳng định SMLS của GCCN Việt Nam đối với dân
tộc và sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam./.
PGS, TS NGUYỄN AN NINH
Viện
Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh
ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC BẢO ĐẢM, ĐƯA CÔNG TÁC KỸ THUẬT ĐI VÀO CHIỀU SÂU VỮNG CHẮC
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ YÊU CẦU "4 ỔN ĐỊNH, 3 TĂNG CƯỜNG, 2 ĐẨY MẠNH, 1 TIẾT GIẢM VÀ 1 KIÊN QUYẾT KHÔNG"
NHỮNG THỦ ĐOẠN TIẾP TAY CHO HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG TÔN GIÁO
Tự do tín ngưỡng, tôn giáo
là một trong những vấn đề mà các thế lực thù địch, phản động thường xuyên lợi
dụng bóp méo, xuyên tạc nhằm chống phá Việt Nam.
Thông qua vài trang mạng
thiếu thiện chí ở hải ngoại, gần đây, một số tổ chức, cá nhân thù địch lại núp
bóng “bảo vệ tự do tôn giáo” để chỉ trích rằng chính quyền Việt Nam “đàn áp tôn
giáo tràn lan”; “ép buộc hàng trăm người bỏ đạo”; “phân biệt đối xử người dân
theo đạo và không theo đạo”;… đòi trả tự do cho những tù nhân đang thụ án về
tội lợi dụng tôn giáo chống phá Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cần phải khẳng định ngay
rằng, những chỉ trích vô lối ấy dựa theo những thông tin không có cơ sở, bị bóp
méo, xuyên tạc làm sai lệch bản chất vấn đề. Ở Việt Nam, trên cơ sở Hiến pháp,
pháp luật, theo hoặc không theo tôn giáo nào là hoàn toàn do sự tự nguyện của
công dân, không có chuyện chính quyền ép buộc người dân bỏ đạo. Mọi sinh hoạt
của các tín đồ, chức sắc các tôn giáo được thực hiện bình thường ở mọi nơi trên
đất nước Việt Nam, không có chuyện chính quyền “đàn áp tôn giáo”.
Những năm qua, sinh hoạt
tôn giáo của công dân Việt Nam ngày càng phát triển. Nhà thờ, đình chùa, miếu
mạo… được tu sửa, tôn tạo, xây cất ngày càng nhiều. Cả nước hiện có hơn 29,6
nghìn cơ sở thờ tự. Công tác đào tạo chức sắc các tôn giáo ngày càng được mở
mang. Việt Nam hiện có trên 57,4 nghìn chức sắc và trên 147 nghìn chức việc. Số
lượng người dân tham gia các tôn giáo ngày càng tăng. Việt Nam hiện có khoảng
hơn 26,5 triệu tín đồ tôn giáo (chiếm 27% dân số)… Thực tế đã chứng minh sự
quan tâm của Nhà nước Việt Nam trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo. Mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam luôn hướng tới vận động
đồng bào các tôn giáo tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân nhằm xây dựng cuộc
sống “tốt đời, đẹp đạo”, hướng các chức sắc, chức việc tôn giáo hoạt động theo
đúng quy định của pháp luật, ủng hộ các xu hướng tiến bộ trong các tôn giáo làm
cho các giáo hội ngày càng gắn bó với dân tộc và sự nghiệp cách mạng của toàn
dân. Mọi công dân Việt Nam dù theo các tôn giáo khác nhau hay không theo tôn giáo
nào đều bình đẳng trước pháp luật.
Tại Việt Nam hiện có 43 tổ
chức thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận hoặc cấp chứng nhận đăng ký hoạt
động. Một số nhóm tôn giáo không được chính quyền cho phép hoạt động, một số
đối tượng bị các cơ quan chức năng bắt giữ, xử lý là do họ đã lợi dụng tôn giáo
để hoạt động chính trị, kích động chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chống phá
sự nghiệp đổi mới của nhân dân Việt Nam. Hành vi của họ đã vi phạm pháp luật
Việt Nam và cần phải có các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn.
Cùng với tôn trọng tự do
tín ngưỡng, tôn giáo, Nhà nước Việt Nam thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho
mọi công dân, trong đó có cả các chức sắc, tín đồ tôn giáo luôn đề cao cảnh
giác, nhận diện rõ ràng và kịp thời đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành
động lợi dụng tôn giáo để chống phá của các thế lực thù địch, phản động.
Còn với những đối tượng đang thụ án mà một số cá nhân, tổ chức thù địch
đòi trả tự do, thực chất họ là những kẻ lợi dụng tôn giáo để chống phá Nhà nước
Việt Nam chứ không vì mục đích bảo đảm quyền tự do tôn giáo. Việc đòi trả tự do
cho những đối tượng ấy là hành động can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của
Việt Nam.
Nghị quyết Liên hợp quốc về nguyên tắc "không can thiệp vào công
việc nội bộ" được thông qua năm 1965 và được ghi nhận, thể hiện trong
nhiều văn bản pháp lý quốc tế quan trọng khác, đó là: "Tuyên bố cấm can
thiệp vào công việc nội bộ, bảo vệ độc lập và chủ quyền của các quốc gia".
Như vậy, hành động đòi trả tự do cho những đối tượng đang thụ án về tội lợi
dụng tôn giáo như đã nêu vừa trái với pháp luật Việt Nam, vừa vi phạm nguyên
tắc quan hệ quốc tế. Sự thật rất rõ ràng, chẳng lẽ một số cá nhân, tổ chức thù
địch với Việt Nam lại không hiểu được những điều ấy. Hay họ đang cố tình không
hiểu vì những động cơ và mục đích đen tối: Tiếp tay cho hoạt động lợi dụng tôn
giáo để chống phá Nhà nước Việt Nam?
Theo Minh Ngọc - Baonghean.vn
ĐÁNH GIÁ PHIẾN DIỆN, THIẾU KHÁCH QUAN VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI Ở VIỆT NAM
Chính sách nhất quán của Đảng và
Nhà nước Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Trong mọi chiến lược
phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, con người luôn được đặt vào vị trí
trung tâm.
Đánh giá phiến diện, thiếu
khách quan
Ngày 19/7 vừa qua, Bộ Ngoại
giao Hoa Kỳ đã công bố báo cáo tình hình buôn người năm 2022. Đây là báo cáo
hằng năm theo Đạo luật Bảo vệ nạn nhân bị mua bán của Hoa Kỳ năm 2000 do Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ trình lên Quốc hội nước này, trong đó nhận xét công tác
phòng, chống mua bán người của 188 quốc gia trên thế giới nhằm kêu gọi Chính
phủ các nước thực hiện nghiêm túc Công ước của Liên hợp quốc (LHQ) về phòng,
chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư bổ sung.
Trong báo cáo tình hình
buôn người năm 2022, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xếp Việt Nam trong nhóm 3, tụt 18 bậc
so với năm 2021 (năm 2021, đánh giá Việt Nam thuộc nhóm 2) cùng với các nước
như Brunei, Campuchia, Malaysia, Myanmar tại Đông Nam Á và một số nước khác như
Trung Quốc, Cuba... Cũng theo báo cáo này, những nước nằm trong nhóm 3 có thể
bị hạn chế nhận một số viện trợ từ Hoa Kỳ trong tương lai. Báo cáo trên có
những nhận xét không khách quan, không phản ánh những nỗ lực to lớn của Việt
Nam trong việc đấu tranh, phòng chống tội phạm mua bán người trong thời gian
qua.
Liên quan đến vấn đề trên,
người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ngày 21/7 khẳng định: “Bộ Ngoại
giao Mỹ ra báo cáo năm 2022 về tình hình mua bán người trên thế giới với các
thông tin không xác thực, không phản ánh đầy đủ, chính xác về tình hình và nỗ
lực phòng, chống mua bán người của Việt Nam”.
Không ngừng nỗ lực đấu
tranh với nạn buôn người
Việc nhìn nhận, đánh giá
một vấn đề cần phải dựa trên những thông tin xác thực, có các hoạt động kiểm
chứng, khảo sát thực tế, nếu không sẽ đưa ra những nhận xét thiếu khách quan,
phiến diện. Điều này tác động không tốt đến quan hệ ngoại giao hai nước, gây ra
những hiểu lầm đáng tiếc và tạo cớ để các thế lực thù địch suy diễn, xuyên tạc
về công cuộc phòng, chống tội phạm mua bán người ở Việt Nam nói riêng, công tác
đảm bảo quyền con người nói chung.
Thực tế, việc phòng, chống
mua bán người được Đảng, Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm, có sự vào cuộc
của cả hệ thống chính trị và được tiến hành trên nhiều lĩnh vực, từ phòng ngừa,
phát hiện, xử lý tội phạm cũng như hỗ trợ nạn nhân. Việt Nam không ngừng hoàn
thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về phòng, chống mua bán
người. Những nỗ lực, cố gắng của Việt Nam trong đấu tranh phòng, chống tội phạm
mua bán người thời gian qua là toàn diện, rõ nét.
Tại Điều 150 và Điều 151,
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định rõ về tội mua bán
người và tội mua bán người dưới 16 tuổi. Đặc biệt, Luật Phòng, chống mua bán
người được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2012 đã quy định khung
pháp lý quan trọng làm cơ sở cho công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tội
phạm mua bán người. Với mục tiêu huy động mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh tổng
hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, tiến
tới đẩy lùi tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc, ngày 10/5/2016, Thủ
tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 30/7 hằng năm là “Ngày Toàn dân phòng,
chống mua bán người”. Nghị định số 62/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định căn cứ
xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân của họ.
Ngày 11/2/2019, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao ban hành Nghị quyết số
02/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về “Tội mua
bán người”; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg phê duyệt
Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến
năm 2030, quyết định này có hiệu lực từ ngày 9/2/2020. Tiếp đó, Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quyết định số 1944/QĐ-TTg ngày 18/12/2021 của Chương trình thực
hiện Kết luận số 13-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày
22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống
tội phạm giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030, nhất là các phương án,
kế hoạch, giải pháp đảm bảo ANTT, phòng, chống tội phạm trong và sau dịch bệnh
COVID-19.
Ngày 18/7 vừa qua, hướng
tới Ngày Thế giới và Toàn dân phòng chống mua bán người, các bộ: Lao động,
Thương binh và Xã hội, Công an, Quốc phòng và Ngoại giao cũng đã ký Quy chế
phối hợp trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán nhằm
không ngừng nâng cao hiệu quả công tác phối hợp liên ngành, tiến hành xác minh,
xác định, giải cứu, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân và trong hoạt động điều tra, truy
tố, xét xử vụ án mua bán người.
Việt Nam cũng tích cực hợp
tác quốc tế về phòng, chống mua bán người, phát huy vai trò của cơ quan đại
diện ở nước ngoài trong việc nắm tình hình, kịp thời phát hiện và giải cứu nạn
nhân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, hồi hương công dân Việt Nam là nạn nhân bị mua
bán trở về nước. Các điều ước quốc tế, hiệp định song phương, đa phương, các
thỏa thuận hợp tác về phòng, chống mua bán người mà Việt Nam là thành viên được
triển khai thực hiện có hiệu quả. Theo đó, ngày 20/3/2020, Thủ tướng Chính phủ
đã ký quyết định ban hành Kế hoạch triển khai thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp
pháp, an toàn và trật tự của LHQ. Việt Nam tiếp tục nỗ lực thực hiện Kế hoạch
triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM) nhằm
củng cố môi trường di cư minh bạch, ngăn chặn nguy cơ mua bán người trong các
hoạt động di cư quốc tế, trong đó đề ra các giải pháp toàn diện và bao trùm
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý di cư, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của
người di cư nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nguy cơ mua bán người, giảm
tội phạm mua bán người, tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ hiệu quả các nạn nhân của thực
trạng mua bán người. Trên thực tế, tình hình phòng, chống mua bán người trong
nước và qua biên giới cũng luôn được rà soát để kịp thời có biện pháp xử lý phù
hợp, khắc phục những khó khăn do đại dịch COVID -19 gây ra.
Không chỉ xâm hại quyền con
người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đạo đức, nhân phẩm, tính mạng của
các nạn nhân, tội phạm mua bán người còn gây ảnh hưởng xấu đến nền tảng đạo
đức, giống nòi, thuần phong mỹ tục, tác động trực tiếp đến tình hình an ninh,
trật tự, an toàn xã hội... Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm ấy, những năm qua,
các cơ quan chức năng của Việt Nam từ Trung ương đến địa phương luôn thể hiện
trách nhiệm cao, thái độ kiên quyết trong phối hợp đấu tranh, ngăn chặn, xử lý
tội phạm mua bán người. Các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đã chú
trọng xây dựng, duy trì hoạt động các chuyên trang, chuyên mục, chương trình
phát thanh, truyền hình tuyên truyền về phòng, chống mua bán người, trong đó
tập trung tuyên truyền về các phương thức, thủ đoạn mới, địa bàn trọng điểm của
tội phạm này, những đối tượng có nguy cơ cao trở thành nạn nhân, quyền lợi mà
nạn nhân được hỗ trợ và đường dây nóng tiếp nhận thông tin về nạn nhân và vụ
việc. Đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin
đại chúng, các trang mạng và mạng xã hội...
Về nhiệm vụ hỗ trợ nạn nhân
bị mua bán, Việt Nam đang tích cực xây dựng, triển khai quy trình chuẩn về hỗ
trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng; xây dựng quy chế phối hợp liên ngành, liên cấp
về tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân và cung cấp kết nối dịch vụ tiếp nhận, hỗ trợ nạn
nhân và người nghi là nạn nhân bị mua bán. Củng cố, phát triển, cải thiện chất
lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong công tác hỗ trợ
nạn nhân bị mua bán, bảo đảm tính sẵn có, dễ tiếp cận; đầu tư, nâng cấp trang
thiết bị, xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ hỗ trợ nạn nhân và thí
điểm các mô hình hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng. Đồng thời, lồng ghép nội
dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình phòng, chống tội phạm,
phòng, chống tệ nạn xã hội, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, bình
đẳng giới, bảo vệ trẻ em và các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác…
Theo số liệu của Cục Cảnh
sát hình sự, từ năm 2010-2020, trên địa bàn cả nước đã điều tra, khám phá 4.116
vụ, khởi tố 6.012 bị can phạm tội mua bán người ra nước ngoài; trong số này có
419 vụ, 476 bị can mua bán trẻ em ra nước ngoài. Theo báo cáo của các TAND, kết
quả xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự từ năm 2016 đến năm 2021 về tội mua bán
người đã giải quyết là 450 vụ/506 vụ án đã thụ lý; tội mua bán người dưới 16
tuổi đã giải quyết là 190 vụ/225 vụ án thụ lý. Đây là những con số “biết nói”
minh chứng những nỗ lực không biết mệt mỏi của Việt Nam trong phòng, chống nạn
mua bán người.
Cần phải nhìn nhận đúng một
thực tế là không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới,
hoạt động mua bán người tiếp tục diễn biến phức tạp. Ðây là công việc nhiều khó
khăn, trở ngại nhưng với quyết tâm chính trị và bằng kinh nghiệm của mình, Việt
Nam sẽ tiếp tục huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn
dân tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tội phạm mua bán người.
Trong bối cảnh tội phạm mua bán người hình thành các đường dây, tổ chức xuyên
quốc gia, Việt Nam chủ trương tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới,
các tổ chức quốc tế trong phòng, chống tội phạm mua bán người.
Liên quan đến bản Báo cáo
của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
nhấn mạnh: “Chúng tôi mong muốn phía Hoa Kỳ trong thời gian tới hợp tác chặt
chẽ hơn nữa để có đánh giá đầy đủ về tình hình và nỗ lực phòng, chống mua bán
người của Việt Nam. Chúng tôi cũng sẵn sàng trao đổi với các nước, trong đó có
cả Hoa Kỳ cũng như các bên liên quan về các vấn đề hợp tác cụ thể để cùng nhau
triển khai hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người”./.
Đại Thắng-Báo Công an nhân dân online