y
Hiện nay thủ đoạn mà các thế lực
thù địch, phản động sử dụng để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội
ta trên không gian mạng là: Thiết lập các trang web, blog mở các “diễn đàn”,
“câu lạc bộ” trên mạng nhằm tán phát các tài liệu phản động và truyên truyền
phá hoại tư tưởng chính trị. Đăng tải các bài viết, hình ảnh, video clip có nội
dung tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa trên mạng
xã hội. Sử dụng không gian mạng để tuyên truyền, kích động, kêu gọi khủng bố
gây hoang mang trong dư luận xã hội.
Nội dung chống phá của
chúng thường tập trung vào những vấn đề như: Phê phán, đả kích, phủ nhận chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xuyên tạc đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân
quyền, dân tộc, tôn giáo; truyền bá các giá trị của xã hội tư bản, lối sống
thực dụng phương Tây; đưa tin sai lệch về tình hình nội bộ của Việt Nam, bịa
đặt sự chia rẽ, mâu thuẫn trong giới lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, bôi
nhọ, hạ thấp uy tín của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà
nước. Các thủ đoạn trên nhằm: Phá hoại tư tưởng chính trị, đời sống văn
hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân; Gây nhiễu loạn thông tin, làm phức tạp
về chính trị xã hội; Làm suy giảm niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và
chính quyền các cấp.
Trước
yêu cầu nhiệm vụ mới, phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên không gian mạng
chính là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, phải
được triển khai tích cực, thường xuyên và lâu dài. Trong đấu tranh phải kiên
quyết, kiên trì, linh hoạt, chủ động, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”,
lấy “xây” làm chính. Trong đó, chú trọng một số nội dung cơ bản sau:
Một
là, cấp ủy, lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành phải không ngừng nâng
cao nhận thức, xác định rõ quá trình tổ chức đấu tranh phòng, chống “diễn biến
hòa bình” trên không gian mạng là quá trình định hướng tiếp nhận thông tin một
cách khách quan, có chọn lọc. Trên cơ sở đó, thống nhất cộng đồng trên cả hai
bình diện nhận thức và hành động nhằm loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực, thúc đẩy
phát triển cái tốt đẹp, tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội. Việc định hướng thông
tin đối với cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân phải được thực hiện thống
nhất giữa mục tiêu đặt ra của hệ thống chính trị, của nhà lãnh đạo, quản lý các
cấp với nhu cầu cần cung cấp thông tin chính thống của quần chúng nhân dân.
Hai là, trước những sự kiện chính trị,
nhất là các vụ việc phức tạp, nhạy cảm tác động đến tư tưởng chính trị của đông
đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân, các cơ quan thông tin, truyền thông cần khai
thác thông tin từ cơ quan chức năng chịu trách nhiệm cung cấp, để thông tin,
bình luận trung thực, khách quan, thu hút độc giả vào tầm ảnh hưởng của mình,
góp phần định hướng, tạo sự thống nhất trong nhận thức, thái độ và phương pháp
giải quyết vấn đề. Thực tiễn đã chứng minh, trước những vấn đề bức xúc về tư
tưởng, dù độ phức tạp của sự việc đến đâu, nếu thực hiện công tác thông tin kịp
thời, đúng đắn, làm tốt định hướng thông tin, thì sự việc sẽ được giải quyết
một cách ổn thỏa, bức xúc trong xã hội sẽ được giải tỏa, nhất là không còn cơ
hội để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng xuyên tạc, bịa đặt chống phá.
Ba là, xây dựng cơ chế, hình thức và
nội dung phát ngôn của cơ quan chịu trách nhiệm trước những vấn đề phức tạp,
nhạy cảm. Sự lên tiếng chính thức, kịp thời của cơ quan có trách nhiệm cũng thể
hiện rõ vai trò và năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy và chính
quyền các cấp, các ngành trước mỗi vấn đề, sự kiện nảy sinh; đồng thời, nếu
được thực hiện tốt sẽ là một biện pháp hiệu quả để định hướng dư luận, củng cố
niềm tin, tạo sức đề kháng thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội. Công
tác thông tin cần nhận diện, phát hiện và dự báo sớm một số vấn đề có thể gây
bức xúc về tư tưởng và phải luôn đi trước, đi cùng trong quá trình giải quyết
vụ việc. Phải có sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo ban
tuyên giáo các cấp, kịp thời bám sát thực tiễn, bảo đảm tính chính xác, có
chiều sâu trí tuệ, phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì mới hạn
chế tối đa những tác động của thông tin xấu, độc trên không gian mạng hiện nay.
Bốn là, khắc phục sự yếu kém trong quản
lý những nội dung thông tin trên không gian mạng phản ánh phiến diện, suy diễn
liên quan đến các vụ việc phức tạp, những bài viết thiếu tính chính xác, sai
lệch bản chất về những vấn đề văn hóa, chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống.
Tăng cường nâng cao chất lượng công tác kiểm soát, định hướng trong việc đưa
thông tin chạy theo thị hiếu tầm thường, giật gân, câu khách của một số báo
điện tử.
Thực
hiện tốt những vấn đề cơ bản trên, sẽ góp phần hữu hiệu ngăn chặn, bác bỏ các
luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, bảo vệ nền tảng tư tưởng, đường lối, quan
điểm của Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa - chế độ tốt đẹp mà Đảng và Nhân
dân ta đang xây dựng./.
V3.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét