Đồng thuận và
đại đoàn kết
Phải
khẳng định rằng, sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23 và các chủ trương của
Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tuy nhiên, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc có lúc, có nơi chưa được quan tâm
phát huy đầy đủ; các nguồn lực, tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc chưa được phát huy tốt. Việc đổi mới nội dung và phương thức
hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội có mặt chưa theo kịp yêu
cầu của tình hình mới, chưa thật sâu sát các tầng lớp nhân dân và cơ sở; chất
lượng, hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội chưa đều.
Phải
nhắc lại, nhiều nơi, tổ chức cơ sở đảng, có bộ phận cán bộ, đảng viên, công
chức, viên chức chưa gương mẫu, chưa thực sự tôn trọng ý kiến, kiến nghị của
nhân dân và giải quyết kịp thời các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của
người dân. Quyền làm chủ của nhân dân có lúc, có nơi còn bị vi phạm; vẫn còn
biểu hiện dân chủ hình thức, tách rời dân chủ với kỷ cương, pháp luật. Những
điều này tác động “tiêu cực” đến việc tạo sự đồng thuận xã hội, xây dựng khối
đại đoàn kết toàn dân.
Để
có đại đoàn kết, đường lối, chính sách của Đảng khẳng định “Đảng không có mục
đích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân”. Điều này, không còn “định tính” mà
phải được “định lượng” trong cuộc sống hàng ngày. Dân tin ở Đảng, không còn ở
“khái niệm” mà họ biết nhìn vào hành động “đặt lợi ích của dân lên trên hết”
của chính quyền cơ sở - nơi gần gũi họ nhất là sự nêu gương của lãnh đạo. Lãnh
đạo chức càng to, càng phải nêu gương, mẫu mực. Nói đến điều này, chắc chắn,
buồn, vui lẫn lộn, bởi thời gian qua, có một bộ phận “không mẫu mực” dẫn đến bị
kỷ luật, vướng vào lao lý.
Hai
năm xảy ra đại dịch COVID-19 đã cho thấy, những hành động đẹp, sự hy sinh, chia
sẻ lẫn nhau giữa đồng bào cả nước, sự “chung sức đồng lòng”, minh chứng sinh
động về phát huy vai trò của nhân dân, là biểu tượng sinh động cho tinh thần
đoàn kết, “tương thân tương ái” đang lan tỏa rộng khắp trong toàn xã hội, góp
phần củng cố tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, thực sự là động lực và sức
mạnh để đất nước vượt qua đại dịch.
Chắc
chắn, đất nước ngày càng đòi hỏi đồng thuận xã hội, đại đoàn kết. Điều đó cho
thấy, mọi chính sách càng phải công khai, minh bạch, phát huy được dân chủ
trong xã hội; người cán bộ phải thực sự là “đầy tớ trung thành của nhân dân”
(lời Chủ tịch Hồ Chí Minh). Và nữa, cán bộ không nêu gương thì không thể có đại
đoàn kết, đồng thuận./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét