Thứ Hai, 25 tháng 3, 2019

MỘT SỐ THỦ ĐOẠN MỚI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ VIỆT NAM TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI


Để chống phá chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng thế giới, trong đó có Việt Nam, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã tiến hành nhiều chiến lược phản cách mạng. “Diễn biến hòa bình” (DBHB) là chiến lược tiến công toàn diện của của chúng vào các nước xã hội chủ nghĩa và các Đảng Cộng sản trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, với tất cả các phương tiện, thủ đoạn, nhằm thực hiện mục tiêu xoá bỏ chủ nghĩa xã hội bằng các biện pháp phi vũ trang. Đối với Việt Nam, với các yếu tố về địa chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử… do vậy, các thế lực thù địch luôn xác định Việt Nam là “trọng điểm” để thực hiện mục tiêu của chiến lược “DBHB”.
Các thế lực thù địch cho rằng phải đẩy mạnh xâm nhập hướng lái truyền thông, triệt để sử dụng các công cụ truyền thông để chống phá đẩy nhanh tiến trình “dân chủ hóa” Việt Nam, “Dân chủ hóa” trong truyền thông và trong xã hội. Các thế lực thù địch triệt để sử dụng các công cụ phương tiện truyền thông để tạo dư luận và kích thích tư tưởng “tự do” theo tiêu chí của phương Tây.
Các thế lực thù địch đã nghiên cứu kỹ về tình hình sử dụng Internet, mạng xã hội tại Việt Nam: Việt Nam là quốc gia có số người sử dụng Internet, mạng xã hội lớn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Từ năm 1997 Internet có mặt tại Việt Nam, tính đến đầu năm 2019 (sau 22 năm) Việt Nam xếp thứ 8 ở Châu Á và xếp thứ 18 trong số 20 nước có tỉ lệ người sử dụng Internet đông nhất thế giới).
Đối với mạng xã hội (zalo, Facebook, Youtbe …), Việt Nam cũng đã có trên 70 triệu tài khoản, trong đó có khoảng 49 triệu người dùng tài khoản Facebook và là 1 trong 10 nước có số người dùng Youtbe cao nhất thế giới.
Từ nghiên cứu trên các thế lực thù địch tiếp tục sử dụng gần 100 đài phát thanh, truyền hình có chương trình Việt ngữ, gần 100  nhà xuất bản các kênh thông tin trên mạng Intenet; gần 500 tờ báo, tạp chí tiếng Việt phản động.
Thời gian vừa qua lợi dụng cuộc đấu tranh chống tham nhũng do Đảng phát động các thế lực thù địch thông qua trang mạng đã xuyên tạc rằng: Đảng đang lợi dụng việc chống tham nhũng để “thanh trừng” nội bộ, tranh giành quyền lực, “đấu đá” giữa các “phe”, “nhóm lợi ích”.
Đáng chú ý là Trần Quang Thành (nhà báo, phát thanh viên đài VOA ở Mỹ) đã chỉ đạo các đối tượng chống phá trong nước như Hà Sĩ Phu, Trương Duy Nhất, và “Hội anh em dân chủ” thu thập thông tin, viết bài xuyên tạc tung lên mạng về việc bắt Phan Văn Anh Vũ, kỷ luật Nguyễn Xuân Anh và việc xét xử Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh,… là “cuộc chiến” mang tính chính trị, triệt hạ “phe phái”...
Nhân việc Quốc hội thông qua Luật an ninh mạng, Luật về khu hành chính đặc biệt…, từ ngày 06 đến 11/6/2018, các thế lực thù địch đã kích động nhân biểu tình ở nhiều nơi trong cả nước; Trần Quang Thành cùng đồng bọn đã live stream trực tiếp và phát tán lên Internet và các trang mạng xã hội, kêu gọi người dân xuống đường biểu tình, đề nghị các tổ chức quốc tế can thiệp.
Một số đối tượng thuộc các tổ chức “Xã hội dân sự” còn đẩy mạnh tuyên tuyền: việc triển khai tực hiện các dự án BOT là nhằm phục vụ “nhóm lợi ích”; chúng chủ trương, tiếp tục tuyên truyền, kích động và quyết tâm duy trì “điểm nóng” BOT trên cả nước, tạo dư luận, gây sức ép với Chính phủ trong việc làm rõ và công khai những bất cập, hạn chế trong các dự án BOT, qui trách nhiệm cụ thể cho từng tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt là các dự án có dấu hiệu “lợi ích nhóm”.
Theo tôi thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng trang mạng xã hội để chống phá chủ nghĩa xã hội và cách mạng Việt Nam là rất rõ ràng. Mong mọi người khi sử dụng các trang mạng xã hội nên xem xét kỹ các tin bài đã đăng, không nên chia sẻ các đoạn video, live stream những bài viết của các tác giả với ý đồ xấu, tránh bị kẻ xấu lợi dụng.

CẦN LÀM GÌ ĐỂ NGĂN CHẶN CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG XÃ HỘI DÂN SỰ?

Lợi dụng xã hội dân sự để chống phá cách mạng Việt Nam là một thủ đoạn xảo quyệt trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, phản động. Đấu tranh ngăn chặn, vô hiệu hóa âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng xã hội dân sự chống phá Việt Nam là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị.
Trước hết, cần thống nhất và nâng cao nhận thức về xã hội dân sự, phân biệt và đánh giá đúng vai trò, vị trí, tầm quan trọng của các tổ chức xã hội đích thực để tập trung lãnh đạo, định hướng cho các tổ chức này tuân thủ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia, cảnh giác trước âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, không để bị tác động, lôi kéo vào các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Không đánh đồng các tổ chức xã hội đích thực với các “tổ chức xã hội dân sự” theo mô thức của phương Tây.
Thứ hai, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao tinh thần cảnh giác cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, các giai tầng xã hội để thấy rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động trong việc cổ súy và lợi dụng các “tổ chức xã hội dân sự” vào chống phá hòng thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam.
Thứ ba, các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan chức năng cần nắm chắc tình hình phát triển của các tổ chức xã hội, đoàn thể, hội, nhóm ở từng địa bàn thôn, xóm, bản, mường, nhất là các vùng xa, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...
Thứ tư, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đoàn thể quần chúng tích cực tham gia xây dựng tổ chức cơ sở đảng, bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh. Bảo vệ, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng. Tuyên truyền, vận động nhân dân kiên quyết không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Không để hình thành tổ chức chính trị đối trọng với Đảng và Nhà nước. Kiên quyết giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ đất nước ổn định và phát triển đúng định hướng./.
Thu Lan

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2019


XÉT XỬ VỤ ÁN GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG TẠI
HUYỆN TUY PHONG - BÌNH THUẬN
                                           
Ngày 07 tháng 3 năm 2019, tại huyện Tuy Phong - tỉnh Bình Thuận, Tòa án nhân dân huyện đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với 15 bị cáo về tội gây rối trật tự công cộng xảy ra tại thị trấn Phan Rí Cửa vào ngày 10 và 11 tháng 6 năm 2018.
Trong số 15 bị cáo bị truy tố trước tòa lần này bao gồm: Nguyễn Thị Liên (45 tuổi ngụ tại Đồng Nai), Nguyễn Duy Sang (35 tuổi), Kinh Tấn Hoạch (27 tuổi) cùng ngụ tại huyện Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận, Hồ Thái Hà (38 tuổi), Nguyễn Tấn Đông (41 tuổi), Trần Hổ (39 tuổi), Đặng Ngọc Tấn (19 tuổi), Huỳnh Văn Sù (30 tuổi), Nguyễn Thanh Phương (23 tuổi), Phạm Văn Mẫn (19 tuổi), Nguyễn Văn Hiếu (21 tuổi), Nguyễn Trường Vĩnh (37 tuổi), Lê Minh Trường (17 tuổi), Lê Thị Ngọc Anh (30 tuổi), Phạm Thị Minh Thu (46 tuổi) các bị cáo đều ngụ tại thị trấn Phan Rí Cửa - huyện Tuy Phong - tỉnh Bình Thuận.
            Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tuy Phong, trong các ngày 10 và 11 tháng 6 năm 2018, rất nhiều người đã tụ tập trên Quốc lộ 1A khu vực Cầu Nam, xã Hòa Minh, huyện Tuy Phong và khu vực cầu Sông Lũy tiến hành gây rối trật tự công cộng, phản đối Dự luật Đặc khu và Luật An ninh mạng, làm cho các phương tiện lưu thông gây ách tắc giao thông nghiêm trọng trên Quốc lộ 1A và khu vực cầu Sông Lũy. Đặc biệt các đối tượng còn sử dụng gạch, đá, cây tấn công lực lượng cảnh sát và lực lượng công an xã khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng và điều tiết giao thông. Trước tình hình trên, các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương các xã, huyện và tỉnh đã giải thích, tuyên truyền, vận động nhân dân và yêu cầu giải tán nhưng các đối tượng nói trên đã không chấp hành mà còn dùng loa la ó, tấn công lại các lực lượng chức năng, thậm chí dưới sự kích động của một số phần tử, những người quá khích đã đập phá gây thiệt hại nhiều xe mô tô, ôtô các loại, thậm chí còn chặn các phương tiện lưu thông trên Quốc lộ 1A gây ách tắc gần 15 giờ.
Tòa án nhân dân huyện Tuy Phong nhận định, hành vi của các bị cáo đã gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, gây ách tắc giao thông nghiêm trọng trong nhiều giờ, đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế - xã hội địa phương, ảnh hưởng đến sức khỏe của người thi hành công vụ và gây thiệt hại tài sản của Nhà nước. Những hành vi nói trên của các bị cáo phải xử lý đúng pháp luật để răn đe, giáo dục và phòng ngừa tội phạm. Căn cứ vào những chứng cứ và hành vi gây ra, Hội đồng xét xử tuyên phạt Hồ Thái Hà 3 năm 6 tháng tù; các bị cáo Nguyễn Thanh Phương, Trần Hổ, Huỳnh Văn Sù, Phạm Văn Mẫn, Đặng Ngọc Tấn, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Thị Liên, mỗi bị cáo 3 năm tù; các bị cáo Nguyễn Trường Vĩnh Phúc, Kinh Tấn Hoạch, Nguyễn Tấn Đông, Nguyễn Duy Sang, mỗi bị cáo 2 năm 6 tháng tù; các bị cáo Lê Minh Trường, Lê Thị Ngọc Anh, Phạm Thị Minh Thu, mỗi bị cáo 2 năm tù. Đây mới chỉ tuyên phạt về tội gây rối trật tự công cộng còn hành vi gây thương tích cho người thi hành công vụ, gây thiệt hại về tài sản Nhà nước sẽ được tiếp tục điều tra, làm rõ và xử lý sau.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng góp phần phòng chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chống các biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" ở các tổ chức đảng hiện nay
Trước những bước tiến vững chắc hơn nửa nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội trong nước đã và đang hoàn thành khá tốt các chỉ tiêu mà Đại hội XII đề ra. Để tiếp tục hoàn thành các chỉ tiêu trên cần phải tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết XII của Đảng góp phần phòng chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chống các biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" về tư tưởng chính trị là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tất cả các tổ chức cơ sở đảng hiện nay.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị trong nước và quốc tế đang diễn ra hết sức phức tạp, khó lường, thì việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược thực sự trong sạch, vững mạnh, có đủ khả năng năng lực, phẩm chất, uy tín đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ là vấn đề cấp bách, liên quan tới sự tồn vong của Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Bởi vì, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng luôn là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; trong đó đội ngũ cán bộ, đảng viên là những nhân tố quan trọng góp phần vào thắng lợi chung của sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Trong thời gian qua, một số cán bộ, đảng viên đã vi phạm khuyết điểm dẫn đến thi hành kỷ luật, làm ảnh hưởng không nhỏ đến lòng tin của nhân dân. Vì vậy, để ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ đã vi phạm kỷ luật liên quan tới quan liêu, tham nhũng, lãng phí; bên cạnh đó không ít cán bộ, đảng viên có những biểu hiện dao động, mất phương hướng, đã xuất hiện những việc làm và phát ngôn trái với Cương lĩnh, đường lối, điều lệ Đảng, vi phạm các điều đảng viên không được làm. Do vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, vững mạnh là khâu then chốt góp phần phòng chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chống các biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" ở các tổ chức đảng hiện nay. Trước tình hình trên, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết chuyên đề về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhờ đó năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng không ngừng được nâng cao; việc rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống đã từng bước được khắc phục; việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả quan trọng; vai trò lãnh đạo của Đảng được giữ vững, niềm tin của nhân dân đối với Đảng được củng cố. Đặc biệt đã có nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp luôn có tinh thần trách nhiệm, sông sáo vào công việc được giao, năng lực lãnh đạo, tác phong làm việc, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống luôn được chú trọng.

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG LÀ MỘT BỘ PHẬN CẤU THÀNH QUAN TRỌNG TRONG SỰ NGHIỆP ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÂN DÂN TA


Đấu tranh chống tham nhũng là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta hiện nay. Nó góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng Đảng và kiện toàn bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền dân chủ của nhân dân… Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ cho đổi mới kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thế nhưng trong thời gian vừa qua một số thành phần thù địch trong, ngoài nước vẫn xuyên tạc về những kết quả của Đảng và Nhà nước ta trong nhiệm vụ phòng chống tham nhũng. Có kẻ còn cho rằng “kết quả đó chỉ là báo cáo, cá biệt, đó chỉ là “phong trào”. Những luận điệu trên không có căn cứ và bịa đặt.

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2019

"SÁNG KIẾN" CỦA CÁC NHÀ DÂN CHỦ


DHA theo dõi trên mạng gần đây cho thấy, khi mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cả hệ thống chính trị tiếp tục triển khai và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ;Chỉ thị 05 - CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có nhiều chuyển biến tích cực.

Nhận diện hoạt động lợi dụng hội nhập kinh tế quốc tế để chống phá Việt Nam

 

       Họ coi đó là một trong những nội dung quan trọng để tạo sức ép từ bên ngoài, kết hợp với kích động các hoạt động chống phá từ bên trong nước ta.
        Nhận thức rõ trong thời đại ngày nay, việc hội nhập quốc tế là một tất yếu khách quan, do đó Đảng, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp trong lãnh đạo, chỉ đạo để ngày càng phát triển, mở rộng các mối quan hệ quốc tế, trong đó có HNKTQT. Thực hiện chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước về HNKTQT, những năm qua, tiến trình này của Việt Nam đã, đang đạt nhiều kết quả hết sức to lớn. Tính đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 185 nước trên thế giới và cũng là nước ASEAN duy nhất có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, các thành viên nhóm G7 và 13/20 nước G20. Việt Nam đã ký kết hơn 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều hiệp định hợp tác về văn hóa song phương với các nước và các tổ chức quốc tế. Nhờ HNKTQT, những năm qua, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ cùng với các lĩnh vực khác của xã hội. Năm 2016, GDP Việt Nam đạt 203 tỷ USD, gấp 3 lần so với năm 2006; GDP năm 2017 đạt hơn 220 tỷ USD, tăng cao nhất kể từ 2011 trở lại đây và tăng 6,81% so với năm 2016. Năm 2015, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng 4 lần so với năm 2006, lên 11,8 tỷ USD. Năm 2017, FDI vào Việt Nam đạt gần 36 tỷ USD, cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, tăng 42,3% so với cùng kỳ năm 2016. Riêng 10 tháng năm 2018, cả nước có 2.458 dự án đầu tư nước ngoài mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 27,9 tỷ USD, bằng 98,8% so với cùng kỳ năm 2017. Năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 425,12 tỷ USD, tăng 21% (tương ứng tăng 73,74 tỷ USD) so với năm 2016, là mức tăng kỷ lục trong vòng 10 năm trở lại đây. Chỉ trong 10 tháng năm 2018, tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt 396,85 tỷ USD, tăng 13,8%, tương ứng tăng 48,12 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2017. Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2018 của Ngân hàng thế giới mới công bố, dự báo Việt Nam đứng thứ 68/190 nền kinh tế, tăng 14 bậc so với năm 2017.
       

Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ qua dư luận quốc tế
Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta. Chiến thắng lịch sử đó không chỉ có ý nghĩa trực tiếp quan trọng đối với cách mạng Việt Nam, mà còn mang tầm thời đại và có ý nghĩa quốc tế to lớn. Tiến tới Kỷ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07.05.1954 - 07.05.2019), xin trân trọng giới thiệu đôi nét về dư luận quốc tế xung quanh Chiến thắng lịch sử này.
Ngày 08-5-1954, tức là chỉ sau một ngày Điện Biên Phủ thất thủ Báo Pa-ri Mát đã đăng tin: Điện Biên Phủ thất thủ đến Pa-ri “qua một bức điện ngắn ngủi ba dòng lan nhanh như vệt thuốc súng”. Thủ tướng Pháp La-ni-en vội chạy đến Buốc-đông (Quốc hội) để thông báo tình hình: “…ông La-ni-en nặng nề bước lên các bậc của diễn đàn, các nghị sĩ đứng dậy trong một sự im lặng nặng nề. Chỉ riêng các nghị sĩ cộng sản và ông Đờ Săm-broong là vẫn ngồi im. Ông La-ni-en bắt đầu bằng giọng đứt quãng: “Chính phủ… vừa được tin… tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ… đã thất thủ”. Ông nói chầm chậm như thể tai họa vừa ập xuống nước Pháp - “người ta nghe tiếng nói của La-ni-en như tiếng khóc nức nở của một thiếu phụ ở chốn xa xăm nào đó”. Thật không ngờ, Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nước Pháp như vậy! Thế lực hiếu chiến Pháp không tin điều đó và khi nó xảy ra họ không hiểu và không thể cắt nghĩa được tại sao lại như vậy. Báo Chiến đấu, của Pháp, trong số ra cùng ngày (08-5-1954) đã viết: “Trên toàn thế giới, việc thất thủ Điện Biên Phủ xuất hiện như một sự kiện hàng đầu trong những năm gần đây, khiến những đồng minh phương Tây buồn rầu, còn những nước cộng sản thì vui mừng”.
Đối với đế quốc Mỹ thì sao? Tin Điện Biên Phủ thất bại đã làm cho chính quyền Mỹ cũng choáng váng không khác chính quyền Pháp. Báo Pa-ri Mát, ra ngày 22-5-1954 đã mô tả: “cả phòng họp của Chính phủ đều im lặng…”; và rằng, “Đằng sau sự sụp đổ của Điện Biên Phủ có những dự đoán tối tăm và những giả thuyết còn khiến cho người ta nản lòng hơn là những sự thật phũ phàng nhất…”. Trước thất bại ở Điện Biên Phủ, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ đã đưa ra những nhận định đầy mâu thuẫn. Một mặt, họ tỏ vẻ thái độ cứng cỏi khi đánh giá: “…sự thất thủ Điện Biên Phủ không ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến tình hình quân sự ở Đông Dương…”; mặt khác, lại phân tích: “…Tuy nhiên, ở Lầu năm góc, người ta cho rằng sự tổn thất ở Điện Biên Phủ đã rơi trúng vào những đơn vị chiến đấu khá nhất và cơ động nhất, hơn nữa trận đánh lớn ở vùng rừng núi không hề làm giảm bớt sự uy hiếp đối với vùng sống còn ở đồng bằng…”. Rồi, họ phê phán các tướng lĩnh Pháp nào là “bạc nhược, sai lầm”, nào là “quá huênh hoang”; đồng thời, lại “…lo lắng rằng nếu xảy ra chiến đấu ở đồng bằng thì, với những nguyên tắc và phương pháp như thế, sẽ dẫn đến một sự thất bại còn thảm hại hơn Điện Biên Phủ…”.
Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ gây chấn động lớn làm suy sụp ý chí xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, mà còn vang vọng khắp năm châu; cũng không chỉ in đậm dấu ấn ở thời điểm đó, mà đọng mãi với thời gian, qua các thế hệ. Vì thế, giáo sư cũng là ký giả Đại học Mỹ Béc-na Phôn (gốc Pháp) đã viết: “Chúng ta không có quyền được quên cuộc chiến tranh này. Dù ta muốn hay không muốn, cuộc chiến tranh đó còn ảnh hưởng đến chúng ta nhiều chục năm nữa”.
Đồng cảm với và chia sẻ niềm hân hoan, tự hào với nhân dân Việt Nam, đồng chí Uy-li-am Phao-xtơ, Chủ tịch Đảng Cộng sản Mỹ đã viết trên Công nhân nhật báo, ngày 10-5-1954 như sau: “Quân đội Hồ Chí Minh phá tan được tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là một sự kiện có ý nghĩa rất lớn. Thất bại này không những chỉ là thất bại thảm hại của riêng thực dân Pháp, một kẻ đã cố liều mạng để âm mưu xâm chiếm đất nước Đông Dương giàu đẹp mà trước hết là thất bại lớn lao của kế hoạch chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ,… Thắng lợi ở Điện Biên Phủ là một sự cổ vũ vô cùng to lớn cho các lực lượng đang đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, đồng thời sự phát triển ở Đông Dương trong giai đoạn gần đây đã thúc đẩy và làm tăng cường phản kháng cái chính sách khống chế tàn bạo của Mỹ ở các nước tư bản khác,… Giải phóng Điện Biên Phủ là thắng lợi trọng yếu trong sự nghiệp đấu tranh cho tự do và hòa bình thế giới. Thắng lợi này là thắng lợi mà Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã giành được trong cuộc đấu tranh anh dũng để chống lại một kẻ địch được trang bị những vũ khí tối tân, ưu việt hơn. Đây lại một lần nữa chứng minh một cách hùng hồn rằng nhân dân thế giới sẽ không cho phép xiềng xích của phố Uôn quàng lên cổ họ”.
Báo Sao đỏ (Liên Xô), ra ngày 08-5-1954 cũng tỏ rõ sự vui mừng: “Việc giải phóng cứ điểm Điện Biên Phủ đã chứng tỏ lực lượng của QĐND Việt Nam kiên quyết bảo vệ nền tự do, độc lập của mình”. Nhân dân nhật báo (Trung Quốc), ra ngày 09-5-1954, cũng hết sức đề cao sức mạnh của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chính nghĩa: “Cuộc chiến đấu của QĐND Việt Nam trong những điều kiện cam go đã đưa đến thắng lợi trên chiến trường Điện Biên Phủ. Nhân dân Việt Nam đã đạt được những thắng lợi vĩ đại và đã chứng tỏ sức mạnh của mình trong cuộc chiến đấu chính nghĩa chống đế quốc xâm lược. Việc giải phóng Điện Biên Phủ một lần nữa làm cho toàn thế giới thấy rằng, nhân dân Việt Nam đã vùng dậy và không có lực lượng nào khuất phục nổi”.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm các bạn Lào và Cam-pu-chia - những người anh em chung một chiến hào - tỏ ra vô cùng vui mừng với chiến công vĩ đại đó. Đài phát thanh Pa-thét Lào, ngày 07-5-1964 khẳng định: “Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là thắng lợi của QĐND Việt Nam mà còn là thắng lợi chung của nhân dân các nước Đông Dương”. Báo Tin nhanh Cam-pu-chia, ra ngày 10-5-1964 nhấn mạnh: “Chiến thắng Điện Biên Phủ đã ghi một trang mới trong lịch sử của nhân dân bị áp bức”. Và, ngày 07-5-1954, Thông tấn xã Triều Tiên bình luận: “Tất cả những người yêu chuộng chính nghĩa toàn thế giới đều vô cùng phấn khởi về thắng lợi vĩ đại trong công cuộc đấu tranh giành tự do và độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam,… Thắng lợi của QĐND Việt Nam ở Điện Biên Phủ sẽ vĩnh viễn ghi lại trên những trang sử đấu tranh vẻ vang giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Nó tỏ rõ lực lượng bất khả chiến thắng của nhân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống lại sự thống trị của bọn thực dân để bảo vệ tự do và độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam”.
Lực lượng vũ trang cách mạng Cu-ba do đồng chí Phi-đen Ca-xtơ-rô lãnh đạo, trong những năm tháng đấu tranh đánh đổ bọn độc tài tay sai Mỹ Ba-ti-xta, cũng cảm thấy: “…những tiếng súng ở Môn-ca-đa và Điện Biên Phủ đã hòa nhịp với nhau”. Và rằng “…Điện Biên Phủ và Hi-rôn là những dòng chữ ghi trên mồ chủ nghĩa đế quốc”.
Báo Al Gum Gyrria (Ai Cập), ra ngày 08-5-1954 khẳng định và dự báo: “…Điện Biên Phủ thất thủ là một sự cảnh cáo nghiêm khắc đối với chủ nghĩa đế quốc ở châu  Á, châu Phi và ở tất cả các nơi mà những kẻ chiếm đoạt mưu mô làm nhục các dân tộc hoặc phá hoại nền độc lập của họ,... Bất kể những nguyên nhân của sự thất bại Điện Biên Phủ là như thế nào, bước tiến của phong trào sẽ tiếp tục và còn nhiều pháo đài đế quốc sẽ sụp đổ”.
Ông Giăng Báp-ti-xtơ Đê-en, trường đoàn đại biểu Tổng liên đoàn lao động Ghi-nê sang dự Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ hai (từ ngày 23 đến ngày 27-5-1961) đã viết những dòng sôi sục và thắm thiết về Chiến thắng Điện Biên Phủ: “Điện Biên Phủ! Cái tên ấy kêu như một cái roi bi thảm đánh ngang tai bọn thực dân, nhưng lại thổi to ngọn lửa chiến đấu của những người đang cầm khí giới trong tay để chống lại sự áp bức. Điện Biên Phủ! Tiếng chuông đưa ma của chủ nghĩa đế quốc kéo liên hồi bởi một dân tộc khao khát muốn phục hồi địa vị và nhân phẩm của mình, đã mãi mãi trở thành một gương sáng cho các nước Á - Phi anh em đang sống trong vòng nô dịch. Điện Biên Phủ! Cái bóng ma đang làm cho bọn xâm lược chưa hết cơn run sợ, và cái bóng ma đó từ nay sẽ như lưỡi gươm Đa-mô-clét treo trên đầu chủ nghĩa đế quốc ở An-giê-ri, ở Ca-ma-run, Công-gô, Gu-an-đa, U-run-đi và ở Lào,...”.

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÒNG, CHỐNG “TỰ DIỄN BIẾN”,
“TỰ CHUYỂN HÓA” TRONG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY
“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là một trong những nguy cơ đe dọa tới sự tồn vong của Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; là cách thức để các thế lực thù địch thực hiện mục tiêu “phi chính trị hóa” Quân đội. Vì vậy, nhận diện và phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Quân đội là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.
“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về bản chất là một quá trình suy thoái từ bên trong của lực lượng cách mạng; một mặt do tác động khách quan như: mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế; từ âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; mặt khác, là từ nguyên nhân chủ quan do một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Thực tiễn ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu những thập kỷ cuối thế kỷ XX cho thấy: nếu ban lãnh đạo các đảng cộng sản không “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, giữ vững quyền lãnh đạo xã hội; quần chúng nhân dân và lực lượng vũ trang kiên quyết bảo vệ đảng, nhà nước và chế độ XHCN thì các thế lực thù địch không thể xóa bỏ được chế độ XHCN. Đúng như V.I.Lê-nin đã căn dặn: không ai có thể đánh đổ được chúng ta, trừ chính những sai lầm của chúng ta. Do đó, cần phải thống nhất nhận thức: phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, thực chất là phòng ngừa, triệt tiêu nguyên nhân chủ quan dẫn đễn thoái hóa, biến chất là vấn đề có ý nghĩa quyết định. Vì vậy, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đã được Đảng ta nhận diện với những biểu hiện cụ thể; đồng thời xác định: chủ động phòng ngừa, đấu tranh phê phán, ngăn chặn, đẩy lùi “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
Trong Quân đội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” tuy chưa biểu hiện rõ nét, phạm vi không rộng, tính chất chưa nghiêm trọng, song nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giữ vững bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc; mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội. Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân luôn tích cực, chủ động đấu tranh phòng, chống, ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; coi đó là một nội dung trọng tâm trong tổng thể các nội dung, biện pháp đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” gắn với xây dựng các tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện.
Trong tình hình mới, để đấu tranh, phòng chống có hiệu quả với các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong Quân đội, cần tiến hành đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính...; phát huy sức mạnh của mọi tổ chức, lực lượng, của từng cán bộ, đảng viên và quần chúng. Trong đó, cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:
Một là, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội. Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, bởi mục tiêu cốt lõi của chiến lược “Diễn biến hòa bình” cũng như hệ quả cuối cùng của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là tách Quân đội khỏi sự lãnh đạo của Đảng. Do đó, phải thường xuyên giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quân ủy Trung ương đối với Quân đội; bảo đảm cho Quân đội luôn tuyệt đối trung thành và phục tùng sự lãnh đạo của Đảng trong mọi tình huống. Vấn đề cơ bản, cấp bách hiện nay là phải củng cố, kiện toàn, xây dựng hệ thống cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong Đảng bộ Quân đội trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao, đủ sức lãnh đạo toàn quân thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách quân sự, quốc phòng của Đảng, Nhà nước. Đồng thời, gắn xây dựng các tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh với xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện; giải quyết tốt mối quan hệ giữa lãnh đạo với chỉ huy, giữa tổ chức đảng với các tổ chức trong đơn vị, giữa đảng viên với quần chúng, giữa cán bộ với chiến sĩ. Xây dựng đơn vị thực sự đoàn kết, thống nhất cao, nhất là đoàn kết trong cấp ủy, chỉ huy và chính ủy, chính trị viên các cấp.
Cùng với đó, phải quan tâm giáo dục, rèn luyện, quản lý đội ngũ cán bộ, đảng viên có phẩm chất đạo đức cách mạng, năng lực công tác tốt, hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, cần chú trọng xây dựng bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược. Công tác bố trí, sử dụng, đánh giá cán bộ phải bảo đảm dân chủ, công tâm, khách quan, chính xác; tốt công tác chính sách, giải quyết triệt để, thấu đáo tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, quần chúng, tạo động lực để họ phấn đấu và cống hiến. Đó là yếu tố quan trọng để triệt tiêu mầm mống của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Hai là, thường xuyên chăm lo giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, quần chúng. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là hệ quả từ nhiều nguyên nhân, song cốt lõi là do một bộ phận cán bộ, đảng viên, quần chúng thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu; sa vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng; quên trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, Tổ quốc và nhân dân; ngại khó, ngại khổ; vi phạm nguyên tắc, điều lệ Đảng, nói không đi đôi với làm, thoái hóa, biến chất về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống. Vì vậy, cần chú trọng giáo dục chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chủ nghĩa yêu nước, nền tảng văn hóa Việt Nam, truyền thống Quân đội, đơn vị...; từ đó, nâng cao giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị cho mọi cán bộ, đảng viên, quần chúng. Đồng thời, phải thường xuyên giáo dục, rèn luyện cán bộ, chiến sĩ có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh; có tinh thần tự giác, tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng; không ngừng nâng cao kiến thức, năng lực công tác, tận tụy, tâm huyết với công việc, gắn bó với cơ quan, đơn vị. Đặc biệt, cấp ủy, chỉ huy các cấp phải thường xuyên cập nhật tình hình, làm cơ sở để giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ nhận rõ âm mưu, thủ đoạn, phương thức hoạt động của các thế lực thù địch, nhất là các hoạt động chống phá trên không gian mạng. Qua đó, nâng cao khả năng “miễn dịch” cũng như trình độ đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cho cán bộ, chiến sĩ.
Mặt khác, cần quan tâm bảo đảm tốt đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội; xây dựng môi trường văn hóa phong phú, tốt đẹp, lành mạnh để Quân đội trở thành nơi nuôi dưỡng nhân cách, phẩm chất tốt đẹp cho mọi quân nhân. Từ đó, tăng cường sức đề kháng, tạo “màng lọc” ngăn chặn văn hóa phản động xâm nhập vào Quân đội. Đó là cơ sở để ngăn ngừa tác động từ bên ngoài, làm vô hiệu hóa mọi âm mưu, thủ đoạn thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ của các thế lực thù địch.
Ba là, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, quan liêu, tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực trong Quân đội. Các yếu tố đó chính là kẻ thù hết sức nguy hiểm, phá hoại từ trong nội bộ, làm suy yếu sức mạnh của tổ chức và đội ngũ cán bộ, đảng viên, làm cho “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” càng trở nên phức tạp. Để thực hiện tốt nội dung này, các cấp ủy đảng trong Quân đội cần quán triệt và thực hiện nghiêm quan điểm, chủ trương, quyết tâm và “khí thế” của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; thực hiện có hiệu quả các nhóm giải pháp về xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trên tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, không nể nang, né tránh”, từng cơ quan, đơn vị cần thực hiện tốt tự phê bình và phê bình; nhận diện và đánh giá đúng mức độ nguy hại của suy thoái, biến chất đối với cán bộ, đảng viên, quân nhân; cần chỉ rõ ở cơ quan, đơn vị mình có chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, quan liêu, tham nhũng, các tiêu cực khác và có những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hay không? Nếu có thì đó là ai, phạm vi, tính chất, mức độ như thế nào? Trên cơ sở đó, xác định biện pháp khắc phục, giáo dục, rèn luyện, xử lý nghiêm minh, triệt để, không bao che, dung túng; tránh tình trạng đánh giá chung chung, hình thức; kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”. Đồng thời, thực hiện tốt Quy chế Dân chủ trong các cơ quan, đơn vị; cán bộ, đảng viên phải thực sự được bàn bạc, tham gia giám sát mọi mặt hoạt động của đơn vị thông qua các tổ chức đảng, chính quyền, quần chúng.
Xây dựng cơ chế tiếp nhận, xử lý thông tin tiêu cực, sai trái trong các cơ quan, đơn vị. Thực hiện tốt vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì theo Quy định 08 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII), Quy định số 101của Ban Bí thư về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp ”. Tăng cường kiểm tra, giám sát đảng viên, tổ chức đảng trong chấp hành Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định của Đảng; kiên quyết xử lý nghiêm đảng viên, tổ chức đảng vi phạm. Thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ chính trị nội bộ để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong cơ quan, đơn vị.
Bốn là, đẩy mạnh đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, chống quan điểm sai trái, thù địch. Đây là mặt trận nóng bỏng, gay go, quyết liệt hiện nay, bởi các thế lực thù địch luôn coi mặt trận này là đòn bẩy nhằm thúc đẩy nhanh hơn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta. Để đấu tranh có hiệu quả, trước hết, cần chú trọng thực hiện tốt hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác lý luận trong Quân đội, bảo đảm lực lượng này có đủ phẩm chất, năng lực, nhạy bén, sắc sảo để có thể theo kịp sự vận động, phát triển của thực tiễn và đấu tranh với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt của kẻ thù. Bên cạnh đó, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng phải hướng trọng tâm vào việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mọi cán bộ, chiến sĩ đối với nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái, thù địch. Thường xuyên quán triệt, giáo dục nâng cao cảnh giác cho bộ bội trước những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù; đặc biệt là các chiêu trò sử dụng internet, mạng xã hội để tuyên truyền, kích động, hòng làm lung lạc nhận thức và ý chí của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ. Lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị thường xuyên làm tốt công tác định hướng, quản lý tư tưởng trong cơ quan, đơn vị trước những vấn đề nhạy cảm, được dư luận xã hội quan tâm.
Các cơ quan, đơn vị trong toàn quân tổ chức đấu tranh rộng rãi trên mọi phương tiện, với mọi lực lượng, bằng nhiều hình thức, biện pháp; trong đó, cần quan tâm bồi dưỡng lực lượng nòng cốt, chuyên sâu có tinh thần trách nhiệm cao, năng lực, trình độ lý luận và dũng khí đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù trong mọi tình huống. Đồng thời, bảo đảm tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ; xây dựng cơ chế cung cấp thông tin nhanh, nhạy, kịp thời cho các lực lượng nhằm động viên, khuyến khích đông đảo quân nhân tham gia, hình thành thế trận đấu tranh rộng khắp, nhiều tầng, nhiều lớp, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân làm thất bại âm mưu thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của các thế lực thù địch.
Nhận diện và có giải pháp đấu tranh ngăn chăn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu biện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là yêu cầu, nhiệm vụ và trách nhiệm của mọi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ hiện nay. Thực hiện tốt các giải pháp trên sẽ góp phần xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
MĐT

Chiêu trò lợi dụng vấn đề BOT để xuyên tạc, kích động

QĐND - Một trong những phương thức đầu tư góp phần làm thay đổi diện mạo hệ thống hạ tầng giao thông ở nước ta những năm qua là sự ra đời của mô hình đầu tư BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) trên các tuyến đường giao thông huyết mạch, quan trọng của quốc gia. Tuy nhiên, thời gian gần đây, lợi dụng một vài bất cập xảy ra, các đối tượng quá khích, cực đoan, cơ hội đã có nhiều âm mưu, hành động xuyên tạc, kích động gây rối.

Chống “BOT bẩn” hay “trò bẩn” chống phá chính quyền?
Sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ra quyết định khởi tố bị can Hà Văn Nam để điều tra hành vi “Gây rối trật tự công cộng” tại trạm thu phí BOT Phả Lại, trên mạng xã hội đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh video nhằm kêu gọi “ủng hộ những người dấn thân trong cuộc đấu tranh chống các “BOT bẩn”(!). Nhân cơ hội này, một số tờ báo điện tử nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam lại bình luận ác ý, xuyên tạc bản chất vấn đề. Không chỉ rêu rao rằng, ông Nam đã bị “vu oan” và còn phong cho đối tượng này là “người hùng diệt BOT bẩn”. Nhiều bài viết còn tung ra những thông tin mang tính kích động, như: “Vụ bắt bớ này có nhiều uẩn khúc”, “dù người hùng bị bắt nhưng vẫn “được nhiều người ủng hộ vì chống BOT bẩn”(!), thậm chí có đối tượng còn ra lời “hiệu triệu” cư dân mạng “cùng nhau góp gió thành bão, cùng nhau chia sẻ một status, một ảnh avatar, băng rôn, khẩu hiệu, bài viết, chữ ký… dù nhỏ lúc này nhưng cũng góp phần đòi tự do cho người hùng chống BOT bẩn”; đồng thời “yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện, vì ông ấy là một tù nhân lương tâm”(!) 
“Tiền hô hậu ủng” cho một số đối tượng có tư tưởng bất mãn, cực đoan, trang mạng của một tổ chức khủng bố hải ngoại đã mở cái gọi là “cuộc thăm dò dư luận” cho rằng, trong số cả ngàn ý kiến về hành động phản đối BOT của những tài xế, có gần 90% ý kiến đã bênh vực những tài xế phản đối “BOT bẩn”(!). Từ đó, chúng quy chụp vụ bắt giữ “người hùng chống BOT bẩn” là hành động tấn công, đàn áp tài xế nhằm bảo vệ các nhóm lợi ích, “cố tình hình sự hóa một vụ việc dân sự”; “có những hành động thô bạo để ngăn cản quyền giám sát chính đáng của người dân”(!)… Gắn vấn đề BOT với vấn đề chính trị, có đối tượng lâng láo cho rằng, cần phải hủy bỏ các dự án BOT vì nó gắn liền với chế độ “độc đảng toàn trị”, "nó chỉ làm lợi cho quan chức, nhưng lại gây phương hại đến lợi ích của nhân dân"(!). Đây thực chất là một "chiêu trò bẩn” của các phần từ cơ hội, bất mãn trong nước cấu kết với các thế lực thù địch bên ngoài nhằm xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, do đó chúng ta phải cảnh giác, kiên quyết phê phán, bác bỏ.
Chiêu trò lợi dụng vấn đề BOT để xuyên tạc, kích động
Ảnh minh họa. Nguồn: qdnd.vn

ĐỔI MỚI, NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO HAY CÁ NHÂN CHỦ NGHĨA
Trước xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, yêu cầu mới mà cuộc sống hôm nay đặt ra, đổi mới, năng động sáng tạo có ý nghĩa như một tất yếu, một động lực cho sự phát triển, tiến bộ của từng tổ chức và cá nhân. 
Đổi mới, năng động sáng tạo đúng đắn đã làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước ngày càng trở nên tràn đầy sức sống. Sự đổi mới, năng động của đất nước bao giờ cũng khởi đầu từ mỗi tổ chức, mỗi con người. Đúng như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: Cần phải xây dựng một chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động và phục vụ là tạo ra thể chế quản trị hiệu quả, một chính phủ mạnh, một nền công vụ chuyên nghiệp, gọn nhẹ, minh bạch, luôn sáng tạo và lấy sự công hiến, phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc làm chính, một chính phủ thân thiện. Những năm gần đây, trong vô vàn các thử thách, khó khăn song đã có biết bao tập thể, cá nhân, hoạt động trong mọi lĩnh vực đã dám nghĩ, dám làm, có cách nghĩ đúng, việc làm hay để tạo ra những giá trị lành mạnh, to lớn, góp phần vào sự phát triển, tiến bộ của xã hội, của tổ chức và mỗi cá nhân. Những kết quả mà đất nước ta đã đạt được, nhất là về phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng, chỉnh đốn Đảng; bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ vững hoà bình, ổn định đất nước; mở rộng quan hệ đối ngoại, tích cực hội nhập quốc tế trong những năm vừa qua, nhất là ba năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng là điều không thể chối bỏ. Song bên cạnh những cái đúng, cái hay về đổi mới, năng động, sáng tạo cũng còn không ít cách nghĩ, việc làm sai lệch. Một số tổ chức, cá nhân trong trào lưu đổi mới và năng động, sáng tạo đã đơn giản cho rằng: lợi ích kinh tế mới thực là cái gốc của mọi vấn đề nên bằng mọi cách phải biết cách làm giàu “làm giàu bằng mọi giá”, quên đi cả chức năng, nhiệm vụ chính của mình và không cần phải tính là làm giàu bằng cách gì? Họ đua nhau “đổi mới, năng động, sáng tạo” để có được nhiều “thành tích”, được dồi dào ngân sách, kinh phí từ nguồn ngoài luồng để chia nhau làm giàu cho cá nhân trên lưng người lao động, từ nguồn ngân sách Nhà nước, hoặc đem biếu xén chạy chọt để được để mắt tới trong “cất nhắc”, đề bạt, để có suất đất, suất nhà hơn tiêu chuẩn đáng được hưởng... đã có biết bao cách thức, biện pháp mới được vận dụng, làm phức tạp hơn nhiều “mối quan hệ nhằng nhịt” vốn có trong đời sống xã hội. Xa hơn nữa là còn cả những thủ đoạn bòn rút ngân sách Nhà nước, thậm chí làm ngơ, tiếp tay cho tội phạm để làm những việc phi pháp. Đối với một bộ phận, hay cá nhân nào đó, sự “đổi mới, năng động, sáng tạo” như trên có thể chỉ mang lại những cái lợi cụ thể, nhất định (đành rằng không chính đáng), song trong tổng thể của tổ chức và lợi ích quốc gia - dân tộc thì sự “đổi mới, năng động sáng tạo” đó đã gây ra những tác hại không lường hết. Bài học nhãn tiền từ thực tế đã cho thấy có không ít người (kể cả cán bộ cao cấp - người đã có quá trình phấn đấu, cống hiến dày dạn), bước vào thời đoạn mới vẫn bị gục ngã bởi những phủ dụ, lôi kéo từ những điều mang nặng toan tính vụ lợi cá nhân, những cám dỗ, vật chất, quyền lực được khoác dưới cái vỏ “đổi mới, năng động, sáng tạo”. Họ bị mờ mắt trước “những lợi ích vật chất tầm thường”, sa vào tội lỗi, bị pháp luật trừng trị, xã hội lên án, đồng thời uy tín của tổ chức một phần cũng vì họ mà suy giảm trong quần chúng... Suy cho cùng đó chính là họ đã xuất phát từ quan điểm cá nhân chủ nghĩa để “đổi mới tư duy và phát huy tính năng động, sáng tạo”. Những sa ngã bởi những việc làm trên phần lớn trách nhiệm là thuộc về sự phấn đấu, tu dưỡng từ mỗi cá nhân, song vai trò của tập thể, của tổ chức nơi cá nhân đó đang làm việc, sinh hoạt là hết sức cần thiết, quan trọng. Điều đáng tiếc là bên cạnh hầu hết các tổ chức, cá nhân đã chủ động, tích cực tham gia ngăn ngừa, đấu tranh, khắc phục tình trạng trên, vẫn còn sự dửng dưng, thậm chí dung túng cho những biểu hiện ấy. Một cách vô tình hay hữu ý, một số người còn biểu hiện sự đồng tình, hay “cảm phục” về những cách nghĩ, lối sống “sinh lợi nhiều” ấy. Họ cố lờ đi rằng những biểu hiện sai lệch trên là đi ngược lại với chiều hướng phát triển của xã hội, trái với đạo lý cộng đồng cũng như bản chất cần có của tổ chức và của người đảng viên, cán bộ.
Đổi mới để phát triển, xong đổi mới phải năng động, sáng tạo, giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội, đổi mới phải đúng tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp to lớn của toàn Đảng, toàn dân; chứ không phải “đổi mới bằng mọi giá”. Hơn 30 năm đổi mới, đất nước, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Chúng ta kiên quyết không để “con sâu” làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước.

Cảnh giác đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc đường lối quốc phòng - an ninh của Đảng trên không gian mạng

Không gian mạng hình thành từ sự kết hợp của những công nghệ đột phá, như: intenet, mạng xã hội faceboock, internet vạn vật, máy tính lượng tử, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, truy cập nhanh,… đã làm cho thế giới kết nối với nhau, tương tác đa chiều, không còn khoảng cách. Trong dòng chảy đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển intenet, mạng xã hội faceboock nhanh nhất thế giới và đứng đầu ASEAN về số lượng tên miền quốc gia,... Không gian mạng và đi liền với nó là các thiết bị thông minh ngày càng phổ biến”(1), đã làm cho xã hội thông tin và kinh tế tri thức của ta ngày càng phát triển. Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh phát triển Chính phủ Điện tử, giảm thiểu các thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tạo nhiều thuận lợi cho người dân và các doanh nghiệp truy cập thông tin. Nhiều địa phương cũng đang nỗ lực xây dựng thành phố thông minh, đã tạo ra môi trường sống tốt hơn, nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, không gian mạng cũng đang bị các thế lực thù địch lợi dụng, làm nảy sinh nhiều nguy cơ, thách thức đối với quốc phòng - an ninh của đất nước. Đó là: các cuộc tấn công không gian mạng với quy mô ngày càng lớn, tính chất ngày càng nghiêm trọng; các hành vi sử dụng các dịch vụ intenet, faceboock, mạng xã hội, viễn thông để lừa đảo; tổ chức đánh bạc xuyên quốc gia, tống tiền, phát tán văn hóa phẩm đồi trụy, kinh doanh trái phép các loại tiền điện tử,... Đặc biệt, lợi dụng khả năng đưa tin nhanh, đa chiều và rộng khắp trên không gian mạng, một số tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cấu kết với nhau, tập trung chống phá nền tảng tư tưởng, thể chế chính trị của ta rất quyết liệt. Trên địa chỉ một số trang facebook,… họ xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh. Theo họ, chính sách quốc phòng, an ninh và đối ngoại của ta là sai lầm, làm mất vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế! Cùng với việc vu khống, bôi nhọ cán bộ, đảng viên, họ tâng bốc những người bất mãn, cơ hội chính trị, những đối tượng hoạt động tuyên truyền, chống phá nhà nước bị pháp luật xử lý là những “nhà dân chủ”, “những người tiên phong đấu tranh cho dân chủ và tiến bộ,..”(!). Họ cổ vũ tư tưởng dân tộc cực đoan, kích động “lòng yêu nước” để tụ tập, biểu tình chống đối,… nhằm tới mục tiêu “cách mạng đường phố”, “cách mạng màu” để thay đổi chế độ chính trị của đất nước,... Không chỉ có thế, họ còn là người đóng vai trò “phối hợp, dẫn dắt” các vụ việc tụ tập, gây rối với mục đích phá hoại đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Điển hình là việc tụ tập, gây rối, đập phá tài sản nhà nước ở Bình Thuận và một số nơi để phản đối việc kỳ họp thứ 5 và thứ 6 Quốc hội khoá XIV thông qua một số luật như: Luật An ninh mạng, Luật Phòng, chống tham nhũng,… Lợi dụng quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta trong phòng, chống tham nhũng, họ tìm cách hướng dư luận nhìn nhận theo quan điểm của họ, và họ cho là công cuộc chống tham nhũng của Đảng chỉ là “cuộc đấu tranh nhằm triệt hạ lẫn nhau giữa các phe phái,..” (!). Khi một số cán bộ, trong đó có cả cán bộ cao cấp vi phạm bị xử lý kỷ luật, lập tức họ mỉa mai: đó chỉ “là những ông “đã bị lộ”, buộc lòng phải xử lý mà thôi”(!).

Cùng với đó, các thế lực cơ hội chính trị triệt để lợi dụng ưu thế của mạng xã hội để tập trung công kích lực lượng Quân đội và Công an. Vấn đề chủ yếu và xuyên suốt nhất là họ phủ nhận nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội và Công an nhân dân. Họ đòi “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang; xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng về công tác quốc phòng, an ninh,... Trên một số diễn đàn của VOA, BBC và blog cá nhân, các “nhà dân chủ” bịa đặt ra một số câu chuyện về “thực trạng” tình hình biên giới và biển, đảo, xuyên tạc ý nghĩa các cuộc giao lưu quốc phòng trên các tuyến biên giới,… nhằm kích động, phá hoại mối quan hệ hữu nghị của Việt Nam với các nước láng giềng. Đáng chú ý là đầu tháng 9-2018, khi còn 3 tháng nữa Luật An ninh mạng sẽ có hiệu lực, trên một số blog, họ cố tình xuyên tạc, khẳng định: “đến lúc đó Luật An ninh mạng hoặc sẽ là kẻ giết chết nền dân chủ Việt Nam, hoặc đó sẽ là thời điểm cáo chung của nó,..”(!).

Cần nhận thức rõ rằng, đất nước càng phát triển, nhiều thành tựu mới của khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ thông tin được áp dụng, thì sự chống phá công cuộc đổi mới đất nước nói chung và lĩnh vực quốc phòng, an ninh nói riêng sẽ gia tăng. Vấn đề đặt ra là Đảng và Nhà nước ta phải có các giải pháp hữu hiệu, nhất là phải luôn chủ động đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái xuyên tạc của các thế lực thù địch; chủ động cung cấp thông tin chính thống đến quần chúng nhân dân một cách kịp thời và tổ chức thực hiện tốt Luật An ninh mạng; Luật Phòng, chống tham nhũng.

Cùng với đó, chúng ta phải luôn tích cực, chủ động trong việc giữ vững trận địa thông tin. Quốc phòng, an ninh là vấn đề liên quan trực tiếp đến sự an nguy của đất nước và chế độ. Bởi vậy, mọi tầng lớp nhân dân, dư luận trong nước và cả ở nước ngoài đều quan tâm sâu sắc đến vấn đề này. Để vô hiệu hóa mọi luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của địch, chúng ta phải luôn chủ động cung cấp thông tin chính thống một cách kịp thời và minh bạch cho nhân dân, báo chí trong nước và thế giới. Trong đó, cần nhận thức sâu sắc rằng, có một nền quốc phòng, an ninh vững chắc, mới tạo được môi trường hòa bình, thuận lợi cho sự phát triển đất nước. Có như vậy, nhân dân sẽ nắm được bản chất của các sự việc; mọi thông tin bịa đặt, xuyên tạc về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh sẽ bị vô hiệu hóa; mọi suy diễn sẽ bị loại trừ; các hành vi lợi dụng tuyên truyền, tổ chức lôi kéo, tụ tập bất hợp pháp sẽ bị vạch trần. Tất nhiên, quá trình đó phải thực hiện theo đúng quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí mà pháp luật quy định.

Để đạt hiệu quả cao trong đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, các cấp cần tuyên truyền sâu rộng về các dự luật, trong đó có Luật An ninh mạng và thực hiện tốt Luật Phòng, chống tham nhũng và các luật khác. Trên cơ sở đó, khắc phục tình trạng một bộ phận nhân dân không nắm được dự luật nên bị kẻ xấu lợi dụng dẫn dắt thực hiện hành vi phá hoại an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, cần khẳng định việc ban hành Luật An ninh mạng; Luật Phòng, chống tham nhũng và các luật đã được Quốc hội thông qua là một đòi hỏi khách quan, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà chúng ta là thành viên./.
Theo Tạp Chí Cộng sản

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2019

ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LÀ KHÁT VỌNG CỦA NHÂN DÂN TA, LÀ SỰ LỰA CHỌN ĐÚNG ĐẮN CỦA ĐẢNG CÔNG SẢN VIỆT NAM VÀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH


ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LÀ KHÁT VỌNG CỦA NHÂN DÂN TA, LÀ SỰ LỰA CHỌN ĐÚNG ĐẮN CỦA ĐẢNG CÔNG SẢN VIỆT NAM VÀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Mỗi quốc gia - dân tộc đều có con đường đi riêng của mình, dân tộc Việt Nam cũng vậy đã kế thừa truyền thống lịch sử của dân tộc, kế thừa, phát triển những tư tưởng tiến bộ của cách mạng dân chủ tư sản. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển những tư tưởng tiến bộ trong “Tuyên ngôn độc lập” của Hoa Kỳ năm 1776 và “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của Pháp năm 1789 thành tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với xây dựng chế độ xã hội dân chủ, cộng hòa theo con đường của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin với đặc trưng của Việt Nam. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong bản “Tuyên ngôn Độc lập” năm 1945.

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2019

Câu chuyện cảm động về nhà cách mạng VŨ VĂN HIẾU

Chết nằm xuống, còn hôn cờ Đảng
Chết còn trao súng đạn, quên đau
Chết còn trút áo cho nhau
Miếng cơm dành để người sau ấm lòng".

VIỆT NAM LUÔN KIÊN ĐỊNH CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH

                                                                                          - Mọt sách hội -
Với mục tiêu xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta, các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội, bất mãn về chính trị không từ một thủ đoạn nào nhằm xuyên tạc, chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Cho dù che giấu, ngụy biện như thế nào thì mục tiêu của chúng chủ yếu vẫn là phủ nhận bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận con đường xã hội chủ nghĩa và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
Hiện nay có quan điểm cho rằng: “Việt Nam lựa chọn con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sai lầm lịch sử; nhà nước nào, chế độ nào cũng được miễn là dân giàu, nước mạnh”. Đây là một trong những luận điểm cơ bản, chủ chốt đã được các thế lực thù địch tuyên truyền rộng rãi, nhằm chống đối lại chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, gây cản trở cho sự phát triển bền vững của dân tộc Việt Nam trong tình hình phức tạp, đầy biến động khó lường hiện nay.
Phải khẳng định ngay rằng, việc lựa chọn mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan của cách mạng nước ta. Sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội không kinh qua con đường phát triển tư bản chủ nghĩa, đó là sự lựa chọn đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam, và sự lựa chọn sáng suốt, nhất quán của nhân dân Việt Nam.
Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội với mục tiêu xuyên suốt là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã được hình thành phát triển lâu dài trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trong Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong tư duy cũng như nhận thức và hành động của cả dân tộc Việt Nam. Ngay trong Chánh cương vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”[1].
Trong bài 30 năm hoạt động của Đảng, Hồ Chí Minh cũng xác định: “Miền Bắc nhất định phải tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mà đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”[2].
Sự lựa chọn đó là kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, lý luận cách mạng, khoa học là vũ khí tinh thần vô địch hướng đến xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Quá trình ra đi tìm đường cứu nước, chỉ khi đến được với chủ nghĩa Mác - Lênin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mới tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Tháng 7 năm 1920, khi đọc Luận cương của V.I. Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, bằng nhãn quan chính trị sắc bén, Hồ Chí Minh đã nhận thấy đây là con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”[3]. Trong cuốn Đường Kách mệnh, Người xác định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”[4]. Trong bài Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin, Hồ Chí Minh đã viết: “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”[5]. Đó chính là con đường cách mạng Việt Nam, là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, sự lựa chọn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta là một tất yếu khách quan do lịch sử quy định, phù hợp với chủ nghĩa Mác - Lênin, với mục tiêu lớn của thời đại và ý nguyện của nhân dân Việt Nam.
Ngày nay, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn xác định cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng.
Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc đổi mới nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” chính là để hoàn thành điều ham muốn tột bậc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân trong hoàn cảnh mới. Đối với nhân dân Việt Nam không bao giờ thay đổi mục tiêu: Đổi mới không phải là từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội, mà là làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới không phải là xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết, tư tưởng đó, lấy đó làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng.
Đại hội VII (6/1991), Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta”; Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH được thông qua tại Đại hội VII cũng khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Tổng kết kinh nghiệm 30 năm đổi mới đất nước để vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rút ra bài học kinh nghiệm hàng đầu là “Trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam”.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó chính là sự lựa chọn sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam. Vì vậy, quan điểm trên của các thế lực thù địch là hoàn toàn sai trái, đi ngược với lợi ích dân tộc, cố tình bóp méo con đường cách mạng Việt Nam.
                                                                  

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2019

Nhận diện một số thủ đoạn chống phá Nhà nước trên không gian mạng


Trong những năm gần đây và đặc biệt trong năm 2018, và đầu năm 2019 hoạt động của các thế lực thù địch và các tổ chức, cá nhân chống đối có nhiều diễn biến phức tạp, leo thang, nguy hiểm trên không gian mạng.
Về phương thức, thủ đoạn của các thế lực thù địch, đang thay đổi theo hướng manh động, liều lĩnh kết hợp giữa phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ kích động xu hướng ly khai Đảng, bỏ Đảng gắn với hoạt động biểu tình, bạo loạn, khủng bố, ám sát cán bộ khi có cơ hội. Trong đó, không gian mạng là môi trường chủ yếu để các thế lực thù địch triệt để lợi dụng chống phá Nhà nước.