Thứ Hai, 9 tháng 9, 2019

BẢN CHẤT VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA "XÃ HỘI DÂN SỰ" MÀ CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH, CƠ HỘI CHÍNH TRỊ THƯỜNG LỢI DỤNG ĐỂ CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM HIỆN NAY. VAI TRÒ CỦA QUÂN ĐỘI TRONG NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH.

BẢN CHẤT VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA "XÃ HỘI DÂN SỰ" MÀ CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH, CƠ HỘI CHÍNH TRỊ THƯỜNG LỢI DỤNG ĐỂ CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM HIỆN NAY. VAI TRÒ CỦA QUÂN ĐỘI TRONG NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH.
Những năm gần đây, khái niệm “xã hội dân sự” xuất hiện trên các diễn đàn, báo chí, truyền thông xã hội với tần suất ngày càng nhiều hơn. Sở dĩ được thảo luận nhiều, vì trong vòng hơn hai thập niên qua, “xã hội dân sự” được các thế lực thù địch, cơ hội chính trị triệt để lợi dụng nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Khái niệm “xã hội dân sự” gây nên nhiều tranh cãi tại Việt Nam, có người đặt nó đối nghĩa với “xã hội chính trị”, có người lại xem nó đối lập với “xã hội quân sự”. Nhiều người không thừa nhận khái niệm này vì nội hàm và ngoại diên không tường minh, bởi khó có thể định nghĩa một “xã hội” (dân sự) trong “xã hội” (tổng thể) mà nhân loại lâu nay đã phân định thành các phân hệ - lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường. Có người xem các hiệp hội, tổ chức xã hội chính, quỹ, diễn đàn... là những biểu hiện cụ thể của “XHDS”, nhưng người khác lại cho rằng đó chính là các thiết chế xã hội gắn với các thể chế tương ứng, đâu phải là một “xã hội”. Một định nghĩa về XHDS được chia sẻ rộng rãi: “XHDS là không gian xã hội công cộng nằm ngoài nhà nước, thị trường và lĩnh vực riêng tư của cá nhân, bao gồm tổng thể các định chế xã hội độc lập tương đối với nhà nước và hoạt động tự nguyện trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, truyền thông đại chúng, tôn giáo, xã hội...”.
Điều đó cho thấy, không có định nghĩa thống nhất về “XHDS” mà nó thường bị giải thích một cách chủ quan bởi ý chí của người muốn sử dụng khái niệm này. Các thế lực thù địch và cơ hội chính trị lợi dụng tính không rõ ràng, thiếu tính lịch sử - cụ thể của khái niệm này để giải thích nội hàm “XHDS” theo tiêu chí của các nước phương Tây. Trong các nền dân chủ đa đảng, ranh giới giữa một tổ chức của XHDS và đảng chính trị rất mong manh. Một tổ chức xã hội khi đủ điều kiện và đăng ký tham gia tranh cử vào nghị viện, nếu giành được một tỷ lệ phiếu nhất định trong các cuộc bầu cử (theo quy định của các nước rất khác nhau), thì được xếp vào đảng chính trị và nhận được hỗ trợ tài chính từ phía nhà nước để hoạt động. Thậm chí nếu giành được số phiếu cao có thể trở thành đảng chính trị có vị thế trong đời sống chính trị đất nước. Còn các tổ chức xã hội không hội đủ số phiếu cần thiết, cùng với các hiệp hội, quỹ, diễn đàn, viện nghiên cứu độc lập... được xem là thành tố cấu thành của “XHDS”. Ngay bản thân tài chính của các tổ chức xã hội, viện nghiên cứu độc lập, quỹ, diễn đàn này, một mặt, dựa vào khả năng tự huy động; mặt khác, nhận đấu thầu các gói dịch vụ có nguồn gốc tài chính ngân sách để thực hiện các mục tiêu của chính phủ. Những tổ chức của “XHDS” có vị thế lớn đều có lực lượng chính trị này hay lực lượng chính trị khác đứng sau chi phối, gây ảnh hưởng, thông qua cung cấp tài chính và định hướng mục tiêu hoạt động.
Trong các nước chuyển đổi chế độ chính trị ở Đông Âu, không gian hậu Xô-viết, Bắc Phi - Trung Đông, cũng như ở nhiều nơi khác, đã từng diễn ra các trường hợp một tổ chức của “XHDS” bằng các chiêu trò dân túy và sự hà hơi, tiếp sức từ bên ngoài, chỉ trong một thời gian ngắn chuyển hóa thành đảng chính trị thực hiện “cách mạng nhung”, “cách mạng màu” rồi trở thành đảng cầm quyền. Các NGO nước ngoài nhân danh “XHDS” hoạt động trên lãnh thổ nước khác hoạt động rất ráo riết để cổ vũ cho thúc đẩy các hoạt động “cách mạng đường phố”, mà đứng sau đều chịu sự chi phối bởi các chính phủ đã cung cấp tài chính. Vì vậy, Tổng thống Nga V. Pu-tin rất mạnh tay với các tổ chức NGO nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ nước Nga; nhiều nước khác cũng rất cảnh giác, thận trọng, tìm cách quản lý, kiểm soát các tổ chức này nếu không muốn gây nên nguy cơ bất ổn xã hội.
Do các tổ chức xã hội có vai trò tích cực nhất định, nên các đối tượng thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã ra sức lợi dụng, tuyệt đối hóa đặc điểm này để tranh thủ quần chúng, tập hợp lực lượng một cách công khai nằm ngoài sự quản lý của Nhà nước. Họ lợi dụng các kẽ hở về mặt pháp luật, các vấn đề tiêu cực trong xã hội, vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo... để tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, khi thời cơ chín muồi sẽ hình thành tổ chức chính trị đối lập tại Việt Nam. Có thể nhận dạng mấy điểm sau đây của XHDS:
Thứ nhất, dù những người cổ vũ cho XHDS tự cho rằng XHDS có tính “độc lập” với Nhà nước và không mang bản chất giai cấp, nhưng thực tế cho thấy, XHDS (bao gồm các tổ chức hội, hiệp hội, đoàn thể, tổ chức phi chính phủ, quỹ, diễn đàn...) đều mang tính chính trị, luôn tiềm ẩn nguy cơ bị các thế lực thù địch lợi dụng để tiến hành các hoạt động chống Đảng và Nhà nước. “Xã hội dân sự” chính là môi trường mà trong chính bản thân các thành tố cấu thành cũng diễn ra cuộc đấu tranh giữa các nhóm lợi ích trên mọi phương diện, từ chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa... Do đó, các lực lượng, phe phái, đảng phái chính trị luôn tìm cách chi phối, vận động, lôi kéo lực lượng XHDS hoặc chính các thành tố của XHDS (hội, hiệp hội, đoàn thể, quỹ, diễn đàn...) để đạt được mục tiêu, lợi ích của mình đều bị chi phối bởi các thế lực chính trị hoặc bị chính trị hóa ở các mức độ, hình thức khác nhau. Thực tế cho thấy, thời gian qua, các thế lực thù địch đã và đang triệt để lợi dụng, thúc đẩy hình thành XHDS đối lập với Đảng, hoạt động ngoài sự quản lý của Nhà nước, tạo tiền đề cho can thiệp, lật đổ dưới danh nghĩa “chuyển hóa dân chủ”, đưa các lực lượng chống đối lên nắm chính quyền.
Thứ hai, vốn mang tính đa dạng về lợi ích, thành phần, do đó XHDS cũng mang tính đa dạng, đa nguyên về tư tưởng. Đặc trưng này phản ánh tính phức tạp về tư tưởng, văn hóa trong đời sống XHDS. Đối với Việt Nam, sự hình thành của XHDS còn chứa đựng nguy cơ xuất hiện, hình thành hoặc du nhập những khuynh hướng tư tưởng chính trị đối lập với Đảng Cộng sản, tiền đề trực tiếp dẫn đến đa nguyên về chính trị.
Thứ ba, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, ý thức công dân, ý thức pháp luật của một bộ phận không nhỏ người dân còn hạn chế; hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, quản lý của chính quyền còn nhiều lỗ hổng; lại có những đặc điểm phức tạp, đa dạng về tôn giáo, dân tộc, di tồn lịch sử của chế độ thực dân... Do đó, sự hình thành và phát triển các yếu tố của XHDS luôn tiềm ẩn nguy cơ bị lợi dụng dẫn đến chia rẽ, xung đột, hỗn loạn, vô chính phủ, mất ổn định chính trị, xã hội của đất nước.
Thứ tư, XHDS bao hàm nhiều tổ chức xã hội có tính đa dạng về thành phần, mục đích hoạt động, lợi ích, thiếu tính tổ chức chặt chẽ, do đó nó dễ bị các cá nhân, tổ chức có điều kiện chi phối, lợi dụng để thực hiện các mục đích riêng và tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự, ổn định xã hội. Tính chất đa dạng, phức tạp của XHDS cho thấy đây là khu vực không thuần nhất, tính đồng thuận không cao và thiếu tính nhất quán. Tổ chức XHDS hình thành chủ yếu dựa trên những mối quan hệ và liên kết mềm, tự nguyện, tự quản, tính thống nhất không cao nên dễ xảy ra nguy cơ các tổ chức này chỉ chạy theo lợi ích cục bộ mà không quan tâm đến lợi ích chung, toàn xã hội, tạo ra các “lệ” riêng, có thể gây cản trở đến việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, thậm chí có trường hợp bị biến tướng phục vụ cho lợi ích của cá nhân, tổ chức có điều kiện chi phối. Thực tế cho thấy, tuyệt đối hóa vai trò các tổ chức của XHDS, xem nhẹ quản lý của Nhà nước, chỉ dẫn đến tình trạng vô chính phủ, tiền đề cho rối loạn, bất ổn. Do tính chất đa dạng và phức tạp này mà XHDS luôn tiềm ẩn nguy cơ bị các đối tượng, tổ chức thù địch cả trong và ngoài nước mua chuộc, chi phối, lợi dụng nhằm thực hiện mưu đồ chính trị đen tối
Thứ năm, một số tổ chức xã hội có vai trò, ảnh hưởng xã hội nhất định, số lượng thành viên đông đảo luôn trở thành mục tiêu tác động, chi phối, lợi dụng của các thế lực thù địch nhằm biến các tổ chức này thành các tổ chức chính trị đối lập với Đảng, thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước Việt Nam. Một bộ phận các tổ chức xã hội, đặc biệt là các hội, liên hiệp hội, tổng hội có tổ chức mang tính hệ thống cả theo chiều dọc lẫn chiều ngang, với số lượng thành viên đông, có ảnh hưởng nhất định đối với quần chúng. Các tổ chức này trở thành mục tiêu lợi dụng của các thế lực thù địch để tìm cách tác động đến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua các hoạt động “vận động hành lang”, hội thảo, kiến nghị, nhất là những vấn đề hệ trọng, nhạy cảm, như chế độ sở hữu đất đai, an ninh mạng, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc... Do đó, nếu không có những quy định pháp lý đủ mạnh, thiếu hiệu lực quản lý của các cơ quan chức năng để các hoạt động “vượt rào” thì các tổ chức này rất dễ bị lợi dụng, biến thái và biến tướng thành các lực lượng hỗ trợ tích cực cho thúc đẩy “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, thậm chí chuyển hóa thành tổ chức đối lập về chính trị. 
QUÂN ĐỘI ĐẤU TRANH VỚI ÂM MƯU, HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ "XÃ HỘI DÂN SỰ" ĐỂ CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY
Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; được Đảng, bác Hồ sáng lập và rèn luyện, thực sự là công cụ bạo lực sắc bén của Đảng. Với chức năng của đội quân công tác, Quân đội cần thực hiện tốt các giải pháp:
Một là, cần nhận thức đầy đủ về XHDS và có cách “ứng xử” phù hợp với vấn đề “XHDS”. Phải thẳng thắn bác bỏ và phê phán, đấu tranh kiên quyết với các quan điểm khuyến khích, cổ vũ XHDS với ý đồ thúc đẩy hình thành các tổ chức chính trị đối lập. Hiện nay, nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến XHDS chưa được nghiên cứu thấu đáo, hiệu lực và công cụ quản lý của Nhà nước, ý thức pháp luật của người dân còn có những hạn chế. Do đó, nếu chúng ta buông lỏng, thả nổi cho sự hình thành, phát triển “XHDS” sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy phức tạp, khó kiểm soát, nhất là dưới góc độ quản lý nhà nước, cũng như bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và bảo vệ an ninh quốc gia.
Hai là, kịp thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước có chủ trương, chính sách, biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất những hệ lụy, ảnh hưởng tiêu cực của XHDS mà các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lợi dụng chống phá cách mạng Việt Nam. Cần tổ chức nghiên cứu bài bản, có hệ thống về XHDS, các yếu tố của XHDS, nhất là làm rõ khái niệm, bản chất của XHDS; XHDS và các yếu tố cấu thành, biểu hiện cụ thể của XHDS; các hình thức của XHDS gắn với điều kiện lịch sử - cụ thể, nhất là chế độ chính trị, truyền thống văn hóa, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; cấu trúc của XHDS và quan hệ của XHDS với nhà nước, thị trường, tôn giáo, mạng xã hội, gia đình; vai trò, ưu thế và giới hạn, mặt tiêu cực của XHDS; yếu tố ngoại sinh và nội sinh của XHDS; các hình thức lợi dụng XHDS của các thế lực thù địch và cơ hội chính trị. Từ những kết quả nghiên cứu này sẽ giúp cho Đảng, Nhà nước chủ động có chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm quản lý các tổ chức xã hội, các NGO, vừa phát huy mặt tích cực, vừa định hướng hoạt động lành mạnh phù hợp với thể chế chính trị, đặc điểm về kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước, triệt tiêu các yếu tố có thể bị lợi dụng để hình thành lực lượng chính trị đối lập, gây bất ổn chính trị - xã hội. Đồng thời, làm tốt công tác tư tưởng, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân không bị các thế lực thù địch kích động, lôi kéo thông qua danh nghĩa tổ chức XHDS.
Ba là, trong điều kiện có sự tồn tại khách quan của một số loại tổ chức có tính chất “XHDS”, cần tham mưu cho Đảng, Nhà nước xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm phát huy đầy đủ vai trò của các tổ chức này, hạn chế những tác động tiêu cực của nó và có các biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước, phù hợp với cơ chế vận hành của thể chế chính trị, giữ vững bản chất của chế độ. Sự quản lý và định hướng có hiệu quả, bằng pháp luật của Nhà nước sẽ tạo ra một môi trường dân chủ, lành mạnh cho sự phát triển hài hòa của toàn xã hội. Mặt khác, cần củng cố, đổi mới, phát huy tính tích cực và chủ động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội để làm tốt chức năng đoàn kết, tập hợp, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, giám sát và phản biện xã hội, bảo vệ quyền lợi của nhân dân trước tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trường và toàn cầu hóa.
Đồng thời, quán triệt tinh thần Đại hội XII của Đảng: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh và quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”(1), định hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội, hiệp hội, đoàn thể ở Việt Nam phải gắn liền với việc xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; gắn với đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; hoàn thiện nền dân chủ XHCN.
Bốn là, làm tốt công tác phối kết hợp với các lực lượng nòng cốt các cấp( nhất là công an) căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể được giao, vận dụng các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề “XHDS” xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Trong đó, vấn đề cấp bách hiện nay là tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với các tổ chức hội và NGO Việt Nam, không để các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lợi dụng tác động, chuyển hóa thành tổ chức XHDS theo tiêu chí phương Tây.
Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng khác đẩy mạnh đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng - lý luận, ngăn chặn hoạt động truyền bá tư tưởng, thổi phồng, tuyệt đối hóa vai trò của XHDS theo mô hình, tiêu chí của phương Tây, cổ vũ thành lập các tổ chức chính trị đối lập, các tổ chức phản động dưới danh nghĩa, vỏ bọc của tổ chức “XHDS”.
Năm là, Tích cực tuyên truyền, vận động các nhân sĩ, trí thức, học giả đang sinh hoạt tại các hội, liên hiệp hội, tổng hội nâng cao cảnh giác trước luận điệu của các thế lực thù địch về cái gọi là “hình mẫu lý tưởng” của “XHDS” phương Tây, cũng như tích cực tham gia đấu tranh tư tưởng - lý luận. Đồng thời, vạch rõ những điểm không phù hợp (cả về lý luận và thực tiễn) của “XHDS” theo hình mẫu phương Tây đối với xã hội Việt Nam; vạch rõ mưu đồ chính trị của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị thông qua việc lợi dụng vấn đề “XHDS” để tác động, chuyển hóa chế độ chính trị tại Việt Nam. Bên cạnh đó, sử dụng các biện pháp, phương tiện ngăn chặn, vô hiệu hóa các con đường, cách thức truyền bá vấn đề “XHDS” theo hình mẫu phương Tây vào Việt Nam, đặc biệt là thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, hợp tác, trao đổi về văn hóa, khoa học, giáo dục - đào tạo... Đấu tranh, ngăn chặn, xử lý kịp thời hoạt động của các thế lực thù địch bên ngoài câu kết, hậu thuẫn cho số đối tượng chống đối trong nước thành lập các tổ chức phản động dưới danh nghĩa, vỏ bọc XHDS./.
                                                                                 TK.HN.9.9.19
                                                                 

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐÃ XÓA BỎ CHẾ ĐỘ ÁP BỨC, BÓC LỘT, MỞ RA CHÂN TRỜI MỚI CHO THỰC HIỆN NHỮNG HOÀI BÃO, CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Vào những ngày tháng Tám này, mỗi người dân Việt Nam lại trỗi dậy niềm tự hào, niềm vui về những thành tựu đã đạt được kể từ cuộc Cách mạng mùa Thu năm 1945. Cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước Việt Nam diễn ra từ ngày 15 đến 28-8-1945 nhưng thành công ở Hà Nội vào ngày 19-8-1945. Sáng 16-8-1945, Quốc dân Đại hội khai mạc tại đình Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Từ đây, 10 chính sách của Việt Minh và Lệnh Tổng khởi nghĩa đã được ban hành. Sáng 17-8-1945, Ủy ban dân tộc giải phóng do Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch đã đọc lời tuyên thệ trước nhân dân. Cũng cần nhắc lại từ sau cuộc Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương, đêm 9-3-1945, khắp nơi sôi sục không khí cách mạng và những cuộc diễn thuyết kêu gọi bà con đồng lòng đánh giặc Nhật, đuổi thực dân Pháp giành tự do. Không khí đó diễn ra khắp nơi trong cả nước Việt Nam, từ quê hương cách mạng Tân Trào, Thái Nguyên, Hà Nội, Nam Định, Trung bộ rồi Nam Bộ. Từ ngày 15-8-1945, Xứ ủy Bắc kỳ trực tiếp chỉ thị cho Hà Nội khởi nghĩa và thành lập Ủy ban khởi nghĩa, Hà Nội tràn ngập không khí cách mạng. Sáng ngày 19-8, hơn 10 vạn người Hà Nội xuống đường tuần hành thị uy. Một cuộc mít-tinh lớn ở Quảng trường Nhà hát lớn chuyển thành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. Lực lượng quần chúng nhanh chóng chiếm Phủ Khâm sai, Tòa Thị chính thành phố, Trại Bảo an và các công sở quan trọng khác.
Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã chấm dứt sự đô hộ của người Pháp ở Việt Nam từ giữa thế kỷ 19 đến năm 1945. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng công bố trước quốc dân đồng bào Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nước Việt Nam mới trong lịch sử 4000 năm xây dựng và bảo vệ đất nước của dân tộc Việt Nam.
Nhìn lại ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, người dân Việt Nam luôn nhìn nhận ở hai mặt. Về quá khứ, nó xóa bỏ mọi chế độ áp bức, bóc lột, mọi chế độ thống trị đã ngự trị ở Việt Nam từ xa xưa cho đến tháng 8- 1945. Về tương lai, nó mở ra những chân trời mới cho sự thực hiện những hoài bão, những ước mơ cao đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay, theo tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp hài hòa thiên tài của dân tộc với chân lý của thời đại là học thuyết Mác-Lê-nin. Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công và sự ra đời của nước Việt Nam mới, khẳng định sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác-Lê-nin vào hoàn cảnh thực tế của Việt Nam, của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trên con đường giành độc lập dân tộc và đưa đất nước Việt Nam tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu./.     
Hồng Nguyên


LÊ CÔNG ĐỊNH VÀ NHỮNG PHÁT NGÔN TRÊN MẠNG FACEBOOK MANG TÍNH CHẤT PHẢN ĐỘNG
                                                         
Ngày 05/9/2019 trên trang facebook có nick Lê Công Định có đưa ra khẳng định: Đồng chí nghĩa là gì? Là cùng chí hướng tham nhũng, tham nhũng nữa, tham nhũng mãi!”. Đây là một phát biểu hết sức ngông cuồng, phản động, hoàn toàn đi ngược lại với bản chất của Đảng ta.
Như chúng ta đã biết “Đồng chí” là cụm từ để chỉ những người cùng chí hướng chính trị, trong quan hệ với nhau. Từ dùng trong đảng cộng sản để gọi đảng viên. Từ dùng trong xưng hô để gọi một người với tư cách là đảng viên Đảng Cộng sản, đoàn viên một đoàn thể cách mạng. Như vậy có thể nói rằng nói đến đồng chí là nói đến đảng viên, nói đến những người hoạt động cách mạng.
Nhìn lại lịch sử dựng nước và giữ nước chúng ta thấy rằng Đảng ta ra đời, lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã giành được những thắng lợi vĩ đại, làm thay đổi số phận dân tộc, thay đổi thân phận người dân ta. Chính bởi vậy người Đảng viên Đảng Cộng sản, đoàn viên các đoàn thể cách mạng có vị trí hết sức quan trọng trong đời sống sinh hoạt chính trị, xã hội và sinh hoạt thường ngày. Nói đến tư cách của họ là nói đến sự gương mẫu, tiến bộ, tiên phong trong mọi công việc. Họ là những người đồng chí đồng đội của nhau, xưng bằng tôi gọi bằng đồng chí.
Như vậy có thề nói rằng khi nói đến cụm từ “Đồng chí” là nói đến những  người hoạt động cách mạng không quản ngại mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh mọi quyền lợi chính trị của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ được giao, để cống hiến xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bởi vậy nếu nói như Lê Công Định “Đồng chí là cùng chí hướng tham nhũng, tham nhũng nữa, tham nhũng mãi!” đó liệu có phải là một sự phủ định không căn cứ, không lý lẽ, thiếu sự thuyết phục và hoàn toàn sai trái?
Trong khi đó tham nhũng là từ dùng chỉ việc lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân. Tham nhũng làm chậm sự phát triển kinh tế xã hội, làm giảm lòng tin của công dân vào nhà nước và đến chừng mực nào đó nó gây mất ổn định chính trị, kinh tế xã hội. Điều này hoàn toàn trái ngược với bản chất, mục tiêu phấn đấu của người đảng viên đảng cộng sản. Bởi vậy không thể đồng nhất giữa đảng viên với tham nhũng, không thể khẳng định  “Đồng chí là cùng chí hướng tham nhũng, tham nhũng nữa, tham nhũng mãi!” như Lê Công Định đã nói.
Hơn thế nữa trong giai đoạn hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng nhiệm vụ phòng chống tham nhũng đang được đặt nên hàng đầu và triển khai toàn diện ở mọi cấp, mọi ngành trên mọi lĩnh vực. Và những Đảng viên Đảng Cộng sản là những người đang tiên phong trong cuộc chiến này. Họ đang cùng nhau xóa sạch tham nhũng và phòng chống tham nhũng không có vùng cấm như lời nói của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Bởi vậy đồng nhất đồng chí với tham nhũng như lời nói của Lê Công Định là hoàn toàn sai trái.
Trong giai đoạn hiện nay lợi dụng vấn đề dân chủ các thành phần chủ nghĩa cơ hội xét lại luôn tìm cách để chống lại Đảng và Nhà nước ta. Với những lập luận hết sức vô lý nhằm phủ định lịch sử, phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ định con đường đi lên chế độ xã hội chủ nghĩa của đất nước ta. Do đó mỗi cán bộ chiến sĩ cần nhận thức đúng đắn tránh để các lực lượng phản động dụ dỗ, mua chuộc đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, của dân tộc.
Khuyến Đỗ

BẠN HAY THÙ



Trong nội địa sòng bài Trung Quốc
Đã lập trên đất thuộc Hải Phòng
Cấm người Việt được vào trong
Phải nghìn cảnh sát mấy vòng giải nguy
Ngoài quốc tế cái gì cũng “Hảo”
Lắm chiêu trò quảng cáo tung hô
Công khai xảo trá bản đồ

Bảo vệ người dám nói, dám đấu tranh



Để có một chi bộ tốt, một tập thể mạnh cần phải có những thành viên dám nói, dám làm, tâm huyết với tập thể; mạnh dạn chỉ ra những khuyết điểm, hạn chế của đồng chí, đồng đội trên tinh thần xây dựng. Trong sinh hoạt, mỗi cán bộ, đảng viên cần đề cao trách nhiệm, tích cực chuẩn bị ý kiến có chất lượng để tham gia phát biểu thẳng thắn, trung thực, tự phê bình và phê bình giúp nhau cùng tiến bộ. Điều đó được thể hiện ngay trong sinh hoạt, công tác, ứng xử, giao tiếp… Mỗi thành viên phải có trách nhiệm bảo vệ cái đúng, ủng hộ lẽ phải, đấu tranh với cái sai, cái tiêu cực vì mục đích cuối cùng là xây dựng một tập thể đoàn kết, thống nhất, vững mạnh. Tuy nhiên, phương pháp đấu tranh cũng cần hợp lý, vì lợi ích chung của tập thể, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu “phê bình việc chứ không phê bình người”. Cùng với đó, cần đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, tổ Đảng, bình xét, phân loại cán bộ, đảng viên đúng thực chất, không cào bằng, bởi cào bằng chính là điều kiện để tư tưởng "trung bình chủ nghĩa" tồn tại và phát triển trong mỗi cán bộ, đảng viên.

Dân chủ để chữa "im lặng mà không đồng ý"



Tư tưởng "trung bình chủ nghĩa" thực chất là một dạng chủ nghĩa cơ hội. Những người có tư tưởng "trung bình chủ nghĩa" thường tìm cho mình một đường đi ở giữa và luôn thỏa hiệp với bất kỳ quan điểm nào dù đúng hay sai. Nó khéo léo thích nghi, nói không rõ ý  và thích ứng để đạt mục tiêu cá nhân với lầm tưởng không làm phương hại lợi ích chung. 

Người đứng đầu phải có "bàn tay sạch"



Mặc dù rất khó khăn nhưng nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng vẫn là giải pháp căn cơ để giải quyết bệnh "trung bình chủ nghĩa". Muốn vậy, việc lựa chọn, xây dựng người đứng đầu cấp ủy phải là những người TIÊN PHONG, GƯƠNG MẪU, CÓ TRÌNH ĐỘ, NĂNG LỰC, KIẾN THỨC về công tác xây dựng Đảng, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống. Người đứng đầu cấp ủy mà "tay đã nhúng chàm" thì chủ nghĩa cơ hội, "trung bình chủ nghĩa" trong tổ chức đảng đó tự khắc sẽ nổi lên. Muốn có "bàn tay sắt" thì trước hết phải có "bàn tay sạch".

Bài học lịch sử - không bao giờ lãng quên



Trước khi cả đất nước được độc lập năm 1975, Trung Quốc đã tấn công quân đội Việt Nam cộng hòa (VNCH) và xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19.01.1974. Sự kiện này Mỹ đã phớt lờ cho dù Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho 4 phi đội tiêm kích F-5 bay từ Biên Hòa ra Đà Nẵng (mỗi phi đội có 24 tiêm kích) kết hợp với 1 phi đội ở Đà Nẵng để chuẩn bị giành lại Hoàng Sa. Nhưng lệnh tác chiến không được ban ra, dù các phi công đều đã tuyên bố sẵn sàng chết để giành lại lãnh thổ đất nước. Bởi vì, Tháng 2.1972, Mỹ đã thỏa ước với Trung Quốc tại Bắc Kinh cùng đưa ra tuyên bố chung phản đối "bá quyền" tại châu Á - Thái Bình Dương. Đến năm 1973, Trung Quốc và Mỹ mở “văn phòng liên lạc”, chẳng khác gì đại sứ quán ngoại trừ cái tên, nhằm bình thường hóa quan hệ. Mỹ đã ký kết Hiệp định Paris cũng trong năm 1973, chấp nhận rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, một động thái đã tiên liệu miền bắc Việt Nam sẽ chiến thắng, nên không can dự đến vấn đề tranh chấp chủ quyền của VNCH. Việc Mỹ  “làm ngơ” cho Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm Hoàng Sa tạo ra sự thù địch giữa Hà Nội và Bắc Kinh, dẫn đến sự chia rẻ giữa các nước cộng sản. Đến nay, giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn còn tồn tại tranh chấp chủ quyền biển đảo tại biển Đông.

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2019

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG ÂM MƯU THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA ĐẢNG!


Trong khi chúng ta đang làm mọi công tác chuẩn bị để tiến hành đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng thì cũng là lúc các lực lượng thù địch ráo riết chống phá xuyên tạc công tác cán bộ của Đảng, đưa tin kích động gây chia rẽ nội bộ, ảnh hưởng lớn đến công tác cán bộ và vai trò lãnh đạo của Đảng.
Sự nghiệp cách mạng muốn thành công thì phải coi trọng việc tuyển chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ, vì cán bộ có ý nghĩa quyết định thành bại của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Quan điểm, tư tưởng ấy của Người luôn được Đảng ta quán triệt, vận dụng linh hoạt khi tiến hành công tác cán bộ. Trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nhờ được giáo dục, bồi dưỡng, tôi luyện, xây dựng nên đội ngũ cán bộ có chất lượng, có bản lĩnh vững vàng trước mọi gian khó, hiểm nguy, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp cách mạng, luôn đi tiên phong trên mọi mặt trận. Vì vậy, Đảng ta đã đoàn kết, động viên, phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân, đánh thắng kẻ thù xâm lược, làm nên những thắng lợi vẻ vang của Đảng, của dân tộc. Trong sự nghiệp đổi mới, đội ngũ cán bộ của Đảng đã có sự phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, là cơ sở để Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Qua hơn 30 năm đổi mới, đội ngũ cán bộ các cấp của Đảng đã có bước trưởng thành, phát triển cả về phẩm chất đạo đức và trình độ năng lực, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhiều cán bộ năng động, sáng tạo, có tư duy đổi mới bắt nhịp tốt với xu thế hội nhập, đáp ứng kịp yêu cầu làm việc trong môi trường quốc tế.
Bên cạnh nhưng kết quả đạt được là cơ bản, Đảng ta cũng chỉ rõ tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 (khóa XII): công tác cán bộ vẫn còn những hạn chế, bất cập, việc thực hiện một số nội dung có nơi còn hình thức. Đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu, chưa phản ánh đúng thực chất... Quy hoạch cán bộ thiếu tính tổng thể, liên thông giữa các cấp, các ngành, các địa phương... Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chậm đổi mới, chưa kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, chưa gắn với quy hoạch và theo chức danh. Luân chuyển cán bộ và thực hiện chủ trương bố trí một số chức danh không phải là người địa phương, trong đó có bí thư cấp ủy các cấp còn bất cập, chưa đạt yêu cầu. Việc sắp xếp, bố trí, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử vẫn còn tình trạng đúng quy trình nhưng chưa đúng người, đúng việc. Tình trạng bổ nhiệm cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trong đó có cả người nhà, người thân, họ hàng, "cánh hẩu" xảy ra ở một số nơi, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Chủ trương thu hút nhân tài chậm được cụ thể hóa bằng các cơ chế, chính sách phù hợp. Chính sách cán bộ giữa các cấp, các ngành có mặt còn thiếu thống nhất, chưa đồng bộ... Phân cấp quản lý cán bộ chưa theo kịp tình hình, còn tập trung nhiều ở cấp trên... Việc kiểm tra, giám sát thiếu chủ động, chưa thường xuyên, còn nặng về kiểm tra, xử lý vi phạm, thiếu giải pháp hiệu quả để phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ còn bị động, chưa theo kịp tình hình... Đầu tư xây dựng đội ngũ làm công tác tổ chức, cán bộ chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ...
Lợi dụng những yếu kém, bất cập như đã nêu trên, các thế lực thù địch đang gia tăng chống phá với những giọng điệu bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc nguy hiểm như:
- Chúng cho rằng, tình trạng thoái hóa, biến chất của đội ngũ cán bộ thời gian qua là do sai lầm trong công tác cán bộ của Đảng.
- Những vụ việc mà Đảng ta kiên quyết, xử lý nghiêm minh các sai phạm của cán bộ từ Trung ương đến cơ sở thời gian qua thì chúng cho rằng đó là các phe cánh trong Đảng triệt hạ nhau, nhằm “thanh trừng bè phái”, “đấu đá nội bộ”.
- Chúng đã triệt để lợi dụng, khoét sâu những bức xúc của nhân dân trước tình trạng một bộ phận cán bộ lãnh đạo, chính quyền các cấp tham nhũng, tiêu cực; suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống... để tung ra những bài viết mang tính suy diễn, phiến diện một chiều, quy chụp mọi sai lầm, khuyết điểm, yếu kém trong các lĩnh vực của đời sống xã hội cho đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ của Đảng.
- Việc quy hoạch cán bộ của Đảng ta không phải vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích của nhân dân mà vì lợi ích nhóm....
Những giọng điệu thâm hiểm đã tác động, ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, lòng tin của nhân dân vào đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ của Đảng ta. Chúng ta không thể chủ quan, phiến diện, chỉ dựa vào những chủ quan, thiếu sót, khuyết điểm mà phủ nhận sạch trơn vai trò của đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ. Có thể khẳng định rằng, sự trưởng thành, lớn mạnh của đội ngũ cán bộ là nhân tố then chốt, quyết định làm nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Đối với việc chuẩn bị nhân sự cán bộ cho nhiệm kỳ tới, tại Hội nghị Trung ương 9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã chỉ đạo: “Trong quá trình thực hiện phải hết sức thận trọng, bảo đảm đúng nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng về công tác cán bộ, phải thật sự công tâm, khách quan, tuyệt đối không được thiên vị, cá nhân, không để lọt vào quy hoạch những người không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, có quan điểm lệch lạc, mất đoàn kết, tham nhũng, tiêu cực”.
Vì vậy, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần nhận thức rõ vấn đề, từ đó đề cao cảnh giác, không mắc mưu, kiên quyết đấu tranh phản bác, đập tan các luận điệu xuyên tạc bịa đặt, sai trái của các thế lực thù địch./.

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

CẦN TÌM HIỂU VÀ TRUYỀN TẢI THÔNG TIN ĐÚNG SỰ THẬT, NẾU KHÔNG SẼ VI PHẠM PHÁP LUẬT


Luật An ninh mạng quy định rõ việc "Đưa thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại đến hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác..." là hành vi bị cấm theo quy định pháp luật.
Vụ bé trai Lê Hoàng L. (6 tuổi, học sinh lớp 1 trường Gateway) tử vong trên xe đưa đón vẫn đang khiến dư luận xôn xao. Đặc biệt mới đây trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin bàn tán về nguyên nhân cái chết của cháu bé. Một số đăng tải trên Facebook cho thấy đã có sự cắt ghép, chỉnh sửa hình ảnh học sinh trường Gateway kèm theo lời đồn thất thiệt rằng "cháu bé tử vong là do sốc phản vệ thuốc gây tê và kháng sinh". Đây là những thông tin hoàn toàn không đúng sự thật. Giám định pháp y chính thức cho thấy, cháu L chết do suy hô hấp, tuần hoàn sốc nhiệt trong không gian giới hạn.
Kết quả giám định cũng loại trừ nguyên nhân bé trai tử vong do tác động ngoại lực. "Thời gian tử vong từ 9-12 giờ tính từ thời điểm khám nghiệm tử thi là 0 giờ 30 ngày 7/8, tức là cháu bị chết ngạt trong ôtô".
Hiện cơ quan điều tra đã mời những người liên quan lên làm việc, lấy lời khai, đồng thời trích xuất hình ảnh từ tất cả các camera thu thập được để xác định lộ trình ô tô di chuyển.
Diễn tiến sự việc cho thấy: Khoảng 6h ngày 6/8, ông Doãn Quý Phiến điều khiển ô tô đưa đón học sinh từ bãi gửi xe ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền đến đón bà Nguyễn Bích Quy là nhân viên đưa đón học sinh của trường Gateway.
Sau đó, hai người này đi đón 13 học sinh, trong đó có cháu Lê Hoàng L.. Khi đưa học sinh đến trường, tài xế và cô phụ trách không kiểm tra xe nên không biết còn bé trai trên xe.
Đến 15h30 cùng ngày, ông Phiến đến bãi gửi xe điều khiển xe đến trường tiểu học Gateway đón học sinh. Khi bà Quy đưa các học sinh ra cổng để lên xe thì không thấy cháu L.. Đến lúc mở cửa xe ô tô thì phát hiện cháu bé nằm ngửa dưới sàn sau ghế lái nên hô hoán mọi người bế cháu vào phòng y tế. Được đưa đến Bệnh viện E, các y, bác sỹ xác định cháu L.đã tử vong trước đó.
Ngày 7/8, Cơ quan CSĐT – Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã khởi tố vụ án "Vô ý làm chết người" theo điều 128 Bộ luật hình sự để điều tra theo quy định của pháp luật.
Ngày 27/8, Cơ quan điều tra tống đạt Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng đối với bà Nguyễn Bích Quy (SN 1964, người phụ trách đưa đón học sinh trường Gateway) về tội "Vô ý làm chết người" theo quy định tại khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình sự.
Những thông tin không đúng sự thật được đăng tải trên mạng xã hội, những thông tin sai lệch, xuyên tạc có thể dẫn đến những hoài nghi, hoang mang, lo lắng trong xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống riêng tư cá nhân và có thể gây ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án.
Theo Điều 8, Luật An ninh mạng thì hành vi "Đưa thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại đến hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác..." là hành vi bị cấm theo quy định pháp luật.
Người nào thực hiện hành vi này gây ra hậu quả đến mức nguy hiểm cho xã hội thì sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điểm ạ, Khoản 1, Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội đưa hoặc sử dụng trái phép mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, hình phạt có thể đến 3 năm tù.
Trong trường hợp, hành vi được xác định là chưa đến mức nguy hiểm cho xã hội, chưa tác động xấu đến xã hội, không xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, chưa ảnh hưởng lớn đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân... thì hành vi này vẫn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP.
Theo quy định này, cá nhân cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân có thể bị phạt tiền 10-15 triệu đồng.
Chính vì vậy mọi nguồn thông tin khi đưa lên các trang mạng xã hội chúng ta cần tìm hiểu kỹ, kể cả là chia sẻ thông tin; phải bảo đảm đó là sự thật, nếu không sẽ dẫn đến vi phạm pháp luật./.

Đấu tranh loại bỏ biểu hiện “lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn” - giải pháp làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viê


 Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) chỉ rõ: “lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn” là một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống rất nghiêm trọng của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền trong hệ thống chính trị. Chính vì vậy, đấu tranh loại bỏ nó là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung và làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay.
Hiện nay, trong bộ máy công quyền ở nước ta, đa phần cán bộ, đảng viên có phẩm chất đạo đức tốt, luôn nỗ lực phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có những biểu hiện lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ diễn ra trên nhiều lĩnh vực, với những thủ đoạn rất tinh vi. Có người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái nhằm chiếm đoạt tài sản (cá nhân, tổ chức, nhà nước), làm sai lệch kết quả hoặc thông tin nào đó,… để trục lợi cá nhân. Có người lại thao túng công tác cán bộ, lạm dụng quyền lực để cất nhắc, bổ nhiệm đề bạt người thân, người nhà, “cánh hẩu” vào các vị trí, chức vụ được cho là nhạy cảm, “dễ sinh lời”, v.v. Việc lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi của cán bộ, đảng viên do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân cơ bản nhất là do cơ chế kiểm soát quyền lực, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các tổ chức của Đảng, các cơ quan của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương cũng như các tổ chức chính trị xã hội các cấp chưa thật sự đồng bộ, hiệu quả; còn có những kẽ hở để một số cán bộ, đảng viên lợi dụng, lạm dụng, cố ý làm trái.
Trên thực tế, việc thực hiện quyết tâm phòng, chống tham nhũng và thực thi Luật Phòng chống tham nhũng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta từ sau Đại hội XII đến nay đã đạt được kết quả bước đầu rất quan trọng. Đã có hơn 1.300 cán bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật, trong đó có cả cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý liên quan đến các biểu hiện lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, chuyên quyền, độc đoán trong công tác cán bộ,... dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng, gây thất thoát tiền, tài sản của nhà nước, nhân dân; làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, gây bức xúc trong xã hội. Đặc biệt, lợi dụng biểu hiện đó, các thế lực thù địch, cơ hội, phản động xuyên tạc, quy kết, thổi phồng, thực hiện ý đồ xấu. Bởi vậy, đấu tranh loại bỏ những biểu hiện lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn là một trong những vấn đề cấp bách, giải pháp rất quan trọng nhằm làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh hiện nay.
Để thực hiện mục tiêu đó, chúng ta cần tập trung làm tốt một số vấn đề chủ yếu sau:
Một là, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong đấu tranh phòng, chống hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi. Các cấp, các ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, làm cho mọi người thấy rõ việc đấu tranh xóa bỏ hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ là tất yếu khách quan, giải pháp quan trọng trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xử lý nghiêm khắc những cán bộ, đảng viên sai phạm không làm “chậm lại” sự phát triển, mà ngược lại, càng làm trong sạch, tạo sức mạnh thật sự của bộ máy và đội ngũ cán bộ, củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân. Để đạt hiệu quả cao, các tổ chức đảng, nhất là chi bộ phải làm tốt công tác giáo dục, quán triệt cho mọi cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức vụ trong hệ thống chính trị về tinh thần, ý thức phục vụ, chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền theo quy định; nâng cao tinh thần phê bình và tự phê bình; phân tích chất lượng cán bộ, đảng viên hằng năm phải lấy Luật Công chức, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhất là về đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ, đảm bảo quá trình thực thi công vụ của công chức Nhà nước phải “suốt đời làm công bộc của nhân dân, không màng đến vòng danh lợi” làm căn cứ đánh giá. Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị cần cụ thể hóa để thực hiện tốt Quy định 08-QĐi/TW, ngày 25.10.2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”. Trong đó, mỗi cán bộ, đảng viên nêu gương “phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống lợi dụng chức vụ, quyền hạn”; nguwoif có chức vụ càng cao thì sự gương mẫu, tinh thần “dĩ công vị thượng” càng phải được khẳng định; tuyệt đối “không để người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình để vụ lợi”.
Hai là, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi nhiệm vụ, chức trách, quyền hạn của cán bộ, đảng viên. Đây là giải pháp có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những biểu hiện, hành vi vi phạm quy chế, quy định pháp luật,… của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của bộ máy công quyền. Vì thế, phải tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; duy trì nghiêm kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, kiên quyết ngăn chặn tình trạng quan liêu, buông lỏng quản lý, xa rời thực tiễn, cơ sở. Đồng thời, tiếp tục kiện toàn, phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan phòng, chống tham nhũng, giúp việc các cấp ủy từ Trung ương đến cơ sở; xây dựng các cơ quan nội chính, kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm sát, xét xử phải vững mạnh, thực sự là những “thanh bảo kiếm” sắc bén, có bản lĩnh bảo vệ cái đúng, chỉ rõ cái sai, can ngăn những việc làm chưa đúng. Cùng với đó, phải phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, kịp thời phát hiện những biểu hiện sai trái, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi cá nhân và gia đình; có quy định chặt chẽ để ngăn ngừa hiệu quả những sự tác động vào hoạt động của các cơ quan này; tránh tình trạng làm cho qua, hình thức, chiếu lệ, nể nang, thậm chí biểu hiện bao che, chống lưng, sân sau, lợi ích nhóm.
Ba là, tiếp tục hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực trong toàn hệ thống chính trị. Các cơ quan, đơn vị cần nhanh chóng hoàn thiện quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; các quy định về kiểm soát quyền lực, trách nhiệm người đứng đầu khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giải trình, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; quy định về việc ngăn chặn những người có chức, có quyền lợi dụng cương vị công tác để trục lợi; quy định về cho thôi, miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý; quy định về điều chuyển, thay thế cán bộ khi có dư luận hoặc có biểu hiện tiêu cực, lợi dụng chức, quyền, tham nhũng, uy tín thấp. Song song với đó, cần thực hiện tốt cơ chế kiểm soát, giám sát và phản biện từ trên xuống, từ dưới lên, từ bên ngoài (của nhân dân, các tổ chức xã hội,…) và từ trong nội bộ cơ quan, tổ chức, làm cho cán bộ, đảng viên “không thể” và “không dám” lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn hoặc cố ý làm trái trong khi thi hành công vụ. Trong đó, việc phát huy tai mắt nhân dân, vai trò của báo chí là một giải pháp rất quan trọng. Thực tế thời gian qua cho thấy, nhiều vụ án tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn được phát giác từ quần chúng nhân dân và báo chí, dư luận xã hội.
Bốn là, kịp thời xử lý đối với cán bộ, đảng viên có những biểu hiện, hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ. Đây là việc làm hết sức quan trọng, có tác dụng trực tiếp cảnh báo, phòng ngừa, răn đe đối với các tổ chức đảng và đảng viên, cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật; thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật và kỷ luật của Đảng. Các cơ quan, đơn vị phải quán triệt và thực hiện đúng phương châm chỉ đạo của Đảng xử lý những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, vi phạm kỷ luật nói chung, hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn nói riêng một cách nghiêm minh, chính xác, khách quan, đúng người, đúng tội; không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng; tạo môi trường làm việc văn hóa, thân thiện, đoàn kết , … để cán bộ, đảng viên được tôi luyện và trưởng thành.
Đấu tranh loại bỏ những biểu hiện lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn ra khỏi suy nghĩ, hành vi của cán bộ, đảng viên là việc làm mang tính cấp bách và là một trong những giải pháp rất cơ bản làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực, uy tín, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2019

NHẬN DIỆN LỢI DỤNG VẤN ĐỀ "XÃ HỘI DÂN SỰ" ĐỂ CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA

            Hiện nay, vấn đề “xã hội dân sự” (XHDS) đã và đang được các thế lực thù địch triệt để lợi dụng nhằm thực hiện mưu đồ chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam. Sau thất bại trong hoạt động chống phá Việt Nam ở các giai đoạn trước, nay các thế lực thù địch xem việc củng cố, thúc đẩy “XHDS” theo mô hình phương Tây là một hướng đi mới, là một trong những phương thức tác động cơ bản của chiến lược “diễn biến hòa bình” với mưu đồ xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam. Mục tiêu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề “XHDS” là tìm cách thúc đẩy sự xuất hiện các lực lượng, tổ chức chính trị đối lập, làm suy yếu sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các thế lực thù địch cho rằng, hình thành “XHDS độc lập về chính trị” là một “lối thoát” cho sự ra đời công khai, hợp pháp của các tổ chức, lực lượng chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, buộc Việt Nam phải chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Chúng ra sức cổ vũ cho hình thành ở Việt Nam một mô hình “XHDS độc lập về chính trị” kiểu phương Tây, nằm ngoài sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước.
            Thực hiện âm mưu đó, các thế lực thù địch đã và đang triệt để lợi dụng tính chất chính trị, xã hội của “XHDS” để tác động vào hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân bằng nhiều phương thức khác nhau, từ tuyên truyền lừa bịp, thổi phồng, cường điệu hóa vai trò của XHDS, cung cấp tài chính, phương tiện hoạt động đến gây sức ép với Đảng, Nhà nước ta trong quan hệ đối ngoại. Các đối tượng chống đối nhân danh chiêu bài “XHDS”, “dân chủ”, “nhân quyền”... để tập hợp lực lượng, lập hội, nhóm với tên gọi, khẩu hiệu, tôn chỉ, mục đích dễ gây “ấn tượng” với thị hiếu của từng nhóm xã hội nhất định, như “Diễn đàn xã hội dân sự”, “Hội tù nhân lương tâm”, “Hội phụ nữ nhân quyền”, “Hội bầu bí tương thân”, “Hội nhà báo độc lập”, “Hội anh em dân chủ”,... 
            Các đối tượng chống đối thông qua các trang web, diễn đàn trực tuyến, nhất là mạng xã hội để công khai tổ chức, tuyên truyền, lừa bịp, lôi kéo quần chúng tham gia; sử dụng các phần mềm bảo mật để liên lạc, tổ chức huấn luyện, đào tạo trực tuyến cho thành viên; công khai viết “đơn kiến nghị” đòi thành lập đảng chính trị đối lập, tự do thành lập hội mà không tuân theo quy định pháp luật, đòi khởi kiện, vu cáo, xuyên tạc Nhà nước ta vi phạm các điều ước quốc tế về quyền dân sự... Ngoài ra, chúng còn tìm cách chia rẽ nội bộ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, lợi dụng các khuyết điểm trong quản lý đất đai, môi trường... để kích động khiếu kiện, tụ tập đông người, biểu tình, xuyên tạc tình hình, hạ uy tín cán bộ; thông qua các hoạt động này để tập hợp lực lượng, gây thanh thế, từng bước nhen nhóm và thành lập tổ chức chính trị đối lập... Tại các địa bàn chiến lược, các đối tượng chống đối đẩy mạnh xuyên tạc chính sách dân tộc, tôn giáo; kích động tư tưởng ly khai, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, khơi gợi, khoét sâu mâu thuẫn dân tộc, tuyên truyền phát triển các tổ chức tôn giáo phi pháp, tụ tập “xưng vua”... Một số đối tượng tham gia các buổi điều trần ở nước ngoài, vu cáo Việt Nam vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền”, đề nghị can thiệp trả tự do cho các đối tượng chống đối trong nước bị bắt do vi phạm pháp luật... Đặc biệt,  triệt để lợi dụng tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đang diễn ra trong một bộ phận đảng viên, tình trạng yếu kém, sai phạm của một số cán bộ để thổi phồng, cường điệu hóa khuyết điểm, “hạ bệ” uy tín chính trị của Đảng, lôi kéo người dân tham gia các tổ chức mang danh nghĩa “XHDS” để tiến hành các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước. Các tổ chức phản động nước ngoài như. Tổ chức “Bảo vệ người lao động” (tại Ba Lan) gia tăng hoạt động với ý đồ chuyển hướng xâm nhập vào trong nước, thúc đẩy hình thành các tổ chức “công đoàn tự do”. Tổ chức “Mạng lưới tuổi trẻ Việt Nam lên đường” đã tiến hành “Đại hội thanh niên sinh viên Việt Nam trên thế giới lần thứ V” vào tháng 1-2008 tại Ma-lai-xi-a. Tại “đại hội” này, các đối tượng tham gia cho rằng để tiến hành “cuộc cách mạng hòa bình” tại Việt Nam thì phải xây dựng được một “XHDS bền vững” và muốn thay đổi xã hội thì không chỉ trên phương diện chính trị, mà còn trên các phương diện kinh tế, luật pháp, trong mỗi cộng đồng dân cư. Qua đây cho thấy, các thế lực thù địch bên ngoài đặc biệt quan tâm đến việc lợi dụng “XHDS” để thực hiện âm mưu lật đổ Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
            Nước Việt Nam có Hiến pháp và hệ thống pháp luật được xây dựng hoàn chỉnh để quản lý, điều hành đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hệ chống chính trị của Việt Nam từ trung ương xuống địa phương do dân bầu và hoạt động vì dân tôn trọng, thừa hành luật pháp Việt Nam. Nhân dân Việt Nam luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quản lý, điều hành của Nhà nước, Chính phủ và hệ thống chính trị từ trung ương xuống địa phương, tôn trọng và chấp hành Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam không thừa nhận một thể chế chính trị nào khác. Đồng thời luôn cảnh giác không để các thế lực thù địch lợi dụng các tổ chức “XHDS” đưa ra những kiến nghị thay đổi thể chế, chuyển đổi hệ thống luật pháp XHCN bằng luật pháp tư sản.


CẢNH GIÁC VỚI VIỆC LỢI DỤNG CÁC SỰ KIỆN VỀ ĐẤT ĐAI ĐỂ CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THỀ LỰC THÙ ĐỊCH

               Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh giải phóng mặt bằng khu đất thuộc vườn rau Lộc Hưng (quận Tân Bình) để xây dựng trường học, công trình phúc lợi nhằm đem lại sự hưởng lợi cho nhân dân, được dông đảo các tầng lớp xẫ hội nhất là nhân dân lao động trên địa bàn và toàn thành phố ủng hộ. Tuy nhiên bộ phận cá nhân do thiếu hiểu biết, bị đụng chạm lợi ích và bị các thế lực kích động đã vi phạm cản trở, chống đối người thi hành công vụ, căng băng rôn, biểu ngữ, dùng loa pin gây mất trật tự. Ngay lập tức, các thế lực thù địch, phản động đã lợi dụng sự việc hòng biến vụ giải phóng mặt bằng này thành điểm nóng về “tranh chấp đất đai”, khoét sâu mâu thuẫn giữa người dân với chính quyền, biến Lộc Hưng thành điểm nóng kiểu Đồng Tâm, Tiên Lãng. Các báo đài hải ngoại, như: RFA, VOA… tung nhiều bài viết, hình ảnh xuyên tạc “chính quyền cướp đất của dân”, “công an đánh dân”, “dân oan ca thán, chính quyền bất chấp”…Các tài khoản facebook có tên Lê Công Định, Lê Nguyễn Hương Trà, Trịnh Sơn, Nguyễn Tín, Bạch Cúc… đăng tải nhiều bài viết quy chụp chính quyền địa phương “đàn áp giáo hội”, “đập phá nhà dân”...Chúng rêu rao, sắp có “ngòi nổ Tiên Lãng giữa Sài Gòn”, kêu gọi người dân xuống đường hướng dẫn dùng hung khí chống đối…Nhưng nhờ sự cảnh giác của người dân và sự vào cuộc kiên quyết của chính quyền, âm mưu đó đã bị thất bại.
            Ở Hà Nội, gần đây, nhân sự việc các hộ dân thôn Bắc Lãm (phường Phú Lương, quận Hà Đông) tự ý thi công, san đường trên đất giao thông nội đồng nằm trong quy hoạch dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và gây sức ép với chính quyền một cách phi lý, nhiều đối tượng xấu đã kích động, lái vấn đề để khoét sâu mâu thuẫn, làm nóng tình hình. Chúng gây sức ép, kêu gọi và không cho các gia đình cho trẻ đến trường, ép buộc các em tham gia những hoạt động gây rối, mất an ninh trật tự tại địa phương, cản trở việc dạy và học của học sinh và giáo viên.
             Là những người dân Việt Nam yêu nước đã và đang sống trong đất nước, một xã hội, chế độ tươi đẹp mà biết bao xương máu của các thế hệ mới đấu tranh giành được. Chúng ta phải có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ và xây đắp đất nước này tươi đẹp hơn để cho con cháu của chúng ta được thừa hưởng. Chúng ta cần phải nhận diện và nên án sự lợi dụng các lĩnh vực để chống phá của các thế lực thù địch, đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng đối thông qua sự điều hành của chính quyền các cấp thực hiện  mục tiêu dân giầu, nước mạnh, công bằng, dân chủ văn minh.

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2019

“CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN NHẤT ĐỊNH PHẢI TIÊU DIỆT”

           Để xây dựng Đảng, giúp cán bộ, đảng viên nhận diện rõ kẻ thù, có biện pháp phòng và chống hiệu quả, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tên của từng kẻ địch, chỉ rõ mối quan hệ, liên minh giữa chúng khi nhấn mạnh: “Kẻ địch gồm có ba loại. Chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc là kẻ địch rất nguy hiểm. Thói quen và truyền thống lạc hậu, nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ… Loại địch thứ ba là chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng tiểu tư sản thường xuyên ẩn nấp trong mỗi con người”, nên chủ nghĩa cá nhân là đồng minh của hai kẻ địch kia, luôn sẵn sàng “chờ dịp - hoặc dịp thất bại, hoặc dịp thắng lợi - để ngóc đầu dậy”, đè bẹp ý chí cách mạng của mỗi người. Cũng theo Người, đạo đức cách mạng trái ngược với chủ nghĩa cá nhân, vì “chủ nghĩa cá nhân là trái ngược với chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa xã hội nhất định thắng, chủ nghĩa cá nhân nhất định phải tiêu diệt”.
           Khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, nhận thức rõ sự suy thoái của một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh đã chỉ ra hiện tượng một bộ phận cán bộ, đảng viên do sa vào chủ nghĩa cá nhân nên “việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước hết”; “ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa. Họ tham danh, trục lợi, thích địa vị quyền hành. Họ tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem kinh quần chúng, đọc đoán, chuyên quyền”; “họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh”, v.v.. khiến quần chúng nhân dân bất bình, thất vọng.
          Trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Chủ nghĩa cá nhân “là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt; nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc. Mà ai cũng biết rằng xuống dốc thì dễ hơn lên dốc. Vì thế mà càng nguy hiểm”. Đó là thứ vi trùng mẹ, đẻ ra nhiều bệnh khác, trái với đạo đức cách mạng và chừng nào chủ nghĩa cá nhân còn lại trong mình, dù thật ít, thì chừng đó vẫn sẽ “ngăn trở” người cán bộ, đảng viên nỗ lực đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng, làm mất lòng tin cậy của nhân dân với Đảng và Chính phủ. Chừng nào chủ nghĩa cá nhân vẫn còn ẩn náu trong mỗi cán bộ, đảng viên, dẫn đến sự suy thoái về đạo đức, lối sống, “ tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; vẫn xâm nhập vào “cơ thể Đảng”, làm giảm nguồn sức mạnh nội lực, sự đoàn kết thống nhất của Đảng, biến Đảng thành xa lạ, đối lập với nhân dân vẫn còn, thì chừng đó nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ vẫn còn hiện hữu.
          Theo lời Người, những người sa vào chủ nghĩa cá nhân, mang nặng tư tưởng cá nhân chủ nghĩa là những người chưa làm được bốn chữ “chí công vô tư”, không lo “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi người vì mình”. Đó là những người “tự thấy mình cái gì cũng giỏi”, ngại gian khó, kiêu ngạo, hiếu danh, tự ái, thiếu kỷ luật; đã “luôn đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc” luôn “tự tư tự lợi”, gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ Đảng, làm mất dân chủ trong Đảng. Họ luôn “tự cao, tự đại, ham địa vị, hay lên mặt”, chỉ ưa người khác “tâng bốc mình, khen ngợi mình”, “ưa sai khiến người khác”, “không lấy Đảng làm nền tảng. Mình muốn làm thế nào thì làm thế ấy”, “tỏ ra khinh thường kỷ luật của Đoàn thể, làm rối loạn hàng ngũ của Đoàn thể”,v.v.. Kết quả là quần chúng không tin, không phục, càng không yêu quý họ, rời xa họ và “chung quy là họ không làm nên trò trống gì”.
Những biểu hiện của căn bệnh cá nhân chủ nghĩa này rất nguy hiểm, “rất tai hại cho Đảng, làm hại cho sự thống nhất”, “làm cho Đoàn thể mất cán bộ, kém nhất trí, thường hỏng việc” và “không thể phát triển”, vì làm mất sự thân ái, đoàn kết, gây mối nghi ngờ giữa những người đồng chí. Cũng theo Hồ Chí Minh, những cán bộ, đảng viên bị chủ nghĩa cá nhân trói buộc chỉ muốn “phê bình người khác mà không muốn người khác phê bình họ; không tự phê bình hoặc tự phê bình một cách không thật thà, nghiêm chỉnh”; coi thường và không lắng nghe ý kiến của quần chúng, “xem khinh những người cán bộ ngoài Đảng”, “xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Họ không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ, v.v.. nên sẽ lạc hậu, thoái bộ, dẫn đến nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất.
           Trong khi đó, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên là quá trình “tự diễn biến” theo chiều hướng suy thoái, biểu hiện cả trong nhận thức chính trị, đạo đức, lối sống, tư tưởng, niềm tin và ý chí…; diễn ra trước hết trong mỗi con người, với các mức độ và biểu hiện khác nhau về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống. Nếu không phòng và chống, “tự diễn biến” sẽ lan rộng trong nội bộ theo nhiều chiều hướng: từ một số cán bộ, đảng viên đến số đông, cán bộ, đảng viên, đến tổ chức mà cá nhân cán bộ, đảng viên đó công tác, sinh hoạt; từ cán bộ cấp thấp đến cán bộ cấp cao và chiều ngược lại - từ cán bộ cấp cao xuống cán bộ cấp thấp. Hơn thế nữa, “tự diễn biến” đến một mức độ nào đó sẽ chuyển sang “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên, dẫn đến lan rộng trong nội bộ, trong cả một tổ chức, nhất là tổ chức đảng và hệ thống chính trị; gây nguy cơ, làm rạn nứt khối đoàn kết, thống nhất từ tư tưởng, nhận thức đến hành động trong Đảng, làm suy giảm nguồn sức mạnh của Đảng, tính tiền phong của đội ngũ cán bộ, đảng viên mà còn trực tiếp đe dọa sự tồn vong của một Đảng cầm quyền, của chế độ
         Vì vậy, để phòng và chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, mỗi cán bộ, đảng viên phải chủ động, tự giác phòng, chống và tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân để nâng cao đạo đức cách mạng. Đó vừa là yêu cầu tất yếu, thường xuyên, liên tục đối với quá trình rèn luyện, phấn đấu của mỗi cán bộ, đảng viên, vừa thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa xây và chống, trong xây có chống, trong chống có xây, nhằm xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2019

KỈ NIỆM QUỐC KHÁNH 2-9 VÀ TINH THẦN DÂN TỘC VIỆT NAM BẤT DIỆT


          Cách đây 74 năm, ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã sang trang mới, bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do. Đó là thành quả cách mạng vĩ đại của tinh thần đoàn kết triệu người như một của dân tộc Việt Nam. Tuyên ngôn Độc lập bất hủ 2-9-1945 đã mở ra một kỷ nguyên mới, lần đầu tiên người dân Việt Nam có quyền ngẩng cao đầu, tự hào mình đã trở thành công dân của một nước tự do và độc lập. Cũng với Tuyên ngôn 2-9, nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đã nhìn thấy con đường mà mình dân tộc mình có thể lựa chọn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngày 2/9/1945 trở thành mốc son trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc. Đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công – nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Từ đây, một kỷ nguyên mới đã mở ra cho dân tộc Việt Nam. Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Và trong tâm khảm mỗi người dân Việt Nam, tinh thần của ngày Quốc khánh 2-9 sẽ đời đời bất diệt. Khát vọng hòa bình và tinh thần ấy của Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 mãi mãi khắc sâu vào trái tim và khối óc của mỗi con người Việt Nam và đây là nguồn động viên lớn để khơi dậy lòng nhiệt huyết của thế hệ hôm nay quyết giữ vững nền độc lập tự do.       Nhiều thập kỷ đã trôi qua, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân cả nước giành được nhiều thắng lợi quan trọng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Hiện nay, cục diện trên thế giới đang có nhiều thay đổi, có nhiều thuận lợi và có cả khó khăn, phức tạp, nhưng đất nước ta đã lớn mạnh hơn rất nhiều và trở thành một quốc gia có uy tín trên trường quốc tế, là thành viên của nhiều tổ chức trên thế giới như: Liên hiệp quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)... và có quan hệ  đối tác với hầu hết các nước và khu vực trên thế giới. Vừa qua, Đại hội XI của Đảng đã đưa ra những quyết sách chiến lược, nhằm phấn đấu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Toàn Đảng, toàn dân đang đoàn kết phấn đấu, quyết tâm xây dựng thành công nước Việt Nam thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Ngày nay đất nước ta đã lớn mạnh hơn gấp nhiều lần; Việt Nam đã trở thành một quốc  gia có uy tín trên trường quốc tế.         Kỷ niệm 74 năm ngày Quốc khánh 2-9, mỗi người Việt Nam dù đang bất kỳ nơi đâu, ngay trong lòng đất mẹ hoặc ở xa Tổ quốc, cũng không khỏi xúc động bồi hồi, khi nhớ lại khí thế đầy hào hùng, sôi sục và náo nức của những ngày đầu cách mạng, đặc biệt là ngày Quốc khánh 2-9-1945 lịch sử, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất lên giọng nói ấm áp của Người, đọc Tuyên ngôn 2-9, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Gần đến ngày 2- 9, cộng đồng mạng sôi sục phong trào “nhuộm đỏ facebook bằng cờ tổ quốc”. Mặc dù phong trào này không còn quá mới nhưng vẫn được cộng đồng người Việt Nam yêu nước hưởng ứng nhiệt tình. Không chỉ trong nước mà nguời Việt Nam ở nước ngoài cũng hừng hực khí thế giới thiệu hình ảnh Việt Nam cho bạn bè quốc tế. Dù cho năm tháng qua đi, nhưng tinh thần của Tuyên ngôn độc lập 2/9 vẫn đời đời bất diệt trong tâm hồn mỗi người dân nước Việt Nam hôm nay và mai sau.    
 
·                                    
 
·                                    
 

Top of Form
Top of Form

Bottom of Form