Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2023

CẢNH GIÁC NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM

 Đồng chí Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư vừa thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quy định số 96-QĐ/TW về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị. Quy định này thay thế Quy định số 262-QĐ/TW ngày 8/10/2014 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị- xã hội.

​So với Quy định số 262-QĐ/TW, Quy định số 96-QĐ/TW có nhiều điểm mới phù hợp với nguyện vọng của đại đa số đảng viên và nhân dân nên được rất nhiều ý kiến tán đồng, hoan nghênh.
​Quy định số 96-QĐ/TW nêu rõ quan điểm, nguyên tắc: Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; nêu cao trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, người đứng đầu, nhất là người được lấy phiếu tín nhiệm, người ghi phiếu tín nhiệm. Những cán bộ có tín nhiệm thấp phải kịp thời xem xét đưa ra khỏi quy hoạch, cho từ chức, miễn nhiệm hoặc bố trí công tác khác thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm.
​Đặc biệt lần này, Quy định số 96-QĐ/TW còn tập trung vào tiêu chí về sự gương mẫu của vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước để xem xét khi lấy phiếu tín nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý.
Thế nhưng các phần tử phản động và cơ hội chính trị lại hậm hực trước dư luận hoan nghênh Quy định số 96-QĐ/TW. Chúng ra sức xuyên tạc quy định mới này.
​Trên các trang mạng xã hội và trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài, một số đối tượng cho rằng: “Việc lấy phiếu tín nhiệm là hình thức”; “Việc bỏ phiếu tín nhiệm có đáng tin khi chỉ có đảng viên bỏ phiếu mà không có sự tham gia của người dân?” hay "lấy phiếu tín nhiệm là chiêu trò mị dân"…
Có lẽ những người nói trên không đọc hết Quy định số 96-QĐ/TW hoặc đọc rồi nhưng không hiểu, hoặc cố tình không hiểu, cố tìn lèo lái dư luận xuyên tạc bản chất Quy định số 96-QĐ/TW.
​​Để làm rõ vấn đề, Quy định số 96-QĐ/TW lần này, quy mô việc lấy phiếu tín nhiệm đã mở rộng trong toàn hệ thống chính trị các cơ quan Đảng, Nhà nước và Mặt trận đoàn thể, từ Trung ương đến cấp có đơn vị trực thuộc. Việc lấy phiếu tín nhiệm không phải là “hình thức” mà theo quy định mới: “Những cán bộ có tín nhiệm thấp phải kịp thời xem xét đưa ra khỏi quy hoạch, cho từ chức, miễn nhiệm hoặc bố trí công tác khác thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm”. Với các cơ quan được nhân dân bầu trực tiếp như Quốc hội, Hội đồng nhân dân… việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh bầu hoặc phê chuẩn tại đây do các đại biểu là người đại diện cho nhân dân thực hiện. Các đại biểu này phải thường xuyên gắn bó với nhân dân, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
​Có người còn “lý sự cùn” rằng: “Trong tiếng Việt chỉ có tín nhiệm hoặc bất tín nhiệm thôi, chứ không có cao, thấp, trung bình gì cả… do đó cách dùng của nhà cầm quyền Việt Nam là kiểu bóp méo tiếng Việt nhằm mục đích cứu vớt hình ảnh của đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”. Chắc người này không biết tiếng Việt, bởi lẽ các từ: Cao, thấp, trung bình được dùng phổ biến hằng ngày của người Việt.
​Trên thực tế, Quy định số 96-QĐ/TW là bước tiếp tục cụ thể hóa Quy định số 41-QĐ/TW của Đảng về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ và Kết luận số 20-KL/TW của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật. Thông qua lấy phiếu tín nhiệm để đánh giá cán bộ, nếu không đạt được yêu cầu tín nhiệm cần thiết sẽ miễn nhiệm. Những người có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp sẽ phải miễn nhiệm chức vụ đang giữ và bố trí công tác khác thấp hơn mà không chờ đến hết nhiệm kỳ hoặc hết thời hạn bổ nhiệm. Qua việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị để ghi nhận, đánh giá những người được phiếu tín nhiệm cao, đồng thời với những cán bộ hiện công việc được giao chưa thật tốt, phiếu tín nhiệm không cao có điều kiện suy ngẫm để tự soi, tự sửa.
​Quy định rõ ràng như vậy, các thế lực thù địch và cơ hội chính trị khó có thể thể bóp méo, “đổi trắng, thay đen” được. Tuy nhiên, mọi người cũng nên cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc này./.
ST

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét