Thứ Tư, 1 tháng 2, 2023

 CUỘC CHIẾN ĐẤU CHÍNH NGHĨA Ở CAMPUCHIA 


Tháng 4.1981 có một đoàn kiều dân Campuchia từ Pháp về do bác sĩ Kim Viên dẫn đầu. Khi ở Siem Reap, Kim Viên đặt câu hỏi về sự có mặt của quân đội Việt Nam trên khắp đất nước Campuchia. Quản lí khách sạn Siem Reap khi đó nói muốn quân tình nguyện Việt Nam rút đi thì dễ thôi, chỉ có một việc cần làm là đưa quân Campuchia ra mà chiến đấu với Khmer Đỏ nhưng hãy đến bệnh viện mà xem những ai là người bị thương, cụt chân cụt tay ? Toàn là thanh niên Việt Nam cả.


Ngày 7.1.1979 thủ đô Phnom Penh hoàn toàn được giải phóng. Ngày 8.1.1979 Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia được thành lập và ra tuyên bố: “Xóa bỏ hoàn toàn chế độ diệt chủng của tập đoàn Pol Pot, thành lập chế độ Cộng hòa nhân dân Campuchia.


Dư luận quốc tế hay nhiều thanh niên trẻ Việt Nam ngày nay ngây thơ như chính những người lính tình nguyện Việt Nam năm ấy cứ tưởng thủ đô Phnom Penh được giải phóng rồi thì cuộc chiến sẽ kết thúc. “Chúng tôi sẽ được trở về Tổ quốc tiếp tục cuộc sống hòa bình vừa được hưởng vài năm. Kết thúc cuộc chia ly màu gì cũng không biết nữa, nhưng ngày 7.1.1979 cứ trôi qua, tin mừng chiến thắng thì được nhận mà tin vui trở về thì chưa thấy đâu”.


Ngày 7.1.1979 với nhiều người, là dấu chấm hết cho một chế độ diệt chủng, là ngày mà đáng lẽ Việt Nam đã làm xong nhiệm vụ và vai trò chính đáng của mình với cả hai quốc gia Việt Nam và Campuchia. Nhưng trên chiến trường ngày 7.1.1979 chỉ là bản lề mở ra 10 năm máu người Việt không ngừng đổ trên khắp đất nước Campuchia nhằm ngăn Khmer Đỏ lại lần nữa trỗi dậy và hủy diệt miền đất này.


Hơn nửa tháng để đập tan một chế độ tàn ác, một khoảng thời gian làm choáng váng cho nhiều người. Nếu chỉ tiếp cận qua số liệu ai cũng dễ dàng đưa tới kết luận về sự vượt trội của Quân đội Nhân dân Việt Nam, cũng như sự bạc nhược của quân Khmer Đỏ. Nhưng chỉ Việt Nam khi đó sau hai năm đụng độ đẫm máu ở biên giới phía Tây Nam, chỉ những chiến sĩ quân tình nguyện đã trực tiếp chiến đấu mới có thể hiểu hết sự khốc liệt của chiến trường, tiềm lực và sức mạnh thật của quân Khmer Đỏ.


Trong sổ tay của ông Lý Quang Bích, nguyên Tham tán công tác tại Sứ quán Việt Nam ở Campuchia có đoạn ghi: “Số quân Việt Nam bị thương vong trong chiến tranh chống bọn Polpot:  hy sinh 55.000 người, bị thương tương tự như trên. Thời kỳ 1977-1978, bộ đội Việt Nam hy sinh ở biên giới là 30.000 người. Từ sau 1979 và trong năm 1980 là 15.000 người. Từ 1981 đến hết 1988 là 10.000 người”.

30A ST

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét